IV.2.1 BIẾN CHỨNG NHIỄM TRÙNG

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của dinh dưỡng và chăm sóc tới các biến chứng sau mổ viêm phúc mạc tại bệnh viện hữu nghị việt đức (Trang 40)

- Xét nghiệm trước biến chứng:

IV.2.1 BIẾN CHỨNG NHIỄM TRÙNG

IV.2 BIẾN CHỨNG SAU MỔ

IV.2.1 BIẾN CHỨNG NHIỄM TRÙNG

Trong số 78 bệnh nhân nghiên cứu có 19 bệnh nhân xảy ra nhiễm trùng vết mổ chiếm 24,4% và 3 bệnh nhân nhiễm trùng chân dẫn lưu chiếm 3,8%. Tỷ lệ chung là 28,2%. Trong số này, có 14 bệnh nhân (60,9%)có thể trạng gầy và 15 bệnh nhân (65,2%)tuổi cao.Trong số các bệnh nhân có biến chứng nhiễm trùng có 13 bệnh nhân được xét nghiệm Albumin trước mổ thì 13/13 bệnh nhân này đều có albumin<35 g/l. Tỷ lệ xảy ra biến chứng nhiễm trùng trong nghiên cứu này cao hơn so với trong nghiên cứu về Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ trong một năm

tại bệnh viện Việt Đức(8/1992 - 7/1993) là 17,4% của nhóm tác giả Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Tiến Quyết…. và cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Đặng Đình Hùng(1998) có 17,6 % bệnh nhân nhiễm trùng vết mổ [2, 3]. Nguyên nhân có thể do nghiên cứu này thực hiện trên các bệnh nhân viêm phúc mạc – là một tình trạng nặng, ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, toàn trạng của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các loại vi khuẩn bệnh viện dễ dàng xâm nhập và gây nên tình trạng nhiễm trùng.

Các bệnh nhân có biến chứng nhiễm trùng, vai trò của hoạt động chăm sóc là rất quan trọng, có 6 bệnh nhân vết mổ chảy mủ ra ngoài thì 4 bệnh nhân được cắt chỉ cách quãng, 2 bệnh nhân được cắt chỉ và đặt dẫn lưu, hút mủ liên tục. 100% bệnh nhân được thay băng và thực hiện y lệnh kháng sinh hàng ngày. Trong 22 bệnh nhân có biến chứng nhiễm trùng thì có 2 bệnh nhân diễn biến nặng, gia đình xin về, 2 bệnh nhân này sau mổ có đồng thời biến chứng nhiễm trùng, biến chứng tim mạch và biến chứng hô hấp. Theo dõi albumin thì thấy, tỷ lệ albumin sau mổ giảm so với trước khi mổ. Hai bệnh nhân xin về thì một bệnh nhân vào với lý do đa chấn thương sau tai nạn giao thông, tình trạng rất nặng, và một bệnh nhân bị thủng ổ loét hành tá tràng, thể trạng gầy và 90 tuổi. Các trường hợp còn lại diễn biến tốt đến khi ra viện, trong số 13 trường hợp được xét

nghiệm albumin sau mổ thì có 11/13 trường hợp là tăng so với trước mổ. Tình trạng vết mổ cũng diến biến tốt dần lên. Vết mổ không còn tình trạng nhiễm trùng sau khi xuất hiện 4,4 ngày. Trung bình sau khi có biến chứng nhiễm trùng 8 ngày thì bệnh nhân được xuất viện trong tình trạng vết mổ sạch, khô.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của dinh dưỡng và chăm sóc tới các biến chứng sau mổ viêm phúc mạc tại bệnh viện hữu nghị việt đức (Trang 40)