IV.1.1 TUỔI VÀ GIỚ

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của dinh dưỡng và chăm sóc tới các biến chứng sau mổ viêm phúc mạc tại bệnh viện hữu nghị việt đức (Trang 36 - 37)

- Xét nghiệm trước biến chứng:

IV.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU

IV.1.1 TUỔI VÀ GIỚ

Nghiên cứu trên 78 bệnh nhân sau mổ viêm phúc mạc tại khoa cấp cứu tiêu hóa bệnh viện Việt Đức từ tháng 7/2012 đến tháng 9/2013 cho thấy tuổi trung bình của bệnh nhân là ≈ 57 tuổi. Thấp nhất là 17 và cao nhất là 93 tuổi. Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm >50 tuổi với 51/78 bệnh nhân, chiếm

64,6%thấp nhất là 17 và cao nhất là 93 tuổi. Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm >50 tuổi với 51/78 bệnh nhân, chiếm 64,6%.

Trong 78 bệnh nhân nghiên cứu, có 52 bệnh nhân nam chiếm 67,1%, còn lại 32,9% là bệnh nhân nữ, tỷ lệ nam:nữ ≈ 2:1. Kết

quả này có tỷ lệ nam : nữ cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Đặng Đình Hùng (1998) với tỷ lệ nam : nữ = 57,57:42,43 [3]

Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng phù hợp với các mô tả của y văn. Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong các nguyên nhân quan

trọng gây viêm phúc mạc. Ở nước ta, các nghiên cứu trong những năm gần đây, viêm loét dạ dày tá tràng có trong khoảng 26% dân số và đứng đầu trong các bệnh đường tiêu hóa. Viêm loét dạ dày tá tràng ở những bệnh nhân trẻ tuổi thường ít gây những biến chứng nghiêm trọng. Ở các bệnh nhân cao tuổi, viêm dạ dày tá tràng thường diễn tiến đến giai đoạn có ổ loét, thường xảy ra biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt hay thủng gây viêm phúc mạc. Viêm phúc mạc thường thứ phát thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi. Bệnh nhân nam thường có tỷ lệ cao hơn có thể do một số yếu tố nguy cơ: hút thuốc, uống rượu, dùng nhiều chất kích thích, chế độ ăn uống chưa hợp lý.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của dinh dưỡng và chăm sóc tới các biến chứng sau mổ viêm phúc mạc tại bệnh viện hữu nghị việt đức (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w