Kiến thức: Nắm được định nghĩa, trạng thái, tính chất và ứng dụng của chất béo.. Viết được công thức cấu tạo của glixerol, công thức của chất béo.. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết công t
Trang 1Trường THCS Đạ Long GV Trần Thị Ngọc Hiếu
Tuần 39 Ngày soạn: 21/ 03/2009 Tiết 57 Ngày dạy: :
Bài 47: CHẤT BÉO
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức: Nắm được định nghĩa, trạng thái, tính chất và ứng dụng của chất béo.
Viết được công thức cấu tạo của glixerol, công thức của chất béo
2 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết công thức cấu tạo và phương trình hóa học
3 Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống
II CHUẨN BỊ:
1.
GV: Các thí nghiệm , tính tan của chất béo
2.
HS : Xem trước bài mới
III TIẾN TRÌNH DẠY VÀHỌC
1 Ổn định lớp(1’): 9A1………/………… 9A2………/…………
2 Kiểm tra bài cũ: (15’)
Câu 1 (4 đ): Nêu hai phương pháp hóa học khác nhau để phân biệt hai dung dịch C2H5OH và
CH3COOH
Câu 2(6đ): Hoàn thành phương trình phản ứng cho sơ đồ sau:
Etilen rượu etilic axit axetic etylaxetat axetat natri
3 Bài mới:
a Giới thiệu bài: Chất béo là thành phần quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta Vậy chất béo là gì? Thành phần và tính chất của nó như thế nào?
b Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Chất béo có ở đâu? (5’)
- GV: Trong thực tế chất béo
có ở đâu?
- GV: Nhận xét
- HS: Trả lời
- HS: Lắng nghe
I Chất béo có ở đâu?( SGK)
Hoạt động 2: Tính chất vật lí của chất béo (5’)
- GV: Cho các nhóm làm thí
nghiệm: Cho vài giọt dầu ăn
lần lượt vào 2 ống nghiệm
đựng nước và benzen, lắc nhẹ
và quan sát
- GV: Gọi HS nêu hiện tượng
và nhận xét về tính chất vật lí
của chất béo
- GV: Nhận xét
- HS: Làm thí nghiệm
- HS: Trả lời
- HS: Lắng nghe
II Tính chất vật lí của chất béo
- Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước và nổi lên trên mặt nước
- Chất béo tan được trong benzen, dầu hoả…
Hoạt động3: Thành phần và cấu tạo của chất béo (7’)
- GV giới thiệu: Khi đun chất
béo ở nhiệt, áp suất cao
- HS: Nghe giảng III Thành phần và cấu tạo của
chất béo
Trang 2Trường THCS Đạ Long GV Trần Thị Ngọc Hiếu
người ta thu được glixerol và
các axit béo
- GV giới thiệu: công thức
chung của các axit béo: R –
COOH sau đó có thể thay R
bằng C17H35, C17H33…
- GV: Gọi HS nhận xét thành
phần của chất béo
- HS: Nghe giảng
- HS: Chất béo là hỗn hợp nhiều este vủa glixerol với các axit béo và có công thức chung là (R_COO)3C3H5
- Chất béo là hỗn hợp nhiều este vủa glixerol với các axit béo và có công thức chung là
(R_COO)3C3H5
Hoạt động4: Tính chất hoá học quan trọng của chất béo (8’)
- GV giới thiệu: Khi đun các
chất béo với nước có axit xúc
tác tạo thành các axit béo và
glixerol
- GV: Yêu cầu HS viết PTHH
- GV giới thiệu: Phản ứng của
các chất béo với dung dịch
kiềm
- GV: Yêu cầu HS viết PTHH
- GV thông báo: phản ứng
thuỷ phân trong môi trường
kiềm còn gọi là phản ứng xà
phòng hoá
- HS: Nghe giảng
- HS: Viết PTHH
- HS: Nghe giảng và ghi bài
- HS: Viết PTHH
- HS: Lắng nghe
VI Tính chất hoá học của chất béo
(R-COOH)3C3H5 + 3H2O 3RCOOH + C3H5(OH)3
(R-COOH)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3
Phản ứng thuỷ phân trong môi trường kiềm còn gọi là phản ứng xà phòng hoá
Hoạt động5: Ứng dụng (5’)
- GV: Yêu cầu HS liên hệ
thực tế để nêu các ứng dụng
của chất béo
- GV: Nhận xét
- HS: Nêu ứng dụng của chất béo
- HS: Lắng nghe
V Ứng dụng (SGK)
4 Cũng cố (7’):
- Cho HS làm phiếu học tập : Hoàn thành các phương trình phản ứng sau
(CH3COOH)3C3H5 + NaOH ? +?
(C17H35COOH)3C3H5 + H2O ? + ?
(C17H33COOH)3C3H5 + ? C17H33COONa
CH3COOC2H5 + ? CH3COOK + ?
5 Nhận xét – Dặn dò (3’): Dặn các em làm bài tập về nhà: 1,2,3,4/147.
Dặn các em xem trước bài “luyện tập:”
6 Rút kinh nghiệm:
………
………