Tổ chức thực hiện tốt việc học tập, tuyên truyền phổ biến quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh , chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN 20002010 (Trang 52 - 53)

tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Để đưa tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương đường lối của Đảng vào cuộc sống, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, xây dựng đời sống xã hội mới ở nông thôn, trước hết là các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể phải xác định rõ đây là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng trong chương trình công tác của mình và do vậy phải có kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức học tập quán triệt thật chu đáo.

Mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi đơn vị phải có kế hoạch, chương trình tổ chức học tập phổ biến, thảo luận, quán triệt đầy đủ, sâu sắc nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong địa phương, ngành và đơn vị mình.

Mục đích, yêu cầu của việc tổ chức học tập, quán triệt là phải làm cho tất cả cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp, nhận thức sâu sắc đầy đủ nội dung của việc phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để từ đó

định hướng cho việc xây dựng, hình thành các kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phát triển.

.Kiện toàn và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên

Đội ngũ báo cáo viên phải thực sự có năng lực và đạo đức, vừa nắm chắc tư tưởng của Bác, đường lối chủ trương của Đảng, vừa sâu sát tình hình thực tiễn địa phương, đơn vị. Phương pháp truyền đạt phải đa dạng, phù hợp với đối tượng, dễ nghe, dễ hiểu và có những liên hệ thiết thực với thực tế sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN 20002010 (Trang 52 - 53)