1 Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân đân ta, chiến sĩ
cộng sản quốc tế lỗi lạc, danh nhân văn hoá thế giới Trước khi qua đời,
Người đã để lại cho Đảng và nhân dân ta đi sản lý luận vô cùng quý giá, thật sự là nguồn trí tuệ to lớn soi sáng công cuộc đổi mới sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ, kinh tế
nông nghiệp là chủ yếu Sản xuất nơng nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân Ngay trong ngày đầu cách mạng Tháng Tám mới thành công, trong Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam, Hồ Chí Minh viết: "Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trơng mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn Nông dân ta giàu thì nước ta giàu Nơng nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh" [43, tr.225]
Trang 2Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền nông nghiệp nước ta cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục trong nhiều năm Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn còn nhiều mặt bất cập, thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất hàng hố trong nơng nghiệp nhỏ, phân tán, trình độ khoa học công nghệ thấp, sức cạnh tranh của hàng hố nơng sản nước ta trên thị trường thế giới yếu, thị trường tiêu thụ hạn hẹp, thu nhập của nông dân thấp
Quảng Ngãi, một tỉnh duyên hải miền Trung, nông nghiệp là ngành sản xuất chính, người dân chủ yếu sông bằng nghề nông Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của tỉnh tăng trưởng tương đối ổn định, tự đảm bảo được lương thực và bước đầu hình thành được một số vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn từng bước được tăng cường Song, cơ cấu kinh tế nơng nghiệp của tỉnh cịn lạc hậu và chuyên dịch chậm, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trong lớn, quy mô sản xuất quá nhỏ bé, năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố cịn nhiều hạn chế Việc quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên chưa tốt Phần lớn các hợp tác xã sau chuyển đổi hoạt động cầm chừng kém hiệu quả, kinh tế cá thể nhỏ bé, manh mún Đời sống của người
dân ở nông thôn gặp nhiều khó khăn Tý lệ hộ nghèo còn rất cao, nhất là ở
vùng sâu, vùng xa, vùng kháng chiến cũ
Những hạn chế của sản xuất nơng nghiệp cả nước nói chung, Quảng Ngãi nói riêng có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, nhưng trước hết là do chưa nhận thức sâu sắc và vận dụng tốt những tư tưởng
chủ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào hoạt động thực tiễn
Trang 3trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đến nay, Đảng ta luôn khắng định: Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho nhận thức và hành động của Đảng Đặc biệt là tháng 12 năm 2003 Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định đưa tư tưởng Hồ Chí Minh thành một mơn học chính thức vào giảng dạy trong các trường cao đẳng và đại học của cả nước
Như vậy, việc tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ về mặt lý luận, nâng cao trình độ nhận thức phục vụ cho công tác giảng dạy và góp phần thúc đây sản xuất nông nghiệp phát triển trong tình hình hiện nay là cần thiết
Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Vận dụng ft tưởng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi”
làm luận văn thạc sỹ của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Kể từ sau Đại hội VII của Đảng, đề tài về tư tưởng Hồ Chí Minh đã thu
hút được sự quan tâm nghiên cứu của các cơ quan, ban ngành và các nhà khoa học trong và ngoài nước Liên quan đến nội dung luận văn nghiên cứu hiện nay đã có một số cơng trình chủ yếu được cơng bố như :
- “Bước đâu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế” của TS Phạm
Ngọc Anh, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003
- “Từ tưởng kinh tế Hồ Chỉ Minh với xây dựng nên kinh tế định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay” của TS Nguyễn Huy Oánh, Nxb CTQG, Hà Nội năm 2004
Trang 4- “Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ía” của Hà Lệ Hằng - Lê Thị Anh Đào đã đăng trên Tạp chí Sinh hoạt Lý luận, số 5 năm 2003
- “Tự tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp” của Hà Lệ Hằng đăng trên Tạp chí Sinh hoạt Lý luận, số 2 năm 2004
Hiện nay chưa có một dé tai nào nghiên cứu về việc vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi
Những công trình trên đây có giá trị to lớn về lý luận, song cũng chỉ là sự
mở đầu, có tính chất khai phá, nêu lên vấn đề để luận văn của tác giả tiếp tục
kế thừa, phân tích sâu hơn và đưa ra giải pháp vận dụng thúc đầy thực tiễn sản xuất nông nghiệp ở địa phương Quảng Ngãi
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Một là: Nắm vững những tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sản xuất nông nghiệp và tình hình vận dụng những tư tưởng đó vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp ở nước ta thời gian qua nói chung, tỉnh Quảng Ngãi trong nói riêng đề từ đó nâng cao nhận thức phục vụ cho công tác giảng đạy hiện nay của bản thân
Hai là: Đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu tiếp tục vận dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh góp phân thúc đẩy phát triển, chuyển dịch mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, nâng cao đời sống nhân dân trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 5ta nói chung, nhất là trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, khẳng định những thành tựu đã đạt được, chỉ rõ hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại yếu kém trong việc vận dụng những tư tưởng đó ở tỉnh Quáng Ngãi trong thời gian qua
- Đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu để tiếp tục quán triệt sâu sắc và vận dụng tốt tư tưởng Hồ Chí Minh vào thúc đây sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi phát triển, chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một luận văn chuyên ngành kinh tế chính trị, luận văn tập trung nghiên cứu những tư tưởng chủ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nơng nghiệp và tình hình vận dụng những tư tưởng đó vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian từ 1995 - 2005
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được xây dựng dựa vào phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chủ yếu là sử dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học,
phương pháp lôgic kết hợp với lịch sứ, đối chiếu thực tế và kết hợp với các
phương pháp nghiên cứu khác của khoa kinh tế chính trị học
Nguồn tài liệu chủ yếu được sử dụng trong luận văn là các tác phẩm kinh
điển Mác, Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh, văn kiện của Đảng, các tác phẩm
tiêu biểu các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các tác phẩm và tài liệu có liên quan của các cơ quan, ban ngành
6 Đóng góp của luận văn
Trang 6mà đặc biệt là hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi Luận văn đã đề xuất được những giải pháp chủ yếu để tiếp tục vận dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh vào thúc đây phát triển mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp của Quảng Ngãi chuyền dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ồn định và nâng cao đời sống nhân dân
Luận văn góp phần đổi mới, hồn thiện các chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở trên địa bàn của tỉnh nói riêng, cả nước nói chung
7 Kết cấu của luận văn
Trang 7VỀ PHÁT TRIÊN NÔNG NGHIỆP VÀ SỰ VẬN DỤNG NHỮNG TƯ TƯỚNG ĐÓ VÀO ĐƯỜNG LÓI ĐÓI MỚI CÚA ĐÁNG
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đưa ra khái niệm về tư tưởng Hồ Chí Minh và khắng định Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa
Mac - Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp là một bộ phận trong hệ thống tư tưởng kinh tế của Người Những tư tưởng kinh tế nói chung, về phát triển nơng nghiệp nói riêng của Hồ Chí Minh là một mẫu mực của sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin và những quy luật kinh tế khách quan vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam Tư tưởng về phát triển nông nghiệp của Hồ Chí Minh đã và đang là những cơ sở lý luận cho đường lối phát triển kinh tế nói chung, đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp, nơng thơn nói riêng của Đảng ta
1.1 NHỮNG TƯ TUONG CO BAN CUA CHU TICH HO CHi MINH VE PHAT TRIEN NONG NGHIEP
1.1.1 Tư tướng Hồ Chí Minh về phát triển nền sản xuất nông nghiệp toàn diện
Phát triển sản xuất nơng nghiệp tồn diện là một trong những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp Vấn đề này được Người nhắc đi nhắc lại nhiều lần khi nói chuyện với cán bộ, đảng viên và nông dan
Sản xuất nơng nghiệp tồn diện theo quan niệm của Hồ Chí Minh:
Thứ nhất, có ngành trồng trọt phát triển toàn điện, bao gồm cả trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ
Trang 8vì hoa màu không những là cây lương thực quý của người, mà còn dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm; thiếu hoa màu chăn nuôi sẽ kém phát triển Người coi trọng cây hoa màu đến mức dành hắn một số bài báo đăng trên Báo Nhân Dân đề cô động, khuyến khích bà con nơng dân trồng cây hoa màu
Về trồng cây công nghiệp, khi đi thăm và chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Tuyên Quang, Hưng Yên, Hà Đông, Nghệ An, Thanh
Hoá, Người yêu cầu cần phải chú ý phát triển cây công nghiệp, bởi vì cây
cơng nghiệp khơng đạt được kế hoạch thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất công nghiệp Trong các cây công nghiệp, Người rất quan tâm đến cây bơng, cây dâu tằm, vì đây là những cây nguyên liệu làm sợi cho ngành đệt vải, giải quyết "cái mặc" cho đồng bào Sau cây bông, cây dâu tằm Người cịn nói nhiều đến cây cà phê, cây lạc, cây vừng, cây mía, cây chè, vì nước ta có điều
kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho các loại cây nầy phát triển, đồng thời đó
là những cây vừa cho hiệu quả kinh tế cao, vừa là nguồn hàng xuất khẩu để đổi lấy ngoại tệ và máy móc
Về trồng cây ăn quả, Người rất chú ý đến đời sống nông dân, khi đến những nơi có điều kiện, Người đều nhắc nhở trồng cây ăn quả Người quan
tâm đến từng chỉ tiết đối với người lao động, Người còn nhắc đến cả việc
trồng ớt để ăn
Về trồng cây lấy gỗ, đôi với nông đân ở đồng bằng Người động viên phải ra sức trồng cây, vì sau nầy khơng những sẽ có đủ gỗ làm nhà, đóng giường, bàn ghế, làm nông cụ, mà cịn góp phần làm cho nước ta phong cảnh ngày
càng tươi đẹp, khí hậu điều hoà hơn Đối với thanh niên Người chỉ rõ trồng cây đó là nguồn lợi kinh tế lớn Theo tính toán của Người, mỗi thanh niên
Trang 9Thứ hai, có ngành chăn ni phát triển Tại hội nghị tổng kết phong trào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp năm 1959, Người yêu cầu phải phát triển mạnh chăn nuôi để có thêm thịt ăn, thêm sức kéo, thêm phân bón Chăn nuôi không những là nguồn thực phẩm quan trọng mà còn cung cấp phân bón cho trồng trọt Chăn ni và trồng trọt có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ với nhau Trong chăn nuôi, Người chú trọng chăn ni trâu, bị, lợn vì trâu, bò, lợn là nguồn lợi lớn, lại là một nguồn phân bón tốt cho ruộng nương Đi liền với việc
khuyến khích phát triển chăn nuôi, nhiều lần Người nhắc nhở không được lạm
sát trâu bị, vì vừa làm giảm sức kéo, vừa gây ra tệ nạn ăn uống lãng phí
Thứ ba, có ngành lâm nghiệp phát triển Hồ Chí Minh khơng chỉ chú ý đến
việc trồng cây lấy gỗ ở đồng bằng, mà cịn ln nhắc nhở bà con các dân tộc miễn núi trồng rừng và bảo vệ rừng, bởi vì cây và rừng là nguồn lợi lớn Nhiều lần Người nhắc lại câu tục ngữ "Rừng vàng biển bạc" và căn đặn "Chúng ta chớ lãng phí vàng, mà phải bảo vệ vàng của chúng ta" [49, tr.321] Người còn chỉ rõ nguy cơ tác hại nhiều mặt của nạn phá rừng Phá rừng sẽ dẫn đến lụt lội, trôi đất, mất nước, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống Phá rừng thi dé, nhưng gây lại rừng thì khó phải mất nhiều công của và thời gian Đi liền với việc trồng rừng, bảo vệ rừng là việc khai thác nguồn lợi từ rừng Việc khai
thác lâm thổ sản từ rừng là hết sức cần thiết vì lợi ích kinh tế to lớn của nó
Nhưng việc khai thác không hợp lý sẽ đề lại hậu quả nặng nề, vì vậy việc khai
thác rừng phải có kế hoạch thật hết sức chu đáo, phải chấm dứt tình trạng khai
thác rừng bừa bãi
Trang 10cây lúa nước Sự kết hợp giữa trồng lúa nước với nuôi các loại thuỷ, hải san trong vườn, ao, hồ, ruộng, sông suối, biển là rất phù hợp, vừa phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa tạo điều kiện để cải thiện đời sống nhân dân rất tốt Khi đến những nơi có điều kiện thuận lợi, Người đều nhắc cùng VỚI VIỆC trồng lúa, hoa màu, chăn ni thì phải day mạnh việc nuôi trồng thuỷ, hải sản, đặc biệt là phải thả cá
Thứ năm, đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nghề phụ gia đình Theo Người, miếng vườn của mỗi gia đình xã viên và các loại nghề phụ là nguồn
lợi để tăng thu nhập, do đó Người yêu cầu cần phải phát triển thích đáng kinh
tế phụ gia đình của xã viên Khai thác mảnh vườn, mở mang nghề phụ là rất phù hợp và cần thiết để giải quyết công ăn việc làm nâng cao đời sống cho bà con nông dân ở nông thôn, và đây cũng là một yêu cầu khách quan bức thiết hiện nay đề từng bước chuyền nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn đi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Thứ sáu, phát triên nền nơng nghiệp theo mơ hình sản xuất hàng hoá, mạnh mẽ và vững chắc Hồ Chí Minh quan niệm nền nông nghiệp tồn điện khơng phải là nền sản xuất nhỏ, manh mún, tự sản tự tiêu, mà đó là một nền sản xuất nông nghiệp hàng hố phát triển, có quy mơ lớn, có quy hoạch, kế hoạch phù hợp với yêu cầu của quá trình cơng nghiệp hố nền kinh tế quốc dân Khi thăm và nói chuyện với đồng bào xã Đại Nghĩa (Hà Đông), Người chỉ rõ: "Trong kế hoạch 5 năm cịn nói đến việc bắt đầu khoanh vùng nông nghiệp Như nơi nào sản xuất lúa nhiều và tốt thì nơi đó sẽ thành vùng sản
xuất lúa là chính, nơi nào sản xuất chè nhiều và tốt thì nơi đó sẽ thành vùng
sản xuất chè là chính,v.v Làm như vậy thì sẽ sử dụng một cách hợp lý và có lợi nhất của cải giàu có của đất nước ta và sức lao động đồi dào của nhân dân ta Làm như vậy thì sau nầy dùng máy cũng dễ và tiện" [49, tr.407] Người
coi đây là điều kiện tiền đề, là bước chuẩn bị đầu tiên để xây dựng, phát triển
Trang 11Vì sao Hồ Chí Minh coi trọng phát triển sản xuất nơng nghiệp tồn diện? Sở đĩ Người coi trọng phát triển nơng nghiệp tồn điện, là vì phát triển nơng nghiệp tồn diện khơng những đáp ứng được nhu cầu cái ăn, cái mặc, chỗ ở, 6n định và cải thiện được đời sống cho nhân dân, mà cịn vì phát triển nơng nghiệp tồn diện là giải pháp quan trọng đề phát triển nông nghiệp mạnh mẽ và bền vững Như chúng ta đã biết, trong trồng trọt bao gồm nhiều loại cây khác nhau, nếu biết trồng xen canh, gối vụ thì vừa tận dụng được đất đai mà còn làm cho năng suất từng loại cây trồng tăng lên Trong nơng nghiệp cịn có chăn nuôi, sự phát triển trồng trọt đa dạng sẽ day mạnh được chăn nuôi Chăn ni phát triển thì lại có nhiều phan bon dé day mạnh trồng trọt Sự phát triển cá trồng trọt và chăn nuôi sẽ làm cho bản thân ngành nông nghiệp phát triển Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm, ngư nghiệp Nếu phát triển cả lâm, ngư nghiệp thì sản xuất nơng nghiệp sẽ phát triển mạnh, bền vững và có đóng góp to lớn cho việc tăng trưởng lâu dài của nền kinh tế Nơng nghiệp tồn diện còn bao gồm các ngành nghề phụ, ngành nghề truyền thống ở nông thôn Việc phát triển ngành nghề bổ sung cho nông nghiệp sẽ làm cho nền nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống nông dân Phát triển ngành nghề sẽ đây mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần công nghiệp, địch vụ, giảm dần nông nghiệp Phát triển ngành nghề sẽ hình
thành yêu cầu và điều kiện thúc đây việc đầu tư xây đựng kết cấu hạ tầng ở
nông thôn, tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp trên địa bàn nông thôn và xây dựng nông thôn mới
Tóm lại, theo tư tưởng Hồ Chí Minh nền nơng nghiệp toàn điện là nền nông nghiệp bao gồm cả: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, có cơ cấu
kinh tế nội bộ ngành hợp lý, cân đối, hài hoà, bổ sung cho nhau cùng phát
Trang 121.1.2 Tư tướng Hồ Chí Minh về đẩy mạnh công tác thuý lợi, cái tiến
nông cụ, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, thực hiện cơng nghiệp hố để phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp
Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ nền sản xuất nhỏ, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu Với tư tưởng "quan trọng nhất là nông nghiệp", "coi nông nghiệp làm gốc, làm chính", trong q trình chỉ đạo phát triển kinh tế của đất
nước, Hồ Chí Minh rất chú ý đến cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp,
nơng thơn Điều này xuất phát từ đặc điểm thực tiễn cúa nền kinh tế nước ta, từ mối quan hệ biện chứng giữa sản xuất nông nghiệp và sản xuất công nghiệp, từ yêu cầu của việc xây đựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, từ
đòi hỏi của việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ của dân tộc
Hồ Chí Minh cho rằng muốn đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn, rước hết phải ra sức làm tốt công tác thuỷ lợi, phòng chống thiên tai hạn hán, lụt bão
Người đặc biệt quan tâm đến thuỷ lợi là vì, đối với nền nông nghiệp lúa nước,
dân ta đã có câu: "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" Hồ Chí Minh hiểu rõ nước là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi và đời sống sinh hoạt của nhân dân ở nông thơn Người
khẳng định, nói đến kinh tế nông thôn trước hết là nói đến vấn đề nước Ở
nông thôn, nước ví như sơng mà chủ nghĩa xã hội như thuyền, nước sông lên nhiều thì thuyền đi lại dễ đàng Cho nên, phải làm sao đầy mạnh công tác thuỷ
lợi cho đều, cho tốt và chắc chắn Hồ Chí Minh hiểu làm thuỷ lợi trước mắt
tuy rất nhiều khó khăn nhưng lợi ích của nó vơ cùng to lớn và lâu đài, vì vậy Người đã động viên nông dân phải gắng làm thuỷ lợi, gắng chịu khó nhọc trong vài năm để được sung sướng lâu dài
Trang 13thuỷ lợi có quy mơ lớn thì Nhà nước xuất tiền, nhân dân xuất sức Các cơng trình thuỷ lợi có quy mơ vừa thì Nhà nước với nhân dân cùng làm Các cơng trình thuỷ lợi nhỏ thì nhân dân tự làm
Trong việc phòng chống thiên tai hạn hán, Hồ Chí Minh ln căn đặn
cán bộ, đồng bào phải thắm nhuằn tinh thần "nhân định thắng thiên", tư tưởng
phải thông suốt, phải tin vào chính bản thân mình Khi có hạn chúng ta phải quyết tâm khơi thêm mương, đào thêm giếng, gánh nước, tát nước Phải quyết tâm làm đủ mọi cách để có đủ nước tưới ruộng Chúng ta phải thực hiện "vắt đất ra nước, thay trời làm mưa" Phải kiên quyết động viên và dựa vào lực lượng vô cùng vô tận của quần chúng để làm cho có nước
Cùng với chống hạn, công tác phòng chống lũ lụt cũng được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm Người cho rằng giặc lụt là đồng minh của giặc đói Muốn chống đói thì phải chống lụt Muốn chống lụt thì phải kịp thời dap dé, giữ đê Người coi việc phòng chống lũ lụt như một chiến dịch lớn, trên một mặt trận dài, trong một thời gian khá lâu và Người kêu gọi toàn thể đồng bào,
cán bộ phải có quyết tâm vượt mọi khó khăn, làm tròn nhiệm vụ đắp đê và giữ đê, phòng lụt và chống lụt
Muốn làm tốt công tác thuỷ lợi, theo Người phải dựa vào lực lượng to lớn của quần chúng nhân dân, phải có kế hoạch chu đáo, phải ra sức tuyên truyền giải thích, phải khéo động viên nhân dân, phải cố gắng gây thành một phong trào sôi nổi Những tư tướng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thuỷ lợi cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị thực tiễn
Thứ hai, là khâu giỗng Chọn được giống tốt là khâu quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp Có giống tốt mới có điều kiện để nâng cao được sản lượng, chất lượng và năng suất lao động trong nông nghiệp Trên cơ sở đó mới có thể phát triển được một nền nông nghiệp bền vững Trong Bài nói chuyện với cán bộ Hưng Yên về những việc cần làm để vụ mùa thắng lợi, ngày
Trang 14Điều đó rất dễ hiểu "Lúa tốt vì giống, lúa sống vì phan" [48, tr.194] Trong điều kiện của những năm 1950 nền kinh tế ở nước ta còn hết sức khó khăn, mà Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề chọn giống tốt, là một trong những việc quan trọng cấp bách cần phải làm để phát triển kinh tế nông nghiệp Quan điểm ấy thật
quý báu và càng đúng hơn trong điều kiện tiến bộ kỹ thuật hiện nay
Thứ ba, phải day manh cai tién nông cụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hố nơng nghiệp Hồ Chí Minh cho rằng cải tiến nông cụ là một công việc rất quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp Nói về ích lợi của việc cải tiến nông cụ, Người đã chỉ rõ nếu làm tốt phong trào cải tiến nơng cụ, thì sức lao động sẽ lợi gap đôi, gấp ba, mà lúa và hoa màu sẽ tốt gấp bội, tức là năng suất lao động sẽ tăng lên nhiều Chúng ta đều biết rằng, năng suất lao động chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, nhưng trong đó nhân tố giữ vai trò quyết định năng suất cao hay thấp là đo công cụ lao động hiện đại hay thô sơ Chính do nơng cụ của chúng ta thô sơ, lạc hậu mà người nông dân làm việc tốn nhiều công sức, vất vả nhưng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế lại kém Theo tư tưởng của Người, việc cải tiến nông cụ cần phải thực hiện mạnh hơn nữa, toàn điện hơn nữa; phải chú ý cải tiến từ cái cày, cái bừa, chiếc xe vận tải cho đến các dụng cụ làm cỏ, tuốt lúa, thái rau, Đồng thời với việc gây dựng phong trào cải tiến nông cụ rộng khắp, Người yêu cầu phải đây mạnh công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp, đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn Trong Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) bàn về phát triển cơng nghiệp, Người nói: "Công nghiệp phát triển mạnh đề cung cấp đủ hàng tiêu dùng cần thiết cho nhân dân, trước hết là nông dân; cung cấp máy bơm nước, phân hoá học, thuốc trừ sâu để đẩy mạnh nông nghiệp; và cung cấp dần máy cày, máy bừa cho các hợp tác xã nông nghiệp" [49, tr.544-545]
Trang 15tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống, xây dựng chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh rất coi trọng khoa học công nghệ Sở dĩ như vậy là vì Người đã nhìn thấy trước được xu hướng phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới và vai trò cực kỳ quan trọng của nó trong việc nâng cao năng suất lao động Người khẳng định khoa học công nghệ từ sản xuất mà ra và yêu cầu khoa học công nghệ phải quay lại phục vụ sản xuất, đời sống, phải luôn cô gắng giải quyết tốt các yêu cầu thực tiễn cách mạng đất nước đặt ra
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Người ln coi "trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc" Bản thân Người rất trân trọng các trí thức, tin tưởng giao trọng trách cho họ, có chính đãi ngộ và tạo điều kiện thuận lợi cho họ làm việc, công hiến tài năng: đồng thời luôn nhắc nhở trí thức cần phải có quan điểm phục vụ quần chúng Nhờ đó, trí thức nước ta đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây đựng đất nước
Để nhanh chóng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất có hiệu quả, Người hết sức quan tâm đến việc phô biến tri thức khoa học rộng rãi vào quần chúng nhân dân và kịp thời khai thác đúc kết những kinh nghiệm hay của quần chúng để đây mạnh sản xuất; vì theo Người nhân dân ta rất cần cù, thông minh, khéo léo và có rất nhiều kinh nghiệm quý báu Quan điểm quần chúng của Người trong việc triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đến nay vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt càng có ý nghĩa hơn trong tình hình khoa học cơng nghệ đang phát triển nhanh chóng
1.1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác hoá, xã hội hoá sản xuất, xây
Trang 16can cứ lý luận, lịch sử phát triển cho đến các loại hình và cách thức tổ chức hợp tác xã Sở đĩ, Hồ Chí Minh quan tâm nhiều đến hợp tác hoá, xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp, nông thôn là vì theo Người, đây khơng chỉ là một biện pháp quan trọng để đây mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống nông dân, phát triển nền sản xuất nông nghiệp một cách vững chắc, mà còn là một tất yếu khách quan trên con đường đấu tranh cách mạng, xoá bỏ áp bức bóc lột, xây dựng nông thôn xã hội chủ nghĩa
Van đề đưa nông dân từng bước vào con đường làm ăn tập thê đã được Ăng ghen nêu ra từ năm 1894 Trong tác phẩm "Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức" Ăng ghen đã dạy rằng khi nắm được chính quyền, chúng ta không được suy nghĩ về việc cưỡng bức những người tiểu nông như chúng ta cần phải làm với bọn địa chủ lớn, mà nhiệm vụ chính là ở chỗ phải chỉ rõ cho nông dân thấy, chúng ta có thể cứu và giữ gìn đất đai, vườn tược cho họ chỉ khi chuyển chúng thành sở hữu tập thể và sản xuất tập thể
Sau này V.I.Lênin đã phát triển tư tưởng đó trong tác phâm "Bàn về chế độ hợp tác xã" chỉ rõ tầm quan trọng của hợp tác xã trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội V.I.Lênin khẳng định: "Nếu chúng ta tổ chức được toàn thé nông đân vào hợp tác xã thì chúng ta đứng vững được hai chân trên miếng đất xã hội chủ nghĩa" [33, tr.248] và đưa ra những chỉ dẫn có tính nguyên tắc về hợp tác hố trong thực tiễn, đó là: tự nguyện; nhà nước phải giúp đỡ về vật chất;
thực hiện từng bước đi dần từ thấp đến cao Đồng thời V.I.Lênin lưu ý cần phải
quan tâm đến việc giáo dục thuyết phục, nâng cao trình độ văn hố cho nơng dân và phải nêu gương bằng thực tiễn, tạo ra lợi ích thiết thân cho họ
Kế thừa và phát triển tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cu thé của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước phải bắt đầu từ nông nghiệp, nông đân và muốn phát
Trang 17phải đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thé, bắt đầu từ chỗ hình thành
và phát triển các tổ đổi công, hợp tác xã, nông trường tập thể đến chỗ xã hội hố nơng nghiệp
+ Nói về sự cần thiết khách quan và tác dụng của việc đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thé, hình thành và phát triển các hợp tác xã trong nông nghiệp, Người đã giải thích: "Trong lời Tuyên ngôn của hợp tác xã Anh đã nói: Cốt làm cho những người vơ sản giai cấp hố ra anh em làm giùm
lẫn nhau, nhờ lẫn nhau Bỏ hết thói cạnh tranh Làm sao cho ai trồng cây thì
được ăn trái, ai muốn ăn trái thì giùm vào trồng cây Tục ngữ An nam có câu: "Nhóm lại thì giàu chia nhau thành khó" và "Một cây làm chẳng nên non, nhiều cây nhóm lại thành hòn núi cao" Lý luận hợp tác xã đều ở trong những
điều ấy" [41, tr.313-314] Vì vậy, muốn giàu có thì phải vào hợp tác xã, bởi
nhiều người hợp lại thì sẽ làm được nhiều hơn, tốt hơn, nơng đân có thêm sức để cải tiến kỹ thuật, đầy mạnh sản xuất và sẽ đi đến chỗ ấm no, sung sướng Thật vậy, hợp tác tạo nên sức mạnh tập thé, giúp các hộ nông dân làm được những công việc mà từng hộ gia đình riêng lẻ khơng có khả năng thực hiện, hoặc thực hiện kém hiệu quả hơn như: phòng chống thiên tai, xây dựng các công trình thuỷ lợi, phịng trừ dịch hại, sâu bệnh, Ngoài lợi ích to lớn về kinh tế, hợp tác còn là cơ sở để xây dựng tình đoàn kết, phát huy tinh thần tương thân tương ái để xây dựng cộng đồng xã hội tốt đẹp ở nơng thơn
+ Mục đích cuối cùng của việc làm ăn tập thé, xây dựng và phát triển
hợp tác xã như Hồ Chí Minh đã chi 16 1a dé cai thiện đời sống nông dân, làm
cho nông dân được no ấm, mạnh khoẻ, được học tập, làm cho dân giàu, nước mạnh "Dân có giàu thì nước mới mạnh Đó là mục đích riêng và mục đích chung của việc xây dựng hợp tác xã" [48, tr.537]
+ Về bước đi và hình thức hợp tác hố nơng nghiệp: Rút kinh nghiệm từ
thực tiễn, Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định hợp tác hố nơng nghiệp ở nước
Trang 18Nhưng trước hết phải bắt đầu từ chỗ xây dựng và phát triển rộng khắp tổ đồi cơng, với các hình thức như tổ đối công từng vụ, từng việc, tổ đổi công thường xuyên Sau này tổ đổi công thường xuyên đã rộng khắp và có nền nếp rồi, mới tiến lên xây đựng hợp tác xã nông nghiệp từ thấp đến cao Chớ vội tổ chức hợp tác xã ngay Chúng ta phát triển từng bước vững chắc tổ đổi công và hợp tác xã thì hợp tác hố nơng nghiệp nhất định sẽ thành công
+ Về nguyên tắc xây dựng tổ đổi công và hợp tác xã, Hồ Chí Minh căn
đặn là không được cưỡng ép ai hết Phải tuyên truyền, giải thích cho nơng dân
thấy được lợi ích của tô đổi công và hợp tác xã Phải làm sao cho những gia đình trong tổ đôi công và hợp tác xã đều có lợi Có lợi thì người ta mói vui lịng vào Quản trị phải dân chủ Việc làm phải bàn bạc với nhau, mọi người đều hiểu mới vui lòng làm
+ Về phương châm tiến hành: chắc chắn, thiết thực, từ nhỏ đến lớn Chớ
ham làm mau, ham ram rộ Làm ít mà chắc chắn hơn làm nhiều, làm ram rộ mà không chắc chắn Đi bước nào vững vàng, chắc chắn bước ấy, cứ tiến tới
dần dần Đã tổ chức là phải làm việc thiết thực, chứ không phải tổ chức cho có tên mà khơng có thực tế, có số lượng mà khơng có chất lượng Phải làm từ nhỏ đến lớn, không nên tô chức quá to, vì quá to thì khé quan ly, dé that bai
+ Về củng có và phát triển hợp tác xã, Hồ Chí Minh căn dặn cần phải chú ý các điều kiện cần thiết sau:
- Đi đôi với việc tuyên truyền, giáo dục, vận động thuyết phục nông dân cần phải tổ chức tốt các hợp tác xã kiểu mẫu
- Cán bộ đảng viên phải chí cơng vơ tư, phải làm tròn nhiệm vụ của người cộng sản; đoàn viên thanh niên lao động phải làm gương mẫu, làm đầu tàu
- Lãnh đạo phải dân chủ Quản lý phải chặt chẽ và toàn diện Phân phối phải công bằng Các hợp tác xã phải trao đối sáng kiến và kinh nghiệm cho nhau
Trang 19- Từ trung ương đến địa phương, các ngành, các cấp phải ra sức giúp đỡ phong trào hợp tác xã, phải có gắng phục vụ lợi ích hợp tác xã
- Người đặc biệt nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của chỉ bộ đảng cơ sở đối
với hợp tác xã
Cùng với việc đưa nông dân vào làm ăn tập thé, hình thành và phát triển tổ đôi công, hợp tác xã trong nông nghiệp, Người còn nhắc nhở đưa những người làm nghề thủ công vào các hợp tác xã tiêu thủ công nghiệp Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ, ra sức hướng dẫn và giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ tổ chức hợp tác xã sản xuất theo nguyên tắc tự nguyện
Về xã hội hoá sản xuất nông nghiệp: Theo Hồ Chí Minh q trình vận động, phát triển nền sản xuất xã hội từ thấp đến cao, từ nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn, việc xã hội hố sản xuất nơng nghiệp là một tất yếu khách quan, có tính quy luật Q trình xây xây dựng và phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng tuân theo quy luật chung đó của lịch sử
Khi nói về vai trị lịch sử của chủ nghĩa tư bản, VI Lênin viết: "Vai trò tiến bộ của chủ nghĩa tư bản về mặt lịch sử có thể tóm tắt bằng hai luận điểm: tăng lực lượng sản xuất của lao động xã hội và xã hội hoá lao động Nhưng
hai sự kiện ấy biểu hiện dưới những hình thức rất khác nhau trong những
ngành khác nhau của nền kinh tế quốc dân" [27, tr.753-754] VI.Lênin đã chỉ rõ quá trình xã hội hố biểu hiện ra ở chỗ:
Một là, châm dứt tình trạng phân tán của những đơn vị kinh tế nhỏ riêng
lẻ vốn có trong nền kinh tế tự nhiên, làm hình thành một thị trường rộng lớn thống nhất trong toàn quốc và sau đó trên toàn thế giới Sản xuất cho mình biến thành sản xuất cho toàn xã hội
Trang 20Ba là, đây lùi những hình thức lệ thuộc cá nhân, là những hình thức vốn
có trong các chế độ kinh tế cũ So với lao động của người nông dân bị lệ thuộc hay bị nơ dịch, thì lao động của người công nhân làm thuê tự do trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân là một hiện tượng tiến bộ
Bốn là, tạo ra tình trạng lưu động của dân cư mà các chế độ kinh tế xã hội cũ khơng cần có, và ở vào thời kỳ ấy tình trạng lưu động đó cũng khơng
thể tồn tại một cách khá rộng rãi được
Năm là, thường xuyên làm giảm bớt tỉ lệ của số đân cư làm nghề nông và
làm tăng thêm số trung tâm công nghiệp lớn
Sáu là, làm cho dân cư ngày càng thấy cần phải lập hội, kết đoàn và làm
cho các tổ chức liên hiệp ấy có một tinh chất riêng biệt, tạo ra sự cạnh tranh
gay gắt hình thành những tập đoàn lớn trong sản xuất và thúc đẩy mạnh mẽ
nội bộ mỗi tập đoàn ấy đi đến chỗ liên hiệp nhau lại
Bảy là, sự chuyển biến mau chóng của các phương thức sản xuất và sự
tập trung rất lớn của sản xuất, tiêu diệt hết thảy mọi hình thức lệ thuộc cá
nhân và những quan hệ gia trưởng, sự lưu động của dân cư, sự ảnh hưởng của các trung tâm công nghiệp lớn v.v tất cả những điều ấy không thế không dẫn đến một sự thay đổi sâu sắc trong chính ngay tính chất của những người sản xuất
Từ các biểu hiện ở trên, chúng ta có thê khái quát: Xã hội hoá sản xuất là
sự liên kết nhiều quá trình kinh tế riêng lẻ thành quá trình kinh tế xã hội dựa
trên cơ sở phân công lao động xã hội và hợp tác sản xuất phát triển
Trong lịch sử đã từng có hai loại hình xã hội hố sản xuất, đó là xã hội
hoá sản xuất tư bản chủ nghĩa và xã hội hoá sản xuất xã hội chủ nghĩa
Như vậy, theo chúng tôi quan điểm xã hội hố sản xuất nơng nghiệp của
Hồ Chí Minh là gắn trực tiếp với nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa và nội
Trang 21hội hoá sản xuất có mối quan hệ hữu cơ với nhau, vì vậy trong quá trình xây dựng phát triển nền sản xuất nông nghiệp chúng ta phải thực hiện đồng thời cả 3 nội dung:
Xã hội hoá mặt kinh tế - xã hội: xác lập quan hệ sở hữu đa dạng về hình
thức, đi dần từ thấp đến cao, xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất
Xã hội hoá mặt kinh tế - kỹ thuật: thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đề xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất
Xã hội hoá mặt kinh tế - tổ chức, quản lý sản xuất: phân công và hiệp tác sản xuất phát triển rộng khắp, quản lý nền kinh tế thống nhất, kiểm soát và phân phối thu nhập hợp lý các vùng, các ngành và trong toàn bộ nền kinh tế
Chỉ khi nào tiến hành đồng bộ và hoàn thành cơ bản không những về mặt quan hệ sở hữu, mà cả về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để có năng suất lao động cao, kiểm soát được việc sản xuất và phân phối thì chúng ta mới có thể đưa đến cho nông dân một cuộc sống thật sự ấm no, sung sướng như mong ước của Người
1.2 VAN DUNG TU TUONG CUA CHU TICH HO CHÍ MINH VE PHAT TRIEN NONG NGHIEP VA THUC TIEN DOI MOI O VIET NAM
1.2.1 Tư tướng của Chú tịch Hồ Chí Minh phán ánh qua đường lối
của Đáng Cộng sản Việt Nam về phát triển nền sản xuất nơng nghiệp tồn diện
Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cả nước thống nhất quá
độ đi lên chủ nghĩa xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng
(12.1976) chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, chú trọng cả trồng trọt lẫn chăn nuôi, đây mạnh lâm nghiệp, ngư nghiệp theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa
Trang 22nguồn lương thực hàng hoá Đối với hoa màu phải phát triển mạnh, hình
thành những vùng tập trung, sản xuất đi đôi với chế biến, cơ khí hố đồng bộ
Đối với cây thực phẩm, phát triển sản xuất tập trung thành những vùng chuyên canh, những vành đai lớn quanh thành phố và khu công nghiệp, đồng thời phát triển rộng rãi trong các gia đình Về phát triển cây cơng nghiệp, cần có kế hoạch đầu tư lâu dài về lao động, lương thực, kỹ thuật để xây dựng những vùng cây công nghiệp tập trung ở trung du và miền núi Làm tốt công tác phân vùng đất đai, tổ chức nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và xây dựng kip
thời công nghiệp chế biến để phát triển tồn diện với quy mơ lớn các cây có
Sợi, mía, các cây có dầu, cao su, chè, cà phê, dứa, chuối và các cây ăn quả khác, các cây hương liệu, dược liệu Chăn nuôi phải phát triển nhanh chóng, từ nghề phụ của nông dân trở thành ngành sản xuất chính nhằm cung cấp thịt, trứng và tiến tới cung cấp sữa để cải tiến bữa ăn của nhân dân, cung cấp sức kéo, cung cấp phân chuồng cho thâm canh, tăng vụ và mở rộng diện tích
Thực hiện Nghị quyết Đại hội IV của Đảng trong điều kiện đất nước có
chiến tranh ở hai đầu biên giới, đặc biệt là chịu sự ảnh hưởng nặng nề bởi cơ
chế tập trung, quan liêu, bao cấp Mặc đù bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng nhìn tổng thể nền kinh tế vẫn trì trệ, kém phát triển, sản xuất nơng nghiệp tăng bình quân 1,9%, sản xuất công nghiệp tăng 0,6%, thu nhập quốc dân tăng 0,4%; trong khi đó dân số mỗi năm tăng thêm gần một triệu người Nhận thức dược tình trạng khủng hoảng và trì trệ của nền kinh tế, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khoá IV) năm 1979 đã khởi động công cuộc đồi mới với tư tưởng làm cho sản xuất "bung ra"
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3.1982) đã tổng kết tình
Trang 23trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý Đại hội đã giao cho ngành nông nghiệp là phải vươn lên làm tốt ba nhiệm vụ: bảo đảm lương thực cho toàn xã hội, cung ứng nguyên liệu nông sản cho công nghiệp hàng tiêu dùng, tạo ra nguồn hàng xuất khẩu quan trọng
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ V của Đảng trong điều kiện vật tư
kỹ thuật được cung cấp ít hơn trước, thiên tai, địch hoạ diễn ra liên tiếp, nhưng sản xuất nông nghiệp đã có sự tăng trưởng đáng kẻ, đặc biệt là sản xuất lương thực Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ V, Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12.1986) khẳng định, nơng nghiệp
nước ta đã có chuyền biến, đạt được một số thành tựu quan trọng, nhất là về sản xuất lương thực và tạo ra một số vùng chuyên canh cây công nghiệp Song, sản lượng lương thực tăng không đều và chưa vững chắc; diện tích cây cơng nghiệp tăng chậm, nhất là cây công nghiệp ngắn ngày; chưa gắn việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp với công nghiệp chế biến; lao động, đất đai, rừng, biển chưa được sử dụng tốt
Nguyên nhân của tình hình trên là do nhận thức về nơng nghiệp tồn diện chưa được thấu suốt, đầy đủ Đầu tư và nhất là các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp chưa được giải quyết thoả đáng Nông nghiệp
chưa thật sự được coi là mặt trận hàng đầu, không được đảm bảo những điều kiện cần thiết để phát triển
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, đánh dấu bước ngoặc tư duy của Đảng về đổi mới sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta nói chung, đổi mới phát triển nông nghiệp, nông thơn nói riêng Đại hội đã đề ra những
quan điểm và chính sách đổi mới, trước hết là đổi mới kinh tế, nhắn mạnh vai
trò hàng đầu của sản xuất nông nghiệp trong việc đáp ứng những yêu cầu cấp bách về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu đùng và hàng xuất khẩu
Trang 24và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển lực lượng sản xuất Trước mắt là phải tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khâu Phấn đấu đưa nông nghiệp trở thành nền nơng nghiệp sản xuất hàng hố xã hội chủ nghĩa
Đại hội lần thứ VI của Đảng xác định phương châm phát triển các lĩnh vực của ngành nông nghiệp như sau:
- Phát triển nông nghiệp là kết hợp chuyên môn hóa với phát triển tồn
diện, cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi, lúa và màu, cây lương thực và cây công nghiệp Phát triển mạnh cây công nghiệp ngắn ngày; việc mở rộng diện tích cây công nghiệp dài ngày phải chú trọng chất lượng, thâm canh ngay từ đầu Phát triển nông nghiệp phải lấy thâm canh, tăng vụ là chính đồng thời mở rộng diện tích một cách vững chắc và hiệu quả
- Phát triển lâm nghiệp theo hướng bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng, tăng thêm vốn rừng, phát triển có trọng điểm trồng rừng tập trung chuyên canh, đây nhanh nhịp độ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc theo phương thức nông - lâm kết hợp; ngăn chặn nạn phá rừng, cháy rừng; phát triển rộng khắp phong trào trồng cây, chú ý cả cây lấy gỗ, cây làm nguyên liệu và cây làm củi Tiến hành định canh, định cư, giao đất, giao rừng cho các
đơn vị và nhân đân sử dụng lâu dài để làm chủ đất rừng cũng như làm chủ đất
ruộng Xây dựng các khu kinh tế tổng hợp lâm- nông- công nghiệp; khai thác, bảo quản, chế biến sử dụng gỗ và các loại lâm sản khác với hiệu quả kinh tế ngày càng cao
- VỀ hải sản và thủy sản nước ngọt, nước lợ là một nguồn lợi lớn Coi trọng cả đánh bắt và nuôi trồng, đi đôi với việc giải quyết tốt chế biến, vận chuyên đề đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu
Tiếp sau Đại hội VI, ngày 05.4.1988, Bộ Chính trị (khóa VI) đã ra Nghị
Trang 25rằng, nông nghiệp nước ta những năm qua tuy đã có tiến bộ nhưng phát triển chậm, tỷ suất hàng hóa thấp, nhiều vùng vẫn chưa thốt khỏi tình trạng tự cấp tự túc, chia cắt và độc canh Vài ba năm gần đây, trên một số mặt sản xuất, nhất là lương thực giảm sút Rừng tiếp tục bị phá hoại nghiêm trọng, môi trường sinh thái chưa được bảo vệ tốt Nguyên nhân chủ yếu là đo chưa có chiến lược đúng về kinh tế - xã hội để tạo ra cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp hợp lý Chưa tập trung đúng mức cho mặt trận nông nghiệp, đặc biệt là cho phát triển lương thực, thực phẩm Chưa kết hợp chặt chẽ nông, lâm, ngư nghiệp Chưa gắn công nghiệp với nông nghiệp, nhất là công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất cho nông nghiệp và công nghiệp chế biến
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng phát triển nông nghiệp, nơng thơn Bộ chính trị đã chủ trương: Sắp xếp và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên mơn hóa kết hợp với kinh doanh tổng hợp, gắn trồng trọt với chăn nuôi, nông nghiệp với lâm nghiệp và ngư nghiệp, gắn nông - lâm - ngư nghiệp với công nghiệp và giao thông vận tải, đặc biệt là công nghiệp chế biến và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, gắn phát triển sản xuất với mở rộng lưu thông giữa các vùng trong nước và với thị trường quốc tế, đồng thời không ngừng tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp và đưa kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, chế biến để tăng nhanh năng suất, khối lượng, chất lượng và giá trị hàng hóa trong nơng nghiệp
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991) đã phân tích
Trang 26biến, phát triển toàn điện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ồn định tình hình kinh tế - xã hội
Đại hội cũng đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của ngành nông nghiệp là đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực - thực phâm trong nước và có khối lượng xuất khẩu lớn, nhất là gạo và sản phẩm chăn nuôi; phát triển cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày trên quy mô lớn đề cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khâu và thay thế nhập khẩu
Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII), lần đầu tiên Đảng
ta đưa ra khái niệm cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và yêu cầu phải phát triển tồn điện nơng, lâm, ngư nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (năm 1996) đã đánh giá
thành tựu 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới và quyết định chuyển sang thời kỳ day mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đại hội xác định rõ nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (1996-2000) là phát triển tồn điện nơng, lâm, ngư nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Sau Đại hội, ngày 10.11.1998, Bộ Chính trị (khóa VIII) đã ra Nghị quyết số 06-NQ/TW một số vấn đề về phát triển nông nghiệp, nông thôn Nghị quyết đã khẳng định đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu đài, là cơ sở để ỗn định tình
hình kinh tế, chính trị, xã hội, củng có liên minh giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và tầng lớp trí thức, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001) và nhất là Nghị
Trang 27Đảng ta về xây dựng và phát triển nền sản xuất lớn nông nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa Khẳng định sự cần thiết phải đẩy mạnh công nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng thơn và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trong hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, tổng kết 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, tiếp tục nhấn mạnh: “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thơn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng Phải luôn luôn coi trọng đây mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn hướng tới xây đựng một nền nơng nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao” [16, tr.190-191]
Để phát triển nền nông nghiệp toàn diện, hiệu quả và bền vững, Đại hội
chỉ ra các định hướng lớn, đó là cần phải đây nhanh quá trình chuyển dịch cơ
cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại
sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao Quy hoạch điện tích sản xuất
lương thực ồn định, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực Phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, an toàn dịch bệnh và bền vững về môi trường Xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung gắn với việc chuyền giao công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản Tiếp tục thực hiện có
hiệu quả chương trình bảo vệ và phát triển rừng Phát triển nuôi trồng thủy
Trang 28Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam luôn xác định “sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu” và khơng ngừng hồn thiện đường lối phát triển nền sản xuất nơng nghiệp tồn diện phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước trong từng thời kỳ Nhờ đó, sản xuất nơng nghiệp nước ta trong nhiều năm qua đã đạt và duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục Tính bình qn trong thời kỳ 1990-2005, tốc độ tăng trưởng tổng sản phâm ngành nông nghiệp (bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) đạt xấp xỉ 4,0%/ năm Đây là một thành tựu rất to lớn, bởi lẽ trên thế giới rất ít nước có thể đạt và duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong thời gian dài như vậy Đặc biệt giai đoạn 2001-2005, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 5,4%/năm Năng suất, sản lượng và hàm lượng công nghệ trong sản phâm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tăng khá An ninh lương thực quốc gia được đảm bảo Một số sản phẩm xuất khẩu chiếm được vị trí cao trên thị trường thế giới Việt Nam từ một nước
phải nhập khẩu lương thực, giờ đây đứng thứ nhất về xuất khẩu hạt tiêu, thứ hai về xuất khẩu gạo, cà phê và hạt điều, thứ tư về cao su Đã hình thành
nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn với tỷ trọng sản phẩm
hàng hóa và xuất khẩu đạt cao, hình thành các mối liên kết giữa sản xuất, chế
biến, tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa nơng sản Thị trường đối với hàng hóa nông nghiệp và ở các vùng nông thôn phát triển mạnh, thúc đây việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa nơng nghiệp Đây là những nhân tố rất quan trọng tạo động lực cho nông nghiệp phát triển phù hợp với xu thế chung của nền kinh tế, góp phần định hình con đường cơng nghiệp hóa đất nước trong những năm tới
Trang 29của toàn ngành, trong khi đó tỷ trọng chăn nuôi tương đối thấp và ty trong dịch vụ khơng đáng kể Trong vịng 15 năm qua, tỷ trọng trồng trot dao động trong khoảng 75,4 - 77,9%; tỷ trọng chăn nuôi trong khoảng 17,8 - 22,4%; tỷ trọng dịch vụ trong khoảng 2,I- 2,9% Thực tế đó cho thấy, sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn là ngành sản xuất sản phẩm thô, chăn nuôi, dịch vụ ở nông thôn chưa phát triển Hơn nữa sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi còn mang nặng tính chất độc canh, manh mún, tự phát Cơ cấu sản xuất giữa các nhóm cây trồng, những năm gần đây tuy đã có tiến bộ so với trước, song tỷ trọng nhóm cây lương thực vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, tỷ trọng các nhóm cây khác như rau đậu, cây công nghiệp, cây ăn quả, tuy có tăng, nhưng tỷ trọng và tốc độ rất hạn chế Khi quan hệ cung - cầu lương thực trên thế giới đã thay đối, thị trường lúa gạo đã bão hòa, việc nhiều địa phương vẫn trong xu hướng duy trì độc canh cây lúa là không hợp lý; thế mạnh của nền nông nghiệp nước ta là sản xuất cây rau quả, cây công nghiệp, cây lấy gỗ vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng
1.2.2 Tư tưởng của Chú tịch Hồ Chí Minh phán ánh trong đường lối
của Đáng cộng sản Việt Nam về đấy mạnh công tác thuỷ lợi, cái tiến nông cụ, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, thực hiện cơng nghiệp hố phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp
Tham nhuan tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta ln coi trọng
vai trò của tiến bộ khoa học, kỹ thuật và ứng dụng vào trong q trình sản xuất nơng nghiệp Ngay sau khi nước nhà thống nhất, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV đã chỉ rõ cần phải tập trung phát động phong trào quần chúng đấy mạnh thủy lợi hóa, bảo đảm tưới tiêu chủ động; làm tốt việc cải tạo đất, khắc phục bạc màu, chua mặn, chống xói mịn; xây dựng hệ thống giống quốc gia, cung cấp các loại giống mới có năng suất cao; áp dụng những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật nông nghiệp, phát huy ưu thế của nông nghiệp
nhiệt đới; đây mạnh cơ khí hóa những vùng lúa trọng điểm và tiến hành từng
Trang 30Cu thể hóa chủ trương của Đại hội IV, những năm 1976-1980 Đảng và
Nhà nước ta đã có nhiều chính sách lớn về đầu tư để làm thủy lợi, thực hiện
cải tạo giống cây trồng, vật nuôi, thực hiện cơ giới hóa, làm đường giao thơng, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế ở nông thơn Vì vậy, cơng tác thủy lợi hóa và cơ giới hóa nơng nghiệp trong giai đoạn này đã được triển khai thực hiện rầm rộ, hàng vạn cơng trình thủy lợi lớn và nhỏ được xây dựng, hàng ngàn động cơ, máy kéo và máy nông nghiệp các loại được đưa vào sản xuất góp phần đây nhanh tiến độ phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp sau chiến tranh
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng chủ trương “đưa nông
nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa” và tiếp tục khẳng định
một trong những nhiệm vụ hàng đầu để phát triển sản xuất nông nghiệp là đây mạnh cách mạng khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp, tích cực xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hóa một bước nông nghiệp Đẩy mạnh thủy lợi hóa, chú ý cả tưới và tiêu; cải tạo đất, xây dựng đồng ruộng; ứng dụng rộng rãi các thành tựu về sinh học trong trồng trọt và chăn ni; mở rộng hóa học hóa, tận dụng các nguồn phân hữu cơ, đi đôi với tìm mọi cách tăng thêm phân hóa học; làm tốt việc phòng trừ sâu bệnh; thực hiện cơ khí hóa thích hợp với
từng địa bàn, kết hợp tốt cơ khí với thủ công và nửa cơ khí, bảo đảm hiệu quả
kinh tế
Trang 31Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã chỉ rõ những yếu kém trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và yêu cầu đầu tư cho nông nghiệp phải đồng bộ từ sản xuất đến chế biến, vận chuyển, bảo quản để có nhiều sản phẩm cuối cùng Mở rộng và hoàn chỉnh các hệ thống thủy lợi; ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ sinh học, đưa vào sử dụng phố biến và ổn định các loại giống mới; đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu về phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y; tăng thêm sức kéo, bảo đảm đủ công cụ thường và công cụ cải tiến thực hiện từng bước và có trọng điểm việc cơ giới hóa; hạ thấp mức hư hao nông sản trong các khâu thu hoạch, bảo quản, vận chuyền, chế biến, chủ động phòng, chống lụt bão
Sau Đại hội VI, các kỳ Dai hdi VII, VIII tiếp theo của Đảng và Ban Chấp hành Trung ương các khoá đều xác định đưa sản xuất nông nghiệp lên một tầm cao mới; đều khẳng định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là vấn đề cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đề đưa nền kinh tế đất nước phát triển, là nhiệm vụ trọng tâm của công nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Quán triệt tư tưởng của Hồ Chí Minh, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
Trang 32nghề, chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn
Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, Hội nghị BCHTW lần thứ năm đã ra
Nghị quyết về đây nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn thời kỳ 2001-2010 Đảng ta đã xác định rõ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp là quá trình chuyền dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện
cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, trên cơ sở đánh giá kết quả
thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, tổng kết 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới
đất nước đã yêu cầu các cấp, các ngành cần đây mạnh hơn nữa việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là giống và kỹ thuật vào sản xuất; tăng cường hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ kỹ thuật khác ở nông thôn, tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong nông, lâm, ngư nghiệp; triển khai đến cơ sở chương trình ứng dụng công nghệ sinh học, nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, kế cả giống thủy sản; chú ý áp dụng công nghệ cao để sản xuất nông sản, thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao
Đường lối của Đảng như trên, chứng tỏ Đảng ta luôn trung thành với Di
huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh Chính nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
Trang 33nghiệp nước ta Nó khơng chỉ nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, mà cịn góp phần đưa nền nông nghiệp nước ta tiếp cận với trình độ phát triển chung của khu vực và tạo tiền đề cho nông nghiệp, nông thôn tăng trưởng một cách bền vững
Những thành tựu khoa học và công nghệ được tạo ra và ứng dụng trong những năm qua chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, lai tạo tuyến chọn các giống mới có năng suất cao, công nghệ tưới tiêu, công nghệ sau thu hoạch, phòng chống dịch bệnh, Đặc biệt là công nghệ sinh học, đã được nghiên cứu và ứng dụng ngày càng sâu rộng trong nông nghiệp, mở ra triển vọng lớn trong tương lai Ước tính trong giai đoạn 2001-2005, việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất đã làm tăng khoảng 30% giá trị của ngành nông nghiệp
Tuy nhiên, việc đưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất cịn chậm; cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn vẫn cịn lúng túng Trình độ khoa học, công nghệ của sản xuất nông nghiệp nhiều mặt còn lạc hậu; năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều loại hàng nơng sản cịn thấp, kém hiệu quả và thiếu bền vững Đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học còn hạn chế về trình độ, bất hợp lý về cơ cấu, thiếu chuyên gia đầu ngành, thiếu các tập thể khoa học và công nghệ mạnh Việc phân bổ và sử dụng đội ngũ cán bộ kỹ thuật chưa hợp lý, phần lớn cán bộ có trình độ chuyên môn tập trung ở các cơ quan cấp tỉnh trở lên, ở huyện số lượng khơng đáng kể, cịn ở cấp xã gần như khơng có
1.2.3 Tư tướng của Chú tịch Hồ Chí Minh phán ánh trong đường lối
của Đăng cộng sản Việt Nam về hợp tác hoá, xã hội hoá sản xuất, xây dựng quan hệ sắn xuất mới trong nông nghiệp, nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Trang 34Đặc trưng của thời kỳ này là phong trào hợp tác hóa phát triển mạnh với mơ hình tập thể hóa, tập trung hóa và chun mơn hóa Cơng cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp ở miền Nam được đây mạnh Đến cuối thập niên bảy mươi các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên căn bản đã hoàn thành việc đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể Đỉnh cao của phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp ở nước ta là vào những năm đầu của thập kỷ tám mươi Theo Báo cáo của Ban nông nghiệp Trung ương, năm 1982 trong cả nước có 16.374 hợp tác xã và 40.228 tập đoàn sản xuất nông nghiệp
Trong thời kỳ (1975-1985) hợp tác xã là đơn vị kinh tế chủ yếu trong
nông nghiệp Hợp tác xã quản lý toàn bộ tư liệu sản xuất, điều hành tất cả các
khâu từ sản xuất, lưu thông, cho tới phân phối sản phẩm đến người lao động
Phong trào hợp tác hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục, phát triển kinh tế sau chiến tranh Nhiều cơng trình thủy lợi, giao thông, phúc lợi công cộng và cơ sở vật chất kỷ thuật khác phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn đã được quan tâm đầu tư xây dựng, đưa vào sử dụng có hiệu quả Công tác quy hoạch, cải tạo đồng ruộng và đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định
Song do căn bệnh chủ quan duy ý chí, giản đơn, nóng vội, tả khuynh, xa rời thực tiễn, xa rời tư tưởng Hồ Chí Minh nên trong quá trình tiến hành hợp tác hóa nơng nghiệp đã vấp phải sai lầm nghiêm trọng Đã không quán triệt đầy đủ nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ, gò ép nông dân vào hợp tác xã, tập đoàn sản xuất; không nắm vững quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, vội đưa hợp tác xã lên quy mơ to, trình độ cao, tập thé hoa triệt để tư liệu sản xuất trong khi chưa có
đủ điều kiện Chưa có chính sách sử dụng đúng đắn kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân, chưa tổ chức tốt việc liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế;
Trang 35Trên cơ sở tông kết thực tiễn, nắm bắt nguyện vọng của nhân dân, ngày
13.01.1981 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 100 về cải tiến
cơng tác khốn, mở rộng khốn sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã, nâng cao vai trò tự chủ của hộ nông dân trong sản xuất nơng nghiệp Hộ gia đình xã viên được đầu tư lao động, tiền vốn, công sức vào thâm canh trên đất hợp tác và được hưởng sản phâm vượt khoán Chỉ thị 100 CT- TW (13/1/1981) được coi là sự đột phá đầu tiên vào mô hình hợp tác hóa kiểu cũ, là luồng gió mới trong sản xuất nông nghiệp, mang lại nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là trong sản xuất lương thực
Sau gần tám năm thực hiện Chỉ thị 100 CT- TW của Ban Bí thư Trung ương (1981-1987), với việc chia sản xuất thành 8 khâu, hợp tác xã thực hiện 5 khâu, xã viên thực hiện 3 khâu đã bộc lộ một số nhược điểm Về cơ bản, cơ chế
khoán sản phẩm vẫn dựa trên mô hình quản lý kinh tế tập trung theo kiểu cũ, phân phối theo công điểm, mức khốn cao và khơng ơn định, người nông dân
phải đóng góp nhiều khoản, lợi ích kinh tế của họ chưa được đảm bảo và chưa
có những ràng buộc chặt chẽ giữa lợi ích và trách nhiệm Sản xuất vẫn bị trì trệ Để giải quyết tình trạng trên, đưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh và
tinh thần của đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng đề ra, ngày 05 tháng
4 năm 1988 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10- NQ/ TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp Nghị quyết đã đặt ra nhiệm vụ sắp xếp, tổ chức lại sản xuất nơng nghiệp; củng có và mở rộng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế; đổi mới quản lý nhà nước trong nông nghiệp; xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa; tăng cường tổ chức cơ sở đảng và các đoàn thể quần chúng Đặc biệt là tập trung tháo gỡ những vướng mắc trong các mặt của quan hệ sản xuất
Trang 36Về quản lý: chủ trương tiếp tục hồn thiện cơ chế khốn sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động, tùy theo ngành nghề lao động cụ thể ở từng nơi, gắn kế hoạch sản xuất với kế hoạch phân phối ngay từ đầu
Về phân phối: xóa bỏ hạch tốn và phân phối theo công điểm, xã viên có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước và đóng góp xây dựng quỹ của hợp tác xã Các hoạt động dịch vụ sản xuất giữa hợp tác xã với xã viên được thông qua bằng quan hệ hàng - tiền Hộ xã viên được quyền tự chủ về kinh tế
Cùng với Chỉ thị 100 của Ban Bí thư, Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị
là một mốc lớn trong quá trình tìm tòi và hoạch định đường lối đổi mới nông
nghiệp của Đảng ta Với việc tập trung giải quyết đồng bộ cả ba nội dung cơ bản về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối gây cản trở sự phát triển sản xuất trước đó, Nghị quyết 10 đã thực sự cởi trói, mở đường cho sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển và khẳng định vai trò tự chủ của hộ gia đình xã viên trong sản xuất nông nghiệp
Trên cơ sở tổng kết Nghị quyết 10 - NQ/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp
hành Trung ương khóa VI, tháng 3.1989, Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành
Trung ương khóa VI đã ra Nghị quyết khắng định, hợp tác xã và tập đoàn sản
xuất là những đơn vị kinh tế hợp tác với nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản
xuất Hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ Quy mô hợp tác xã được mở rộng, bao gồm mọi tổ chức kinh đoanh đo người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức và được quản lý theo nguyên tắc dân chủ, không phân biệt quy mô, trình độ kỹ
thuật, mức độ tập thể hóa tư liệu sản xuất Hội nghị BCHTW lần thứ 5 khóa VII,
ngày 10.6.1993 đã ban hành Nghị quyết số 05-/HNTW tiếp tục bổ sung nhiều chủ trương và biện pháp quan trọng để đây mạnh việc chuyền đổi mơ hình kinh tế hợp
tác trong nông nghiệp Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, kinh tế hop
Trang 37Tiếp sau đó, ngày 10.11.1998 Bộ Chính tri (khóa VIII) đã ra Nghị quyết
số 06-NQ/TW về một số vấn đề về phát triển nông nghiệp, nông thôn Nghị quyết đã nêu ra chủ trương phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã dần dần trở thành nền tảng, hợp tác và hướng dẫn kinh tế tư nhân phát
triển theo đúng pháp luật Tiếp tục phát triển nhiều hình thức kinh tế hợp tác;
các loại hình hợp tác xã dịch vụ cho kinh tế hộ nông dân, từng bước xây dựng hợp tác xã nông nghiệp theo Luật hợp tác xã; chú trọng liên kết kinh tế nhà
nước với các thành phần kinh tế khác Tạo điều kiện và khuyến khích mạnh
mẽ hộ nông dân và những người có khả năng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn
Sau Luật hợp tác xã và Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị BCHTW khóa VIII, một loạt các các chính sách của Đảng và Nhà nước được ban hành như:
Chỉ thị 68 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết BCHTW lần thứ 5
khóa IX, Nghị định 43 qui định Điều lệ mẫu Hop tác xã nông nghiệp, Nghị định
16 về chuyền đổi hợp tác xã cũ theo Luật, Nghị định 15 về chính sách ưu tiên đối với hợp tác xã, Nghị 02 về chức năng quản lý nhà nước đối với hợp tác xã,
Đặc biệt Nghị quyết số 13 Hội nghị BCHTW lần thứ năm, khoá IX đã thống nhất nhận thức về kinh tế tập thể: “Kinh tế tập thể với nhiều hình thức
hợp tác đa dạng mà nòng cốt là các hợp tác xã dựa trên sở hữu của các thành
viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản
xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế
không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn, thành viên kinh tế tập thể bao
Trang 38Từ thống nhất nhận thức trên đây, Luật hợp tác xã đã được sửa đổi và
được Quốc hội thông qua vào tháng 11 năm 2003, tạo khung pháp lý phù hợp hơn cho các hợp tác xã tiếp tục phát triển trong điều kiện mới Luật hợp tác xã sửa đổi đã làm rõ hơn các nguyên tắc tô chức và quan lý hợp tác xã, đồng thời xác định hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có nghĩa là các hợp tác xã được tô chức theo những quy định đặc thù của loại hình kinh tế tuy mang tính dân chủ và tập thể rất cao, nhưng hoạt động thì phải tuân thủ các quy luật thị trường, chấp nhận cạnh tranh như các doanh nghiệp khác để không ngừng vươn lên nâng cao hiệu quả về mọi mặt
Trong lĩnh vực nông nghiệp, cả nước hiện nay có gần 90.000 tổ hợp tác và 8.458 hợp tác xã Những năm vừa qua, các hợp tác xã theo mô hình cũ tồn tại trước khi có Luật hợp tác xã đã từng bước được hướng dẫn và làm thủ tục chun đổi sang mơ hình hợp tác xã kiểu mới Hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã ngày càng ồn định, từng bước có sự phát triển, xuất hiện
nhiều gương điển hình tiên tiến Bên cạnh việc giảm giá thành, làm tốt các khâu địch vụ truyền thống như tưới tiêu, làm đất, bảo vệ thực vật, hướng dẫn
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa giống mới vào sản xuất, một số hợp tác xã đã tổ chức được những loại hình dịch vụ mới phục vụ các hộ thành viên như: dịch vụ đời sống, tín dụng, bảo hiểm, dạy nghề, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, kinh doanh xăng dầu, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, cung cấp nước sạch, Việc mở mang ngành nghề, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, khôi phục ngành hàng truyền thống, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động ngày càng được nhiều hợp tác xã chú trọng Nhiều hợp tác xã đã góp phần chăm lo cho các gia đình chính sách, giữ gìn trật tự, én định chính trị xã hội ở cơ sở
Có thể nói rằng, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sau 20 năm tiến hành đổi mới, kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông
nghiệp đã có những chuyên biến phù hợp với tình hình mới và thu được
Trang 39đất nước Tuy nhiên, kinh tế tập thể hiện nay vẫn chưa thốt khỏi tình trạng yếu kém Sau chuyền đổi, nhiều hợp tác xã vẫn cịn trong tinh trạng trì tré, ty tệ yếu kém trên 30% Trong quá trình chuyền đổi, khơng ít hợp tác xã vẫn chưa đảm bảo đầy đủ các tính chất và nguyên tắc hoạt động theo Luật hợp tác xã Một số hợp tác xã chuyển đổi mang tính hình thức, mới chuyên đôi về tổ chức, chưa có sự chuyền biến rõ rệt về nội dung và phương thức hoạt động Nhiều hợp tác xã sau chuyển đổi hoặc mới vừa thành lập đã bị thiếu vốn, thiếu cán bộ, năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh còn hạn chế, lợi ich dem lại cho thành viên chưa nhiều Phần lớn các hợp tác xã hiện nay quy mô hoạt
động và tiềm lực kinh tế nhỏ bé nên lợi nhuận thu được ít, khả năng tích lũy
Trang 40Chương 2
TINH HINH VAN DUNG TU TUONG CUA CHU TICH HO CHi MINH VE PHAT TRIEN SAN XUAT NONG NGHIEP
O TINH QUANG NGAI
2.1 SU VAN DUNG TU TUONG HO CHi MINH VE PHAT TRIEN SAN XUAT NONG NGHIEP THE HIEN TRONG NGHI QUYET CUA DANG BO TINH QUANG NGAI
Quảng Ngãi là tỉnh thuộc khu vực duyên hai Nam Trung bộ Diện tích tự nhiên là 513.520 ha; trong đó đất nơng nghiệp 99.055 ha, chiếm 19,29% điện
tích tự nhiên; đất lâm nghiệp 143.220,35 ha, chiếm 27,89%; đất chuyên dùng 20.797,35%, chiếm 4,05%; đất ở 6593 ha, chiếm 1,28%; còn lại là đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá 243.852,8 ha, chiếm 47,49% Diện tích đất nơng
nghiệp bình qn đầu người là 826,5 m” Dân số tính đến cuối năm 2005 toàn tinh 1.216.590 người, trong đó sống ở nơng thôn 1.072.510 người, chiếm trên
88,2% dân số toàn tỉnh [62]
2.1.1 Vận dụng tư tưởng của Chú tịch Hồ Chí Minh và đường lối
của Đáng về phát triển toàn diện sản xuất nông nghiệp 6 Quang Ngãi được thể hiện qua các Nghị quyết Đại hội Đáng bộ tính
2.1.1.1 Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (1991 — 1995) Sau một thời gian dài hợp nhất với tỉnh Bình Định thành tỉnh Nghĩa Bình, tháng 7.1989 Quảng Ngãi được tách lập trở lại với địa giới hành chính
cũ Kết cấu hạ tầng kinh tế yếu kém, cơ sở vật chất kỹ thuật nhỏ bé, sản xuất
chậm phát triển lại bị thiên tai liên tiếp, đời sống nhân dân vơ cùng khó khăn Đứng trước tình hình đó, Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIV chủ trương
phải nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thử thách, ồn định và phát triển kinh tế,