IV.2.2 BIẾN CHỨNG HÔ HẤP

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của dinh dưỡng và chăm sóc tới các biến chứng sau mổ viêm phúc mạc tại bệnh viện hữu nghị việt đức (Trang 42)

- Xét nghiệm trước biến chứng:

IV.2.2 BIẾN CHỨNG HÔ HẤP

IV.2 BIẾN CHỨNG SAU MỔ

IV.2.2 BIẾN CHỨNG HÔ HẤP

Trong số 78 bệnh nhân nghiên cứu thì có 8 bệnh nhân xảy ra biến chứng hô hấp chiếm 10,3% với các triệu chứng: ho, thở khò khè, 2 bệnh nhân mở khí quản và 1 bệnh nhân đặt nội khí quản thì có tiếng lọc sọc trong canuyn. Trong số 8 bệnh nhân có biến chứng hô hấp thì cả 8 bệnh nhân đều là các bệnh nhân cao tuổi, 7/8 bệnh nhân thể trạng gầy và 7/8 bệnh nhân có xét

nghiệm alumin trước mổ <35 g/l. 2 bệnh nhân có biến chứng hô hấp đồng thời với biến chứng nhiễm trùng và loét có tình trạng toàn thân nặng, gia đình xin về. 6 bệnh nhân còn lại thì 1 bệnh nhân là nằm viện 5 ngày, 1 bệnh nhân nằm viện 9 ngày, bệnh nhân nằm viện lâu nhất là 26 ngày, thời gian nằm viện trung bình của 6 bệnh nhân có biến chứng hô hấp này là ≈17 ngày. Kết quả 10,3% bệnh nhân có biến chứng hô hấp trong nghiên cứu này cao hơn so với trong nghiên cứu về tai biến sau mổ bụng của tác giả Nguyễn Đức Ninh và Đỗ Kim Sơn (1986) là 2,8% [6]. Điều này có thể lý giải là do các bệnh nhân trong nghiên cứu của 2 tác giả trên là trên tất cả các bệnh nhân sau

mổ tại bệnh viện Việt Đức, còn trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện trên các bệnh nhân Viêm phúc mạc, là một tình trạng rất nặng, khả năng xảy ra biến chứng sau mổ là rất cao. Hơn nữa, các bệnh nhân có biến chứng đều là các bệnh nhân gầy và cao tuổi, hệ miễn dịch đã suy yếu, nằm viện lâu, đây đều là những yếu tố nguy cơ của các biến chứng sau mổ.

Đói với biến chứng hô hấp sau mổ, vai trò của người điều

dưỡng là vô cùng quan trọng, điều dưỡng viên đã thực hiện các công việc: hút đờm cho 4 bệnh nhân, trong đó 2 bệnh nhân MKQ và 1 bệnh nhân đặt NKQ, cho 6 bệnh nhân nằm đầu cao 30 dộ để bệnh nhân dễ thở. Hỗ trợ thở oxy cho 2 bệnh nhân, khí dung cho 1 bệnh nhân, vỗ rung cho 4 bệnh nhân, vệ sinh răng miệng cho 4 bệnh nhân và hướng dẫn tập thở, ho khạc, vệ sinh răng miệng cho 5 bệnh nhân. Theo dõi nhiệt độ và các chỉ số về hô hấp 2 – 3 lần/ngày. Diễn biến tới khi ra viện: 1 bệnh nhân nặng, xin về, tình trạng hô hấp và toàn thân kém đi. Một bệnh nhân sau khi có dấu hiệu viêm đường hô hấp, ho nhiều và có đờm thì bệnh nhân được chuyển viện điều trị. Còn 6 bệnh nhân còn lại, sau khi xuất hiện biến chứng, cũng như tình trạng toàn thân còn chưa được ổn định, bệnh nhân được ở lại điều trị trong thời gian trung bình là 6,6 ngày nữa. Trong thời gian trên, các bệnh nhân được điều trị thuốc kháng sinh, cũng như các hoạt động chăm sóc hàng ngày: ngồi dậy, vận động nhẹ nhàng, vỗ

rung, ho khạc,… tình trạng hô hấp của 6 bệnh nhân đều tốt lên. Có 1 bệnh nhân khi ra viện vẫn còn ho, nhưng không nhiều. Có 4 bệnh nhân có đầy đủ xét nghiệm albumin trước và sau biến chứng thì albumin sau biến chứng đều tăng so với trước biến chứng.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của dinh dưỡng và chăm sóc tới các biến chứng sau mổ viêm phúc mạc tại bệnh viện hữu nghị việt đức (Trang 42)