Quy hoạch sử dụng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Một phần của tài liệu Xây dưng nông thôn mới (Trang 27)

II. Quy hoạch nông thôn mới xã Bản Mế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

2.Quy hoạch sử dụng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

2.1. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

2.1.1. Kế hoạch sử dụng đất phân theo giai đoạn (KH 5 năm).

- Các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2015.

+ Đất nông nghiệp 1.407,13 ha (đất sản xuất nông nghiệp 590,83 ha; đất lâm nghiệp có rừng 807,3 ha; đất nuôi trồng thủy sản 9 ha).

+ Đất phi nông nghiệp 213,98 ha (đất ở nông thôn 13 ha; đất chuyên dùng 178,5 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 1,3 ha; đất sông suối, mặt nước 21,18 ha).

+ Đất chưa sử dụng 322,89 ha (đất đồi núi chưa sử dụng 166,81; đất khác 166,08 ha)

+ Thời gian hoàn thành: năm 2011.

(Chi tiết có phụ biểu 01/QH-a,b kèm theo)

- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

+ Đất nông nghiệp 1.415,53 ha (đất sản xuất nông nghiệp 598,23 ha; đất lâm nghiệp có rừng 807,3 ha; đất nuôi trồng thủy sản 10 ha).

+ Đất phi nông nghiệp 216,47 ha (đất ở nông thôn 15,16 ha; đất chuyên dùng 178,63 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 1,5 ha; đất sông suối, mặt nước 21,18 ha).

+ Đất chưa sử dụng 322 ha (đất đồi núi chưa sử dụng 160,69; đất khác 161,31 ha)

(Chi tiết có phụ biểu 01/QH-a,b kèm theo)

+ Thời gian hoàn thành: năm 2015.

2.1.2. Quy hoạch sử dụng đất khu trung tâm xã (Dự kiến).

- Đất đã được quy hoạch: + Đất xây dựng: 2,5 ha. + Đất nghĩa địa: 1,06 ha. + Đất ở dân cư: 12,23 ha.

+ Sân vận động xã, nhà văn hóa trung tâm: 0,5 ha. + Đất mở rộng xây dựng, giao thông: 15,61 ha. - Thời gian hoàn thành: năm 2011.

2.1.3. Quy hoạch sử dụng đất xây dựng hạ tầng xã hội.

- Trường học: 1,89 ha (đã có 1,68 ha, mở rộng 0,21 ha) - Trạm y tế: 0,63 ha

- Nhà văn hóa, sân vận động: 0,4 ha. - Khu xử lý rác thải: 0,2 ha.

(Chi tiết có phụ biểu kèm theo)

2.2. Quy hoạch phát triển nông nghiệp:

2.2.1. Quy hoạch phát triển nông nghiệp hàng hóa, tập trung.

- Ngành trồng trọt: Tập trung sản xuất các cây trồng xã có thế mạnh, chú trọng vào việc chuyển giao khoa học kỹ thuật mới đến nông dân như: giống mới, kỹ thuật mới ...; chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng nhằm tăng năng suất, tăng hệ số sử dụng đất ...

+ Cây lương thực: Chuyển toàn bộ diện tích đất trồng ngô địa phương sang trồng ngô hàng hoá có năng suất cao; bảo vệ tốt diện tích ruộng trồng lúa hiện có nhằm cung cấp lương thực cho người dân, đưa giống đậu tương cao sản... để cung ứng cho thị trường.

+ Cây công nghiệp, dược liệu: Phát triển cây thuốc lá; phát triển cây nghệ, gừng; cây lạc (cả hai vụ); cây đậu tương; chú trọng vào việc chuyển sang trồng các giống mới có năng suất cao.

+ Cây ăn quả: các diện tích đất nông nghiệp khu vực bờ sông chuyển sang trồng dứa, chuối; cải tạo vườn tạp nhằm tăng năng suất, sản lượng vườn cây ăn quả hiện có; quan tâm đến một số loài cây ăn quả phù hợp với điều kiện địa phương như: mận, lê, đào ...

+ Cây rau màu: phát triển rau an toàn, rau trái vụ nhằm cung ứng cho thị trường trong và ngoài huyện như: đậu Hà lan, bắp cải, xu hào, cải trắng ...

- Ngành chăn nuôi: phát triển cây thức ăn gia súc (cỏ voi, cỏ VA 06) nhằm phát triển chăn nuôi đại gia súc theo phương thức bán chăn thả (thả vào vụ không sản xuất, chăn vào vụ sản xuất); phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm phục vụ thị trường trong và ngoài huyện.

- Thủy sản: Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản từ 9 ha đưa diện tích đất nuôi trồng thủy sản lên 10 ha; Khi thuỷ điện Cốc Ly dâng nước có thể phát triển chăn nuôi cá lồng với số lượng khoảng 100 lồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lâm nghiệp: Bảo vệ tốt các diện tích rừng hiện có đặc biệt là rừng phòng hộ; công tác trồng rừng phòng hộ cần được chú trọng phát triển nhằm tăng độ che phủ rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường, chống sa mạc hoá; trồng rừng sản xuất nhằm cung ứng nhu cầu sử dụng lâm sản trên địa bàn; quan tâm lâm sản phụ như: trẩu, thảo quả ... nhằm tăng thu nhập từ lâm nghiệp.

2.2.2. Quy hoạch phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.

- Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp: Bảo tồn và phát huy các ngành nghề truyền thống như: Thêu dệt thổ cẩm, nấu rượu ... nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động nông nghiệp những lúc nông nhàn và tăng thu nhập cho hộ gia đình. Phát triển một số nghề mới nhằm tận dụng sản phẩm nông nghiệp như: sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất vật liệu xây dựng ...

- Dịch vụ: Quy hoạch các vùng ven đường giao thông liên xã, liên thôn chuyển một số hộ gia đình sản xuất nông nghiệp sang sản xuất bán nông nghiệp (vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm dịch vụ) hoặc dịch vụ để làm đầu mối tiêu thụ nông sản cho nhân dân, cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng, tham gia vào một số khâu sản xuất như: sấy nông sản, bảo quản nông sản ..., làm công nhân cho các nhà máy sản xuất.

2.2.3. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với địa chỉ, mục đích rõ ràng nhằm tạo việc làm ổn định cho người được đào tạo như: đào tạo cho xuất khẩu lao động; đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp; đào tạo cho lao động ở các khu công nghiệp trong và ngoài huyện ...

2.2.4. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến công, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

- Tăng cường đào tạo, đạo tạo lại và đào tạo liên tục cho đội ngũ Khuyến nông viên, Cộng tác viên khuyến nông để đội ngũ này cập nhật thường xuyên kỹ thuật mới để hướng dẫn nhân dân tổ chức thực hiện tại cơ sở. Chú trọng vào công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật tại cơ sở.

- Xây dựng các mô hình hoàn chỉnh, có hiệu quả kinh tế cao để nhân dân học tập và làm theo. Mặt khác, thử nghiệm các loại giống cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện địa phương để nhân rộng.

2.3. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả tại địa phương. phương.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân tham gia vào các tổ hợp tác, nhóm nông dân có cùng sở thích nhằm tập trung công cụ sản xuất, tạo điều kiện để cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp, tích tụ lượng hàng hóa lớn tham gia thị trường nhằm hạn chế ép giá của tư thương, tiến tới thành lập các hợp tác xã nông nghiệp, nông nghiệp tổng hợp để tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia vào thị trường, tham gia vào các khâu, công đoạn hoặc cả quá trình sản xuất nhằm tăng giá trị sản phẩm, nâng cao trình độ người lao động.

Một phần của tài liệu Xây dưng nông thôn mới (Trang 27)