- Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hộ
2.2.2 Một Số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế Quảng Bình
Bình
Thứ nhất, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức.
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ
chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội.
Mở rộng giáo dục mầm non, hoàn thành phổ cập mầm non 5 tuổi. Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở với chất lượng ngày càng cao. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp. Rà soát, hoàn thiện quy hoạch và thực hiện quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng và dạy nghề trong cả nước. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, bảo đảm cơ chế tự chủ gắn với nâng cao trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Tập trung đầu tư xây dựng một số trường, khoa, chuyên ngành mũi nhọn, chất lượng cao.
Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học. Tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ. Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng khó khăn, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộng các phương thức đào tạo từ xa và hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên. Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xã hội trong giáo dục.
Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ
Triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011- 2020, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng của xã hội. Ưu tiên đào tạo nghề trong nông thôn gắn với việc giải quyết việc làm, chuyển dịch lao động nông thôn, gắn
sản xuất sản phẩm nông nghiệp với các sản phẩm phục vụ cho công nghiệp chế biến từ nông nghiệp. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Trung ương, chiến lược và các chương trình về phát triển khoa học công nghệ. Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về khoa học công nghệ. Đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ, nhân rộng các mô hình ứng dụng đạt hiệu quả trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, phát triển dịch vụ; nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, của các doanh nghiệp.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ tiên tiến, hiện đại, giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các doanh nghiệp nhằm hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều chỉnh cơ cấu, thu hút đầu tư, ưu tiên vào các lĩnh vực chế biến sâu, tạo năng lực xuất khẩu mới; phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho các cơ sở công nghiệp lớn của tỉnh như: Xi măng, nhiệt điện, sản xuất phôi thép...Khai thác có hiệu quả cơ sở hạ tầng các làng nghề hiện có. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh đầu tư trang thiết bị, máy móc, chuyển giao công nghệ, đào tạo công nhân kỷ thuật cao...nhằm hình thành các đơn vị xây lắp đủ mạnh đáp ứng với nhu cầu mới.
Triển khai có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tạo bước chuyển biến mới trong phát triển nông, lâm, ngư nghiệp cả về sức sản xuất, chất lượng, hiệu quả và thị trường tiêu thụ. Khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; đẩy mạnh khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông, lâm thuỷ sản. Khuyến khích hỗ trợ các tổ chức cá nhân
tham gia trồng, bảo vệ phát triển rừng. Chú trọng đầu tư hạ tầng kỷ thuật các vùng nuôi thuỷ sản tập trung; tăng cường khai thác thuỷ sản xa bờ, đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá, bảo đảm phòng chống thiên tai.
Chú trọng mở rộng nâng cao chất lượng các dịch vụ: Tài chính, tín dụng, viễn thông, vận tải hàng không, vận tải biển, tư vấn pháp luật, du lịch, nghỉ dưỡng, giáo dục - đào tạo, y tế...Tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Tận dụng tối đa tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh để đa dạng hoá các sản phẩm du lịch; chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Đa dạng hoá các kênh phân phối để hình thành những kênh lưu thông hàng hoá ổn định, góp phần quản lý tốt chất lượng sản phẩm. Tạo mọi điều kiện cho hoạt động tập trung đẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế của tỉnh: Cao su, sản phẩm gỗ, thuỷ sản, xi măng...
Thứ tư, Đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội và bảo vệ môi trường
Triển khai mạnh mẽ đào tạo theo nhu cầu xã hội, thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu các các doanh nghiệp và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới trường lớp, các cơ sở dạy nghề đảm bảo phân bố hợp lý giữa các vùng, miền, về cơ cấu ngành nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng như nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Tập trung đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục ở các cấp học, bậc học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và học ngoại ngữ trong nhà trường. Phát triển mô hình liên doanh, liên kết với các trường có uy tín trong nước và quốc tế để nâng cao chất lượng, đa dạng hoá hình thức đào tạo. Tiếp tục thực hiện các biện pháp đồng bộ nhằm giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học. Đẩy nhanh thực hiện Chương trình kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ giáo viên. Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút giáo viên cho vùng núi, vùng
khó khăn. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ. Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất kinh doanh và giáo dục - đào tạo. Tập trung đầu tư hạ tầng khoa học - công nghệ, trong đó ưu tiên đầu tư cho các cơ sở kiểm định về đo lường, chất lượng, hệ thống ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền và phổ biến hoạt động khoa học - công nghệ trên địa bàn.
Tập trung triển khai các chính sách, pháp luật về chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế, nhất là cho trạm y tế cơ sở tuyến xã, các Trung tâm dự phòng; đẩy nhanh thực hiện Chương trình đầu tư y tế tuyến huyện nhằm sớm giảm tình trạng quá tải ở một số bệnh viện như hiện nay. Tăng cường các hoạt động kiểm tra sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh xã hội và HTV/AIDS, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thuốc chữa bệnh, đảm bảo sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn, hợp lý. Đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình. Tăng cường bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Tập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hoá lành mạnh; coi trọng văn hoá lãnh đạo quản lý và văn hoá trong thế hệ trẻ. Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, thể thao chào mừng các ngày lễ lớn. Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, bài trừ các tệ nạn xã hội. Mở rộng các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng và quan tâm phát triển thể thao thành tích cao ở những nội dung mà tỉnh có lợi thế.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội về bảo vệ môi trường. Quan tâm công tác bảo vệ môi trường ngay từ khi thẩm
định phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, các dự án đầu tư và thực hiện giám sát chặt chẽ việc để ngăn chặn ô nhiễm môi trường. Huy động các nguồn lực để đầu tư xử lý chất thải rắn, chất thải y tế, đặc biệt là ở khu vực đô thị, các khu công nghiệp - trung tâm công nghiệp và làng nghề.
Thứ 5, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài phát triển giáo dục - đào tạo, cần có chính sách ưu tiên cho đào tạo nghề, đào tạo lao động chất lượng cao, coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện chương trình, đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực trọng yếu. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho kế hoạch phát triển kinh tế tri thức.
Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, dạy nghề. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng trường, lớp đào tạo nghề cần thiết. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng dạy nghề, giáo dục chuyên nghiệp, bảo đảm cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đào tạo. Đầu tư xây dựng một số khoa, chuyên ngành mũi nhọn. Có chính sách ưu đãi học nghề cho người nghèo, đối tượng chính sách, bố trí và sử dụng các sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi về làm việc tại tính.
Thứ 6, gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội
Khuyến khích và tạo điều kiện để mọi công dân nắm bắt được cơ hội làm ăn, nâng cao thu nhập và đời sống. Tăng cường đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở một số vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao. Hình thành chương trình phát triển cộng đồng, phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với mục tiêu giảm nghèo. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, bảo đảm cho người nghèo tích cực, chủ động tham
gia vào công cuộc giảm nghèo và phát triển. Hỗ trợ người nghèo có phương tiện làm ăn để thoát nghèo; tăng cường mức đầu tư, trợ giúp người nghèo, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giảm nghèo, khắc phục tư tưởng ỷ lại, bao cấp, trông chờ vào Nhà nước.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật về bảo hiểm xã hội; mở rộng phạm vi đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm tư nhân theo đúng lộ trình, theo nguyên tắc đóng - hưởng. Xây dựng hệ thống bảo trợ xã hội trong tổng thể hệ thống an sinh xã hội đa tầng, linh hoạt và hỗ trợ lẫn nhau, có khả năng bảo vệ mọi thành viên trong xã hội, nhất là những nhóm dễ tổn thương. Đa dạng hóa các loại hình trợ giúp xã hội và cứu trợ xã hội. Nâng cao nhận thức của xã hội về chia sẻ trách nhiệm đối với việc trợ giúp, chăm sóc những người cần được bảo trợ. Làm tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân khi thu hồi đất.
Thứ 7, nâng cao hiệu lực và hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh, đất đai..., tạo bước đột phá mới về chất nhằm nâng cao vai trò và hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Thực hiện cải cách cơ bản thủ tục hành chính Nhà nước, loại bỏ những khâu bất hợp lý và phiền hà, ngăn chặn tệ cửa quyền, tham nhũng, tiêu cực. Chú trọng phân cấp quản lý, chấn chỉnh cơ cấu tổ chức, biên chế, quy chế hoạt động của bộ máy hành chính các cấp làm cho bộ máy quản lý Nhà nước tinh gọn, bảo đảm sự điều hành tập trung, thống nhất, thông suốt từ cấp tỉnh đến cấp xã. Đề cao trách nhiệm vai trò của người đứng đầu cơ quan Nhà nước. Tăng cường sự giám sát của xã hội, cộng đồng đối với bộ máy Nhà nước.
Đổi mới manh mẽ phương thức quản lý kinh tế của Nhà nước, coi trọng và làm tốt công tác xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý, điều tiết và bảo đảm những cân đối lớn của nền kinh tế, kiềm chế lạm phát; phát triển lành mạnh các thị trường
tài chính, tiền tệ, bảo hiểm... Từng bước đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, công chức, quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi và kỷ luật của công chức hành chính.
Triển khai quyết liệt có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí gắn với việc thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, là yêu cầu quan trọng trong việc tạo dựng