Một số thành tựu

Một phần của tài liệu Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào phát triển kinh tế ở Quảng Bình (Trang 28 - 45)

Để đề ra những chủ trương, chính sách đúng đắn nhằm góp phần hoàn thành thắng lợi trong công cuộc phát triển kinh tế- xã hội, trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa chúng ta phải có một cái nhìn toàn diện đối với các nhân tố của lực lượng sản xuất cũng như các nhân tố của quan hệ sản xuất trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, không xem nhẹ hay bỏ qua bất cứ một nhân tố nào, có như vậy các chủ trương, chính sách mới góp phần vào thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng.

Hưởng ứng chủ trương phát triển của Đảng và Nhà nước cùng với những chủ trương chính sách của đại hội XI, trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình luôn cố gắng để hoàn thành những mục tiêu phát triển kinh tế do Đảng và Nhà nước đề ra. Trong năm 2012, việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển của năm trong điều kiện gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt có những khó khăn kéo dài và mức độ nặng nề hơn như: biến động giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào; thị trường thu hẹp, sức mua giảm, hàng tồn kho lớn; đầu tư công giảm, lãi suất ngân hàng còn ở mức cao, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp bị giải thể, tạm ngừng hoạt động...nhưng nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của Chính Phủ, các Bộ, ngành Trung ương; sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Tỉnh luôn kiên định đường lối phát triển của Đảng, và sự tin tưởng vào sự đúng đắn trong những quan điểm dẫn đường của chủ nghĩa Mác- Lênin. Quán triệt nguyên lý mối liên hệ phổ biến, quan điểm lịch sử cụ thể

vào các đường lối phát triển kinh tế- xã hội, đưa lại cái nhìn toàn diện và nhận thức rõ tiềm năng cũng như hạn chế của tỉnh nhà, thấy được những điều kiện cụ thể của tỉnh cũng như tình hình của đất nước, cùng với đó là sự nổ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong việc cụ thể hoá và triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các giải pháp chỉ đạo, điều hành của chính phủ, của Uỷ ban nhân dân tỉnh nên tình hình kinh tế- xã hội có những chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.

Kinh tế tăng trưởng khá, sản xuất nông nghiệp được mùa toàn diện, sản lượng lương thực đạt cao nhất từ trước đến nay; sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ; dịch vụ phát triển, lượng khách du lịch đến Quảng Bình tăng; công tác quản lý đầu tư và xây dựng có nhiều tiến bộ, một số công trình trọng điểm của tỉnh được tập trung chỉ đạo đảm bảo đúng tiến độ khởi công và hoàn thành; thu ngân sách trên địa bàn hoàn thành dự toán; các lĩnh vực văn hoá - xã hội có những chuyển biến tích cực; công tác an sinh xã hội được chú trọng, đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc, vùng khó khăn từng bước được cải thiện; cải cách hành chính, đấu tranh phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh; quốc phòng - an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Kết quả đạt được trên các lĩnh vực

Công tác quy hoạch và quản lý đô thị

Công tác quy hoạch và quản lý đô thị được quan tâm chỉ đạo và có nhiều tiến bộ, chất lượng quy hoạch được nâng lên. Năm 2012 đã phê duyệt và thông qua 12 đề án quy hoạch, trong đó có nhiều quy hoạch quan trọng như: Quy hoạch nguồn nhân lực tỉnh đến năm 2020, Quy hoạch Khu trung tâm hành chính tỉnh, Quy hoạch vị trí trung tâm huyện lỵ mới Quảng Trạch, Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Hòn La, quy hoạch một số khu đô thị, khu dân cư... Đô thị Ba Đồn mở rộng đã được Bộ xây dựng quyết định công nhận đô thị loại 4; tích

cực hoàn chỉnh hồ sơ thành lập thị xã Ba Đồn; xây dựng lộ trình và tập trung chỉ đạo nâng cấp đô thị thành phố Đồng Hới lên đô thị loại 2. Đang tiếp tục triển khai các quy hoạch thuộc các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới...

Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

trồng trọt: Thời tiết đầu năm rét kéo dài, nhưng nhìn chung thời tiết tương đối thuận lợi, các cấp các ngành đã tập trung chỉ đạo bà con nông dân tích cực thực hiện gieo trồng, chăm sóc cây trồng nên sản xuất nông nghiệp được mùa toàn diện cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích gieo trồng cả năm thực hiện 85.186,4 ha tăng 1,2% SCk; sản lượng lương thực đạt 284.000 tấn tăng 0,9% SCK đạt 107,2% kế hoạch, là mức sản lượng cao nhất từ trước đến nay. Cây lâu năm có xu hướng phát triển khá, nhất là cây cao su với diện tích 16.866,3 ha, trong đó trồng mới năm 2012 là 1.110 ha; một số mô hình kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chăn nuôi: Đã tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp để khôi phục nhanh và nâng cấp chất lượng tổng đàn; thực hiện đa dạng các loại hình chăn nuôi, chú trọng phát triển chăn nuôi công nghiệp, trang trại và gia trại nên tổng đàn từng bước phục hồi; chất lượng đàn được nâng lên, tỷ lệ bò lai và lợn ngoại tăng khá. Tăng cường công tác thú y, xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh, kiểm soát giết mổ tập trung, kiểm soát vận chuyển gia súc, gia cầm, đẩy mạnh công tác tiêm phòng dịch bệnh, không để dịch bệnh phát triển, lây lan.

Lâm nghiệp: Tiếp tục chuyển đổi theo hướng lâm nghiệp xã hội. Các địa phương, đơn vị đã tích cực chỉ đạo khai thác, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng. Tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi triển khai kế hoạch trồng rừng và khai thác gỗ rừng trồng, gỗ rừng tự nhiên theo kế hoạch. Công tác phòng, chống cháy rừng đã được các cấp, các ngành triển khai tốt nên đã không có vụ cháy rừng lớn nào xảy ra. Tăng cường công tác kiểm tra việc khai thác, buôn bán, vận chuyển

lâm sản trái phép. Đã phát hiện và tập trung chỉ đạo và xử lý kịp thời các vấn đề cấp bách về quản lý, bảo vệ rừng tại vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng.

Thuỷ sản: Sản xuất thuỷ sản tiếp tục phát triển cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến. Sản lượng thuỷ sản ước đạt 56.536 tấn, tăng 8,8% SCK theo kế hoạch tăng hơn 10,8%. Nhờ điều kiện thời tiết khá thuận lợi và có sự hộ trợ kịp thời theo Quyết định 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bà con ngư dân đã chủ động bám biển, tích cực đẩy mạnh khai thác thuỷ sản, số lượng tàu có công suất lớn được đóng mới phục vụ đánh bắt vùng biển xã tăng nhanh nên sản lượng khai thác, đánh bắt đạt khá với nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, phục vụ xuất khẩu. Công tác dịch vụ hậu cần nghề cá đáp ứng nhu cầu ngư dân; công tác thông tin liên lạc, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn được thực hiện tốt.

Về nuôi trồng, đã chú trọng mở rộng diện tích, da dạng hoá hình thức và các sản phẩm nuôi; làm tốt công tác kiểm tra, phòng, chống dịch bệnh. Tiếp tục chuyển đổi từ nuôi trồng tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng và nhân rộng mô hình cá - lúa. Tích cực chỉ đạo, tạo điều kiện phát triển các cơ sở sản xuất giống tôm.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo triển khai từ tỉnh đến cơ sở. Sau 2 năm triển khai; nhìn chung cán bộ, nhân dân đã nhận thức được tầm quan trọng của Chương trình; nhận thức được vai trò, vị trí của người dân trong triển khai thực hiện chương trình. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua " Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới"; phối hợp chỉ đạo các xã đẩy nhanh tiến bộ xây dựng, phê duyệt đồ án quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới. Dự kiến đến hết năm 2012 toàn tỉnh có 141 xã được phê duyệt đồ án quy hoạch, đạt 100% số xã, trong đó 60% số xã hoàn thành quy hoạch chi tiết; 100% xã được phê duyệt đề án.

Công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ: Cuối tháng 10 do ảnh hưởng của cơn bão số 8 trên địa bàn tỉnh có mưa vừa đến mưa to, vùng

ven biển có gió mạnh cấp 6, cấp 7 giật cấp 8. Tỉnh đã chỉ đạo thông báo kịp thời diễn biến của bão cho người dân, chủ các phương tiện tàu, thuyền để chủ động đối phó; chỉ đạo triển khai phương án phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn theo phương châm " 4 tại chổ"; thực hiện việc kiểm điểm, quản lý chặt chẽ tàu thuyền ra khơi. Ngay sau đợt bão, đã đi kiểm tra các vùng bị ảnh hưởng khắc phục thiệt hại do bão gây ra. Nhờ chủ động phòng chống nên trên địa bàn tỉnh không có người chết, bị thương, mất tích, ước tính thiệt hại về tài sản là 63,1 tỷ đồng.

Sản xuất công nghiệp

Năm 2012, sản xuất công nghiệp của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả, kịp thời các chính sách, giải pháp điều hành của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp; làm việc cụ thể với các doanh nghiệp, chỉ đạo các ngành từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp như: ưu tiên cấp mỏ thuộc thẩm quyền của tỉnh để kịp thời đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, ưu tiên nguồn cung cấp điện ổn định cho các cơ sở sản xuất, đề nghị các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh cơ cấu lại các khoản nợ, gia hạn nợ, giảm lãi suất cho vay; động viên, khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm thị trường, giảm chi phí, cơ cấu lại sản xuất...Nhờ vậy, sản xuất công nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ ( tăng 9,1%). Đây là một sự nỗ lực, cố gắng lớn của các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Một số sản phẩm có mức tăng khá như: clinke, gạch lát ceramic, nước máy...Lĩnh vực Trung tâm công nghiệp và ngành nghề nông thôn mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn có tăng trưởng và tao việc làm ổn định cho lao động nông thôn.

Các ngành dịch vụ

Hoạt động thương mại nội địa năm 2012 tiếp tục phát triển. Tổng mức bán lẽ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 14.150 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ.

Mạng lưới dịch vụ thương mại tiếp tục phát triển; các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng chính sách được cung ứng đầy đủ, kịp thời. Công tác quản lý thị trường, giá cả được tăng cường, ngăn chặn được tệ nạn đầu cơ gây khan hiếm hàng hoá giả tạo, tung tin đồn thất thiệt ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu dùng. Đã thực hiện tốt cuộc vận động " Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", nhất là đối với các sản phẩm sản xuất trong tỉnh. Tổ chức thành công hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam- Lào- Thái Lan, là hội chợ có quy mô, chủng loại đa dạng và chất lượng sản phẩm tốt nhất từ trước đến nay.

- Xuất, nhập khẩu

Xuất khẩu: Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2012 giảm so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt 125,6 triệu USD giảm 22,8% so với cùng kỳ bằng 83,7% kế hoạch. nguyên nhân là do thị trường đầu ra khó khăn, giá cả một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm mạnh, đặc biệt là mặt hàng cao su.

Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu đạt 37 triệu USD bằng 92,3% SCK và bằng 92,5% kế hoạch. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu 99,8% là nhập khẩu trực tiếp đều thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước, 100% là tư liệu sản xuất.

Hoạt động du lịch được quan tâm đẩy mạnh, các hoạt động lễ hội được tổ chức sôi nổi, rộng khắp nhằm hưởng ứng " Năm du lịch quốc gia duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012", mạng lưới cơ sở lưu trú phát triển khá, chất lượng phục vụ được nâng lên; các tuyến du lịch mới đưa vào khai thác có hiệu quả...đã góp phần thu hút khách du lịch đến Quảng Bình. Năm 2012, có 1.046,1 ngàn lượt khách du lịch đến Quảng Bình tăng 8,0% SCK. Đáng ghi nhận là lượng khách lữ hành tăng cao, tăng 30,7% SCK đạt 479,6 nghìn lượt khách, trong đó lượt khách quốc tế 12 ngàn lượt khách tăng 3,8% SCK, điều này cho thấy các doanh nghiệp du lịch lữ hành đã quan tâm đến thị trường du lịch Quảng Bình. Dự ước doanh thu khách sạn, nhà hàng, du lịch đạt 1.175,2 tỷ đồng tăng 18,4% SCK.

Các loại hình dịch vụ khác: Hoạt động vận tải có nhiều tiến bộ, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân, đặc biệt là vận tải

biển, cảng biển và hàng không tiếp tục khai thác, phát huy hiệu quả. Các loại hình dịch vụ khác như: Bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khám chữa bệnh, khoa học và công nghệ, tư vấn pháp luật... tiếp tục phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân.

- Giá cả thị trường: Chỉ số giá tiêu dùng cả năm tăng 10% SCK. Nhờ các chính sách của nhà nước và triển khai các giải pháp tăng cường quản lý chặt chẽ của các cấp, các ngành đã góp phần ổn định và làm lành mạnh thị trường hàng hoá, dịch vụ trên địa bàn, ổn định thị trường kinh doanh ngoại tệ và vàng.

Xây dựng cơ bản

Năm 2012 tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chỉ thị số 1792/CT- TTg của Thủ tướng chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Đã thực hiện giao kế hoạch vốn kịp thời, bố trí vốn tập trung, ưu tiên vốn cho các công trình trọng điểm. Năm 2012, mặc dù gặp khó khăn về nguồn vốn nhưng tỉnh đã tăng cường huy động, tạo nguồn thu từ quỹ đất và tranh thủ sự hỗ trợ của trung ương. Trong năm, trung ương đã bổ sung 381,6 tỷ đồng cho ngân sách địa phương để đầu tư cho các công trình, dự án trọng điểm, công trình sạt lở, lũ quét, đường cứu hộ, cứu nạn...Đã thực hiện cắt giảm, đình hoãn, giảm tiến độ một số công trình, dự án chưa cân đối được nguồn vốn; đối với các dự án đầu tư từ nguồn vốn trung ương đang triển khai thực hiện nhưng trung ương không bố trí đủ vốn thì chuyển hình thức đầu tư, thực hiện phân kỳ đầu tư hoặc tạm dừng tại điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Kiên quyết không điều chỉnh quy mô, bổ sung các hạng mục so với quyết định phê duyệt dự án ban đầu. Tăng cường công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; thường xuyên tổ chức kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện các dự án. Việc tạm ứng vốn được chấn chỉnh và quản lý chặt chẽ hơn. Công tác giám sát đầu tư được tăng cường, đã tổ chức nhiều đợt giám sát đối với các chương trình, dự án. Dự ước vốn đầu tư toàn xã hội năm 2012 thực hiện đạt 4.213 tỷ đồng, tăng 8,1% SCK.

Tài chính: Năm 2012, trong điều kiện hết sức khó khăn, đồng thời thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như: Gia hạn, giãn thời gian nộp thuế, miễn, giảm thuế đã ảnh hưởng đến thu ngân sách tỉnh. Nhưng nhờ sự nổ lực của các cấp, các ngành và cuả các thành phần kinh tế trong việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh nên thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vẫn tăng khá, ước đạt 1.820 tỷ đồng, hoàn thành dự toán địa phương giao, giảm 11,14% so với cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách Nhà nước (chi theo cân đối ngân sách) đạt 4.816 tỷ

Một phần của tài liệu Quy luật lượng chất và sự vận dụng vào phát triển kinh tế ở Quảng Bình (Trang 28 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w