1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dưng nông thôn mới

43 4K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 354,5 KB

Nội dung

Xây dưng nông thôn mới

Trang 1

Phần thứ nhất ĐẶT VẤN ĐỀ

Nông thôn hiện nay đang trong giai đoạn phát triển nên còn tồn tại những bất cập, nhưng những giải pháp về khía cạnh quy hoạch cho một giai đoạn phát triển một cách bền vững thì vẫn đang ở điểm xuất phát

Là một nước có nền kinh tế sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên Nhà nước ta đã ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nhằm xây dựng một nông thôn hiện đại nhưng vẫn giữ được dáng dấp truyền thống của một nông thôn Việt Nam, việc xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật với cảnh quan môi trường và gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc

Mặt khác nước ta là nước nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, trên 70% dân số sống tại nông thôn nên việc Đảng và Nhà nước ta đã ban hành

bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nhằm xây dựng một nông thôn hiện đại nhưng vẫn giữ được dáng dấp truyền thống của một nông thôn Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân

1 Sự cần thiết phải xây dựng đề án quy hoạch nông thôn mới

Công tác Quy hoạch xây dựng xã Bản Mế nhằm đánh giá rõ các điều kiện

tự nhiên, kinh tế xã hội và đưa ra định hướng phát triển về không gian, về mạng lưới dân cư, về hạ tầng kỹ thuật, xã hội nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh về sản xuất nông nghiệp như: trồng sản xuất thuốc lá, ngô hàng hoá, đậu tương hàng hoá, rừng; công nghiệp – TTCN và thương mại dịch vụ của địa phương

Quy hoạch này cũng tính đến nhằm hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của

lũ lụt, lũ quét trên địa bàn toàn xã để chủ động quản lý xây dựng, quản lý đất đai tại địa phương đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đề ra Việc xây dựng Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Bản Mế là mô hình để nhân rộng, là công cụ hỗ trợ về chuyên môn cho chương trình “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên phạm vi toàn huyện”

Xuất phát từ tình hình thực tế đó được sự chỉ đạo của tỉnh, huyện, sự đồng thuận hưởng ứng của cán bộ và nhân dân các dân tộc, Đảng uỷ, HĐND - UBND

xã đã quyết tâm xây dựng và phát triển toàn diện để Bản Mế trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới

2 Căn cứ pháp lý để lập đề án quy hoạch.

Nghị quyết 26/TW về nông nghiệp ngày 05/8/2008 của BCH TW khoá X

về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Thông báo 238 - TB/TƯ ngày 7/4/2009 của Ban bí thư về chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH

Trang 2

Quyết định số 800/2010/QĐ - TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

Quyết định số 491/2009/QĐ - TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;

Thông tư số 54/2009/TT - BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

Công văn số 2543/BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn đánh giá và lập báo cáo xây dựng nông thôn mới cấp

xã giai đoạn 2010 - 2010 định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Văn bản số 752/BCĐ - SNN ngày 29/6/2010 của BCĐ nông thôn mới tỉnh Lào Cai về việc hướng dẫn đề cương và xây dựng đề án tổng thể xây dựng nông thôn mới;

Căn cứ Quyết định số: 2226/QĐ-UBND ngày 09/8/2010 của UBND tỉnh Lào Cai về việc hỗ trợ kinh phí xây dựng quy hoạch các xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới năm 2010 tỉnh Lào Cai;

Căn cứ Kế hoạch số 43/KH - UBND ngày 22/4/2010 của UBND huyện Si

Ma Cai về việc triển khai Quyết định số: 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

về ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;

Căn cứ báo cáo điều chỉnh quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất đến năm

2010 của xã Bản Mế;

Căn cứ quy hoạch sản xuất - SXDC xã Bản Mế giai đoạn 2006 - 2010;Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Bản Mế nhiệm kỳ 2010 - 2015;

3 Đối tượng và phạm vi lập đề án quy hoạch.

- Đối tượng: Nghiên cứu điều tra, khảo sát lập quy hoạch theo 19 tiêu chí

được tóm tắt thành 11 lĩnh vực sau:

+ Công tác quy hoạch;

+ Chuyển dịch hạ tầng kinh tế – xã hội;

+ Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập;

+ Giảm nghèo và anh ninh xã hội;

+ Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở địa phương;

+ Phát triển giáo dục, đào tạo ở địa phương;

+ Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cư dân ở địa phương;

Trang 3

+ Xây dựng dời sống văn hoá, thông tin và truyền thông ở địa phương;+ Cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường ở địa phương;

+ Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, chính trị, chính trị xã hội trên địa bàn;

+ Công tác an ninh, trật tự xã hội ở địa phương;

- Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch:

+ Toàn bộ 7/7 thôn bản trong xã;

+ Thời kỳ quy hoạch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

4 Mục tiêu quy hoạch.

Hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Bản Mế trong năm 2010

5 Phương pháp thực hiện.

- Phương pháp tổng hợp các tài liệu đã có: Điều tra thu thập thông tin, tư liệu, tài liệu đã có, liên quan đến những nội dung quy hoạch

- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Điều tra, khảo sát và đánh giá

bổ sung các số liệu có liên quan về tự nhiên, kinh tế - xã hội tại thực địa

- Phương pháp phân tích thống kê: Đánh giá các diễn biến, động thái của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đã được theo dõi thống kê trong nhiều năm

- Phương pháp chồng ghép bản đồ: Chồng ghép các loại bản đồ nhằm thể hiện các đặc điểm tình hình, thổ nhưỡng , hiện trạng kinh tế - xã hội của vùng

- Phương pháp chuyên gia hội thảo: Tập hợp các ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực có liên quan

- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng bằng phỏng vấn trực tiếp hoặc bằng các phiếu điều tra in sẵn Có sự phối hợp của các cơ quan đơn vị, địa phương, người dân tham gia vào xây dựng đề án

6 Các tiêu chuẩn quy phạm áp dụng.

- Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2010 của Bộ Xây dựng ban hành về tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn mới;

- QCXDVN số 01/2008/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

Trang 4

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn (QCVN 14/2009/BXD);

- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/6/2008 của Bộ Xây dựng Ban hành nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ đồ án xây dựng quy hoạch;

- Thông tư số 07/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

- Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 05/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;

- Thông tư số 54/2009/TT - BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

Phần thứ hai KHÁI QUÁT CÁC TIỀN NĂNG VÀ NGUỒN LỰC CỦA XÃ BẢN MẾ

KHI TRIỂN KHAI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

I Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội và thực trạng môi trường.

1 Điều kiện tự nhiên.

1.1 Vị trí địa lý và mối liên hệ vùng.

Bản Mế là xã vùng cao nằm ở phía Tây của huyện Si Ma Cai, trung tâm

xã cách trung tâm huyện lỵ 8 km và cách thành phố Lào Cai 105 km, có trục đường Quốc lộ 4D chạy qua với chiều dài khoảng 12 km, đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển tổng thể kinh tế - xã hội trong tương lai, nhất là phát triển các khu công nghiệp, khu thương mại - dịch vụ và mở rộng không gian kiến trúc nông thôn có vị trí địa lý cụ thể như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Mường Khương

- Phía Nam giáp xã Sín Chéng

- Phía Đông giáp xã Nàn Sán và Mản Thẩn

- Phía Tây giáp xã Thào Chư Phìn

1.2 Địa hình.

Trang 5

Xã Bản Mế là vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Si Ma Cai, có độ cao

từ 700 - 1.500m, được tạo bởi nhiều dãy núi chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và thấp dần về phía Bắc, mức độ chia cắt mạnh xen kẽ những dải núi cao là các thung lũng sâu và nhỏ, nhiều nơi tạo thành vách đứng Mặt khác do có độ che phủ rừng thấp nên trong mùa mưa rất dễ xảy ra quá trình rửa trôi, bào mòn tầng đất mặt và sạt lở diễn ra khá phổ biến Hơn nữa xã Bản Mế có sông chảy bao quanh nên rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản

1.3 Khí hậu.

Bản Mế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên do ảnh hưởng của địa hình nên diễn biến của khí hậu khá phức tạp, hình thành các tiểu khí hậu khác biệt – Khí hậu cận nhiệt đới và vùng khí hậu nhiệt đới không điển hình Các yếu tố khí hậu đặc trưng như nhiệt độ, lượng mưa cho thấy sự thay đổi của địa hình, độ cao là tác nhân chính hình thành những vùng tiểu khí hậu trên địa bàn huyện

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 17 - 200C Nhiệt độ thấp nhất diễn

ra ở các tháng 11, 12 của năm trước đến tháng 1,2 của năm sau, nhiệt độ cao diễn ra ở các tháng 6, 7, 8 trong năm

- Lượng mưa: lượng mưa thay đổi qua các năm từ 1.300 – 2.000mm,

lượng mưa chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8 các tháng còn lại trong năm mưa ít, cường độ không tập trung; Mùa lạnh khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau Nhìn chung lượng mưa trung bình, cường độ mưa không lớn song không đều, hiện trạng tài nguyên rừng ít nên hiện tượng xói mòn, sụt

lở, rửa trôi vẫn còn xẩy ra khá nghiêm trọng

- Độ ẩm không khí: thuộc vùng có độ ẩm không khí tương đối đều và

cao qua các tháng, trung bình từ 80 - 85%

Xã Bản Mế chia làm 2 vùng có hai tiểu vùng cơ bản: Vùng ven sông chảy gồm các thôn Cốc Nghê, Cốc Cù, Cốc Dế và huyện Mường Khương có khí hậu

cao, bức xạ năng lượng mặt trời cao, mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4

của các yếu tố khí hậu làm cho sinh cảnh vùng này khá phong phú, cây lâm nghiệp nhiệt đới phát triển mạnh Tiểu vùng khí hậu nhiệt đới không điển hình cho thấy được khả năng phát triển lâm nghiệp là khá lớn

- Các thôn còn lại thuộc vùng tiểu khí hậu cận nhiệt đới trên núi cao trung bình là phần lãnh thổ còn lại nằm trên các đai cao trên 800m chiếm tỷ lệ cao Một năm có hai mùa không có ranh giới rõ rệt, mùa Đông thường lạnh và khô

Trang 6

tháng 5 đến tháng 10 hằng năm, thường có giông, mưa đá và sương mù Tiểu vùng khí hậu nhiệt đới rất thích nghi với sự phát triển của cây lâm nghiệp lá kim.

1.4 Thuỷ văn.

Hệ thống thuỷ văn của xã Bản Mế gồm: sông Chảy và hệ thống sông suối:

- Sông Chảy: Sông Chảy chảy qua xã có độ dài 4 km, phần chảy qua xã

có lòng sông hẹp, sâu, nhiều thác ghềnh, ít có tác dụng trong giao thông vận tải, trong sản xuất và dân sinh do lượng phù sa thấp, tốc độ dòng chảy lớn Tuy nhiên, trong thời gian tới Thuỷ điện Cốc Ly đưa vào sử dụng sẽ mang lại hiệu quả lớn cho việc phát triển du lịch đường sông và có thể nuôi trồng thuỷ sản

- Hệ thống sông suối: Do ảnh hưởng của địa hình chia cắt, độ cao lớn, hình thành trên địa bàn xã khá nhiều suối nhỏ Tất cả các con suối đều bắt nguồn

từ các dãy núi cao chảy xuống thung lũng Đây là nguồn nước chính để phục vụ dân sinh cũng như mở rộng đất canh tác sản xuất của nhân dân các dân tộc trong

xã Tuy nhiên về mùa mưa, hệ thống khe, suối là yếu tố gây trở ngại lớn cho sản xuất và giao thông đi lại của nhân dân

Hiện tượng Castơ và sự cạn kiệt về tài nguyên rừng của Bản Mế làm cho chế độ nước mặt, nước ngầm về mùa khô ở nhiều nơi trong huyện đang ở mức báo động về môi sinh

2 Các nguồn tài nguyên.

và bồi tụ

Theo kết quả điều tra về thổ nhưỡng của Trung tâm KHTN và CN quốc gia thuộc Viện Địa lý, trên địa bàn xã có các nhóm đất sau:

Nhóm đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Hs)

Trang 7

Được hình thành, phân bố rộng khắp toàn xã, ở độ cao 900 m trở xuống Đất có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng, vàng đỏ rực, tích luỹ chất hữu cơ ít vì vậy không có tầng thảm mục hoặc có nhưng rất ít và mỏng Hàm lượng axít Mùn, axít Funvic bao giờ cũng lớn hơn axít Humic Quá trình phong hoá mạnh, thành phần các khoáng vật sát chủ yếu là Caolimit, Gơtit, Gipxit Các chất bazơ kể cả bazơ kiềm thổ (nh Mg, Ca…) bị rửa trôi mạnh dẫn đến đất bị chua Nhìn chung thì đất đỏ vàng có độ phì tự nhiên khá hơn, thích hợp với các cây như: chè, chuối, dứa…

+ Đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa (Fl): Đây là các loại đất Feralitic hoặc mùn Ferlitic ở các sườn và chân sườn ít dốc, ở các hố sụt Castơ, được con người bỏ nhiều công sức tạo thành các ruộng bậc thang để cấy lúa, trồng màu.+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ trồng lúa (Dl): Hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đất ở chân sườn thoải, khe dốc nên đất có độ phì khác nhau và phân bố rất phân tán trên địa bàn

xã Loại đất này chủ yếu dùng để trồng lúa, màu

+ Đất phù sa sông, suối (Py): Được hình thành bởi sự bồi tụ và lắng đọng các vật liệu phù sa của sông, suối Đất phù sa có độ phù sa có độ tự nhiên khá cao, thích hợp cho phát triển các loại cây trồng lượng thực, cây công nghiệp (lúa, ngô, đỗ, rau màu…) Loại đất này có tiềm năng thâm canh tăng vụ còn rất lớn

Xã Bản Mế có tổng diện tích tự nhiên 1.954 ha chiếm 8,4% tổng diện tích toàn huyện

- Đất nông nghiệp, diện tích 1.232,49 ha chiếm 63,08% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp 639,01 ha

Trang 8

+ Đất lâm nghiệp 590,4 ha.

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản 3,08 ha

- Đất phi nông nghiệp 122,11 ha chiếm 6,25% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:

+ Đất ở nông thôn 12,04 ha

+ Đất chuyên dùng 95,39 ha

+ Đất nghĩa trang nghĩa địa 1 ha

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 13,68 ha

- Đất chưa sử dụng (đồi núi chưa sử dụng) 599,40 ha chiếm 30,68% tổng diện tích tự nhiên

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2010 Stt Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

dùng

Trang 9

Đất đai của xã Bản Mế khá phong phú, đa dạng về chủng loại, độ pH trung bình từ 4 - 6, thuộc loại đất trung tính nên thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây trồng có năng suất và giá trị kinh tế cao, diện tích rừng khá lớn độ che phủ 28,4%, đây là điều kiện tốt để gìn giữ và bảo vệ nguồn tai nguyên đất quý giá.

2.2 Tài nguyên nước.

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước mưa được lưu giữ Nguồn nước mặt của xã tuy phân bố đều khắp trên lãnh thổ, không

bị ô nhiễm song đang trong tình trạng cạn kiệt, đặc biệt là vào mùa khô; Địa hình chia cắt mạnh, hiện tượng Castơ, hậu quả nạn phá rừng, canh tác bất hợp lý

là tác nhân chính làm cho nguồn nước mặt của xã đang trong tình trạng suy kiệt gây bất lợi cho sản xuất và đời sống dân sinh các đồng bào dân tộc vùng cao

- Nguồn nước ngầm: Ảnh hưởng của hiện tượng Castơ tạo ra các hố thoát nước mặt và độ che phủ rừng thấp là nguyên nhân gây ra tình trạng mực nước ngầm thấp, trữ lượng nước cạn kiệt hiện tượng này gây nên tình trạng khô, nứt

bề mặt phá huỷ đất, thảm thực vật có nguy cơ bị suy thoái

- Nước sinh hoạt: Bắt đầu xảy ra tình trạng khan hiếm, trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng cùng với các dự án như chương trình 135, định canh, định cư…đã đầu tư xây dựng các bể nước nhằm cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong huyện Các dự án này góp phần tháo gỡ sự khó khăn về thiếu nước sinh hoạt của nhân dân trong thời gian qua Tuy nhiên để giải quyết tình trạng thiếu nước triệt để và bền vững thì trong những năm tới cần đẩy mạnh việc trông rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nhằm khôi phục nguồn tài nguyên nước

2.3 Tài nguyên du lịch.

Bản Mế là xã nằm ven sông chảy, có địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh, độ dốc tương đối lớn, có vẻ đẹp hùng vĩ, khí hậu trong lành, mát mẻ, có chợ vùng cao nhân dân các dân tộc trong xã vẫn giữ bản sắc văn hoá của dân tộc mình Mặt khác khi thuỷ điện Cốc Ly dâng nước sẽ tạo lợi thế không nhỏ cho du lịch phát triển du lịch đường sông và nuôi trồng thuỷ sản

2.4 Tài nguyên nhân văn.

Trên địa bàn xã có 06 dân tộc sinh sống gồm dân tộc Mông, Kinh, Nùng, thu lao Mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán riêng trong lễ hội truyền thống như lễ hội xuống đồng của người Nùng, lễ hội gầu tào, say sán của người mông đã tạo ra các hoạt động văn hoá phong phú, đa dạng giàu bản sắc văn hoá dân tộc, ngày nay những giá trị văn hoá đó cần duy trì, tôn vinh và phát triển

2.5 Tài nguyên rừng.

Trang 10

Theo số liệu năm 2006 diện tích rừng của xã là: 555,40 ha chiếm 48,53% tổng diện tích tự nhiên chủ yếu là rừng phòng hộ trong đó rừng tự nhiên phòng

hộ có diện tích 315,90 ha và đất rừng sản xuất là 239,50 ha Rừng chủ yếu là rừng nghèo và trung bình, cây lấy gỗ ở đây thuộc họ, Trẩu, Tống quán sủ…

Độ che phủ của rừng hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phòng hộ đầu nguồn Những năm gần đây do nạn khai thác bừa bãi làm cho diện tích rừng

và chất lượng rừng bị giảm sút đáng kể, hiện tại chủ yếu là rừng phục hồi và rừng hỗn giao trữ lượng thấp, rừng trồng chủ yếu là Sa mộc, trẩu phần lớn đều mới trồng những năm gần đây Trong thời gian tới cần tăng cường bảo vệ và phát triển rừng để tăng độ che phủ nhằm bảo vệ tài nguyên nước, đất và môi trường sinh thái

3 Điều kiện kinh tế - xã hội.

3.1 Tài nguyên nhân lực, mức sống của cộng đồng dân cư.

* Tài nguyên nhân lực.

Bản Mế có 438 hộ, 2.219 nhân khẩu, bình quân 5 nhân khẩu/ hộ, mật độ dân số 165 người/km2, sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các thôn bản Tổng số lao động trong độ tuổi là 1.196 người, chiếm 83,1%, lao động CN - TTCN là 39 người, chiếm 3,36%, thương mại dịch vụ 157 người chiếm 13,54% Lao động đã qua đào tạo 177 lao động, chiếm 14,8%, lao động chưa qua đào tạo 1.019 lao động, chiếm 85,2% Đây là nguồn tài nguyên dồi dào cần được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu lao động trong thời gian tới

* Mức sống của cộng đồng dân cư: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đến năm 2009 bình quân đạt 8,5%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ lệ đói nghèo còn cao chiếm 69,2% (tiêu chí mới)

3.2 Cơ sở hạ tầng.

Trụ sở UBND xã hiện đang được đầu tư xây dựng, trụ sở UBND xã có quy mô: Kết cấu xây dựng 02 tầng, mái bằng, lợp chống nóng bằng tôn múi gồm có 15 phòng làm việc, 01 hội trường, 01 kho, trang thiết bị công trình phụ trợ đầy đủ

3.3 Các yếu tố về văn hóa, nhân văn.

- Về văn hóa: Nhìn chung trình độ văn hoá của lao động nông thôn còn

tương đối thấp so với mặt bằng chung toàn tỉnh và cả nước Lao động trong xã phần lớn chưa được đào tạo Sản xuất trên địa bàn xã chủ yếu là sản xuất nông

Trang 11

nghiệp với tập quán lạc hậu, việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế.

- Về nhân văn: Trên địa bàn xã có 03 dân tộc sinh sống gồm dân tộc

Mông, Kinh, Nùng, mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán riêng trong lễ hội truyền thống như lễ hội xuống đồng của người Nùng, lễ hội gầu tào, say sán của người mông đã tạo ra các hoạt động văn hoá phong phú, đa dạng giàu bản sắc văn hoá dân tộc, ngày nay những giá trị văn hoá đó cần duy trì, tôn vinh và phát

triển.

3.4 Khả năng thu hút vốn đầu tư: Cũng như các xã vùng sâu, vùng xa

khác, Bản Mế có nhiều lĩnh vực có khả năng thu hút đầu tư trong các lĩnh vực

đó là: sơ chế, chế biến các sản phẩm nông lâm nghiệp; phát triển một số sản phẩm đặc sản của địa phương như: Lợn địa phương, gà đen ; chế biến thức ăn gia súc; du lịch văn hóa Tuy nhiên, là xã vùng sâu, vùng xa nên chưa có cơ hội phát triển

3.5 Tiềm năng phát triển du lịch: Bản Mế là xã nằm trên vùng núi cổ,

có địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh, độ dốc tương đối lớn, có vẻ đẹp hùng vĩ, khí hậu trong lành, mát mẻ, có chợ vùng cao nhân dân các dân tộc trong xã vẫn giữ bản sắc văn hoá của dân tộc mình Mặt khác khi thuỷ điện Cốc Ly dâng nước sẽ tạo lợi thế không nhỏ cho du lịch phát triển

3.6 Các chính sách phát triển: Bản Mế hiện đang là xã vùng III – vùng

đặc biệt khó khăn, là xã nằm trong 62 huyện nghèo nhất cả nước (Nghị quyết 30a) nên trong thời gian qua xã đang được hưởng các chính sách đầu tư, phát triển, xóa đói, giảm nghèo như: chương trình 30a, chương trình 135, chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp & PTNT do Đan Mạch tài trợ (ARD-SPS), chương trình 102, chương trình 112, chương trình thực hiện Quyết định 33/QĐ-TTg, Quyết định 1592/QĐ-TTg và các chính sách khác

II Thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội của

xã đối chiếu với 19 chỉ tiêu trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

1.1 Nông nghiệp.

- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 588 ha, trong đó cây lúa

cả năm 133 ha sản lượng 544 tấn, cây ngô cả năm 290 ha sản lượng 817 tấn,cây đậu tương cả năm 145 ha sản lượng 144 tấn, cây thuốc lá 20 ha sản lượng 30 tấn

- Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc năm 2009 là 2.310 con, trong đó đàn trâu

560 con, đàn bò 380 con, đàn ngựa 115 con, đàn lợn 1.255 con, tổng đàn gia

Trang 12

cầm ước khoảng trên 10.000 con Tốc độ phát triển đàn gia súc, gia cầm hàng năm bình quân đạt từ 3% - 4% tổng đàn.

1.2 Lâm nghiệp

Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 500 ha trong đó rừng tự nhiên của xã Bản Mế có diện tích 349 ha chiếm 69,8 % tổng diện tích rừng toàn xã phần lớn là rừng phục hồi sau nương rẫy, rừng sau khai thác nghèo kiệt trữ lượng rất thấp; rừng trồng chủ yếu là Sa mộc, trẩu phần lớn đều mới trồng những năm gần đây Diện tích quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp theo quy hoạch 3 loại rừng

1.3 Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Hiện nay trên địa bàn xã có một vài hộ gia đình kinh doanh dịch vụ xay sát, rèn đúc công cụ lao động, sửa chữa, sản xuất chế biến và một số hàng hoá thủ công khác, tuy nhiên các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp chủ yếu cung cấp cho nhu cầu sử dụng của người dân địa phương, chưa hình thành thị trường tiêu thụ Trên địa bàn xã còn có 01 khu vực khai thác cát sỏi, công suất đạt 9.000 m3 cung cấp cát xây dựng cho toàn bộ khu vực và các xã lân cận

1.4 Thương mại - Dịch vụ

Do đặc thù là huyện vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn nên hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế của địa phương trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ còn rất hạn chế chủ yếu là các mặt hàng nông sản của địa phương nhưng cũng chỉ ở mức độ trao đổi mang tính chất thuần tuý chứ không mang tính chất hàng hoá, tuy nhiên cũng có một số hộ kinh doanh buôn bán các mặt hàng yếu phẩm và xăng dầu nhưng chỉ ở quy mô nhỏ và tự phát

1.5 Hệ thống kết cấu hạ tầng.

* Đường liên thôn, xóm: Gồm 07 tuyến đường trục thôn, xóm với tổng chiều dài 23 km đã được cứng hóa hiện xuống cấp cụ thể như sau:

- Đường từ Cốc Rế-Cốc Ly, chiều dài 6 km cần được nâng cấp;

- Nâng cấp Đường từ Na Pá - Sản Sín Pao, dài 5,5 km;

- Nâng cấp Đường từ Bản Mế 1 - Khuấn Púng dài 4 km;

- Nâng cấp Đường đi thôn Cốc Coọc dài 1,5 km;

- Nâng cấp Đường đi thôn Bản Mế dài 1,5 km;

- Nâng cấp Đường từ Na Pá - Sín Chải dài 1,5 km;

- Nâng cấp Đường vào thôn Khuấn Púng - Trung tâm xã Thào Chư Phìn dài 3 km

Trang 13

2 Các hình thức tổ chức sản xuất ở địa phương.

2.1 Tổ hợp tác: Các tổ hợp tác chủ yếu là các tổ phụ nữ vay vốn ngân

hàng chính sách xã hội; tổ nông dân vay vốn ngân hàng chính sách xã hội; câu lạc bộ khuyến nông; ngoài ra chưa có các tổ hợp tác xã tham gia sản xuất nông nghiệp, công nghiệp – TTCN, dịch vụ

2.2 Hợp tác xã: Hiện nay trên địa bàn có Hợp tác xã trồng trọt kinh

doanh tổng hợp Bản Mế, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực chủ yếu sau: xây dựng công trình nhỏ (giao thông, thủy lợi, xây dựng); cung ứng vật tư nông nghiệp; chế biến và tiêu thụ nông sản; sản xuất, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi Hợp tác đến nay hoạt động tương đối hiệu quả và cũng đã giải quyết được nguồn lao động tại chỗ, ổn định cuốc sống cho một số hộ dân trong và ngoài xã

+ Đường đất (Na Pá - Sản Sín Pao) dài 5,5 km, chiều rộng 01 m

+ Đường đất (Bản Mế 1 - Khuấn Púng) dài 4 km, chiều rộng 0,5 m

+ Đường đất (Đường vào Cốc Coọc) dài 1,5 km, chiều rộng 01 m

+ Đường đất (Đường đi Cốc Dế - Cốc Ly của huyện Bắc Hà) dài 6 km, chiều rộng 0,5 m

Tính đến nay có 7/7 thôn, bản có hệ thống đường giao thông để ô tô và xe máy đến được thôn, hệ thống giao thông cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đi lại cho nhân dân trong xã và các vùng lân cận, tuy nhiên 100% tuyến đường còn đang là đường đất, cấp phối nên về mùa mưa ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh hoạt của người dân

đảm bảo cho 80% diện tích đất lúa nước, hiên trạng hệ thống thủy lợi như sau:

Cơ bản các tuyến mương được xây dựng từ những năm 2003 – 2006, hiện nay một số tuyến mương bị hư hỏng cần nâng cấp sửa chữa để nâng cao hiệu quả tưới tiêu cho sản xuất

Trang 14

3.3 Hệ thống điện sinh hoạt: Hiện toàn xã có 02 trạm biến áp với tổng

dung lượng 210 KWh/người/năm, cơ bản điện sinh hoạt đã cung cấp cho 21,7%

số hộ gia đình, tuy nhiên hiện trạng hệ thống lưới và trạm biến áp có công xuất nhỏ tương lai không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, vì vậy cần nâng cấp, xây dựng mới 05 trạm biến áp có dung lượng từ 31,5 KVA, đảm bảo nhu cầu điện sinh hoạt và sản xuất ổn định

3.4 Cấp nước sinh hoạt: Tỷ lệ số hộ được dung nước sinh hoạt hợp vệ

sinh đạt 70%, hiện trạng có 08 công trình cấp nước sinh hoạt với một số bể chứa nước, vòi nước; tuyến ống cung cấp cho cung cấp cho các hộ gia đình ở khu trung tâm 7/7 thôn, số hộ còn lại chủ yếu sử dụng sử dụng chung, tự xây dựng

hệ thống dẫn nước, tuy nhiên các công trình cấp nước sinh hoạt hiện đã xuống cấp nghiêm trọng cần sửa chữa và yêu cầu

- Hệ thống thoát nước sinh hoạt cho khu dân cư: trên địa bàn xã hầu như chưa có hệ thống thoát nước, một số tuyến đường có rãnh thoát bê tông song không đáng kể, nước sinh hoạt chủ yếu chảy xuống các hố Castơ và chải vào các suối nhỏ Hệ thống thoát nước sinh hoạt, nước sinh hoạt phần lớn chủ yếu được thải trực tiếp một cách tùy tiện, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến vệ sinh môi trường trong khu dân cư

3.5 Vệ sinh môi trường

- Chỉnh trang khu dân cư tại trung tâm xã đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết và đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản

- Các khu dân cư tại các thôn bản trong toàn xã: Về nhà ở, căn cứ vào kết quả điều tra, hiện trạng trên địa bàn xã nhà của các hộ dân chủ yếu là nhà trình tường khung gỗ, mái lợp Fibrô xi măng Trong thời gian tới để xã Bản Mế đạt chuẩn nông thôn mói về lĩnh vực nhà ở thì nhu cầu hỗ trợ về nhà ở cho hộ dân khoảng 435 hộ (trong đó có 26 hộ gia đình là nhà tạm cần được ưu tiên đầu tư trước) do vậy cần được sự quan tâm đầu tư của nhiều chương trình dự án khác nhau mới có thể đáp ứng được

- Vấn đề nhà vệ sinh cũng cần được chú trọng vì ảnh hưởng trực tiếp tới yếu tố môi trường, tổng số hộ chưa có nhà vệ sinh và chuồng nhốt gia súc không hợp vệ sinh còn khoảng 50%, trong giai đoạn tới tiếp tục đẩy nhanh chính sách

hỗ trợ cho các gia đình làm lại nhà vệ sinh và chuồng nhốt gia súc sao cho phù hợp đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu dân cư

- Hiện tại trên địa bàn xã vẫn chưa có bãi rác cộng cộng nên hệ thống rác thải vẫn chưa được xử lý, bên cạnh đó do trình độ dân trí của người dân còn thấp, ý thức tự giác về bảo vệ môi trường không cao do vậy mà môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm là điều không thể tránh khỏi Đây là vấn đề rất cấp thiết cần phải được các cơ quan chức năng và đưa ra giải pháp hợp lý vì yếu tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sức khoẻ của người dân

- Giai đoạn 2011-2015 xã Bản Mế cần được đầu tư xây dựng quy hoạch bãi rác cộng cộng để giảm thiểu yếu tố về vệ sinh môi trường Trong giai đoạn tới cần tổ chức mỗi thôn bản có 1 đội thu gom, vận chuyển rác về bãi tập kết để

Trang 15

tiến hành xử lý rác thải tránh ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường, việc xử lý rác bằng phương pháp đốt lấy tro hoặc chôn lấp.

- Đối với khu vực giết mổ gia súc và gia cầm cần phải có hệ thống xử lý chất thải phù hợp sao cho môi trường nước và môi trường không khí không bị ô nhiễm giảm thiểu tác động về vệ sinh môi trường Đặc biệt phải thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã có ý thức trong việc bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp và phải xây dựng hương ước về bảo vệ môi trường

việc tổ chức mai táng còn tuỳ theo ý thích của người dân nên đây cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới tác động môi trường Hiện trạng trên địa bàn xã chưa có nghĩa trang do vậy trong thời gian tới cần xây dựng một nghĩa trang tại trung tâm cụm xã để phục vụ cho nhu cầu của người dân

Nhân dân các dân tộc trong xã bước đầu đã nhận thức được vấn đề vệ sinh môi trường song do thiếu nguồn vốn đầu tư, sự quan tâm của các cấp, các ngành nên đây là vấn đề cần được nghiên cứu, xem xét, tính toán và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc

4 Giáo dục đào tạo.

Mạng lưới trường lớp không ngừng được củng cố và phát triển, nâng cao khả năng thu hút trẻ em trong độ tuổi đến trường, tính đến năm học 2009-2010, trên địa bàn xã có 03 trường gồm: 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở Về cơ sở vật chất, mạng lưới lớp học, học sinh và cán bộ giáo viên của các trường cụ thể như sau:

- Trường mầm non (MN): Gồm 01 trường chính và 06 phân hiệu tại các thôn tổng diện tích đất 3.715 m2

+ Tổng số lớp học 11, kiên cố hóa 05 lớp

+ Số học sinh 183 h/s, tỷ lệ chuyên cần đạt 96%

+ Số giáo viên: 25 người

- Trường tiểu học: Gồm 01 trường chính và 06 phân hiệu tại thôn Sín Chải, tổng diện tích đất 7.632 m2

+ Tổng số lớp học 21, kiên cố hóa 21 lớp

+ Số học sinh 314 h/s, tỷ lệ chuyên cần đạt 95%

+ Số giáo viên 27 người, giáo viên đạt chuẩn 100%

- Trường trung học cơ sở (THCS): Có 01 trường tại thôn Na Pá, tổng diện tích đất 2.470 m2

+ Tổng số lớp học 08, kiên cố hóa 08 lớp

+ Số học sinh 198 h/s, tỷ lệ chuyên cần đạt 91%

+ Số giáo viên: 19 người

Trang 16

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, số giáo viên đạt chuẩn đạt 100% Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư cơ bản, bước đầu đáp ứng được nhu cầu cho việc phát triển khối lượng, quy mô giáo dục.

5 Lĩnh vực y tế.

- Xã có 01 trạm y tế, vị trí xây dựng tại thôn Na Pá, xây dựng trên diện tích đất 0,63 ha, nhà cấp 4 mái tôn, có diện tích vườn trồng các cây thuốc nam với diện tích 120 m2, số giường bệnh 05 giường

Đội ngũ cán bộ, nhân viên 04 người gồm: 02 y sỹ, 02 y tá, trang thiết bị dụng cụ y tế cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân, tính đến năm 2009 số lượng người tham gia các loại hình bảo hiểm y tế trên địa bàn xã là 2.050 người lượt đạt 100%

6 Xây dựng đời sống văn hóa, thể thao: Vận động nhân dân không di

cư tự do, không theo đạo trái phép, tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa Hàng năm có trên 60% gia đình đạt gia đình văn hoá, 33% thôn văm hoá, 40%

cơ quan, đơn vị văn hoá Ngoài ra, vận động nhân dân thực hiện tốt các chính sách DS-KHHGĐ, không tổ chức cưới tảo hôn, sinh con thứ 3 Tuy nhiên tình trạng tảo hôn vẫn còn xảy ra

- Hiện trạng 2/7 thôn bản đã có nhà văn hóa, tổng diện tích đất mỗi nhà văn hoá là 120 m2, cơ bản nhà văn hóa thôn bản được trình bằng tường đất và lịa ván, cửa gỗ, lợp ngói Fibrô xi măng Tuy nhiên cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho bà con nhân dân còn thiếu như ti vi, âm thanh loa đài, bàn ghế, giá sách

7 Lĩnh vực thông tin truyền thông

cấp 4, mái lợp bằng tôn múi Số hộ dùng điện thoại cố định không dây là 141 hộ đạt 32,4%, số máy điện thoại trên 100 người là 02 máy, số người dùng điện thoại di động toàn xã 306 máy chiếm 13,8%, tất cả các thôn bản không có đường truyền internet

8 Dân số, giảm ngheo, an sinh xã hội.

8.1 Dân số, dân tộc, lao động và việc làm.

Tính đến tháng 10 năm 2010, tổng số hộ trên địa bàn xã là 438 hộ và 2.219 nhân khẩu, trong đó chia ra các thành phần dân tộc:

- Dân tộc kinh 61 nhân khẩu

- Dân tộc Mông 687 nhân khẩu

- Dân tộc Nùng 1.319 nhân khẩu

- Dân tộc khác 152 nhân khẩu

Tổng số lao động là 1.196 người, chiếm 53,9% tổng số nhân khẩu, cơ cấu lao động phân theo nghành nghề như sau:

Trang 17

- Lao động nông nghiệp: 1.161 người chiếm 97%.

- Lao động CN-TTCN chiếm 3%

- Thương mại dịch vụ: chiếm 10%

Lao động qua đào tạo 177 lao động, chiếm 14,8% lao động chưa qua đào tạo 1.019 lao động, chiếm 85,2%

Với đặc điểm về dân số, cơ cấu và chất lượng lao động như trên, việc phát triển kinh tế của xã còn gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt là trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các nghành thương mại – dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đây là một vấn đề cấp thiết cần các cấp các nghành quan tâm đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nguồn lao động thông qua các hình thức tập huấn và đào tạo nghề

8.2 Thực trạng khu dân cư nông thôn

- Hiện trạng địa bàn xã có 7 thôn, bản như sau:

1 Thôn Cốc Cù (46 hộ/227 khẩu)

2 Thôn Cốc Dế (51 hộ/308 khẩu)

3 Thôn Cốc Nghê (21 hộ/100 khẩu)

4 Thôn Khuấn Púng (77 hộ/353 khẩu)

Khu trung tâm xã: Nằm trên địa bàn 03 thôn (Na Pá, Sín Chải, Bản Mế) Các công trình thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng gồm có: Trụ sở HĐND – UBND xã, trường mầm non, Trường THCS, Trường tiểu học số 1, bưu điện văn hóa xã, Trạm y tế xã, chợ Cốc Cù Khu trung tâm xã hiện đã dược phê duyệt quy hoạch chi tiết và đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng

8.3 Thực trạng và nguyên nhân đói nghèo.

Theo kết quả điều tra đến cuối năm 2009 trên địa bà xã còn 133 hộ nghèo chiếm 29,5%, số hộ nghèo còn chưa thoát nghèo là do các nguyên nhân sau:

- Thiếu lao động, thiếu kinh nghiệm làm ăn, ốm đau bệnh tật, đông người

ăn theo, rủi ro

9 Các vấn đề xã hội khác.

- Chợ nông thôn: Hiện tại có 01 chợ được xây dựng tại thôn Cốc Cù

nhưng do giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn nên chợ gần như chưa được khai thác sử dụng

Trang 18

10 Hệ thống chính trị và chất lượng đội ngũ cán bộ công chức xã

- Tổng số cán bộ, công chức cấp xã là 19 người gồm: Cán bộ xã 10 người chuyên trách gồm: đang học đại học 01 người, trung cấp 03 người, sơ cấp 02 người, về trình độ lý luận từ sơ cấp trở lên 05; Cán bộ công chức 09 người gồm: trình độ trung cấp 09 người, lý luận chính trị sơ cấp 01 người

- Các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở đầy đủ theo quy định

- Xã có 01 đảng bộ, 05 chi bộ với tổng số 48 đảng viên Năm 2009: 100%

số chi bộ trực thuộc đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh không có chi bộ yếu kém, tỷ lệ đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ đạt 100%, không có đảng viên yếu kém

11 Công tác Quốc phòng - An ninh.

* Về công tác quốc phòng.

Tình hình biên giới ổn định, chủ quyền quốc gia được giữ vững, tình hình

an ninh nông thôn, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định, ý thức chấp hành pháp luật của người dân địa phương được nâng cao

Công tác huấn luyện được quan tâm đúng mức vào đi vào chiều sâu Công tác tuyển quân hàng năm đều đạt 100% chỉ tiêu, kế hoach giao Các cuộc tập luyện, diễn tập đều đạt loại khá trở lên, khu vực phòng thủ được củng cố vững chắc

* Về tình hình An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- An ninh chính trị: Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nắm chắc địa bàn, ổn định dân cư, hạn chế tình trạng di cư tự do, phụ nữ bỏ đi

kiểm tra, theo dõi nắm chắc địa bàn xã, làm tốt công tác phòng chống tội phạm, tăng cường công tác quản lý hộ tịch, nhân khẩu, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật

- Trật tự an toàn xã hội: Từ năm 2005 đến nay xảy ra 147 vụ việc Trong

đó, xã đã giải quyết 90 vụ, chuyển lên cơ quan có thẩm quyền 45 vụ, 12 vụ tự hoà giải Công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của nhân dân được duy trì thường xuyên, không để có tình trạng đơn thư khiếu nại vựơt cấp Các vụ việc tranh chấp đất đai, tài sản được giải quyết ngay tại cơ sở

III Đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hộ ở xã

1 Thuân lợi

- Đảng ủy, HĐND, UBND xã đã có nhiều kinh nghiêm lãnh, chỉ đạo công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

- Sự đồng thuận hưởng ứng của nhân dân các dân tộc Bản Mế là động lực

cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện

Trang 19

- Tiềm năng của đất đai tương đối lớn, các loại đất đa dạng phù hợp với nhiều loại cây trồng, vì vậy có khả năng phát triển về nông, lâm nghiệp.

- Là xã giáp huyện Mường Khương và cách trung tâm huyện lỵ Si Ma Cai

8 km, có chợ phiên họp vào thứ sáu hàng tuần đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc trao đổi thông thương, mua bán hang hóa và phát triển các loại dịch vụ

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm không khí phù hợp với nhiều loại cây nông nghiệp, cây công nghiệp ngắn và dài ngày

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua đã làm thay đổi dần tính chất của nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế thị trường

- Cơ sở hạ tầng về văn hóa, giáo dục, y tế … đã được đầu tư cơ bản, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao, trật tự an toàn xã hội được giữ vững

- Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh cho năng xuất cao, các mô hình sản xuất được đẩy mạnh

- Hiện nay nhiều chương trình dự án đang được đầu tư, triển khai trên địa bàn xã, đây là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương

2.Khó khăn

- Diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu nằm trên các khu vực núi đá cao, ảnh hưởng lơn đến việc khai thác loại đất này vào sử dụng cho các mục đích, mưa lớn tập trung theo mùa thường gây ra hiện tượng lũ lụt cục bộ, xói mòn, rửa trôi đất, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân sinh

- Kinh tế chưa phát huy được hết khả năng và thế mạnh của địa phương như công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại du lịch – dịch vụ

- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, hạ tầng cơ sở chưa đồng bộ, tiềm năng đất đai và lao động chưa được khai thác triệt để

- Trình độ cán bộ cơ sở chưa đồng đều về năng lực quản lý kinh tế, cần có

kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên

- Trong những năm tới việc phát triển kinh tế - xã hội sẽ gây áp lực không nhỏ đến tình hình sử dụng đất, đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm trong việc bố trí

sử dụng các loại đất trên điạ bàn

3 Nguyên nhân tồn tại và bài học kinh nghiệm.

3.1 Tồn tại.

- Phát triển kinh tế: cơ cấu kinh tế đã có bước phát triển khá nhưng chưa bền vững, tỷ trọng ngành nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; một số mô hình phát triển sản xuất chưa được nhân rộng; việc đưa một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất gặp nhiều những

Trang 20

khó khăn như: cây thuốc lá, cây ngô lai , hoạt động thương mại dịch vụ còn nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng nhưng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Giao thông, thủy lợi: Tuy đã định hướng đầu tư hoặc đã và đang được đầu tư xây dựng nhưng có những công trình chưa được triển khai hoặc đã được triển khai nhưng tiến độ chậm; đối với những công trình đã được xây dựng xong nhưng quy mô còn nhỏ hoặc đã bị xuống cấp nghiêm trọng chưa đáp ứng đầy đủ cho sự nghiệp kinh tế của địa phương, nguyên nhân chính là:

+ Do địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn Diện tích tự nhiên có độ dốc

ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công và chất lượng công trình

+ Thiếu hoặc chậm vốn đầu tư

+ Công tác quy hoạch các công trình còn manh mún, thiếu đồng bộ

+ Trình độ, năng lực quản lý của một số cán bộ còn nhiều hạn chế

+ Nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế nên việc bảo vệ các công trình công cộng còn yếu

- Văn hóa - xã hội: Cơ sở vật chất phục vụ cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế bước đầu đã được đầu tư cơ bản nhưng chưa đồng bộ Trang thiết bị

y tế, dụng cụ học tập còn thiếu Tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt thấp Cơ sở vật chất cho lĩnh vực văn hóa còn thiếu như: nhà văn hóa trung tâm xã, sân vận động xã, nhà văn hóa thôn bản Các hình thức hoạt động văn hóa thể thao như: lễ hội, văn nghệ quần chúng, thi đấu thể thao tuy đã được quan tâm nhưng hiệu quả còn thấp, chất lượng không cao Đối với cơ cấu lao động, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, việc thu hút các loại hình thương mại, dịch vụ, sản xuất chế biến phát triển còn chậm

- Về nhà ở và môi trường khu dân cư: Do phong tục tập quán của đồng bào dân tộc đa phần định cư trên khu vực núi cao, địa hình phức tạp nên việc chú trọng đến nhà ở và vệ sinh môi trường còn nhiều tồn tại Những nhà tạm hoặc đã xuống cấp, nước và chất thải sinh hoạt khu dân cư được xả trực tiếp ra môi trường, việc mai táng của đồng bào còn rải rác không tập trung, gần nơi ở vì vậy đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước, môi trường không khí Công tác bảo vệ môi trường của các tổ chức kinh tế, các cơ sở sản xuất chưa được quan tâm đúng mức Từ những nguyên nhân trên, vấn đề an sinh xã hội xã Sín Chéng có nguy cơ bị giảm sút, ô nhiễm cần được các cấp, các ngành quan tâm khắc phục

3.2 Nguyên nhân tồn tại.

Trang 21

- Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng và đời sống dân sinh.

- Việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước đôi lúc chưa nghiêm túc Một số cán bộ, đảng viên chưa thể hiện tính tiên phong trong việc tổ chức thực hiện Trình độ, năng lực của cán bộ chưa đồng đều về quản lý kinh tế Một bộ phận nhân dân còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự

hỗ trợ của nhà nước

- Công tác tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng tuy đã thường xuyên nhưng chưa sâu rộng nhất là trong lĩnh vực sản xuất, phát triển kinh tế

3.3 Bài học kinh nghiệm.

- Thường xuyên bám sát chương trình, kế hoạch của cấp trên để vận dụng, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo

an ninh quốc phòng trên địa bàn xã

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền địa phương Đổi mới phương thức lãnh đạo, phát huy trí tuệ tập thể, đoàn kết thống nhất xây dựng chương trình, kế hoạch sát với thực tế và nguyện vọng của nhân dân

- Thực hiện tập trung dân chủ, phát huy vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân trong sự nghiệp phát triển chung của địa phương, chú trọng phát triển nguồn nhân lực kế cận là người địa phương Nâng cao nhận thức chính trị, nắm bắt thời cơ, tổ chức điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh

- Làm công tác tuyên truyền, phát huy sức mạnh tổng hợp, sức mạnh toàn dân, tận dụng tối đa các nguồn ngoại lực để đầu tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế

- Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đôn đốc của cấp ủy đảng, HĐND, UBND xã trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của địa phương

IV Một số dự báo liên quan đến đề án quy hoạch xây dựng nông.

Ngày đăng: 01/02/2013, 15:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w