Phát triển nền nông nghiệp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN 20002010 (Trang 36 - 43)

- Nguyên nhân của những thành tựu:

2.3.2 Phát triển nền nông nghiệp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, xây dựng nông thôn mới.

thiện đời sống, nâng cao dân trí, xây dựng nông thôn mới.

Bác Hồ với công tác xóa đói giảm nghèo.

Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, ngày 2-9-1945, Chính phủ lâm thời làm lễ ra mắt quốc dân tại vườn hoa Ba Đình. Chủ tịch Hố Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, ngày 3-9-1945, Người đã nêu 6 vấn đề cấp bách, trong đó cứu đói là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Người nói: “Nhân dân đang đói... Hơn hai triệu đồng bào chúng ta đã chết đói... Những người thoát chết đói nay cũng bị đói. Chúng ta phải làm thế

nào cho họ sống. Tôi đề nghị với Chính phủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất..., mở một cuộc lạc quyên. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo.”

Phát biểu tại cuộc họp đầu tiên của Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, ngày 10-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến nhiệm vụ của Nhà nước phải chăm lo cho dân có cơm ăn, áo mặc, chỗ ở và được học hành Người nói: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, măc đủ.

Chúng ta phải thực hiện ngay: 1. Làm cho dân có ăn.

2. Làm cho dân có mặc. 3. Làm cho dân có chỗ ở. 4. Làm cho dân có học hành.

Cái mục đích chúng ta đi đến là 4 điều đó. Đi đến để dân nước ta xứng đáng với tự do độc lập và giúp sức được cho tự do độc lập”.

Rõ ràng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy mục đích nâng cao đời sống cho nhân dân làm trung tâm chi phối mọi hoạt động kinh tế của Đảng và Chính phủ. Xóa đói giảm nghèo là trách nhiệm của toàn xã hội. Người kêu gọi toàn dân đoàn kết phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” và theo tinh thần “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”. Người đã khởi xướng và gương mẫu thực hiện cuộc vận động hũ gạo cứu đói, với nghĩa cử cao đẹp mười ngày nhịn ăn một bữa, cùng với cuộc vận động “Tuần lễ vàng” để huy động sức mạnh to lớn của các tầng lớp nhân dân vào việc cứu giúp dân nghèo và xây dựng đất nước.

Nét nổi bật trong tư tưởng của Người về xóa đói giảm nghèo, đó là, đẩy mạnh tăng gia sản xuất phải đi liền với thực hành tiết kiệm, làm nhiều tiêu ít, có vậy mới bảo đảm chắc chắn lâu dài công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ có phát triển sản xuất mới có thể xóa đói giảm nghèo một cách có hiệu quả. Người đánh giá cao sức mạnh của dân và yêu cầu “đem tài sản, sức dân mà giải phóng cho dân”. Xóa đói giảm nghèo, theo Người, là “Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm”. Người còn chỉ ra rằng, ăn no mặc ấm phải

đi liền với học hành. Ý nghĩa sâu xa trong tư tưởng xóa đói giảm nghèo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là, bên cạnh xóa đói giảm nghèo về vật chất phải chú ý cả xóa đói giảm nghèo về tinh thần. Đó là giá trị to lớn trong Tư tưởng Hồ Chí Minh vế xóa đói giảm nghèo mà chúng ta cần vận dụng sáng tạo trong tình hình mới.

Ngày nay, “xóa đói giảm nghèo” không còn là vấn đề riêng biệt của mỗi quốc gia, mà đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Trong hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, công tác xóa đói giảm nghèo của ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, được nhân dân ghi nhận và bạn bè quốc tế đánh giá cao. Trong bối cảnh chịu nhiều tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới, Nhà nước ta vẫn tiếp tục triển khai nhiều giải pháp và chương trình xóa đói giảm nghèo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Việc trợ cấp tiền cho các hộ nghèo trong dịp Tết, các hộ thiếu đói thực sự có ý nghĩa thiết thực to lớn. Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo đã bắt đầu được thực hiện. Công tác xóa đói giảm nghèo chỉ có thể giải quyết thành công khi chúng ta huy động được sức mạnh của cả dân tộc, thực hiện được lời dạy của Bác Hồ Chí Minh là “Nhà nước, nhân dân và các hộ nghèo cùng làm”, “Trung ương và địa phương cùng lo”, “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh và quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta, Đảng bộ và nhân dân Hương Sơn đã thu được những thành quả đáng ghi nhận trong công tác xóa đói giảm nghèo góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân. Phát triển nền nông nghiệp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, xây dựng nông thôn mới là nội dung được nhân dân Hương Sơn thực hiện trong những năm qua.

Nhận thức được nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Đảng bộ và nhân dân Hương Sơn xác định các vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn phải giải quyết đồng bộ gắn với công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, phát triển phải bền vững cả về tự nhiên và xã hội, phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt.

Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; bởi trước hết, nó khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân. Phát triển nền nông nghiệp đi đôi với dụng tiến bộ khoa học – công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, kết hợp có hiệu quả giữa “4 nhà”; đẩy mạnh đầu tư và hỗ trợ tín dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đồng thời tiếp tục đẩy nhanh quá trình xây dựng, hoàn thiện và phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, như: giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hoá, chợ, bưu điện và nhà ở dân cư nông thôn. Xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, xây dựng nông thôn mới.

Phát triển nông nghiệp đi đôi với xóa đói giảm nghèo bởi chúng ta biết rằng đói nghèo là hiện tượng xã hội có tính lịch sử và phổ biến đối với mọi quốc gia, dân tộc. Đối với nước ta xoá đói giảm nghèo để hướng tới một xã hội phồn vinh về kinh tế, lành mạnh về xã hội, kết hợp với tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, là một vấn đề thời sự bức xúc hiện nay. Xoá đói giảm nghèo và đặc biệt là xoá đói giảm nghèo về kinh tế ở nông thôn và miền núi đối với các hộ nông dân, các vùng và vệt nghèo là tiền đề kinh tế tối cần thiết để giữ vững ổn định xã hội để đảm bảo cho công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp tục thực hiện và phát triển sâu rộng trong phạm vi cả nước và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng nông thôn mới hiện nay, nông dân giữ vị trí là “chủ thể”, đây là sự khẳng định đúng đắn, cần thiết, nhằm phát huy nhân tố con người, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc xây dựng nông thôn cả về kinh tế, văn hóa và xã hội đồng thời bảo đảm những quyền lợi chính đáng của họ.

Thực hiện xoá đói giảm nghèo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là vấn đề có ý nghĩa quyết định, do đó Hương Sơn đã thực hiện rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, hiện đại. Đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; tiếp tục đổi mới và tổ chức lại sản xuất nông, lâm nghiệp; tăng cường áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp. Đồng thời Ủy

ban nhân dân huyện đã làm tốt vai trò quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng an ninh. Ủy ban nhân dân huyện đã từng bước cụ thể hóa Nghị quyết Đảng bộ, Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện để đề ra phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Để làm tốt những việc dó Hương Sơn đã tập trung tăng cường sự lãnh đạo của đảng, vai trò tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân. Đã tận dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực và phát huy tối đa nội lực, phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân, chóng mọi biểu hiện tiêu cực. Thường xuyên xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, chăm lo bồi dưỡng, phát triển cán bộ cả 3 tuyến huyện, xã, xóm đủ trình độ quản lý điều hành xã hội trên cơ sở Hiến pháp và Pháp luật. Đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia và xã hội hóa mạnh mẽ các chương trình: xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ về tín dụng cho người nghèo trong sản xuất, kinh doanh, tạo ngành nghề mới, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động.

Trong những năm qua, chính sách của Đảng và Nhà nước về vốn và tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn đã thực sự đi vào cuộc sống của hàng triệu nông dân cả nước. Ở Hương Sơn việc đầu tư tín dụng cho phát triển các lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, dịch vụ và phục vụ đời sống dân cư ở nông thôn, đã được cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả trong từng lĩnh vực. Chính sách cho hộ nông dân nghèo vay vốn qua Ngân hàng phục vụ người nghèo (nay là Ngân hàng chính sách xã hội) và chương trình xóa đói giảm nghèo đã thực sự mang lại hiệu quả cho nông dân, góp phần nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ đói nghèo. Người dân Hương Sơn được vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, tại các hợp tác xã tín dụng để mở rộng quy mô sản xuất nhờ đó mà thu nhập tăng đáng kể. Các mô hình làm kinh tế giỏi, mô hình chị em phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế... được triển khai và phát huy tác dụng to lớn.

Công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm được triển khai đồng bộ, đạt kết quả tích cực:

- Trong nhiệm kỳ 2000 – 2005, tỷ lệ hộ nghèo còn 15% (theo tiêu chí cũ) giảm 8,5% so với đầu nhiệm kỳ. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, chính sách đối với người có công, gia đình thương binh, liệt sỹ, nạn nhân chất độc gia cam, các di chứng do chiến tranh để lại, người già cô đơn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Các đợt phát động xây dựng “quỹ vì

người nghèo”, “quỹ đền ơn đáp nghĩa”, quyên góp giúp hộ nghèo xóa nhà tranh tre dột nát và ngói hóa nhà ở cho nhân dân... được triển khai sâu rộng và mang lại kết quả to lớn. Trong 4 năm (2002 – 2005) đã huy động được 1,638 tỷ đồng vào quỹ vì người nghèo; 7,75 tỷ đồng quỹ xóa nhà tranh tre dột nát và đã xóa được 1,646 nhà tranh tre cho các hộ nghèo.

Làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, các cơ sở y tế từng bước được tăng cường đầu tư, nâng cấp kể cả cơ sở vật chất và trang thiết bị, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu khám và chữa bệnh của nhân dân. Đến nay, 100% xã, thị trấn có trạm y tế hoạt động đáp ứng được cơ bản về nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu. Các chương trình y tế quốc gia đều đạt hiệu quả cao, trong nhiều năm liền không để dịch bệnh lớn xảy ra. Công tác dân số, hế hoạch hóa gia đình được chú trọng, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 0,62%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 27,5% giảm 7,5% so với đầu nhiệm kỳ.

Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được đẩy mạnh và đi vào chiều sâu. Các loại hình trường lớp, hình thức đào tạo ngày càng đa dạng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn.

- Trong nhiệm kỳ 2005 – 2010, thông qua việc trợ giúp điều kiện sản xuất, tạo việc làm, nhà ở: tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, tăng thu nhập, cải thiện đời sống; động viên các ngành, các cấp, các đoàn thể quần chúng và các tầng lớp nhân dân tham gia. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13,03%. Trong 5 năm, đã tạo việc làm mới cho 5.150 lao động; xuất khẩu lao động 1.150 người.

Công tác chăm sóc người có công với cách mạng và trợ giúp người có đời sống khó khăn được chăm lo. Đi đôi với mở rộng diện được hưởng chính sách trợ giúp của Nhà nước, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn” và các hoạt động nhân đạo, từ thiện được các ngành, các cấp tổ chức, triển khai kịp thời, có hiệu quả và huy động được sự tham gia của đông đảo nhân dân. Trong nhiệm kỳ qua, đã tổ chức xây dựng 498 nhà đại đoàn kết, với nguồn kinh phí hỗ trợ 9,75 tỷ đồng; huy động quỹ tình nghĩa trên địa bàn đạt trên 1,2 tỷ đồng; dư nợ nguồn vốn vay xóa đói giảm nghèo đến 2010 là 127,6 tỷ đồng.

Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, chất lượng điều trị ngày một tốt hơn, cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh được tăng cường. Hoạt động y tế dự phòng được đẩy mạnh, một số dịch bệnh như sốt xuất huyết, cúm A(H1N1) được ngăn chặn hiệu quả. Mạng

lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở được cũng cố và phát triển. Đến nay, 65,6% trạm xá có bác sỹ; 29/32 đơn vị đạt chuẩn quốc gia về y tế, chiếm tỷ lệ 90,6%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 27,5% năm 2005 xuống dưới 20% năm 2009; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,56%.

Giáo dục và đào tạo đã đáp ứng cơ bản nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp đổi mới. Công tác phổ cập giáo dục được triển khai tích cực. Đến nay, 15/32 xã, thị trấn đã hoàn thành các tiêu chuẩn phổ cập giáo dục bậc Trung học. Chất lượng giáo dục được nâng lên; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT, đậu vào các trường đại học, cao đẳng, học sinh giỏi các cấp hàng năm đạt tỷ lệ chung toàn tỉnh. Toàn huyện có 97,4% giáo viên mầm non, 99,7% giáo viên tiểu học và 99,6% giáo viên trung học cơ sở đạt chuẩn. Công tác xã hội hóa giáo dục đạt hiệu quả khá cao, đến nay 59/101 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 33

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN 20002010 (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w