sinh hap dan ca nam

36 694 0
sinh hap dan ca nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài 46: THỰC HÀNH SỰ PHÂN HOÁ CỦA THẢM THỰC VẬT Ở SƯỜN ĐÔNG VÀ SƯỜN TÂY CỦA DÃY NÚI AN ĐÉT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh biết được: 1. Kiến thức: - Nắm vững sự phân hóa môi trường theo độ cao ở An đét. - Hiểu sự khác nhau giữa sườn đông và sườn tây dãy Anđet. Sự khác nhau trong vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở 2 sườn núi An đet. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích sơ đồ lát cắt địa hình . II.TRỌNG TÂM: Phân tích và so sánhsự khác nhau của thảm thực vật 2 bên sườn núi An đet. III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : Sơ đồ lát cắt địa hình núi An đet. IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI MỚI: 1.Ổn định lớp (1’) 2.Kiểm tra bài cũ (6’) - Các ngành công nghiệp chế biến phân bố ở các quốc gia nào? - Các ngành khai thác khoáng sản phân bố chủ yếu ở các quốc gia nào? - Vì sao các nước trung và Nam Mĩ thành lập khồi thị trường Mê-cô-xua? 3.Giới thiệu bài mới (1’) 4.Tiến trình tổ chức bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bổ sung Yêu cầu học sinh quan sát lát cắt địa hình dưới đây bổ sung kiến thức vào phiếu học tập: Độ cao (m ) Kiểu thực vật Sườn Tây Sườn Đông 01000 1000 2000 2000 3000 3000 4000 4000 5000 5000 6000 - Cho biết các đai thực vật theo chiều cao của 2 sườn Đông và Tây? - Độ cao lớp phủ băng tuyết ở 2 bên sườn chênh lệch nhau như thế nào? Kết hợp với lược đồ 41.1 giải thích tại 1.Quan Sát Sơ Đồ Lát Cắt Hình 46.2: - Sự phân bố thực vật theo từng đai cao của sườn đông An-đét khác nhau: + 0 -1000m: rừng nhiệt đới. + 1000-3000m: rừng lá kim. + 3000-4000m: đồng cỏ. + 4000-5000m: đồng cỏ núi cao. + Trên 5000m: băng tuyết vĩnh cửu. 2. Quan Sát Sơ Đồ Lát Cắt Hình 46.1.cho biết thảm thực vật được phân bố ở từng đai cao: - Sự phân bố thực vật theo từng đai cao của sườn tây An-đét khác nhau: +0-1000m: thực vật nửa hoang mạc. +1000-2000m: cây bụi xương rồng. +2000-3000m: đồng cỏ cây bụi. +3000-5000m: đồng cỏ núi cao. +Trên 5000m: băng tuyết vĩnh cửu. Giaùo aùn ñòa lyù 7 HKII trang 1 sao có sự chênh lệch đó? - Tại sao từ độ cao 0  1000m sườn Đông có rừng nhiệt đới, còn sườn Tây là thực vật nửa hoang mạc? Kết luận: Sự phân hoá thảm thực ở 2 bên sườn núi Đông và Tây xảy ra do nguyên nhân nào? - Hãy xác định vị trí của lát cắt này trên lược đồ hình 41.1 3.Quan Sát Sơ Đồ Lát Cắt Hình 46.1 và 46.2: + Phía tây An-đét: thực vật nửa hoang mạc. + Phía đông An-đét: rừng nhiệt đới.  Như vậy: Phía tây An-đét có khí hậu khô hơn phía đông An-đét. - Kết luận: + Sườn đông An-đét mưa nhiều hơn ở sườn tây. + Sườn đông mưa nhiều hơn vì chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch từ biển thổ vào. + Sườn tây mưa ít hơn vì chịu ảnh hưởng của dòng biển lảnh Pê-ru làm cho khối khí từ biển vào bị mất hơi nước, biến tính trở nên khô. 5.Đánh giá: - Thảm thực vật vùng núi An đét có sự phân hoá như thế nào? -Cho biết những nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá này? 6. Hoạt động nối tiếp: Xem trước bài 47 chuẩn bị cho tiết học sau. Tuần : Tiết : Giaùo aùn ñòa lyù 7 HKII trang 2 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh biết được : 1. Kiến thức: -Hệ thống hoákiến thức tứ bài 47 đến bài 6i 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ , tranh, bảng thống kê số liệu, biểu đồ khí hậu, vẽ biểu đồ. II.TRỌNG TÂM: Theo yêu cầu kiến thức và kĩ năng. III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : Lược đồ các nước châu Âu, châu Đại dương. IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI MỚI: 1.Ổn định lớp (1’) 2.Kiểm tra bài cũ (6’) 3.Giới thiệu bài mới (1’) 4.Tiến trình tổ chức bài mới: Tổ chức thảo luận nhóm bổ sung kiến thức vào bảng tổng hợp sau: Đặc diểm Các khu vực châu Phi Các khu vực châu Mĩ Bắc Phi Trung Phi Nam Phi Bắc Mĩ Trung và Nam Mĩ +Vị trí + Khái quát tự nhiên: - Địa hình: - Khí hậu: - Sông ngòi: - Cảnh quan: - Động thực vật: - Tài nguyên: +Dân cư và xã hội: +Kinh tế: - Công nghiệp: - Nông nghiệp: - Các ngành kinh tế khác: 5.Đánh giá: Ôn lại các kĩ năng phân tích bản đồ, biểu đồ, lược đồ trong qúa trình HS báo cáo kết qủa làm việc theo hướng dẫn trên. 6. Hoạt động nối tiếp: Tiết học sau làm bài kiểm tra 1tiết. Tuần : Tiết : Giaùo aùn ñòa lyù 7 HKII trang 3 Ngày soạn: Ngày dạy: KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Học sinh biết được: 1. Kiến thức: Kiểm tra kiến thức từ bài 32 đến bài 46. 2. Kỹ năng: kiểm tra kĩ năng phân tích lược đồ , biểu đồ khí hậu . II.TRỌNG TÂM: Theo yêu cầu kiến thức và kĩ năng. III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : Lược đồ các nước châu Âu, châu Đại dương. IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI MỚI: ĐỀ GƠI Ý Câu 1: Quan sát lược đồ công nghiệp Bắc Mĩ (2đ) - Kể tên các ngành sản xuất công nghiệp? - Những ngành công nghiệp nào là phát triển mở rộng? - Ngành sản xuất ô tô phân bố ở đâu? - Quốc gia nào ở Bắc Mĩ có nền công nghiệp phát triển? Câu 2: Quan sát sơ đồ phân hoá thực vật ở sườn đông và tây dãy núi Anđét (2đ) Câu 3 : Quan sát lát cắt địa hịnh Bắc Mĩ cho biết (2đ) - Địa hìnhở đây có mấy khu vực? - Cho biết đặc điểm địa hình chủ yếu và độ cao môi khu vực? Câu 4: Rừng thưa và xa van ở khu vực Nam Phi có diện tích khá rộng là do nguyên nhân nào? (2đ) Câu 5:Nền kinh tế của khu vực Bắc Phi và Nam Phi có đặc điểm giống nhau là gì? (2 đ) Chú ý : Phần kiểm tra kiến thức có thể cho câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm. Tuần : Tiết : Ngày soạn: Ngày dạy: Giaùo aùn ñòa lyù 7 HKII trang 4 Chương VIII: CHÂU NAM CỰC Bài 47: CHÂU NAM CỰC - CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh biết được: 1. Kiến thức: Các hiện tượng và đặc điểm tự nhiên của một châu lục ở vùng địa cực. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ ở các vùng cực . II.TRỌNG TÂM: Mục 1: khí hậu. III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : Bản đồ vùng Nam cực. Bản đồ tự nhiên thế giới IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI MỚI: 1.Ổn định lớp (1’) 2.Kiểm tra bài cũ (6’) Không. 3.Giới thiệu bài mới (1’) 4.Tiến trình tổ chức bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài ghi Nội dung bổ sung I. Đặc điểm tự nhiên: Quan sát bản đồ tự nhiên thế giới: - Hãy xác định vị trí Châu Nam Cực? Gồm những khu vực nào? Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ 47.1 nhận xét: - Xác định vị trí của Nam cực? Vị trí này có ảnh hưởng gì đế khí hậu? Quan sát 2 biểu đồ khí hậu hình 47.2 và 47.3 kết hợp với lược đồ 47.1 nhận xét bổ sung vào bảng sau: Trạm Lit tơn A -mê-ri- can Vôx tôc - Nhiệt độ tháng nóng nhất: - Nhiệt tháng lạnh nhất: - Biên độ nhiệt: - Nhiệt độ của 2 địa điểm này có những gì giống và khác nhau? - Vì sao lại có sự giống và khác nhau đó? - Tại sao nhiệt độ trong năm ở trạm vôx tôc luôn thấp hơn nhiều so với trạm littơn? Yêu cầu HS quan sát lát cắt địa hình ở hình 47.3 nhận xét: I. Đặc điểm tự nhiên: 1. Vị Trí: - Gồm lục địa Nam cực và các đảo ven lục địa. 2. Khí hậu: - Giá lạnh quanh năm. - Toàn bộ lục địa bị băng tuyết bao phủ tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. - Nơi này khí áp cao, gió từ trung tâm lục địa toả ra, đây là vùng có nhiều gió bão nhất thế giới. Giaùo aùn ñòa lyù 7 HKII trang 5 - Bao phủ bên trên lục địa là gì? Lớp phủ băng này có độ dày khoảng bao nhiêu mét? Tạo ra dạng địa hình gì cho Nam cực? GV giảng giải thêm về gió nam cực. - Với khí hậu giá lạnh, rét như vậy thì ở đây có những loài thực vật và động vật nào sinh sống? Chúng sống ở nơi nào? Vì sao? - Khoáng sản ở Châu Nam cực như thế nào? Kể tên 1 số khoáng sản? Giá trị? II. Lịch sử khám phá và nghiên cứu nam cực: GV thuyết gỉang về lịch sử khám phá lục địa Nam cực. - Vì sao hiện nay lục địa Nam cực chưa có người sinh sống thường xuyên? - Quan sát hình 47.4 cho biết nội dung tranh? Chi tiết nào trên tranh thể hiện nội dung trên? - Vì sao các quốc gia lại kí “Hiệp ước Nam Cực”? 3. Cảnh quan: - Không có thực vật sống. - Động vật gồm chim cánh cụt, hải cẩu, các loài chim biển. 4. Khoáng sản: Giàu khoáng sản như than đá, sắt, đồng . . . II. Lịch sử khám phá và nghiên cứu nam cực: - Là châu lục duy nhất trên thế giới chưa có người sinh sống thường xuyên. - Đầu thế kỉ 20 các nhà thám hiểm mới đặt chân lên lục địa nam Cực. - Hiện nay chỉ có các nhà nghiên cứu khoa học là sống trong các trạm nghiên cứu khoa học. 5.Đánh giá: - Nêu đặc điểm khí hậu của châu Nam Cực? - Tại sao châu nam Cực là 1 hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ vẫn có chim và động vật sinh sống? 6. Hoạt động nối tiếp: Xem trước bài 48. Tuần : Tiết : Giaùo aùn ñòa lyù 7 HKII trang 6 Ngày soạn: Ngày dạy: Chương IX:CHÂU ĐẠI DƯƠNG Bài 48: THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh biết được: 1. Kiến thức: - Bốn nhóm đảo thuộc vùng đảo châu Đại dương. - Đặc điểm về tự nhiên của các đảo châu Đại dương. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ, biểu đồ và ảnh để nắm được kiền thức. II.TRỌNG TÂM: Khí hậu, thực vật và động vật. III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : Bản đồ châu Đại dương. IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI MỚI: 1.Ổn định lớp (1’) 2.Kiểm tra bài cũ (6’) - Nêu đặc điểm khí hậu của châu Nam Cực? - Tại sao châu nam Cực là 1 hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ vẫn có chim và động vật sinh sống? 3.Giới thiệu bài mới (1’) 4.Tiến trình tổ chức bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài ghi Nội dung bổ sung I. Vị trí địa lí, địa hình: HS quan sát lược đồ hình 48.1: - Cho biết lãnh thổ của châu Đại Dương gồm các khu vực nào? Có vị trí ở đâu? - Xác định vị trí Châu Đại Dương? - Nhận xét về cấu trúc và địa hình các đảo trong Thái Bình Dương? - Nguồn gốc hình thành các nhóm đảo? - Vị trí của nhóm chuỗi đảo Pô li nê di có gì khác với 3 nhóm đảo kia? - Nêu đặc điểm địa hình của đại lục Ox trây lia? II. Khí hậu, thực vật và động vật: Quan sát 2 biểu đồ khí hậu theo hình 48.2: - Hãy xác định vị trí 2 trạm này trên bản đồ tự nhiên Châu Đại Dương và hoàn thành bảng sau: I. Vị trí địa lí, địa hình: - Châu Đại dương gồm: + Lục địa Ô- xtrây- li- a + 4 nhóm đảo chính: quần đảo Niu-di-len, chuỗi đảo san hô Mi- crô- nê - di, chuỗi đảo núi lửa Mê- la- nê- di, chuỗi đảo núi lửa và san hô nhỏ Pô- li- nê- di. II. Khí hậu, thực vật và động vật: Giaùo aùn ñòa lyù 7 HKII trang 7 Yếu tố Trạm Gu - am Trạm Nu-mê - a - Nhiệt độ: + Cao nhất: + Thấp nhất: + Biên độ : - Lượng mưa: + Các thg mưa nhiều: + Các tháng mưa ít: + Các tháng không mưa: + Chế độ mưa : - Vị trí 2 trạm này có gì giống nhau? - Qua bảng trên hãy nhận xét về điểm giống và khác nhau về khí hậu 2 địa điểm trên? Vì sao có sự giống và khác nhau đó? - Cho biết đặc điểm khí hậu của đảo Gu-am và Nuven Calê đô ni (trạm Numê-a) - Cả 2 đảo trên đều nằm trong đới nóng và xung quanh có biển bao bọc nhưng vì sao lượng mưa lại khác nhau? - Cảnh quan phần lớn lục địa ôx trây lia là gì? - Giải thích tại sao diện tích hoang mạc và bán hoang mạc của Ox trây lia rộng lớn? Quan sát các tranh 48.3 và 48.4: - Đây là tranh của loài thú nào? Loài này có đặc điểm gì khác với các loài thú khác ỡ các châu lục khác? GV trình bày thêm về những thiên tai mà châu lục thường gặp. - Vì sao người ta gọi các đảo và quần đảo của Châu Đại Dương là ‘Thiên đàn xanh ’giữa Thái Bình Dương? 1. Khí hậu: - Phần lớn các đảo: Có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều hoà, mưa nhiều. - Phần lớn lục địa Ô- xtrây- li- a: là hoang mạc. 2. Thực vật và động vật: - Lục địa Ô- xtrây- li- a: có các loài động vật độc đáo nhất trên thế giới như các thú có túi, thú mỏ vịt. - Biển và rừng là tài nguyên quan trọng của châu Đại Dương. - Bão nhiệt đới, ô nhiễm biển, mực nước biển dâng đe doạ cuộc sống dân cư trên đảo. 5.Đánh giá: - Cho biết các phần lãnh thổ của châu Đại Dương? - Các đảo trong châu đại dương có nguồn gốc hình thành từ đâu? - Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Ô trây li a có khí hậu khô hạn? 6. Hoạt động nối tiếp: Làm các bài tập trong SGK. Tuần : Tiết : Giaùo aùn ñòa lyù 7 HKII trang 8 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 49: DÂN CƯ VÀ KINH TẾ CHÂU ĐẠI DƯƠNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh biết được : 1. Kiến thức: - Đặc điểm dân cư và sự phát triển kinh tế - xã hội của châu Đại Dương, đặc biệt là của Ô-xtrây-li- a và Niu di len. - Mối quan hệ giữa các điều kiện tự nhiên với sự phân bố dân cư, phân bố sản xuất công và nông nghiệp. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ, bảng thống kê số liệu và ảnh để nắm được kiến thức. II.TRỌNG TÂM: Dân cư và kinh tế. III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : Bản đồ kinh tế châu Đại dương. IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI MỚI: 1.Ổn định lớp (1’) 2.Kiểm tra bài cũ (6’) - Các đảo trong châu đại dương có đặc điểm tự nhiên như thế nào? - Cảnh quan tự nhiên của lục địa Ô-xtrây lia? 3.Giới thiệu bài mới (1’) 4.Tiến trình tổ chức bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài ghi Nội dung bổ sung I. Dân cư: Yêu cầu Hs quan sát bảng thống kê số liệu trang 147 SGK nhận xét các vấn đề sau: - Mật độ dân số của Châu Đại Dương là bao nhiêu? So với mật độ dân số của TG thì thuộc vào loại cao hay thấp? - Nhận xét mật độ dân số của các quốc gia so với toàn châu? - Những nơi nào dân cư đông? Nơi nào dân cư thưa? Giải thích nguyên nhân dẫn đến hiện trạng dân cư ở trên? - Tình hình phân bố dân cư của châu lục như thế nào? - Nhìn chung tỉ lệ dân thành thị ở đây như thế nào? Những nơi nào có tỉ lệ dân cư thành thị cao? Dựa vào thông tin trong SGK yêu cầu HS cho biết về chủng tộc người cư trú ở châu Đại Dương theo bảng sau: I. Dân cư: - Châu Đại Dương có mật độ dân cư thấp nhất thế giới. - Tỉ lệ dân thành thị cao, chiếm 69% dân số trong các đô thị. - Dân cư gồm hai thành phần chính: + Người bản địa: khoảng 20% dân số. + Người nhập cư: khoảng 80% dân số. Giaùo aùn ñòa lyù 7 HKII trang 9 Chủng tộc người Địa bàn sinh sống II. Kinh tế : Dựa vào bảng thống kê số liệu trang 148 tự tìm hiểu cá nhân để trả lời các yêu cầu sau: - Thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia ở đây như thế nào? Nước nào có bình quân thu nhập cao, thấp? - Cơ cấu kinh tế của các nước giống nhau không? Cho biết số liệu nào biểu hiện nhận định của em? - Từ 2 vấn đề trên em có kết luận gì về sự phát triển kinh tế của toàn châu lục? Dựa vào thông tin trong SGK và lược đồ 49.3 học sinh bổ sung vào bảng kiến thức sau: Khu vực Ngành kinh tế Các đảo quốc Ô xtrây lia Niu di len - Khu vực nào kinh tế phát triển? ? Kinh tế của các đảo quốc, lục địa Ox tray li a, Niu di len có điểm gì khác nhau? GV nói thêm về tiềm năng du lịch của châu lục. II. Kinh tế : - Phát triển không đồng đều giữa các nước. - Ô- xtrây- li- a và Niu- di- len là hai nước có nền kinh tế phát triển. - Các nước còn lại chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu. - Du lịch là ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước. 5.Đánh giá: - Cho biết đặc điểm dân cư châu Đại Dương? - Cho biết đặc điểm kinh tế của châu Đại Dương? 6. Hoạt động nối tiếp: Xem trước bài 50 : Thực hành về đặc điểm tự nhiên của Ô- xtrây lia. Tuần : Tiết : Giaùo aùn ñòa lyù 7 HKII trang 10 [...]... định vị trí khu vực Nam Âu? - Lãnh thổ của Nam Âu gồm các bán đảo nào? Có vị trí ở đâu của châu Âu? - Địa hình khu vực Nam Âu có đặc điểm gì? Dạng địa hình nào chiếm ưu thế? Phân bố ở đâu? - Hãy xác định 1 số dãy núi của khu vực Nam Âu? - Kể tên, nêu độ cao và vị trí của các dãy núi trẻ ở nam Âu? - Các miền đồng bằng có vị trí và diện tích như thế nào? GV giảng giải thêm về khu vực Nam Âu nằm ở vị trí... kinh tế cao u cầu HS quan sát hình 56.5 cho biết nội dung của hình? - Biểu hiện nào ở hình cho thấy việc khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài ngun của biển? I Khái qt tự nhiên: 1 Địa hình: - Băng hà cổ phổ biến trên bán đảo Xcan đi na vi - Phần lớn diện tích bán đảo Xcan đi na vi là núi và cao ngun 2 Khí hậu: - Lạnh giá vào mùa đơng, mát mẻ vào mùa hạ - Có sự phân hố: + Phía tây dãy núi Xcan đi na... điểm địa hình và độ cao của mỗi khu vực? - Đỉnh núi cao nhất nằm ở đâu? cao khoảng bao nhiêu mét? - Hãy xác định vị trí lát cắt trên lược đồ hĩnh 48.1 Nội dung bổ sung II Nhận xét về khí hậu của lục địa: Cho HS quan sát lược đồ hình 50.2 u cầu học sinh chú ý đến các loại gió và hướng gió thổi vào khu vực - u cầu HS phải nhớ lại đặc điểm của gió tín phong là khơ nóng thổi từ vùng áp cao chí tuyến - Gió... từ Bắc xuống nam? - Từ tây sang đơng? - Dựa vào sự phân bố thảm thực vật hình 59.2 nhận xét về sự thay đổi khí hậu từ bắc xuống nam? (Phía bắc là đồng rêu vì khí hậu cận cực, lạnh giá kéo dài, sâu xuống phía nam là rừng lá kim, loại rừng điển hình cho khí hậu ơn đới lục địa Xuống gần khu vực biển đen và Cax pi thì xuất hiện rừng lá rộng, thảo ngun và bán hoang mạc, khí hậu càng xuống phía nam càng ấm... qủa cao - Sản xuất nơng nghiệp được chun mơn hố trong các trang trại lớn hay đa canh trong các hộ gia đình 1 Trồng trọt: - Vùng trồng cây ăn qủa ở vùng ven biển Địa Trung hải - Vùng trồng lúa ở đồng bằng 2 Chăn ni: Hầu hết các nước chăn ni có tỉ trọng cao hơn trồng trọt Chăn ni bò sữa ven bờ Đại Tây dương II Cơng nghiệp: - Nền cơng nghiệp phát triển rất sớm, có nhiều sản phẩm nổi tiếng chất lượng cao... nhiệt và mưa ở Nam Âu Kết luận về kiểu khí hậu ở đây: Yếu tố Nhiệt độ : + Cao nhất: + tháng: + thấp nhất: + tháng: + Biên độ : Lượng mưa: + Các tháng mưa nhiều : + Các tháng mưa ít: + Các tháng khơng mưa: + Chế độ mưa: Kết luận đặc điểm khí hậu: Nội dung bổ sung 2 Địa hình: - Phần lớn diện tích lãnh thổ là núi trẻ và cao ngun - Các đồng bằng nhỏ hẹp nằm ven biển hoặc xen giữa núi và cao ngun Hình 58.2... so vói khu vực Bắc Âu? 6 Hoạt động nối tiếp: Làm các bài tập trong SGK Tuần: Tiết: Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 58: KHU VỰC NAM ÂU I MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh biết được: 1 Kiến thức: - Nắm vững tự nhiên khu vực Nam Âu, là khu vực khơng ổn định của vỏ Trái Đất - Đặc điểm kinh tế khu vực Nam Âu 2 Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ tự nhiên, bảng thống kê số liệu, tranh và biểu đồ khí hậu II.TRỌNG... Mơi trường núi cao: - Về chế độ nhiệt cả 3 mơi trường khí hậu này có Điển hình là dãy AnPơ có gì khác biệt? nhiều mưa trên các sườn đón gió - Về chế độ mưa cả 3 mơi trường khí hậu này có ở phía tây, thực vật thay đổi theo gì khác biệt? độ cao - Về cảnh quan (sơng, thực vật) cả 3 mơi trường khí hậu này có gì khác biệt? u cầu HS quan sát hình 52.4 sơ đồ lát cắt phân bố thực vật theo độ cao dãy núi An-pơ... ven biển của bán đảo xcan đi na vi có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ai xơ len? - u cầu HS xác định vị trí của Ai xơlen và bán đảo Xcan đi na vi trên bản đồ tự nhiên châu Âu - Tìm trên bản đồ các yếu tố làm khí hậu bị thay đổi khơng còn mang tính chất của đới (dòng biển, gió, lục địa) ở đây sự khác của 2 nơi này là do dòng biển nóng Bắc đại tây dương chảy qua vùng biển bán đảo Xcan đi na vi - Quan sát... HỌC: Học sinh biết được: 1 Kiến thức: - Dân số châu Âu đang già đi - Tỉ lệ tăng dân số châu Âu rất thấp Nạn thiếu lao động dẫn đến làn sóng nhập cư gây nhiều khó khăn cho kinh tế- xã hội - Châu Âu có mức đơ thị hố cao, nơng thơn- thành thị ngày càng nhích lại gần 2 Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ dân cư ,sơ đồ tháp tuổi II.TRỌNG TÂM: Mục 2 dân cư châu Âu đang già đi, mức độ đơ thị hố cao III.CHUẨN . Châu Nam cực như thế nào? Kể tên 1 số khoáng sản? Giá trị? II. Lịch sử khám phá và nghiên cứu nam cực: GV thuyết gỉang về lịch sử khám phá lục địa Nam cực. - Vì sao hiện nay lục địa Nam cực. hình chủ yếu và độ cao môi khu vực? Câu 4: Rừng thưa và xa van ở khu vực Nam Phi có diện tích khá rộng là do nguyên nhân nào? (2đ) Câu 5:Nền kinh tế của khu vực Bắc Phi và Nam Phi có đặc điểm. dạy: Giaùo aùn ñòa lyù 7 HKII trang 4 Chương VIII: CHÂU NAM CỰC Bài 47: CHÂU NAM CỰC - CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh biết được: 1. Kiến thức: Các hiện tượng và đặc điểm

Ngày đăng: 03/07/2014, 00:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan