1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sách GV hóa 9 .4

41 412 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Chơng 3 Phi kim. Sơ lợc về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học phần 1 : Mở đầu chơng A. Mục tiêu của chơng Sau khi học xong Chơng 3, HS có khả năng : Biết đợc tính chất của phi kim nói chung, tính chất, ứng dụng của clo, cacbon, silic, viết đợc các PTHH minh hoạ cho các tính chất đó. Biết đợc các dạng thù hình chính của cacbon, một số tính chất vật lí tiêu biểu và một số ứng dụng. Nêu đợc tính chất hoá học cơ bản của CO, CO 2 , H 2 CO 3 và muối cacbonat, viết các PTHH. Biết một số ứng dụng của silic đioxit, sơ lợc về công nghiệp silicat (sản xuất gốm, sứ, xi măng, thuỷ tinh). Biết sơ lợc về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học : nguyên tắc sắp xếp, cấu tạo bảng tuần hoàn (ô nguyên tố, chu kì, nhóm), sự biến thiên tuần hoàn tính chất các nguyên tố trong chu kì, nhóm), ý nghĩa của bảng tuần hoàn (biết vị trí suy ra cấu tạo, tính chất và ngợc lại : biết cấu tạo suy ra vị trí và tính chất ). B. yêu cầu của chơng 1. Về nội dung HS biết đợc tính chất của phi kim là tác dụng với kim loại tạo thành muối, tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí và tác dụng với oxi tạo thành oxit axit. 92 Biết đợc clo có những tính chất hoá học của phi kim, clo là phi kim hoạt động hoá học mạnh : Tác dụng với hầu hết kim loại tạo thành muối clorua, tác dụng mạnh với hiđro tạo khí hiđro clorua, khí này tan trong nớc tạo thành dung dịch axit clohiđric, clo không phản ứng trực tiếp với oxi. Ngoài ra clo có tính chất hoá học khác là phản ứng với nớc tạo thành nớc clo, có tính tẩy màu, tác dụng với kiềm tạo thành muối. HS biết một số ứng dụng của clo, nguyên liệu, nguyên tắc, các phản ứng hoá học điều chế clo trong phòng thí nghiệm. Biết đợc cacbon có những tính chất của phi kim nhng điều kiện phản ứng xảy ra với hiđro và với kim loại rất khó khăn, cacbon là phi kim hoạt động hoá học yếu. Ngoài ra, cacbon có tính chất hoá học đợc ứng dụng nhiều là : tác dụng với oxi và với một số oxit kim loại. Trong các phản ứng trên, cacbon thể hiện tính khử. Biết đợc tính chất, ứng dụng hai oxit của cacbon : CO là oxit trung tính (không gọi là oxit không tạo muối), có tính khử mạnh ở nhiệt độ cao, CO 2 là oxit axit. Biết đợc axit cacbonic là axit rất yếu, không bền, dễ phân huỷ thành khí CO 2 và nớc. Biết đợc các tính chất của muối cacbonat và đặc biệt là các muối cacbonat dễ bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao (trừ muối cacbonat trung hoà của kim loại kiềm nh Na 2 CO 3 , K 2 CO 3 ). Biết sơ lợc tính chất của silic đioxit, sơ lợc về công nghiệp silicat gồm một số ngành sản xuất chính (nguyên liệu, các công đoạn chính), liên hệ thực tế với một số cơ sở sản xuất ở nớc ta HS không chỉ nắm đợc nội dung kiến thức về tính chất, ứng dụng của phi kim và một số hợp chất mà điều quan trọng là nắm đợc phơng pháp để tìm ra nội dung đó nh : nhớ lại, làm thí nghiệm, quan sát, giải thích, nhận xét, so sánh, rút ra kết luận. Về mức độ nội dung kiến thức : chỉ yêu cầu HS biết đợc tính chất, ứng dụng của phi kim nói chung và một số phi kim cụ thể nh : clo, cacbon, silic mà cha yêu cầu HS hiểu đợc tại sao chúng có tính chất vật lí và hoá học này. Không giải thích tính tẩy màu của clo ẩm là do axit HClO bị phân huỷ thành oxi nguyên tử mà giải thích là do HClO có tính oxi hoá mạnh nên có tính tẩy màu. Đối với các PTHH, cần chú ý : Dùng 2 mũi tên ngợc chiều ( ) thay cho dấu trong phản ứng Cl 2 + H 2 O. 93 Ghi điều kiện phản ứng và trạng thái của chất tham gia và sản phẩm tạo thành sau phản ứng. 2. Về phơng pháp : GV không thông báo kiến thức sẵn có cho HS mà chủ yếu GV tổ chức cho HS tích cực hoạt động chiếm lĩnh kiến thức mới. Thí dụ : Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 8 và chơng 1, 2 lớp 9. Yêu cầu HS suy luận từ tính chất của phi kim tới tính chất của phi kim cụ thể và dùng thí nghiệm và các kiến thức đã biết để kiểm tra dự đoán. HS liên hệ kiến thức về tính chất, ứng dụng của clo, cacbon, silic với hiện tợng trong thực tế đời sống. Nhận xét, khái quát hoá và rút ra kết luận về tính chất của phi kim. Khai thác thí nghiệm chủ yếu theo hớng nghiên cứu : Từ thí nghiệm quan sát hiện tợng, giải thích, dự đoán chất tạo thành, rút ra kết luận về tính chất của phi kim, kiểm tra dự đoán về tính chất hoá học của clo, cacbon và một số hợp chất của chúng. Hạn chế sử dụng thí nghiệm hoá học để minh hoạ cho lời nói của GV. Trong quá trình dạy học chơng 3, GV cần kết hợp thêm một số phơng pháp khác, thí dụ : Phơng pháp thảo luận nhóm và toàn lớp. Phơng pháp hoạt động theo nhóm nhỏ. Phơng pháp nêu và giải quyết vấn đề. Sử dụng câu hỏi và bài tập để hình thành kiến thức mới. Sử dụng thiết bị nghe nhìn nh máy chiếu, bản trong, băng video, máy vi tính và đĩa CD, đĩa mềm (nếu có). Sử dụng bảng phụ, phiếu học tập một cách thích hợp nhằm tạo điều kiện cho HS tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức mới về phi kim. Chú ý cho HS quan sát nhận xét tranh ảnh, sơ đồ, hình vẽ để rút ra nhận xét về quy trình sản xuất, cách tiến hành thí nghiệm, hiện tợng thí nghiệm, dự đoán chất tạo thành, hạn chế sử dụng các thiết bị dạy học để chứng minh cho lời nói của GV. Trong quá trình tổ chức dạy học, hạn chế thông báo kiến thức mà HS có thể tự tìm tòi, phát hiện đợc. Với một số kiến thức HS không thể tự tìm tòi hoặc khai thác kiến thức cũ, HS có thể tự đọc và rút ra nhận xét. 94 GV có thể cho HS làm một số thí nghiệm khác tơng tự một số thí nghiệm đã trình bày trong bài học, phù hợp với điều kiện từng trờng, từng địa phơng để HS có thể dễ dàng rút ra tính chất vật lí, tính chất hoá học chung của phi kim và của clo, cacbon, silic. Trong quá trình tìm hiểu tính chất vật lí, hoá học và ứng dụng của các chất, GV yêu cầu HS liên hệ với các hiện tợng trong đời sống sản xuất, trong cuộc sống ở địa phơng, trong nớc và trên thế giới. Chú ý : HS chỉ sử dụng SGK trong giờ học khi nội dung yêu cầu HS tự đọc nội dung SGK. Với các nội dung khác, yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ, nghiên cứu thí nghiệm, dự đoán và kiểm tra dự đoán , yêu cầu HS không sử dụng SGK trong giờ học. phần 2 : Dạy các bài cụ thể Bài 25 (1 tiết) Tính chất của phi kim A. mục tiêu của bài học 1. Kiến thức Biết một số tính chất vật lí của phi kim : Phi kim tồn tại cả ở ba trạng thái rắn, lỏng, khí. Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp. Biết những tính chất hoá học của phi kim : tác dụng với oxi, với kim loại và với hiđro. Mức độ hoạt động của các phi kim khác nhau. 2. Kĩ năng Biết sử dụng những kiến thức đã biết (quan sát mẫu vật trong thực tế, phản ứng của oxi với hiđro, của oxi với kim loại) để rút ra tính chất hoá học và vật lí của phi kim. 95 Biết nghiên cứu thí nghiệm của clo tác dụng với hiđro để rút ra tính chất hoá học của phi kim. Viết đợc các PTHH minh hoạ cho tính chất hoá học của phi kim, tác dụng với kim loại, hiđro. Từ phản ứng cụ thể biết khái quát hoá thành tính chất hoá học của phi kim nói chung. B. chuẩn bị đồ dùng dạy học Thí nghiệm clo tác dụng với hiđro : Dụng cụ điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm. Lọ đựng khí clo. Dụng cụ điều chế khí hiđro (xem chơng 5, SGK Hoá học 8) và có ống dẫn khí nh hình 3.1, SGK Hoá học 9. C. Tổ chức dạy học I Tính chất vật lí GV yêu cầu HS tự đọc SGK rút ra nhận xét, lấy thí dụ minh hoạ. II tính chất hoá học Học sinh đã biết một số phản ứng của phi kim ở bài oxi, hiđro (lớp 8), tính chất hoá học của kim loại, tính chất hoá học của nhôm và sắt Do đó GV cần đặt câu hỏi để HS nhớ lại, từ đó khái quát hoá thành tính chất hoá học của phi kim. Clo là một phi kim độc nên GV chuẩn bị thu khí clo vào bình thuỷ tinh trớc trong phòng thí nghiệm. GV làm thí nghiệm biểu diễn hiđro cháy trong khí clo mà không nên cho HS làm thí nghiệm. HS quan sát thí nghiệm, mô tả hiện tợng, giải thích và viết PTHH. 1. Tác dụng với kim loại GV nêu nhiệm vụ để HS tự xây dựng kiến thức từ các kiến thức đã biết. Hoạt động của HS : Nhớ lại phản ứng của oxi với kim loại thờng tạo thành oxit bazơ (bài Kim loại). Viết PTHH. Nhớ lại phi kim khác tác dụng với kim loại thờng tạo thành muối, nêu hiện tợng và viết PTHH. 96 HS rút ra nhận xét chung : Oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit bazơ, phi kim khác tác dụng với kim loại tạo thành muối. 2. Tác dụng với hiđro Hoạt động của GV : Giao nhiệm vụ và hớng dẫn HS thực hiện. Nêu câu hỏi : Các em đã biết phản ứng của phi kim nào với hiđro ? Làm thí nghiệm biểu diễn khí hiđro cháy trong khí clo. Hoạt động của HS : Thực hiện các nhiệm vụ do GV giao cho. Nhớ lại phản ứng của oxi với hiđro tạo thành nớc, nêu hiện tợng, viết PTHH. HS nghiên cứu thí nghiệm : Quan sát trạng thái, màu sắc của khí hiđro và khí clo trớc phản ứng, hiện tợng khí hiđro cháy trong khí clo (màu ngọn lửa, độ sáng), hiện tợng hoà tan sản phẩm trong nớc, sự chuyển màu của quỳ tím HS thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm báo cáo kết quả, bổ sung ý kiến, viết PTHH. HS rút ra kết luận về phản ứng của phi kim với hiđro. Chú ý : Cần đốt thử hiđro trớc để tránh nổ do khí hiđro có lẫn khí oxi của không khí. 3. Tác dụng với oxi ở lớp 8, HS đã nghiên cứu thí nghiệm : Lu huỳnh, photpho cháy trong oxi. Do đó, GV yêu cầu HS nhớ lại, nêu hiện tợng, viết PTHH và rút ra nhận xét tác dụng của phi kim với oxi cũng nh sản phẩm tạo thành thuộc loại oxit axit. HS tự xây dựng kiến thức mới : Nêu thí dụ, viết PTHH, nhận xét loại chất tạo thành. Khái quát hoá về tác dụng của phi kim với oxi : điều kiện, chất tạo thành 4. Mức độ hoạt động hoá học của phi kim GV thông báo cho HS biết : Các phi kim khác nhau hoạt động hoá học mạnh, yếu khác nhau. F, Cl, O, Br, I là những phi kim hoạt động hoá học mạnh ; C, Si là những phi kim hoạt động hoá học yếu hơn. Mức độ mạnh, yếu của phi kim đợc xét căn cứ vào khả năng, mức độ phản ứng của phi kim với hiđro hoặc với kim loại. Thí dụ : Hỗn hợp flo và hiđro nổ trong bóng tối. Clo phản ứng với hiđro khi chiếu sáng, brom phản ứng với hiđro khi đun nóng, iot phản ứng với hiđro ở nhiệt 97 độ cao, cacbon phản ứng với hiđro ở nhiệt độ rất cao. Clo đẩy đợc brom, brom đẩy đợc iot ra khỏi dung dịch muối. 2 2 Cl 2NaBr 2NaCl Br+ + 2 2 Br 2NaI 2NaBr I+ + Clo tác dụng với sắt tạo thành hợp chất sắt (III) clorua. Lu huỳnh tác dụng với sắt chỉ tạo thành hợp chất sắt có hoá trị II. Rút ra kiến thức cần nhớ. Cuối bài, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 phút để rút ra những kiến thức cần nhớ. Nếu còn thời gian, GV cho HS làm bài tập 1, 2, 3 trong SGK để củng cố kiến thức. d. hớng dẫn giải bài tập trong sgk 5. Hớng dẫn Có thể thay tên các chất trong sơ đồ nh sau : S SO 2 SO 3 H 2 SO 4 Na 2 SO 4 BaSO 4 6.* PTHH : Fe + S o t FeS Dựa vào tỉ lệ khối lợng của Fe và S thì Fe còn d sau phản ứng. Hỗn hợp A gồm FeS mới tạo thành và Fe d sau phản ứng : FeS + 2HCl FeCl 2 + H 2 S Fe + 2HCl FeCl 2 + H 2 Hỗn hợp khí B gồm : H 2 S và H 2 . Khối lợng Fe phản ứng với 1,6 g S là : Fe 1,6 56 m 2,8(g) 5,6(g) 32 ì = = < , vậy lợng Fe d : 5,6 2,8 = 2,8 (g). Số mol FeS bằng số mol của S : 1,6 32 = 0,05 (mol). Số mol Fe d : 2,8 : 56 = 0,05 (mol). Số mol HCl phản ứng : 0,2 (mol). Thể tích dung dịch HCl : 0,2 1 = 0,2 (lít). 98 Bài 26 (2 tiết) Clo A. mục tiêu của bài học 1. Kiến thức a) HS biết đợc tính chất vật lí của clo : Khí, màu vàng lục, mùi hắc, rất độc. Tan đợc trong nớc, hơi nặng hơn không khí. b) HS biết đợc tính chất hoá học của clo : Clo có một số tính chất hoá học của phi kim : tác dụng với hiđro tạo thành chất khí, tác dụng với kim loại tạo thành muối clorua. Clo tác dụng với nớc tạo thành dung dịch axit, có tính tẩy màu, tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối. c) HS biết đợc một số ứng dụng của clo. d) HS biết đợc phơng pháp : Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm : bộ dụng cụ, hoá chất, thao tác thí nghiệm, cách thu khí Điều chế khí clo trong công nghiệp : điện phân dung dịch NaCl bão hoà có màng ngăn. 2. Kĩ năng Biết dự đoán tính chất hoá học của clo và kiểm tra dự đoán bằng các kiến thức có liên quan và thí nghiệm hoá học. Biết các thao tác tiến hành thí nghiệm : đồng tác dụng với khí clo, điều chế clo trong phòng thí nghiệm, clo tác dụng với nớc, clo tác dụng với dung dịch kiềm. Biết cách quan sát hiện tợng, giải thích và rút ra kết luận. Viết đợc các PTHH minh hoạ cho tính chất hoá học, điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Biết quan sát sơ đồ, đọc nội dung SGK để rút ra các kiến thức về tính chất, ứng dụng và điều chế khí clo. 99 B. chuẩn bị đồ dùng dạy học 1. Thí nghiệm phản ứng đốt cháy dây đồng trong khí clo gồm : một bình đựng khí clo, một dây đồng quấn hình lò xo đính với nút bấc, nớc, đèn cồn, diêm. 2. Thí nghiệm clo tác dụng với nớc và thử tính tẩy màu của clo ẩm. Mỗi nhóm có một ống nghiệm (hoặc lọ) đựng khí clo có nút đậy, một cốc nớc, giấy quỳ tím. 3. Thí nghiệm tác dụng của clo với dung dịch kiềm : một ống nghiệm (hoặc lọ) đựng khí clo, một ống nghiệm đựng khoảng 12 ml dung dịch NaOH. 4. Thí nghiệm điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm : Một bộ dụng cụ nh hình vẽ 3.5, trang 79, SGK, dung dịch HCl đặc, MnO 2 , đèn cồn, diêm, bông tẩm xút, bình đựng khí. 5. Sơ đồ thùng điện phân dung dịch muối ăn để điều chế khí clo trong công nghiệp. C. Tổ chức dạy học Phơng pháp chung : Trớc khi nghiên cứu tính chất hoá học của clo, HS đã biết tính chất hoá học của phi kim và một số phản ứng của clo với kim loại, với hiđro Do đó, định hớng chung là : Yêu cầu HS dự đoán tính chất hoá học của clo dựa vào tính chất hoá học của phi kim. Đồng thời, dựa vào các phản ứng đã biết và thí nghiệm để kiểm tra các dự đoán của mình. HS tự rút ra một số tính chất đặc biệt của clo. Mở bài : GV nêu vấn đề : ở bài trớc các em đã biết một số tính chất của phi kim. Clo là nguyên tố phi kim. Vậy clo có đầy đủ tính chất của phi kim không ? Ngoài ra clo có tính chất nào khác ? I tính chất vật lí GV cho học sinh quan sát bình đựng khí clo. HS quan sát trạng thái, màu sắc, GV nêu nhận xét về mùi của khí clo. GV yêu cầu : Clo còn có tính chất vật lí nào khác ? Các em hãy đọc thông tin này từ SGK. Nội dung này chỉ nên thực hiện trong 3 5 phút. 100 II tính chất hoá học 1. Clo có những tính chất hoá học của phi kim không ? Hoạt động của GV : Giao nhiệm vụ cho HS, hớng dẫn HS hoạt động để tìm ra tính chất hóa học của clo. Nêu vấn đề : Liệu clo có những tính chất hoá học của phi kim hay không ? Thực hiện thí nghiệm biểu diễn : Clo phản ứng với đồng. Hoạt động của HS : Thực hiện các nhiệm vụ do GV nêu ra. HS nhắc lại tính chất của phi kim và nêu dự đoán về tính chất hoá học của clo. HS nêu thí dụ phản ứng của clo với hiđro, với sắt, viết PTHH. HS quan sát hiện tợng, giải thích và viết PTHH của clo với đồng. Trả lời câu hỏi : Clo không phản ứng với oxi. HS kết luận về tính chất hoá học của clo. Chú ý : Clo không phản ứng với oxi để tạo oxit axit. Qua những phản ứng trên, ta kết luận : Clo có những tính chất hoá học của phi kim ; Clo tác dụng mạnh với hiđro tạo hợp chất khí, tác dụng với hầu hết kim loại ở nhiệt độ cao tạo ra muối clorua. Clo là phi kim hoạt động hoá học mạnh. Do đó, trong tự nhiên clo không tồn tại ở dạng đơn chất mà chủ yếu ở dạng hợp chất. 2. Clo còn có tính chất hoá học nào khác ? Sau khi kết luận phần 1, GV nêu vấn đề : ngoài một số tính chất của phi kim, clo còn có tính chất nào khác ? a) Tác dụng với nớc GV làm thí nghiệm tác dụng của clo với nớc. HS : Quan sát màu sắc, nhận xét về mùi của nớc clo. Quan sát màu sắc giấy quỳ trớc và sau khi tiếp xúc với nớc clo. Giải thích hiện tợng. GV : Bản chất phản ứng của clo với nớc là xảy ra theo hai chiều ngợc nhau. Từ đó giải thích hiện tợng màu, mùi của nớc clo và tính tẩy màu của clo ẩm hoặc nớc clo nh SGK. 101 [...]... hoàn Do đó, GV yêu cầu HS tự đọc để rút ra thông tin cần thiết GV yêu cầu HS thảo luận, bổ sung ý kiến và chốt lại : Hiện nay các nguyên tố đợc sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử II cấu tạo Bảng tuần hoàn GV yêu cầu HS quan sát bảng tuần hoàn và giới thiệu về ô nguyên tố, chu kì và nhóm 1 Ô nguyên tố GV hớng dẫn HS nhận thức từ cụ thể đến khái quát và ngợc lại GV nêu vấn... Ô nguyên tố cho biết gì ? Số hiệu nguyên tử cho biết gì ? 2 Chu kì GV giới thiệu : Có 7 chu kì của bảng tuần hoàn (chu kì 7 cha đầy đủ) GV nêu vấn đề : Các chu kì có đặc điểm gì giống nhau ? 120 Sau đó, GV yêu cầu HS đọc thông tin trong bài học về chu kì Từ các thông tin chung này, GV yêu cầu HS vận dụng để tìm hiểu chu kì 1, 2, 3 GV yêu cầu HS quan sát chu kì 1 và trả lời câu hỏi : Số lợng nguyên... với axit Vậy clo phản ứng với dung dịch NaOH tạo thành muối Hoạt động của GV : Sau khi HS nêu ra hai cách đó, GV có thể hỏi cả lớp xem ai đồng ý với cách suy nghĩ của bạn GV đề nghị HS suy nghĩ để đa ra cách giải quyết : Nghiên cứu thí nghiệm xem clo có phản ứng với dung dịch NaOH hay không để kiểm tra dự đoán nào là đúng GV thực hiện thí nghiệm nh SGK (hoặc có thể rót nhanh dung dịch NaOH vào lọ... Sản xuất natri hiđroxit GV nêu vấn đề : Vậy điều chế khí clo trong công nghiệp có gì khác ? GV giới thiệu tên phơng pháp, yêu cầu HS quan sát sơ đồ bình điện phân để mô tả quá trình điều chế clo trong công nghiệp Dự đoán sản phẩm và viết PTHH GV cho HS thảo luận nhóm, báo cáo kết quả và GV chốt lại nh SGK GV yêu cầu HS rút ra những kiến thức cần nhớ D hớng dẫn giải bài tập trong sgk 1 Vừa là hiện... tăng từ 3+ đến 87+ ở nhóm I và từ 9+ đến 85+ ở nhóm VII GV yêu cầu HS thảo luận rút ra nhận xét đúng về nhóm nh SGK Chú ý : Ngoài cách đã nêu trên, GV có thể thông báo về đặc điểm của ô nguyên tố, nhóm, chu kì và yêu cầu HS vận dụng để xem xét các ô, chu kì, nhóm cụ thể nh bài học III Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn 1 Trong một chu kì GV thông báo quy luật biến đổi tính... biến đổi tính kim loại, tính phi kim, GV thông báo để HS vận dụng ở nhóm I và nhóm VII Thí dụ : GV nêu vấn đề : Sự biến đổi số lớp electron, quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim trong nhóm có gì khác chu kì ? GV yêu cầu HS tự đọc SGK và trả lời câu hỏi 1 Nêu quy luật 2 Phân tích thí dụ đối với nhóm I, nhóm VII để chứng minh cho quy luật 3 Kết luận nh SGK GV nêu bài tập để HS vận dụng quy luật... PTHH Có thể HS đa ra các dãy chuyển đổi khác nhau, GV yêu cầu HS thảo luận để đa về dãy chuyển đổi nh mong muốn : H2S ơ S SO2 SO3 H2SO4 FeS Sau đó GV yêu cầu HS từ sơ đồ chuyển đổi trên, chỉ rõ loại chất từ các chất cụ thể và đa về sơ đồ biểu diễn tính chất hoá học của phi kim (sơ đồ 1) GV yêu cầu HS thảo luận để đa ra kết quả đúng Cách 2 : GV yêu cầu HS thiết lập trực tiếp sơ đồ dãy chuyển... lại chất màu trên bề mặt của nó GV cho HS biết thêm một số hiện tợng hoặc yêu cầu HS kể một số hiện tợng chứng tỏ tính hấp phụ màu, mùi của than gỗ và ứng dụng của tính chất này trong đời sống nh lọc nớc, khử mùi khê của cơm HS rút ra nhận xét : Than gỗ có tính hấp phụ 2 Tính chất hoá học GV đặt vấn đề : Liệu cacbon có tính chất hoá học của phi kim nói chung không ? GV thông báo cho HS một số thông... CO2 tạo thành và giải phóng khí oxi 5 Khối lợng cacbon : 0 ,9 ì 5 = 4,5 (kg) Nhiệt lợng toả ra : 4,5 ì 103 ì 394 = 147750 (kJ) 12 Bài 28 (1 tiết) Các oxit của cacbon A mục tiêu bài học 1 Kiến thức HS biết đợc : Cacbon tạo hai oxit tơng ứng là CO và CO2 CO là oxit trung tính, có tính khử mạnh CO2 là oxit axit tơng ứng với axit hai lần axit 1 09 2 Kĩ năng Biết nguyên tắc điều chế khí CO 2 trong phòng... 3 để rửa khí, 1 lọ có nút để thu khí Thí nghiệm CO 2 phản ứng với nớc : ống nghiệm đựng nớc và giấy quỳ tím C tổ chức dạy học I cacbon oxit Hoạt động của GV : GV nêu vấn đề đồng thời đặt câu hỏi để HS nhớ lại một số phản ứng đã biết Ngoài ra GV cho HS quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm chứng tỏ tính chất của cacbon oxit Yêu cầu HS đọc bài học để có thêm thông tin Hoạt động của HS : HS tự đọc SGK . thụ khí CO 2 tạo thành và giải phóng khí oxi. 5. Khối lợng cacbon : 0 ,9 ì 5 = 4, 5 (kg). Nhiệt lợng toả ra : 3 4, 5 10 3 94 147 750(kJ). 12 ì ì = Bài 28 (1 tiết) Các oxit của cacbon A. mục tiêu bài. thức HS không thể tự tìm tòi hoặc khai thác kiến thức cũ, HS có thể tự đọc và rút ra nhận xét. 94 GV có thể cho HS làm một số thí nghiệm khác tơng tự một số thí nghiệm đã trình bày trong bài. sgk 5. Hớng dẫn Có thể thay tên các chất trong sơ đồ nh sau : S SO 2 SO 3 H 2 SO 4 Na 2 SO 4 BaSO 4 6.* PTHH : Fe + S o t FeS Dựa vào tỉ lệ khối lợng của Fe và S thì Fe còn d sau phản

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:00

Xem thêm: Sách GV hóa 9 .4

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    A. Mục tiêu của chương

    B. yêu cầu của chương

    A. mục tiêu của bài học

    B. chuẩn bị đồ dùng dạy học

    C. Tổ chức dạy học

    I Tính chất vật lí

    II tính chất hoá học

    d. hướng dẫn giải bài tập trong sgk

    A. mục tiêu của bài học

    B. chuẩn bị đồ dùng dạy học

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w