1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào phát triển kinh tế ở Quảng Bình

65 3,8K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 297 KB

Nội dung

Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào phát triển kinh tế ở Quảng Bình. Trong thời gian vừa qua ở Việt Nam, việc cải cách các chính sách kinh tế đã có ảnh hưởng tích cực tới việc tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy kinh tế nước ta đang có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước trên thế giới. Do đó, cần phải nghiên cứu nền kinh tế để có những giải pháp đúng đắn cho sự phát triển kinh tế.

Trang 1

A MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong đời sống hằng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn hình muôn vẻ,con người dần dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại củacác hiện tượng, từ đó hình thành nên khái niệm "quy luật" Với tư cách là phạmtrù của lý luận nhận thức, khái niệm "quy luật" là sản phẩm của tư duy khoa học,phản ánh sự liên hệ của các sự vật và tính chỉnh thể của chúng

Các quy luật của tự nhiên, của xã hội cũng như của tư duy con người đềumang tính khách quan Con người không thể tạo ra hoặc tự ý xóa bỏ được quyluật mà chỉ nhận thức và vận dụng nó trong thực tiễn

Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngượclại ( gọi tắt là quy luật lượng-chất) là một trong ba quy luật của phép biện chứngduy vật, nó cho biết phương thức của sự vận động, phát triển Với tính chất đóquy luật lượng - chất đã chiếm giữ vị trí quan trọng trong vai trò phương phápluận của triết học Mác - lênin Nhận thức được quy luật này có ý nghĩa rất quantrọng trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng nếunhận thức không đúng quy luật này sẽ dẫn đến tư tưởng tả khuynh, hữu khuynh

Tả khuynh là phủ nhận sự tích lũy về lượng, muốn có ngay sự thay đổi về chất,còn hữu khuynh là khi chất đã biến đổi vượt quá giới hạn độ nhưng không dámthực hiện sự thay đổi căn bản về chất

Kinh tế là ngành không thể thiếu của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.Chính vì thế nó chiếm một vai trò rất quan trọng trong hệ thống nhà nước củamỗi quốc gia Không chỉ có vậy, lĩnh vực kinh tế còn ảnh hưởng đến mọi mặtcủa đời sống xã hội như: chính trị, văn hóa, tư tưởng, môi trường do có vai tròquan trọng như vậy nên mỗi một thay đổi dù lớn hay nhỏ của ngành kinh tế đềuảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước

Trang 2

Trong thời gian vừa qua ở Việt Nam, việc cải cách các chính sách kinh tế

đã có ảnh hưởng tích cực tới việc tăng trưởng kinh tế Tuy vậy kinh tế nước tađang có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước trên thế giới Do đó, cầnphải nghiên cứu nền kinh tế để có những giải pháp đúng đắn cho sự phát triểnkinh tế

Trong thời đại ngày nay, khi đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mớitoàn diện, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửahội nhập quốc tế, trong bối cảnh có nhiều cơ hội và thách thức lớn Thực tiễn đóđặt ra nhiều vấn đề mới đối với sự lãnh đạo của Đảng, trong đó vấn đề trọng tâm

là đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, đây là nhiệm vụ then chốt để đảm bảođưa nước ta sánh vai với các cường quốc trên thế giới Trong đại hội IX Đảng đã

đề ra mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm ( 2001- 2010) là:

" Đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sốngvật chất tinh thần của nhân dân tạo nền tảng để đến 2020 nước ta cơ bản trởthành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Thể chế kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trêntrường quốc tế được nâng cao" Quán triệt quan điểm của đại hội IX, Đảng uỷQuảng Bình đã không ngừng cố gắng đẩy mạnh công cuộc xây dựng và pháttriển nhằm đưa Quảng Bình thoát khỏi tỉnh nghèo, phát triển nhanh và bền vững

Để thực hiện được điều này trong những năm tới thì một trong những vấn đề cầnquan tâm giải quyết đó là phải có những phương hướng đúng trong quá trình đổimới và phát triển nền kinh tế của tỉnh để đề ra những chính sách, quan điểm,biện pháp phát triển kinh tế toàn diện

Thực tế sau những năm đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng,lãnh đạo, đã được nhân dân đồng tình hưởng ứng, đã đạt được những thành tựu

to lớn và có ý nghĩa lịch sử trọng đại, quán triệt chủ trương của Đảng và Nhànước trong những năm qua tốc độ phát triển kinh tế đồng đều và bền vững củatỉnh Quảng Bình đã mang lại nhiều thành quả quan trọng Điều này cho thấy sự

Trang 3

đúng đắn, kịp thời, hợp lý của Đảng bộ và năng lực thực tiễn của tỉnh QuảngBình Tỉnh đang dần từng bước khẳng định vị thế của mình trong sự phát triểnchung của toàn quốc trong thời kỳ hội nhập kinh tế Sở dĩ đạt được những thànhtựu như ngày nay là do sự nổ lực rất lớn của Đảng uỷ và nhân dân Quảng Bình.Chính vì thế vận dụng quy luật lượng - chất vào việc phát triển kinh tế ở tỉnhQuảng Bình là một công việc hết sức quan trọng trong công tác xây dựng vàphát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay

Những vấn đề nêu trên cũng là lí do tôi chọn đề tài: "Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào phát triển kinh tế ở Quảng Bình" làm khoá luận tốt

-nghiệp ngành triết học của mình

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Quy luật lượng - chất là vấn đề đã được nhiều nhà triết học từ trước đếnnay quan tâm, nhưng chỉ đến khi chủ nghĩa Mác ra đời, quy luật này mới đượctrình bày một cách khoa học, có hệ thống với những cơ sở lý luận đầy đủ nhấtcủa nó Quy luật này hợp thành với toàn bộ lý luận về phép biện chứng đã trởthành cơ sở lý luận để các nhà khoa học vận dụng vào quá trình nghiên cứu vàhoạt động thực tiễn Trong quá trình thu thập tài liệu, nội dung quy luật lượng -

chất đã được nhiều tác giả nghiên cứu, chẳng hạn: " Chủ nghĩa duy vật biện chứng lý luận và vận dụng", NXB SGK Mác - Lênin, HN, 1985; " Những vấn đề triết học trong hoá học", NXB GD, HN,1983; " Triết học Mác - Lênin", NXB,

SGK Mác - Lênin, HN, 1977

Quy luật lượng - chất chủ yếu được trình bày ở trong giáo trình triết học

Mác - LêNin của học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, mới nhất là " Giáo trình triết học Mác - Lênin", NXB CTQG, HN, 2004 do hội đồng trung ương biên soạn; " Giáo trình tư liệu triết học Mác - Lênin ", NXB Thuận Hoá, Huế, 2002; “ Quy luật lượng- chất trong lịch sử triết học và sự vận dụng vào việc nâng cao năng lực quản lý của cán bộ lãnh đạo Thừa Thiên Huế”, Luận văn thạc sĩ triết học của Trần Thanh Bình (2004); “ Quan điểm của triết học Mác-

Trang 4

Lênin về mối quan hệ giữa chất và lượng với việc xây dựng đội ngủ nữ cán bộ, công chức ở các trường Cao đẳng tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay”,

Luận văn thạc sĩ khoa học của Nguyễn Thị Kim Anh (2006) Đối với việc vậndụng quy luật lượng - chất vào quá trình phát triển kinh tế ở Quảng Bình thì đây

là vấn đề hoàn toàn mới, đã có nhiều công trình đề cập đến vấn đề vận dụng

nhưng dưới góc độ khác nhau như: Nghị quyết số 56/2006/QH11 “ Nghị quyết

về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006- 2010”, Công báo tháng 7, số 21+22, ngày 24/07/2006; Tạp chí Triết học, số 7 (2010): “ Mấy vấn đề về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay” của Lương Đình Hải; Tạp chí Triết học, số 7 (2008) “Vấn đề phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay”, Nguyễn Đức Luận; Lương Ngọc Bính, “Quảng Bình: Những thành tựu sau gần 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới”, Tạp chí Cộng sản, Số 858s (4/2014); Nguyễn Sinh Hùng, sĐoàn kết, nổ lực phấn đấu thực hiện tốt hơn nữa nghị quyết của trung ương về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Tạp chí Cộng sản, số 858 (4/2014) Những công trình nghiên cứu trên có giá trị

khoa học cao, nhìn một cách tổng quát các công trình đó đã giải quyết đượcnhững vấn đề về lý luận, về phương pháp định hướng cho việc giải quyết nhữngnội dung liên quan đến đề tài Những vấn đề liên quan đó là những chỉ dẫn, gợi

ý hết sức quý báu cho việc triển khai nội dung nghiên cứu của khoá luận tuynhiên cho đến nay chưa có một công trình nào trình bày làm rõ tính lịch sử củaquy luật lượng - chất cũng như việc vận dụng quy luật này vào quá trình pháttriển kinh tế ở tỉnh Quảng Bình

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

3.1 Mục đích của đề tài

Nghiên cứu đề tài: :" Quy luật lượng - chất và sự vận dụng vào phát triểnkinh tế ở Quảng Bình" Em muốn làm rõ các mục đích sau:

Trang 5

Làm rõ các khái niệm quy luật lượng - chất trong lịch sử triết học thôngqua các cặp phạm trù, các khái niệm bổ trợ Đặc biệt chú ý tới quan niệm củatriết học cổ điển Đức và triết học Mác - Lênin

Khẳng định vận dụng quy luật lượng - chất vào sự phát triển kinh tế ở tỉnhQuảng Bình thông qua các giải pháp thể hiện của mối quan hệ biện chứng giữalượng và chất góp phần đáp ứng được đòi hỏi trong công tác xây dựng và pháttriển kinh tế trong giai đoạn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ của đề tài

Để thực hiện mục đích trên khoá luận cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Làm rõ những nội dung cơ bản của quy luật lượng - chất

- Chỉ ra thực trạng của quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Quảng Bìnhđồng thời nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao, phát triển kinh tế - xã hộitrong giai đoạn hiện nay

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu quy luật lượng - chất trong lịch sử triết họcMác- Lênin và sự vận dụng vào quá trình phát triển kinh tế ở tỉnh Quảng Bình

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trên cơ sở khái quát nội dung cơ bản của quy luật lượng - chất Tập trungnhất vẫn là quy luật lượng - chất của Mác - Lênin từ đó vận dụng vào phát triểnkinh tế ở Quảng Bình

5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Cơ sở lý luận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để tìm hiểu nghiên cứu quy luật lượng - chất,các quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh để vậndụng vào quá trình phát triển kinh tế ở tỉnh Quảng bình

Trang 6

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu như: Phương pháp biệnchứng duy vật, phương pháp lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, diễn dịch - quynạp, so sánh - đối chiếu, gắn lý luận với thực tiễn để làm rõ các vấn đề mànhiệm vụ đề tài đặt ra

6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài làm rõ lý luận chung của chủ nghĩa Mác Lênin về quy luật lượng chất, chỉ ra được thực trạng và những điều kiện để nâng cao hiệu quả nền kinh tếtrong giai đoạn đổi mới và đưa ra những phương hướng để phát triển kinh tế ởtỉnh Quảng Bình hiện nay

-Đề tài đã đề xuất giải pháp để phát triển kinh tế ở Quảng Bình trong nhữngnăm tới, đồng thời đề tài cũng là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tácnghiên cứu, giảng dạy, học tập cho độc giả nhất là sinh viên chuyên ngành Triếthọc

7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tàiđược kết cấu với 2 chương 4 tiết

Chương 1: Khái luận chung về quy luật lượng - chất

Chương 2: Vận dụng quy luật lượng - chất vào phát triển kinh tế ở QuảngBình

Trang 7

B NỘI DUNG CHƯƠNG I KHÁI LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT LƯỢNG - CHẤT

"Quy luật" là sản phẩm của tư duy khoa học phản ánh sự liên hệ của các sựvật, về tính chỉnh thể của chúng V.I.Lênin viết rằng: " Khái niệm quy luật làmột trong những giai đoạn của sự nhận thức của con người về tính thống nhất vàliên hệ, về sự phụ thuộc lẫn nhau và tính chỉnh thể của quá trình thế giới" [11,tr.299] Quy luật lượng - chất là quy luật nói lên cách thức phát triển của sự vật.Trong lịch sử triết học nhân loại, từ cổ đại cho đến hiện đại quy luật lượng

- chất là một trong những nội dung quan trọng của triết học, là nhân tố góp phầnthúc đẩy sự phát triển nội tại của tư duy cũng như chỉ rõ cách thức của tự nhiên

và xã hội Đây là một trong những chủ đề được bàn luận, dù ở khía cạnh này haykhía cạnh khác được hình thành trực tiếp hay gián tiếp Nội dung của quy luật làđối tượng tranh cãi, luận bàn của nhiều trường phái, nhiều nhà triết học kể cảphương đông và phương tây

Tuy nhiên, sự biểu hiện các quan niệm về lượng - chất của các nhà triết họctrong lịch sử lại không nhất quán, rõ ràng Có lúc được hiện hữu ( thông qua cácphạm trù khác), có lúc lại ẩn dấu mờ nhạt đằng sau hoặc bên trong những luận

đề, luận điểm có tính chất chủ quan hoặc khách quan của một trường phái haymột hệ thống triết học nào đó Vì vậy, việc tìm hiểu, diễn giải các quan niệm vềlượng - chất trong lịch sử triết học như một quy luật là việc làm vô cùng khókhăn Khi trình bày các khái niệm về lượng - chất, Tôi chủ yếu dựa trên quanđiểm về quy luật lượng - chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác - Lêninlàm cơ sở để phân tích các khái niệm này

Trang 8

1.1 Khái niệm lượng, chất

1.1.1 Khái niệm về lượng

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật vềmặt quy mô, trình độ, tốc độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vậtcũng như các thuộc tính của sự vật Chẳng hạn, nền kinh tế Việt Nam hiện nay

về chất là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chịu ảnh hưởng nặng nề vàlâu dài của nền sản xuất nhỏ, cơ chế bao cấp và chiến tranh, thị trường chưa pháttriển đầy đủ, thiếu tính đồng bộ Biểu hiện là lượng với tốc độ tăng trưởng gần7,7%, thu nhập bình quân gần 444 USD/ năm, sản lượng lương thực xấp xỉ 351triệu tấn

Lượng là cái vốn có của sự vật, quy định sự vật ấy là nó Lượng của sự vậtkhông phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người Đồng thời, lượng tồn tại cùngvới chất của sự vật Do đó, lượng của sự vật cũng có tính khách quan như chấtcủa sự vật Có những lượng là nhân tố quyết định bên trong của sự vật, nhưng cónhững lượng chỉ là nhân tố bên ngoài của sự vật Trong đời sống xã hội bêncạnh những lượng có thể xác định chính xác bằng con số và đại lượng còn cónhững lượng chỉ có thể xác định bằng phương pháp trừu tượng hoá Chẳng hạn,

để xác định trình độ phát triển kinh tế của một nước ta dùng những con số mangthông tin về kinh tế, còn để xác định lòng quyết tâm, lòng nhiệt thành Ta khôngthể dùng con số để xác định mà phải xác định bằng phương pháp trừu tượnghoá

Trong lịch sử triết học, cùng với phạm trù chất, phạm trù lượng cũng được

đề cập rất sớm Với những nhà triết học thuộc trường phái Pitago thì cơ sở, nềntảng của mọi cái đang tồn tại trên thế giới chính là những đặc trưng về lượng.Thời trung cổ, lượng thể hiện ở " những chất bị che dấu" trong học thuyết mangtính kinh viện Đó là những quan niệm phiến diện về lượng

Đối với Arixtốt, phạm trù số lượng được ông xem xét trong những dạngchủ yếu của nó, được xác định khi đo, đếm Arixtốt cho rằng " cái được gọi là số

Trang 9

lượng và cái được chia thành những bộ phận cấu thành những chuỗi bộ phậntrong số đó sẽ là hai hoặc nhiều hơn, về bản chất nó là một cái gì đó xác định.Mọi số lượng đều có rất nhiều nếu nó được đếm và có số lượng nếu nó được đo"[33,tr 69] Theo Arixtốt, lượng là những con số được xác định trong sự vật, hiệntượng thể hiện tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng Lượng được Hêghenquan niệm rằng đó là một tính quy định hay một giới hạn và đó là một số: "Lượng, mà trước hết là tính số lượng với một tính quy định nào đó hay một giớihạn nói chung, trong tính quy định hoàn chỉnh của mình là một số" [27,tr 167].Triết học Mác - Lênin đã tiếp nhận yếu tố hợp lý này.

Trong " Bộ tư bản", khi nghiên cứu về tư bản bất biến, tư bản khả biến vàgiá trị thặng dư, C.Mác cho rằng: " đại lượng của những vật khác nhau chỉ cóthể so sánh được với nhau về lượng sau khi đã được quy thành một hệ thốngnhất Chỉ khi nào chúng là những biểu hiện của thể thống nhất đó thì chúng mớimang một tên gọi chung và do đó mới là những đại lượng có thể đo lường chungđược" [24, tr 207]

Ph Ăngghen phân tích và làm rõ số lượng của sự vật được biểu thị các mức

độ khác nhau về số lượng: " Mọi chất lượng đều có vô vàn những mức độ khácnhau về số lượng, thí dụ những sắc thái của màu sắc, độ cứng và độ mềm, độbền, v v , và mặc dù các mức độ ấy khác nhau về chất, nhưng chúng đều có thể

đo được và nhận thức được" [18,tr 403] Trong " Bút ký triết học", V.I.Lênin đãnhất trí với quan niệm của Hêghen về lượng

Trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, triết học Mác - Lênin đã

nêu định nghĩa về lượng: " Lượng là một phạm trù triết học để chỉ tính quy định vốn của sự vật, biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động

và phát triển của sự vật cũng như các thuộc tính của nó" [25, tr 310].

Từ định nghĩa trên, ta thấy rằng hàm chứa trong phạm trù về lượng baogồm những mặt sau:

Trang 10

Thứ nhất, lượng tồn tại khách quan, lượng là thuộc tính khách quan, tồn tại

gắn liền với sự vật Chất và lượng luôn tồn tại trong mỗi sự vật, hiện tượng Bất

kỳ chất nào cũng có một lượng nhất định và bất kỳ lượng nào cũng là lượng củachất Sự vật tồn tại khách quan, chất tồn tại khách quan nên lượng là cái gắn liềnvới sự vật, gắn liền với chất đương nhiên cũng tồn tại khách quan Trong sự tồntại khách quan ấy, mỗi sự vật có vô vàn chất thì tương ứng với nó, sự vật cũng

có vô vàn lượng Sự vật thống nhất trong sự tồn tại của chất và lượng nên chất

và lượng của sự vật quy định lẫn nhau, một chất nhất định trong mỗi sự vật luôn

có một lượng tương ứng với nó

Thứ hai, lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có

của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển của nó, thường đượcbiểu thị con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật Lượng của sự vậtbiểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ,trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay nhạt Nhữngcon số chính xác mà ta đo được, đếm được đó là biểu hiện của lượng trong tựnhiên, còn trong xã hội có những lượng có thể xác định như số lượng dân cư, sốlượng đội ngũ cán bộ, công chức thì lại có những lượng khó có thể xác địnhbằng con số, đại lượng cụ thể, để nhận thức được nó cần phải vận dụng tư duytrừu tượng, khái quát hoá cao

Đặc trưng của lượng được biểu thị bằng con số các thuộc tính, các yếu tố

về mặt quy mô và trình độ phát triển Do đó, sự vật khác nhau thì thông số vềlượng khác nhau, sự vật càng phức tạp thì những thông số về lượng càng phứctạp Sự vật, hiện tượng có thể có vô vàn lượng, vì chẳng những chất mà còn cácthuộc tính về chất cũng có tính quy định về lượng

Thứ ba, lượng biểu hiện tình trạng thường xuyên biến động của sự vật Nếu

chất có tính tương đối ổn định thì lượng là cái thường xuyên biến đổi, tạo nênthể thống nhất của hai mặt đối lập Chính sự thường xuyên biến đổi của lượng

Trang 11

ảnh hưởng đến chất của sự vật Song lượng tăng vẫn nằm trong khuôn khổ, giớihạn nhất định Nếu vượt quá khuôn khổ, giới hạn thì sẽ làm thay đổi về chất.Tuy vậy, sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối tuỳthuộc vào những mối quan hệ cụ thể trong từng điều kiện nhất định mà người ta

đã xác định đâu là chất, đâu là lượng của sự vật Nghĩa là cái trong mối quan hệnày là chất thì trong mối quan hệ khác lại là lượng và ngược lại Ví dụ: nhữngcon số là những quy định khác nhau thuần tuý về lượng, nhưng nó cũng đầy rẫynhững sự khác nhau về chất Số 16 không những là tính cộng của 16 đơn vị màcòn là bình phương của 4, tứ thừa của 2 Số 16 được coi là chất trong mối quan

hệ phân biệt nó với các số 0 Số 16 được coi là lượng trong mối quan hệ là tổngcủa 16 số 1

Như vậy, lượng là tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng, chỉ rõ vềmặt quy mô, tốc độ, trình độ phát triển của sự vật, hiện tượng Nói đến lượngcủa sự vật tức là sự vật đó lớn hay bé, tốc độ phát triển nhanh hay chậm, trình độcao hay thấp đo bằng các đại lượng cụ thể, bằng số tuyệt đối như trọng lượng,thể tích hoặc so sánh với vật thể khác, thời kỳ này với thời kỳ khác

Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối Cùng một sự vật trongmối liên hệ này là lượng nhưng ở mối liên hệ khác lại là chất và ngược lại.Chẳng hạn, số lượng sinh viên học giỏi nhất định của một lớp sẽ nói lên chấtlượng học tập của lớp đó Điều này cũng có nghĩa là dù số lượng cụ thể quy địnhthuần tuý về lượng, song số lượng ấy cũng có tính quy định về chất của sự vật

1.1.2 Khái niệm về chất

Trong lịch sử triết học phạm trù về chất được đề cập rất sớm Ngay từ thời

cổ đại, nhiều nhà triết học Hy Lạp đã đồng nhất vật chất với sự vật Trong " họcthuyết phạm trù" của Arixtốt, chất và lượng là hai phạm trù cơ bản, nếu thiếu nóthì bản chất tuy tồn tại nhưng không thể nhận thức được Arixtốt là người đầutiên đã phân loại các phạm trù, trong đó có phạm trù chất Theo ông, màu trắng

và màu đen là những chất khác nhau Với Hêghen trong lý luận nhận thức của

Trang 12

mình đã cố gắng nêu lên phạm trù chất Hêghen viết: " Tính quy định, cô lập vềmình với tư cách là tính quy định hiện có, đó là chất " "chất được phân biệt nhưcái hiện có, đó là thực tại" [27, tr.157] Như vậy, theo Hêghen, chất là tính quyđịnh để phân biệt bản thân nó với cái khác, chất là cái khách quan Quan điểmcủa triết học Mác - Lênin đã tiếp nhận yếu tố hợp lý này.

Kế thừa và phát triển quan điểm của các nhà triết học đi trước, C.Mác và

Ph ăngghen đã tổng kết và rút ra quy luật lượng - chất

Bàn về chất của sự vật, hiện tượng, C.Mác cho rằng mỗi sự vật đều có haimặt chất và lượng, đó là thể thống nhất của hai mặt đối lập trong một sự vật.Trong quá trình tồn tại và phát triển, sự vật bộc lộ ra những tính chất của nó, tất

cả những tính chất đó chính là thuộc tính của sự vật Bởi tính nhiều vẽ, phongphú của sự vật nên mỗi sự vật có muôn vàn thuộc tính, mà chất của sự vật là sựthống nhất của nhiều thuộc tính nên mỗi sự vật có vô vàn chất " Mỗi sự vật cóích như sắt, giấy đều có thể xét về hai mặt: mặt chất và mặt lượng Mỗi sự vậtnhư thế là một tổng thể của nhiều thuộc tính và vì vậy mà có thể có ích về nhiềumặt khác nhau" [ 24, tr 207]

Đề cập đến chất của sự vật, Ph Ăngghen đã bổ sung tính thống nhất, khôngthể tách rời giữa chất và sự vật Theo Ph Ăngghen, chất là cái vốn có của sự vật,không có chất lượng tồn tại thuần tuý mà chất là chất của sự vật, lượng là lượngcủa sự vật Chất, lượng thống nhất với nhau trong mỗi sự vật: " Những chấtlượng không tồn tại, mà những sự vật có chất, lượng, hơn nữa, những sự vật có

vô vàn chất mới tồn tại [25, tr 308]

Ph Ăngghen đi sâu phân tích những biểu hiện của quy luật chuyển hoágiữa lượng và chất trong các lĩnh vực của giới tự nhiên như cơ học, trong lĩnhvực vật lý, lĩnh vực hoá học Ph Ăngghen đánh giá rất cao những kết quảnghiên cứu của Hêghen trong lĩnh vực tự nhiên mà nhất là trong lĩnh vực hoáhọc, Ph Ăngghen viết: " Người ta có thể gọi hoá học là khoa học của sự biếnđổi về chất của vật thể sinh ra do sự thay đổi về thành phần số lượng" [32, tr

Trang 13

870] Chính trong lĩnh vực hoá học, Ph Ăngghen đã tìm ra sự khác nhau giữacác chất, tính chất giống nhau của các vật thể và rút ra thuộc tính vật lý của cáchợp chất Ph Ăngghen viết: " Từ tính chất giống nhau của các vật thể, mà chúng

ta đã biết trong mỗi dãy, chúng ta còn có thể rút ra được những kết luận về thuộctính vật lý của các hợp chất trong dãy mà chúng ta chưa biết, nhất là của các hợpchất tiếp theo ngay sau các hợp chất đã biết, chúng ta có thể đoán trước cácthuộc tính ấy, điểm sôi, vv với một mức độ khá chắc chắn" [18, tr 129]

Với V.I.Lênin, khi bàn về chất, ngay lời mở đầu: khái niệm chung về lôgictrong " Bút ký triết học" quan điểm của V.I Lênin được thể hiện rõ ràng, cụ thể.V.I.Lênin cho rằng : Tồn tại thuần tuý - " không có sự quy định nào tiếp" nghĩa

là sự quy định đã là chất" [27, tr 154] Hoặc " chất là một tính quy định cho nó,một cái được thiết định, là một đơn vị" [27, tr.164] Qua phân tích và nêu mộtcách khái quát, đến đây, V.I.Lênin đã đưa ra một khái niệm về chất

Từ những ý kiến trên, chất theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đượcđịnh nghĩa như sau: " Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy địnhkhách quan vốn có của sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộctính làm cho nó là nó mà không phải là cái khác" [25, tr.307]

Với định nghĩa trên, ta thấy chất với tư cách là một phạm trù triết học hàmchứa những điểm như sau: chất tồn tại khách quan; chất là sự thống nhất của cácthuộc tính; chất biểu hiện tình trạng tương đối ổn định của sự vật, hiện tượng

Thứ nhất, chất tồn tai khách quan, chất là cái vốn có của sự vật, hiện tượng

do những thuộc tính, những yếu tố cấu thành quy định; chất của sự vật khôngphải là quy về từng đặc tính của nó mà là một tổng thể bao quát toàn bộ sự vật

và không tách rời khỏi sự vật Do đó, khái niệm chất gắn liền với sự tồn tại của

sự vật Sự vật trong khi vẫn là bản thân nó thì không thể mất chất của nó Chấtxuất phát từ kết cấu bên trong của sự vật, hiện tượng Chất là chất của sự vật,không có sự vật nào tồn tại mà không có chất quy định và càng không thể cóchất nằm ngoài sự vật

Trang 14

Chất của sự vật, không tồn tại mọt cách thuần tuý bên ngoài sự vật và cũngkhông có chất do cảm giác chủ quan của chúng ta tạo ra Mỗi sự vật, hiện tượng

là một chất khác nhau, chính tính đa dạng, phong phú của sự vật, hiện tượng trênthế giới đã tạo nên vô vàn sự vật, hiện tượng khác nhau về chất Khi bàn về vấn

đề này, chủ nghĩa duy tâm cho rằng cái gọi là chất chỉ là cảm giác chủ quan củacon người hoặc chất là cái tồn tại thuần tuý không gắn liền với sự vật Quanniệm về chất ở thời trung cổ thể hiện trong học thuyết kinh viện về " Những chất

bị che giấu" Trái lại, theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, chất làcái vón có của sự vật, không tách rời sự vật

Các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên cũng như trong xã hội luôn tác độngqua lại lẫn nhau Chính sự tác động qua lại ấy đã tạo nên những tính chất riêng ởmỗi sự vật, hiện tượng Chất của sự vật là tổng hợp những thuộc tính khách quanvốn có của nó, nói lên nó là cái gì, để phân biệt nó với cái khác Chất của sự vậtmang tính khách quan, tương đối ổn định, biểu hiện thông qua những thuộc tính

Thứ hai, chất là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính của sự vật Theo

quan điểm của triết học Mác - Lênin " Thuộc tính của sự vật là những tính chất,những trạng thái, những yếu tố cấu thành sự vật [22, tr 265] Đó là những cáivốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vậnđộng và phát triển của nó Tuy nhiên, những thuộc tính vốn có của sự vật, hiệntượng chỉ được bộc lộ ra thông qua sự tương tác qua lại với các sự vật, hiệntượng khác Như vậy, chất của sự vật không đồng nhất với thuộc tính, thuộc tính

là một khía cạnh nào đó về chất của sự vật, nó chỉ được bộc lộ ra trong mối quan

hệ qua lại với sự vật khác

Đề cập đến thuộc tính, Ph.Ăngghen cho rằng: " những giác quan khác nhaucủa chúng ta có thể mang lại cho chúng ta những ấn tượng tuyệt đối khác nhau

về chất Do đó, những thuộc tính mà chúng ta thể nghiệm được bằng thị giác,khứu giác, thính giác, vị giác và xúc giác sẽ tuyệt đối khác nhau Nhưng ngay ởđây, sự nghiên cứu càng tiến lên thì các sự khác nhau càng rơi rụng đi Người ta

Trang 15

đã thừa nhận từ lâu rằng khứu giác và vị giác là những cảm giác đồng loại, có họhàng với nhau, cảm biết những thuộc tính cùng loại nếu không nói là đồng nhấtvới nhau Cả thị giác lẫn thính giác đều cảm biết được những giao động sóng.Xúc giác và thị giác bổ sung lẫn nhau đến mức chỉ nhìn một vật chúng ta thường

có thể tiên đoán được những thuộc tính của nó theo xúc giác Và cuối cùng, baogiờ cũng là một cái " tôi" nó thu nhận vào trong nó tất cả những ấn tượng cảmtính khác nhau ấy, cải biến chúng và do đó mà thống nhất chúng lại thành mộtchỉnh thể; mặt khác những ấn tượng khác nhau ấy do cùng một vật cung cấp,đều biểu hiện ra là những thuộc tính chung của vật ấy và do đó mang lại chochúng ta khả năng nhận thức vật ấy" [18, tr 404, 405]

Mỗi thuộc tính là một phức hợp đặc trưng về chất Thuộc tính hình thànhnên chất của sự vật Do đó, thuộc tính khác nhau sẽ hình thành nên chất khácnhau Khi đề cập đến thuộc tính, Ph Ăngghen muốn nhấn mạnh đến quan hệgiữa chất với thuộc tính cũng như tính nhiều mặt của nó " Điều không thể tranhcãi được là cái cốc vừa là một hình trụ bằng thuỷ tinh, vừa là một dụng cụ dùng

để uống Nhưng cái cốc không phải chỉ có hai thuộc tính, hoặc hai tính chấtkhác, những mặt khác, cùng những quan hệ qua lại và " những quan hệ giántiếp" với thế giới bên ngoài [ 24, tr 210]

Thứ ba, chất biểu hiện tình trạng tương đối ổn định của sự vật, hiện tượng.

Triết học Mác - Lênin khẳng định rằng quá trình vận động của sự vật, hiệntượng bao hàm cả sự đứng im tương đối Nghĩa là trong sự đứng im vẫn có sựvận động, vận động trong thăng bằng, trong sự ổn định tương đối bảo tồn cấutrúc, làm cho nó tồn tại mà chưa biến thành cái khác, biểu hiện thành các sự vật,hiện tượng cụ thể Chính nhờ sự đứng im tương đối mà nhiều sự vật, hiện tượng

vô cùng phong phú và đa dạng trong thế giới vật chất đang tồn tại trong trạngthái nó là nó mà chưa bị phân hoá thành cái khác Như vậy, đứng im là sự ổnđịnh, là sự bảo toàn tính quy định của sự vật, hiện tượng; là quá trình vận độngtrong phạm vi nó là nó mà không phải cái khác Tình trạng ổn định tương đối

Trang 16

của sự vật giúp chúng ta định hình được, xác định và phân biệt được sự vật nàykhác sự vật kia Nhưng ngay trong khi sự vật chưa có sự biến đổi về chất thìtrong bản thân nó đang diễn ra sự biến đổi dần dần về quy mô, tốc độ, trình độ.

Đó chính là sự biến đổi về lượng

Vì vậy, khái niệm chất của triết học khác khái niệm chất theo tư duy thôngthường là chất liệu cấu thành sự vật, hiệu quả công việc, độ tốt xấu bền vữnghoặc không bền vững của sự vật Chất được cấu thành từ nhiều thuộc tính của sựvật, mỗi thuộc tính biểu hiện một phần của chất Chất của sự vật không nhữngđược quy định bởi những yếu tố tạo thành mà còn bởi phương thức liên kết giữacác yếu tố tạo thành

Như vậy, chất là tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng được biểuhiện thông qua các thuộc tính và đặc điểm cấu trúc của sự vật Tính quy định làcái vốn có của sự vật, hiện tượng để phân biệt sự vật này với sự vật khác Tínhquy định này được thể hiện thông qua các thuộc tính Có thuộc tính cơ bản vàkhông cơ bản Thuộc tính cơ bản quy định chất của sự vật, nếu thuộc tính cơ bảnmất đi thì chất của sự vật thay đổi, còn thuộc tính không cơ bản thì trong quátrình tồn tại của sự vật, có những thuộc tính không cơ bản mới nảy sinh và cónhững thuộc tính không cơ bản mất đi nhưng chất của sự vật không thay đổi.thuộc tính chỉ bộc lộ thông qua quan hệ với sự vật khác

1.2 Nội dung của quy luật

1.2.1 Lượng đổi tất yếu dẫn tới chất đổi

Với " Học thuyết về tồn tại", Hêghen cho rằng nó đã có một chất riêng,chất ấy làm nên sự tồn tại ấy, chất ấy là sự quy định để làm nên chất khác và liêntục có sự thay đổi về chất Nhưng tồn tại này, chất này ban đầu là đồng nhất, sựđồng nhất ấy bắt đầu có sự tăng lên về mặt lượng Nhờ có sự thêm về lượng màdần dần có sự khác biệt, sự khác biệt ấy sẽ tăng lên trong giới hạn mà sự vật còn

là nó Một khi sự gia tăng kia vượt khỏi giới hạn thì lúc đó sẽ có những thay đổi

về chất Sự đồng nhất trừu tượng bắt đầu bị phá vỡ và dẫn đến một trạng thái

Trang 17

mới mà theo Hêghen đó là giai đoạn mới về chất của sự vật ( sinh thành) Đểsinh thành, vượt qua độ là bước nhảy, thực hiện bước nhảy ra đời sự vật mới.Như vậy, hình thành một quá trình diễn ra quy luật đầu tiên của phép biệnchứng: thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất Hêghen là người đầu tiêntrình bày quy luật lượng - chất một cách có hệ thống.

Kế thừa những quan điểm hợp lý trên, phép biện chứng duy vật đã có quanniệm đúng đắn, khoa học về chất, về lượng, về mối quan hệ biện chứng giữalượng và chất Trên cơ sở đó, phép biện chứng duy vật đã khái quát thành quyluật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất vàngược lại Đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.Phép biện chứng duy vật do C.Mác và Ph Ăngghen sáng lập, V.I.Lêninphát triển Hình thức này được hình thành trên cơ sở C.Mác và Ph Ăngghen kếthừa những điểm tích cực và lọc bỏ những điểm hạn chế trong phép biện chứng

cổ đại và phép biện chứng duy tâm, sáng tạo phép biện chứng duy vật - giaiđoạn phát triển cao của phép biện chứng "Sự ra đời của phép biện chứng đánhdấu một giai đoạn phát triển quan trọng trong quan niệm về chất, về lượng vàquy luật về mối quan hệ qua lại giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chấtnói chung" [25, tr 306]

Công lao và đóng góp có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn của C.Mác và Ph.Ăngghen là ở chổ: từ những dẫn chứng trên đã khái quát và lần đầu tiên diển đạtthành một quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy: " Lần đầu tiên diễnđạt một quy luật phát triển chung của giới tự nhiên, của tự nhiên, của xã hội vàcủa tư duy dưới một hình thức có giá trị phổ biến như thế thì cái đó mãi mãi vẫn

sẽ là một công lao có ý nghĩa lịch sử to lớn" [18, tr 130-131]

Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thayđổi về chất và ngược lại vạch ra cách thức của sự phát triển

Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có mặt chất và lượng Chất và lượng làhai mặt đối lập của một thể thống nhất Do đó, không thể có chất và lượng tồn

Trang 18

tại một cách thuần tuý, tách biệt mà trái lại chúng tồn tại trong mối liên hệ vớinhau trong mỗi sự vật, hiện tượng Chất tồn tại thông qua lượng, lượng là biểuhiện của chất; chất nào lượng đó, lượng nào chất đó, không có sự vật nào hoặcchỉ có chất hoặc chỉ có lượng Nói cách khác không có chất, lượng tồn tại thuầntuý, chất là chất của sự vật, lượng là lượng của sự vật, chất và lượng tồn tạitrong sự liên hệ tác động lẫn nhau trong mỗi sự vật.

Chất và lượng thay đổi cùng với quá trình vận động, phát triển của sự vật

Sự thay đổi đó không độc lập, không tách rời nhau mà là sự thay đổi trong quan

hệ chặt chẽ với nhau Sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng tới sự thayđổi về chất của nó và ngược lại sự thay đổi về chất của sự vật tương ứng với sựthay đổi về lượng của sự vật Trong tác phẩm " Chống Đuy Rinh", Ph Ăngghenđưa ra nhận xét của C.Mác khi bàn về tư bản bất biến, tư bản khả biến và giá trịthặng dư rằng: " ở đây cũng như trong khoa học tự nhiên, tính chất đúng đắn củacái quy luật do Hêghen phát hiện trong cuốn lôgic học của ông ta cũng được xácminh, quy luật đó là: những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhấtđịnh, sẽ chuyển hoá thành những sự khác nhau về chất" [17, tr 297]

Phê phán quan niệm của Nê - gơ - li cho rằng những sự khác nhau có thật

về chất là không nhận thức được và sẽ không tồn tại trong tự nhiên những sựkhác nhau tuyệt đối như thế Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: " Nê - gơ - li cho rằngnhững sự khác biệt về chất chỉ có thể giải thích được trong chừng mực màchúng ta có thể quy định được thành những khác biệt về lượng Đối với ông tathì số lượng và chất lượng là những phạm trù tuyệt đối khác nhau" [18, tr 405]

Sự thay đổi về chất lượng phải tương ứng với sự thay đổi về số lượng.Theo Ph Ăngghen " tất cả những sự khác nhau về chất trong giới tự nhiên đềudựa hoặc là trên thành phần hoá học khác nhau, hoặc là trên những số lượng hayhình thức vận động ( năng lượng) khác nhau, hoặc như trong hầu hết mọi trườnghợp đều dựa trên cả hai cái đó Như thế là nếu như không thêm vào hoặc bớt đimột số vật chất hay vận động, nghĩa là không thay đổi một vật thể về mặt số

Trang 19

lượng thì không thể thay đổi được chất lượng của vật thể ấy Dưới hình thức ấy,luận đề thần bí của Hêghen không những đã trở nên hoàn toàn hợp lý mà thậmchí còn khá hiển nhiên nữa" [18, tr 122] Chính vì vậy, Ph Ăngghen đã khẳngđịnh " Nếu có sự thay đổi nào về chất lượng thì sự biến đổi ấy phải do một sựbiến đổi tương ứng về số lượng quyết định" [18, tr 125] Tuy vậy, không phải

sự thay đổi nào của lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản về chất của sựvật Ở một giới han j nhất định, khi lượng của sự vật thay đổi nhưng chất của sựvật chưa thay đổi căn bản C.Mác nói: " Một giá trị chỉ có thể biến thành tư bảnkhi nào nó đạt đến một số lượng tối thiểu, số lượng này khác nhau tuỳ theo cáctrường hợp nhưng trong mỗi trường hợp cá biệt thì lại là một số lượng nhấtđịnh" [17, tr 297]

1.2.2 Chất đổi đòi hỏi lượng biến đổi theo cho phù hợp

Giữa chất và lượng có mối quan hệ biện chứng với nhau Trong sự vật, quyđịnh về lượng không bao giờ tồn tại nếu không có quy định về chất và ngược lại

Sự thay đổi về lượng và về chất của sự vật diễn ra cùng với sự vận động và pháttriển của sự vật Nhưng sự thay đổi đó có quan hệ chặt chẽ với nhau chứ khôngtách rời nhau Sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng tói sự thay đổi vềchất của nó và ngược lại Ở một giới hạn nhất định khi lượng của sự vật thay đổinhưng chất cuả sự vật chưa thay đổi căn bản hay nói khác đi ở trong đó lượngthay đổi nhưng chất chưa đổi Khi lượng của sự vật được tích luỹ vượt quá giớihạn nhất định gọi là độ thì chất cũng sẽ mất đi, chất mới thay thế chất cũ, chấtmới ấy tương ứng với lượng mới tích luỹ được

Sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật trong một giớihạn nhất định được gọi là độ

Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin " Độ là một phạm trù triết họcdùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là khoảng giới hạn mà trong

đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật" [25, tr311] Ph Ăngghen nêu ra ba trạng thái biến đổi của nước, trong khoảng nhiệt độ

Trang 20

từ 00C 1000C, nước nguyên chất vẫn ở trạng thái lỏng, nếu nhiệt độ giảm xuốngdưới 00C, nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn, nếu nhiệt độ từ 1000 C trở lênthì nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi Nước nguyên chất cũng thay đổi vềchất Sự thống nhất giữa chất và lượng không phải tuyệt đối vĩnh viễn trong mộtgiới hạn nhất định Bởi vì, ngay trong phạm vi độ, hai mặt chất và lượng vẫn tácđộng lẫn nhau làm cho sự vận vận động và phát triển Khi sự thay đổi về lượng

đã vượt quá độ của sự thì nó sẽ phá vỡ sự ổn định tương đối của sự vật vàchuyển thành sự vật khác Nghĩa là đã có sự thay đổi về chất

Khi sự vật diễn ra sự thay đổi về chất, người ta gọi là bước nhảy "Bướcnhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá về chất của sựvật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra" [ 25, tr 312]

Bước nhảy có vai trò hết sức quan trọng, đề cập đến vấn đề này V.I.Lênincho rằng: " Tính tiệm tiến mà không có bước nhảy vọt thì không giải thích được

gì cả" [27, tr 173]

Nếu không có " bước nhảy" thì trong sự vận động chỉ có sự vận động, sựbiến đổi dần dần, từ từ, không có sự phá vỡ chất cũ và hình thành chất mới.Không có " bước nhảy" cũng tức là không có sự thay đổi về chất, không có sựchuyển hoá, không có sự phát triển, không có sự ra đời cái mới Không có "bước nhảy" thì sự vật đang tồn tại sẽ tồn tại mãi mãi, sự vật này khác sự vậtkhác chỉ là sự khác biệt về lượng Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà quan điểmcủa triết học Mác - Lênin đặc biệt chú ý đến bước nhảy Bước nhảy là hình thứcphát triển tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật Hình thức bước nhảy vôcùng phong phú: bước nhảy trong tự nhiên khác bước nhảy trong xã hội Trong

tự nhiên, khi lượng biến đổi đạt tới điểm nút thì bước nhảy được thực hiệnkhông cần thông qua hoạt động của con người Nói cách khác, bước nhảy trong

tự nhiên mang tính tự phát ( tự động) Thế nhưng, bước nhảy trong xã hội thựchiện thông qua hoạt động của con người Do vậy, bước nhảy trong xã hội thực

Trang 21

hiện nhanh hoặc chậm còn tuỳ thuộc vào mục đích, lợi ích của con người, phụthuộc vào điều kiện hoàn cảnh, tình thế, thời cơ

Điểm đánh dấu bước nhảy từ chất này qua chất khác gọi là điểm nút "Điểm nút là một phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi

về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật" [22, tr 269] Những thay đổi vềlượng diễn ra tại điểm nút sẽ làm thay đổi về chất của sự vật Ph Ăngghen viết:

" Những cái mà người ta gọi là hằng số vật lý học thì phần nhiều chỉ những điểmnút, ở những điểm ấy chỉ cần thêm vào hoặc bớt đi một số lượng vận động thìbiến đổi được trạng thái của vật thể về chất, cho nên ở những điểm ấy, lượng đổithành chất" [32, tr 870] Sự thay đổi về lượng tai điểm nút sẽ làm cho chất mớicủa nó ra đời Lượng mới và chất mới của sự vật thống nhất với nhau tạo nên độmới và điểm nút mới của sự vật ấy Sự vận động và phát triển là không ngừng,

do đó sự vận động, biến đổi của các sự vật sẽ hình thành một đường nút củanhững quan hệ về độ

Qua dẫn chứng trong tự nhiên, trong xã hội, Ph Ăngghen đã làm rõ:" Thayđổi về lượng làm cho chất của sự vật biến đổi cũng như thay đổi về chất làm cho

sự vật biến đổi, nghĩa là lượng biến thành chất và ngược lại" [17, tr 299- 300].Quá trình vận động và phát triển của sự vật diễn ra bằng cách: Trước hết,lượng biến đổi dần dần theo chiều tăng hoặc giảm, vượt quá độ của sự vật thì sẽlàm cho chất thay đổi Chất thay đổi là kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng,

sự vật đã biến thành sự vật khác Trong sự vật mới, lượng mới lại biến đổi đếnmột giới hạn nhất định lại có sự biến đổi về chất cứ như thế sự vận động vàphát triển của sự vật lúc thì biến đổi tuần tự về lượng, lúc thì nhảy vọt về chấtSau khi, chất đã hình thành do sự biến đổi về lượng gây nên, chất mới đólại quy định sự biến đổi của lượng về quy mô, tốc độ, nhịp độ Sự chuyển hoá từnhững thay đổi về chất dẫn đến những sự thay đổi về lượng xảy ra một cách phổbiến, đòi hỏi phải có những điều kiện cần thiết Ph Ăngghen khẳng định: " Cũng

Trang 22

như sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, quá trình chuyển hoá lượng

- chất mang tính khách quan và tính phổ biến" [17, tr 18]

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận

Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất của hai mặt lượng vàchất Nội dung quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những

sự thay đổi về chất và ngược lại vạch ra cách thức biến đổi, phát triển của sự vật,hiện tượng Đó là quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa hai mặt lượng - chất,trong đó chất là cái tương đối ổn định, lượng là mặt thường xuyên biến đổi Sựthay đổi của sự vật, hiện tượng luôn bắt đầu từ sự thay đổi dần dần về lượngtrong khuôn khổ của độ, tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật

Sự thay đổi từ chất cũ sang chất mới được thực hiện bởi các bước nhảy Chấtmới ra đời tác động trở lại lượng đã thay đổi của sự vật Lượng đổi dẫn đến chấtđổi, chất đổi làm cho lượng của nó thay đổi theo Cứ như vậy, sự vận động, biếnđổi và phát triển không ngừng

Học tập, nghiên cứu và nắm vững quan điểm triết học Mác - Lênin về mốiquan hệ biện chứng giữa chất và lượng cùng với ý nghĩa phương pháp luận của

nó là cơ sở lý luận vững chắc để vận dụng giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt

ra Trong đó có vấn đề xây dựng và phát triển kinh tế ở tỉnh Quảng Bình

Vì bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tạitrong tình quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hoá lẫn nhau do đó, trongnhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương diện chất

và lượng tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật, hiện tượng

Vì những thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng có khả năng tất yếuchuyển hoá thành những thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng và ngược lại

Do đó, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn tuỳ theo mục đích cụ thể cần từngbước tích luỹ về lượng để có thể làm thay đổi về chất; đồng thời, có thể phát huytác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng

Trang 23

Vì sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất của sựvật, hiện tượng với điều kiện lượng phải được tích luỹ tới giới hạn điểm nút Do

đó, trong công tác thực tiễn cần phải khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh;mặt khác theo tính tất yếu quy luật thì khi lượng đã được tích luỹ đến giới hạnđiểm nút sẽ tất yếu có khả năng diễn ra bước nhảy về chất của sự vật, hiệntượng Vì thế cũng cần khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh trong công tácthực tiễn Tả khuynh chính là hành động bất chấp quy luật, chủ quan, duy ý chí,không tích luỹ về lượng mà chỉ chú trọng thực hiện những bước nhảy liên tục vềchất Hữu khuynh là sự biểu hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ không giám thực hiệnbước nhảy mặc dù lượng đã được tích luỹ tới điểm nút và quan niệm phát triểnchỉ đơn thuần là sự tiến hoá về lượng

Vì bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú Dovậy, trong nhận thức và thực tiễn cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hìnhthức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, từng lĩnh vực cụ thể Đặcbiệt, trong đời sống xã hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điềukiện khách quan mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người Do đó,cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúc đẩy quá trìnhchuyển hoá từ lượng đến chất mới một cách có hiệu quả nhất

Xuất phát từ những điều trên, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thựctiễn đòi hỏi phải quan tâm đến quá trình tích luỹ về lượng, bởi vì không có quátrình này thì không có sự thay đổi căn bản về chất Sự vật cũng không thể mất

đi, cái mới tiến bộ hơn không thể ra đời thay thế Khi chất mới ra đời thì phảibiết xác định quy mô, tốc độ phát triển mới về lượng cho phù hợp, không đượcthoả mãn dừng lại

Chẳng hạn trong xã hội, sự tích luỹ không ngừng về lượng các yếu tố nhưphát triển kinh tế, giác ngộ của quần chúng, năng lực của người lao động đếnmột giới hạn độ nhất định tới điểm nút đã làm nên cuộc cách mạng xã hội, thiếtlập một xã hội mới Ở xã hội mới, các yếu tố về lượng lại không ngừng được

Trang 24

tích luỹ Như vậy, sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lạikhi xã hội cũ mất đi, xã hội mới ra đời nó lại thiết lập cho mình một lượng mới

Tóm lại: Quy luật lượng - chất có ý nghĩa quan trọng, góp phần định

hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực, cảitạo chính bản thân con người Để thực hiện được chúng, cần phải nắm chắc cơ

sở lý luận và vận dụng một cách sáng tạo vào trong hoạt động thực tiễn của bảnthân Trong qua trình phát triển kinh tế đất nước nói chung và việc phát triểnkinh tế ở tỉnh Quảng bình nói riêng cần nắm vững quy luật lượng chất, xem xét

sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ với nhau để có thể đề ra những chính sáchchủ trương đúng đắn

Cần vận dụng đúng đắn quy luật lượng chất vào việc nghiên cứu tình hìnhphát triển kinh tế ở tỉnh Quảng Bình nhằm đem lại cái nhìn khách quan, chínhxác, tránh tình trạng chủ quan, bảo thủ, chỉ nhìn nhận được một khía cạnh nào

đó của sự vật hiện tượng Bên cạnh đó, cần nhìn nhận đúng những khó khăn,phức tạp của quá trình đổi mới, từ đó có cái nhìn lạc quan và tin tưởng Đồngthời, với việc đưa ra được xu hướng vận động chung của kinh tế, đề xuất nhữnggiải pháp đem lại tính hiệu quả, phát triển kinh tế - xã hội Quảng Bình một cáchvững chắc và an toàn nhất

Trang 25

Tỉnh quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam, với diện tích tự nhiên8.065km2, dân số năm 2011 có 853.004 người.

Vị trí địa lý: Toạ độ địa lý ở phần đất liền là:

• Điểm cực Bắc: 18005’ 12”vĩ độ Bắc

• Điểm cực Nam: 17005’ 02” vĩ độ Bắc

• Điểm cực Đông: 106059’ 37” kinh độ Đông

• Điểm cực Tây: 105036’ 55” kinh độ Đông

Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào201,87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, cảng hàng không Đồng Hới, Quốc lộ1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụkhác nối liền với nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

Địa hình: Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông.

85% diện tích tự nhiên là đồi núi Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh

Trang 26

thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát venbiển.

Khí hậu: Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động

bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam, được chia làm hai mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau Lượng mưa trung bình hàngnăm 2.000 - 2.300mm/năm Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.+ Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 240C – 250C Batháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8

Tài nguyên đất: Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở

vùng đồng bằng và hệ pherelit ở vùng đồi núi với 15 loại và các nhóm chính nhưsau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng Trong đó nhóm đất đỏ vàngchiếm hơn 85% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cátchiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích

Tài nguyên động, thực vật: Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh

học Bắc Trường Sơn - nơi có hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiềunguồn gen quý hiếm Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùngKarst Phong Nha- Kẻ Bàng

Tài nguyên biển và ven biển: Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5

cửa song, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn

La, vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4 km2, có độ sâu trên 15m và xung quanh

có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn chùa có thể cho phép tàu 3 - 5 vạntấn vào cảng mà không cần nạo vét Trên đất liền có diện tích khá rộng ( trên

400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nướcsâu

Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lầndiện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượngkhoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài ( 1650 loài), trong đó có những loại quýhiếm như tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô Phía Bắc Quảng Bình

Trang 27

có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý chosản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô Điều đó cho phépphát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển.

Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: với 5 cửa sông, Quảng Bình có vùng mặtnước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản khá lớn Tổng diện tích 15.000 ha Độmặn ở vùng mặt nước từ cửa sông vào sâu khoảng 10 - 15km giao động từ 8-30% và độ pH từ 6,5 - 8 rất thuận lợi cho cho nuôi tôm cua xuất khẩu Chế độbán nhật triều vùng vên biển thuận lợi cho việc cấp thoát nước cho các ao nuôitôm cua

Tài nguyên nước: Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ

0,8 - 1,1km/km2 Có năm sông chính là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà,sông Dinh và sông Nhật lệ Có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dungtích ước tính 243,3 triệu m3

Tài nguyên khoáng sản: Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như vàng,

sắt, titan, pyrit, chì, kẽm và một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát,thạch anh, đá vôi, đá mable, đá gramit Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữlượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựngvới quy mô lớn Có suối nước khoáng nóng 1050C Trữ lượng vàng tại QuảngBình có khả năng để phát triển công nghiệp khai thác và chế tác vàng

Dân số và lao động: Dân số Quảng Bình năm 2010 có 849.271 người Phần

lớn cư dân địa phương là người Kinh dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính làChứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là Khùa, Mã Liềng, Rục,Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, Sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá

và Minh Hoá và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ Dân cưphân bố không đều với 84,86% sống ở vùng nông thôn và 15,14% sống ở thànhthị

Văn hoá và tiềm năng du lịch: Dãi đất Quảng Bình như một bức tranh

hoành tráng, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh

Trang 28

nổi tiếng: Đèo Ngang, đèo Lý Hoà, cửa biển Nhật Lệ, phá Hạc Hải, Cổng Trời

và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là di sản thiên nhiênthế giới

2.1.2 Một số thành tựu và hạn chế trong thực trạng phát triển kinh tế ở tỉnh Quảng Bình

a, Một số thành tựu

Để đề ra những chủ trương, chính sách đúng đắn nhằm góp phần hoànthành thắng lợi trong công cuộc phát triển kinh tế- xã hội, trong quá trình xâydựng xã hội chủ nghĩa chúng ta phải có một cái nhìn toàn diện đối với các nhân

tố của lực lượng sản xuất cũng như các nhân tố của quan hệ sản xuất trong mốiliên hệ qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, không xem nhẹ hay bỏ qua bất cứmột nhân tố nào, có như vậy các chủ trương, chính sách mới góp phần vào thànhcông của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước nói chung và tỉnhQuảng Bình nói riêng

Hưởng ứng chủ trương phát triển của Đảng và Nhà nước cùng với nhữngchủ trương chính sách của đại hội XI, trong những năm qua Đảng bộ và nhândân Quảng Bình luôn cố gắng để hoàn thành những mục tiêu phát triển kinh tế

do Đảng và Nhà nước đề ra Trong năm 2012, việc triển khai thực hiện kế hoạchphát triển của năm trong điều kiện gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt có nhữngkhó khăn kéo dài và mức độ nặng nề hơn như: biến động giá nguyên, nhiên, vậtliệu đầu vào; thị trường thu hẹp, sức mua giảm, hàng tồn kho lớn; đầu tư cônggiảm, lãi suất ngân hàng còn ở mức cao, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốntín dụng, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhiều doanhnghiệp bị giải thể, tạm ngừng hoạt động nhưng nhờ sự quan tâm, giúp đỡ củaChính Phủ, các Bộ, ngành Trung ương; sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhândân, Uỷ ban nhân dân Tỉnh luôn kiên định đường lối phát triển của Đảng, và sựtin tưởng vào sự đúng đắn trong những quan điểm dẫn đường của chủ nghĩaMác- Lênin Quán triệt nguyên lý mối liên hệ phổ biến, quan điểm lịch sử cụ thể

Trang 29

vào các đường lối phát triển kinh tế- xã hội, đưa lại cái nhìn toàn diện và nhậnthức rõ tiềm năng cũng như hạn chế của tỉnh nhà, thấy được những điều kiện cụthể của tỉnh cũng như tình hình của đất nước, cùng với đó là sự nổ lực, cố gắngcủa các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trongviệc cụ thể hoá và triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các giảipháp chỉ đạo, điều hành của chính phủ, của Uỷ ban nhân dân tỉnh nên tình hìnhkinh tế- xã hội có những chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quantrọng trên tất cả các lĩnh vực.

Kinh tế tăng trưởng khá, sản xuất nông nghiệp được mùa toàn diện, sảnlượng lương thực đạt cao nhất từ trước đến nay; sản xuất công nghiệp gặp nhiềukhó khăn nhưng vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ; dịch vụ phát triển, lượng khách

du lịch đến Quảng Bình tăng; công tác quản lý đầu tư và xây dựng có nhiều tiến

bộ, một số công trình trọng điểm của tỉnh được tập trung chỉ đạo đảm bảo đúngtiến độ khởi công và hoàn thành; thu ngân sách trên địa bàn hoàn thành dự toán;các lĩnh vực văn hoá - xã hội có những chuyển biến tích cực; công tác an sinh xãhội được chú trọng, đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc, vùng khó khăntừng bước được cải thiện; cải cách hành chính, đấu tranh phòng chống thamnhũng được đẩy mạnh; quốc phòng - an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xãhội được giữ vững

Kết quả đạt được trên các lĩnh vực

Công tác quy hoạch và quản lý đô thị

Công tác quy hoạch và quản lý đô thị được quan tâm chỉ đạo và có nhiềutiến bộ, chất lượng quy hoạch được nâng lên Năm 2012 đã phê duyệt và thôngqua 12 đề án quy hoạch, trong đó có nhiều quy hoạch quan trọng như: Quyhoạch nguồn nhân lực tỉnh đến năm 2020, Quy hoạch Khu trung tâm hành chínhtỉnh, Quy hoạch vị trí trung tâm huyện lỵ mới Quảng Trạch, Quy hoạch chungxây dựng khu kinh tế Hòn La, quy hoạch một số khu đô thị, khu dân cư Đô thị

Ba Đồn mở rộng đã được Bộ xây dựng quyết định công nhận đô thị loại 4; tích

Trang 30

cực hoàn chỉnh hồ sơ thành lập thị xã Ba Đồn; xây dựng lộ trình và tập trung chỉđạo nâng cấp đô thị thành phố Đồng Hới lên đô thị loại 2 Đang tiếp tục triểnkhai các quy hoạch thuộc các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, quy hoạch sử dụng đất,quy hoạch nông thôn mới

Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

trồng trọt: Thời tiết đầu năm rét kéo dài, nhưng nhìn chung thời tiết tươngđối thuận lợi, các cấp các ngành đã tập trung chỉ đạo bà con nông dân tích cựcthực hiện gieo trồng, chăm sóc cây trồng nên sản xuất nông nghiệp được mùatoàn diện cả về diện tích, năng suất và sản lượng Diện tích gieo trồng cả nămthực hiện 85.186,4 ha tăng 1,2% SCk; sản lượng lương thực đạt 284.000 tấntăng 0,9% SCK đạt 107,2% kế hoạch, là mức sản lượng cao nhất từ trước đếnnay Cây lâu năm có xu hướng phát triển khá, nhất là cây cao su với diện tích16.866,3 ha, trong đó trồng mới năm 2012 là 1.110 ha; một số mô hình kinh tếmang lại hiệu quả kinh tế cao

Chăn nuôi: Đã tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp để khôi phụcnhanh và nâng cấp chất lượng tổng đàn; thực hiện đa dạng các loại hình chănnuôi, chú trọng phát triển chăn nuôi công nghiệp, trang trại và gia trại nên tổngđàn từng bước phục hồi; chất lượng đàn được nâng lên, tỷ lệ bò lai và lợn ngoạităng khá Tăng cường công tác thú y, xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh,kiểm soát giết mổ tập trung, kiểm soát vận chuyển gia súc, gia cầm, đẩy mạnhcông tác tiêm phòng dịch bệnh, không để dịch bệnh phát triển, lây lan

Lâm nghiệp: Tiếp tục chuyển đổi theo hướng lâm nghiệp xã hội Các địaphương, đơn vị đã tích cực chỉ đạo khai thác, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng.Tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi triển khai kế hoạch trồng rừng và khaithác gỗ rừng trồng, gỗ rừng tự nhiên theo kế hoạch Công tác phòng, chống cháyrừng đã được các cấp, các ngành triển khai tốt nên đã không có vụ cháy rừng lớnnào xảy ra Tăng cường công tác kiểm tra việc khai thác, buôn bán, vận chuyển

Trang 31

lâm sản trái phép Đã phát hiện và tập trung chỉ đạo và xử lý kịp thời các vấn đềcấp bách về quản lý, bảo vệ rừng tại vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng.

Thuỷ sản: Sản xuất thuỷ sản tiếp tục phát triển cả về khai thác, nuôi trồng

và chế biến Sản lượng thuỷ sản ước đạt 56.536 tấn, tăng 8,8% SCK theo kếhoạch tăng hơn 10,8% Nhờ điều kiện thời tiết khá thuận lợi và có sự hộ trợ kịpthời theo Quyết định 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bà con ngư dân đãchủ động bám biển, tích cực đẩy mạnh khai thác thuỷ sản, số lượng tàu có côngsuất lớn được đóng mới phục vụ đánh bắt vùng biển xã tăng nhanh nên sảnlượng khai thác, đánh bắt đạt khá với nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, phục

vụ xuất khẩu Công tác dịch vụ hậu cần nghề cá đáp ứng nhu cầu ngư dân; côngtác thông tin liên lạc, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn được thực hiệntốt

Về nuôi trồng, đã chú trọng mở rộng diện tích, da dạng hoá hình thức vàcác sản phẩm nuôi; làm tốt công tác kiểm tra, phòng, chống dịch bệnh Tiếp tụcchuyển đổi từ nuôi trồng tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng và nhân rộng môhình cá - lúa Tích cực chỉ đạo, tạo điều kiện phát triển các cơ sở sản xuất giốngtôm

Chương trình xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo triển khai từtỉnh đến cơ sở Sau 2 năm triển khai; nhìn chung cán bộ, nhân dân đã nhận thứcđược tầm quan trọng của Chương trình; nhận thức được vai trò, vị trí của ngườidân trong triển khai thực hiện chương trình Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thiđua " Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới"; phối hợp chỉ đạo các xã đẩynhanh tiến bộ xây dựng, phê duyệt đồ án quy hoạch, đề án xây dựng nông thônmới Dự kiến đến hết năm 2012 toàn tỉnh có 141 xã được phê duyệt đồ án quyhoạch, đạt 100% số xã, trong đó 60% số xã hoàn thành quy hoạch chi tiết; 100%

xã được phê duyệt đề án

Công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ: Cuối tháng 10

do ảnh hưởng của cơn bão số 8 trên địa bàn tỉnh có mưa vừa đến mưa to, vùng

Trang 32

ven biển có gió mạnh cấp 6, cấp 7 giật cấp 8 Tỉnh đã chỉ đạo thông báo kịp thờidiễn biến của bão cho người dân, chủ các phương tiện tàu, thuyền để chủ độngđối phó; chỉ đạo triển khai phương án phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạntheo phương châm " 4 tại chổ"; thực hiện việc kiểm điểm, quản lý chặt chẽ tàuthuyền ra khơi Ngay sau đợt bão, đã đi kiểm tra các vùng bị ảnh hưởng khắcphục thiệt hại do bão gây ra Nhờ chủ động phòng chống nên trên địa bàn tỉnhkhông có người chết, bị thương, mất tích, ước tính thiệt hại về tài sản là 63,1 tỷđồng.

Sản xuất công nghiệp

Năm 2012, sản xuất công nghiệp của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, Uỷ bannhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả, kịp thời các chínhsách, giải pháp điều hành của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanhnghiệp; làm việc cụ thể với các doanh nghiệp, chỉ đạo các ngành từng bước tháo

gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp như: ưu tiên cấp mỏ thuộc thẩmquyền của tỉnh để kịp thời đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, ưutiên nguồn cung cấp điện ổn định cho các cơ sở sản xuất, đề nghị các ngân hàngthương mại trên địa bàn tỉnh cơ cấu lại các khoản nợ, gia hạn nợ, giảm lãi suấtcho vay; động viên, khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm thịtrường, giảm chi phí, cơ cấu lại sản xuất Nhờ vậy, sản xuất công nghiệp vẫnduy trì được tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ ( tăng 9,1%) Đây là một sự nỗlực, cố gắng lớn của các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng doanhnghiệp Một số sản phẩm có mức tăng khá như: clinke, gạch lát ceramic, nướcmáy Lĩnh vực Trung tâm công nghiệp và ngành nghề nông thôn mặc dù còngặp nhiều khó khăn nhưng vẫn có tăng trưởng và tao việc làm ổn định cho laođộng nông thôn

Các ngành dịch vụ

Hoạt động thương mại nội địa năm 2012 tiếp tục phát triển Tổng mức bán

lẽ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 14.150 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ

Ngày đăng: 03/07/2014, 09:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. " Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình tháng 6 năm 2010" UBNN tỉnh Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình tháng 6 năm 2010
[2]. " Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình tháng 12 năm 2010" UBND tỉnh Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình tháng 12 năm 2010
[3]. " Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình tháng 6 năm 2011" UBND tỉnh Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình tháng 6 năm 2011
[4]. " Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình tháng 12 năm 2011" UBND tỉnh Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình tháng 12 năm 2011
[5]. " Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình tháng 6 năm 2012" UBND tỉnh Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình tháng 6 năm 2012
[6]. " Báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình năm 2012" UBND tỉnh Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình năm 2012
[7]. Chu Văn Cáp (2011), "Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo tinh thần đại hội XI", Tạp chí cộng sản, Số 826.(51) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo tinh thần đại hội XI
Tác giả: Chu Văn Cáp
Năm: 2011
[8]. Chu Văn Cáp (2004), "Định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường nước ta", Tạp chí cộng sản, Số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường nước ta
Tác giả: Chu Văn Cáp
Năm: 2004
[9]. Lương Ngọc Bính (2011), "Đảng bộ tỉnh Quảng Bình tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế- xã hội và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh", Tạp chí cộng sản, Số 827.(78) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng bộ tỉnh Quảng Bình tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế- xã hội và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh
Tác giả: Lương Ngọc Bính
Năm: 2011
[10]. Nguyễn Đình Tấn (2011), "Từ chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, dự báo về sự biến đổi cơ cấu xã hội ở nước ta", Lý luận chính trị, số 9(31) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, dự báo về sự biến đổi cơ cấu xã hội ở nước ta
Tác giả: Nguyễn Đình Tấn
Năm: 2011
[11]. Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên) (2000), "Tiến bộ xã hội: Một số vấn đề lý luận cấp bách", Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến bộ xã hội: Một số vấn đề lý luận cấp bách
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên)
Năm: 2000
[12]. Phạm Minh Chính (2011) "Một số giải pháp góp phần ổn định nền kinh tế Việt Nam năm 2011", Tạp chí Cộng sản, Số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp góp phần ổn định nền kinh tế Việt Nam năm 2011
[13]. Trần Anh Phương (2009) "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế- thực trạng và những vấn đề đặt ra", Tạp chí cộng sản, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế- thực trạng và những vấn đề đặt ra
[35]. Vũ Văn Phúc (2010) “ Tính đặc thù theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường nước ta”, Tạp chí cộng sản, số 7 (223) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính đặc thù theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường nước ta
[14] Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Sự thật, Hà Nội Khác
[15] Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
[16]. Đảng cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng khoá X ( Hội nghị lần thứ ba, bốn, năm, sáu, bảy và chín), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
[17]. Ph.Ăngghen (2004), Chống Đuy rinh ( tái bản), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
[18]. Ph.Ăngghen (2004), Biện chứng của tự nhiên ( tái bản), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
[19]. Nguyễn Thuý Anh (2001), Chủ động hội nhập quốc tế, Tạp chí cộng sản, số 12/2001, tr.19- 23 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w