III.3 BIẾN CHỨNG SAU MỔ VPM LIÊN QUAN ĐẾN CHĂM SÓC

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của dinh dưỡng và chăm sóc tới các biến chứng sau mổ viêm phúc mạc tại bệnh viện hữu nghị việt đức (Trang 25)

- Tiền sử bệnh tật của bệnh nhân

III.3 BIẾN CHỨNG SAU MỔ VPM LIÊN QUAN ĐẾN CHĂM SÓC

CHĂM SÓC

III.3.1 BIẾN CHỨNG SAU MỔ

III.3.1.1 Tỷ lệ xảy ra biến chứng sau mổ

Bảng 3.12 Tỷ lệ xảy ra các biến chứng sau mổ

Biến chứng Số bệnh nhân(n) Tỷ lệ (%) Nhiễm trùng vết mổ 19 24,4 Nhiễm trùng chân dẫn lưu 3 3,8 Loét do tì đè 4 5,1 Biến chứng hô hấp 8 10,3 Biến chứng tim mạch 2 2,6 Chung 26 33,33

Nhận xét: Biến chứng nhiễm trùng vết mổ là cao nhất với 19 bệnh nhân chiếm 24,4%, tiếp sau đó là biến chứng hô hấp 10,3%, sau đó là loét do tì đè 5,1%, nhiễm trùng chân dẫn lưu 3,8%, biến chứng

tim mạch 2,6% .Trong đó, có 3 bệnh nhân có 2 biến chứng cùng xảy ra trên một bệnh nhân và 3 bệnh nhân có 3 biến chứng cùng xảy ra trên một bệnh nhân. Tỷ lệ xảy ra biến chứng chung trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 33,33% với 26/78 bệnh nhân có ít nhất 1 biến chứng.

III.1.1.2 Thời gian xuất hiện biến chứng

Bảng 3.12 Thời gian xuất hiện các biến chứng

Ngày thứ 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 23 NTVM 3 5 4 2 1 1 1 1 1 NT CDL 1 2 BC hô hấp 2 2 1 2 1 Loét 1 1 1 1 BC tim mạch 1 1 Tổng 4 10 4 5 1 2 3 2 1 1 1 2 1

Nhận xét: Ngày thứ 3 sau mổ nhiều bệnh nhân xuất hiện các biến chứng nhất, chủ yếu là biến chứng nhiễm trùng. Ngày thứ 5 sau mổ xuất hiện nhiều loại biến chứng nhất là 4 loại. Biến chứng xuất hiện muộn nhất là biến chứng hô hấp, xuất hiện vào ngày thứ 23 sau mổ.

III.3.2 BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ XỬ TRÍ BIẾN CHỨNGIII.3.2.1 Nhiễm trùng III.3.2.1 Nhiễm trùng

Bảng 3.14 Lâm sàng nhiễm trùng vết mổ và chân dẫn lưu

(%) (%)

Sốt 19 100 3 100

Vết mổ, chân DL có mủ 6 31,6 0 0

Chân DL, vết mổ sưng nề, tấy đỏ, nhiều dịch, mùi hôi

13 68,4 3 100

Đau nhiều 19 100 3 100

Nhận xét: Các bệnh nhân có nhiễm trùng thì 100% bệnh nhân có biểu hiện sốt và đau nhiều tại vết mổ và chân dẫn lưu. Nhiễm trùng chân dẫn lưu thì ờ mức độ sưng nề tấy đỏ, chưa có mủ. Còn với nhiễm trùng vết mổ thì có 6/19 trường hợp có mủ chảy ra vết mổ.

Bảng 3.15 Xử trí biến chứng nhiễm trùng

Xử trí Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Cắt chỉ cách quãng vết mổ 4 18,2

Cắt chỉ, dẫn lưu mủ 2 9,1

Thay băng vết mổ, băng chân dẫn lưu hàng ngày

22 100

Theo dõi nhiệt độ, và tình trạng đau tại vết mổ, chân dẫn lưu

22 100

Thực hiện y lệnh thuốc 22 100

Nhận xét: Trong số các bệnh nhân có nhiễm trùng, có 2 trường hợp phải cắt chỉ và đặt dẫn lưu hút liên tục tương đương 9,1%, có 4 trường hợp phải cắt chỉ cách quãng chiếm 18,2%, công việc thay băng vết mổ hàng ngày và theo dõi tình trạng đau, nhiệt độ trên tất

cả các bệnh nhân. Thực hiện y lệnh thuốc được thực hiện đầy đủ trên tất cả các bệnh nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

III.3.2.2 Biến chứng hô hấp

Bảng 3.16 Lâm sàng biến chứng hô hấp

Biểu hiện Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)

Môi khô, hơi thở hôi 8 100

Nhịp thở nhanh (>24l/p) 3 37,5 Thở khò khè 6 75 Ho nhiều 5 62,5 Nhiều đờm hay lọc sọc đờm ở MKQ, NKQ 6 75 Sốt 4 50 Khó thở 2 25

Nhận xét: Tất cả các bệnh nhân có biến chứng hô hấp đều thở hôi và môi khô. 75% số bệnh nhân biến chứng hô hấp có nhiều đờm, 2 bệnh nhân MKQ và 1 bệnh nhân có NKQ thì có tiếng lọc sọc ở canuyn và thở khò khè, 5 bệnh nhân ho nhiều chiếm 62,5%, và có 3 bệnh nhân có nhịp thở >24l/p chiếm 37,5%. Có 2 bệnh nhân khó thở, SpO2 giảm chiếm 25%.

Bảng 3.17 Xử trí điều dưỡng với biến chứng hô hấp

Xử trí Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Hút đờm 4 50 Đầu cao 30-45 độ 6 75 Thở oxy 2 25 Khí dung 1 12,5 Ngồi dậy 5 62,5 Vỗ rung 4 50

Vệ sinh răng miệng 4 50 Hướng dẫn tập thở, ho khạc đờm,vệ sinh 5 62,5

Nhận xét: 100% bệnh nhân có biến chứng hô hấp được theo dõi nhịp thở 3-4 lần/ngày, 75% bệnh nhân được cho nằm đầu cao khi có biến chứng hô hấp, 62,5% bệnh nhân được hướng dẫn ngồi dậy, ho khạc và tập thở. 4 bệnh nhân được tiến hành hút đờm, trong đó có 2 bệnh nhân có MKQ và 1 bệnh nhân có NKQ, và 4 bệnh nhân đực vỗ rung, vệ sinh răng miệng, có 25% bệnh nhân có biến chứng hô hấp cần hỗ trợ thở oxy, và 12,5% bệnh nhân cần khí dung làm giãn phế quản. Sau thời gian nằm viện, tất cả các bệnh nhân có biến chứng hô hấp khi ra viện tình trạng hô hấp đều tốt lên: ho giảm, không sốt, không khó thở, không cần hỗ trợ thở oxy.

III.3.2.3 Biến chứng loét sau mổ viêm phúc mạc và xử trí

Trong 4 bệnh nhân có biến chứng loét sau mổ thì có 2 bệnh nhân chiếm 50% bị loét vùng cùng cụt, 1 bệnh nhân đỏ vùng lưng và 1 bệnh nhân phồng rộp 2 gót chân.

Xử trí:

+ Lăn trở bệnh nhân, thay đổi tư thế 2h/lần.

+ Vệ sinh thân thể: lau người, đảm bảo da luôn sạch và khô thoáng.

+ Bôi thuốc chống loét: 2 bệnh nhân. + Nằm đệm nước: 1 bệnh nhân.

+ Hướng dẫn người nhà xoa bóp.

III.3.2.4 Biến chứng tim mạch

Cả 2 bệnh nhân đều có triệu chứng là phù 2 chi dưới, tím đầu chi, đo SpO2 thì dưới 85%. Có đau 2 chi dưới.

+ Hướng dẫn xoa bóp chân tay, tập vận động chủ động cho chân, đi lại nhẹ nhàng quanh giường.

+ Theo dõi thêm về tình trạng đau, màu sắc, nhiệt độ vùng da đầu chi. Theo dõi tình trạng phù.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của dinh dưỡng và chăm sóc tới các biến chứng sau mổ viêm phúc mạc tại bệnh viện hữu nghị việt đức (Trang 25)