- Xét nghiệm trước biến chứng:
IV.2 BIẾN CHỨNG SAU MỔ
IV.2.5 DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá dinh dưỡng của bệnh nhân thông qua chỉ số xét nghiệm albumin. Qua nghiên cứu trên các bệnh nhân được xét nghiệm albumin cho thấy, các bệnh nhân trước mổ có albumin dưới 35 g/l thì tỷ lệ xảy ra biến chứng cao. Sau khi có biến chứng, bệnh nhân được bổ sung dinh dưỡng bằng đường tĩnh mạch, ngoài ra ở các bệnh nhân đã có trung tiện thì ăn sữa, cháo lỗng, được xét nghiệm albumin thì chỉ có 8/9 bệnh nhân có albumin tăng so với trước biến chứng. Và trong số các bệnh nhân này, diễn biến tới khi ra viện đều đỡ, giảm và khỏi. Có 1 bệnh nhân có albumin giảm so với trước biến chứng, là bệnh nhân nặng, gia đình xin về. Qua đây
cho thấy tỷ lệ albumin có mối quan hệ với sự xuất hiện các biến chứng, cũng như sự bình phục của các bệnh nhân.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 78 bệnh nhân sau mổ viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng tại khoa cấp cứu tiêu hóa bệnh viện Việt Đức từ năm 2012 đến 2013, tỷ lệ gặp các biến chứng sau mổ là 33,33% (26/78 bệnh nhân). Trong số các bệnh nhân xảy ra biến chứng sau mổ, sau khi được điều trị và chăm sóc, có 92,3 % bệnh nhân khỏi và được ra viện trong tình trạng ổn định.
Các biến chứng gặp trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu:
Hay gặp nhất là biến chứng nhiễm trùng: Bao gồm nhiễm trùng vết mổ và nhiễm trùng chân dẫn lưu, gặp ở 22 bệnh nhân chiếm 28,2%. Trong số này, có 27,3% bệnh nhân có chảy mủ ở vết mổ, các trường hợp cịn lại ở mức độ sưng tấy, chảy nhiều dịch mùi hôi, bệnh nhân sốt cao. Sau biến chứng nhiễm trùng là biến chứng hơ hấp, có ở 10,3 % số bệnh nhân với các triệu chứng: ho nhiều đờm, thở nhanh, thở khò khè, sốt. Biến chứng loét do tỳ đè là 5,1%, đều là loét độ 1. Biến chứng tim mạch 2,6%. Trong nhóm bệnh nhân ghiên cứu thì có 2 bênh nhân nặng gia đình xin về, cả 2 bệnh nhân đều có đồng thời 3 biến chứng sau mổ.
Vai trị chăm sóc đối với các biến chứng là thực hiện các biện pháp để các biến chứng không tiến triển nặng thêm, không xuất hiện thêm các biến chứng khác, góp phần vào q trình hồi
phục của bệnh nhân. Đó là các cơng việc: chăm sóc vết mổ và chân dẫn lưu bị nhiễm trùng, chăm sóc bệnh nhân có biến
chứng hơ hấp, biến chứng lt, biến chứng tim mạch. Ở nghiên cứu này, khi nghiên cứu đến vấn đề dinh dưỡng, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu về mối liên quan giữa chỉ số albumin trong máu đối với sự xuất hiện các biến chứng và với quá trình hồi phục của bệnh nhân. Qua nghiên cứu cho thấy, các bệnh nhân có chỉ số albumin dưới 35 g/l có nguy cơ gặp các biến chứng sau mổ là rất cao. Trong 20 bệnh nhân được xét nghiệm albumin trước biến chứng thì có 19 bệnh nhân (95%) có albumin dưới 35 g/l. Có 9 bệnh nhân có biến chứng và có xét nghiệm albumin trước và sau biến chứng thì có 8 bệnh nhân (88,9%) có albumin sau biến chứng tăng. Có 1 trường hợp giảm là bệnh nhân nặng, gia đình xin về. Như vậy, có thể nói tỷ lệ albumin trong máu có thể là một trong các yếu tố nguy cơ của các biến chứng sau mổ viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng nói riêng và sau mổ nói chung.