Năm 2013: 54,53 tỷ đồng Năm 2014: 53,45 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Xây dưng nông thôn mới (Trang 40)

- Năm 2014: 53,45 tỷ đồng. - Năm 2015: 30,77 tỷ đồng. 3. Nguồn vốn. 2.1. Vốn ngân sách nhà nước. - Vốn hỗ trợ từ chương trình: 106,9 tỷ đồng, chiếm 48,41%. - Vốn lồng ghép các chương trình, dự án 64,7 tỷ đồng, chiếm 29,3%. - Vốn ngân sách nhà nước: 9,85 tỷ đồng, chiếm 4,46%

- Vốn vay tín dụng: 20,3 tỷ đồng, chiếm 9,19%

- Vốn từ các chương trình kinh tế: 16,78 tỷ đồng, chiếm 7,6% - Vốn của dân và cộng đồng: 4 tỷ đồng, chiếm 1,81%

Phần thứ tư

CÁC CƠ CHẾ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆNI. Cơ chế. I. Cơ chế.

Thực hiện cơ chế, chính sách theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản của các Bộ, ngành, địa phương.

Nâng cao vai trò của cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền, sự quản lý, giám sát của HĐND, của các đoàn thể cộng đồng.

Đảm bảo thực hiện công khai dân chủ, lắng nghe và tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của người dân từ khâu xây dựng triển khai thực hiện đề án.

Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn thể cán bộ, nhân dân trên địa bàn, phát huy tính chủ động của người dân trong quá trình tổ chức thực hiện đề án.

II. Giải pháp.

1. Giải pháp về vốn.

Ngoài các nguồn vốn từ ngân sách Trung ương cho các hạng mục công trình như giao thông liên xã, trường học, trạm y tế, còn huy động tối đa các nguồn vốn từ ngân sách địa phương thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền cho thuê đất trên địa bàn xã.

Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp như sản xuất nông nghiệp, chế biến hàng hóa, dịch vụ - thương mại.

Vốn của nhân dân đóng góp theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, đối với các công trình giao thông thôn xóm, giao thông nội đồng,

kênh mương thủy lợi nội đồng, nhà văn hóa thôn bản và công trình cấp nước sinh hoạt.

2. Giải pháp về đầu tư.

Ưu tiên đầu tiên cho các chương trình trọng điểm, trước mắt đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn, tạo ra các hàng hóa tập trung có chất lượng cao, khai thác tốt tiềm năng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đất đai, nhân lực, nhằm thúc đẩy phát triển Nông- lâm nghiệp bền vững.

Hỗ trợ cho người dân cải tạo nâng cấp nhà ở, các công trình phụ trợ khác, đảm bảo cho người dân yên tâm trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất.

Tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: Giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, trường, trạm, nước sinh hoạt…

Đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị dạy và học cho các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, có chế độ chính sách thu hút giáo viên có trình độ năng lực, đào tạo nhân lực và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống và chế biến hàng hóa tại địa phương.

Đầu tư vào lĩnh vực văn hóa như xây dựng cơ sở và mua sắm trang thiết bị nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho cộng đồng dân cư, bảo tồn và phát huy bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc.

Củng cố và nâng cao trình độ cán bộ y tế, mua sắm trang thiết bị vật tư nhằm chăm sóc và khám chữa bệnh đảm bảo sức khỏe cộng đồng, tuyên truyền, vận động về dân số KHHGĐ.

Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng khu trung tâm xã tiến tới xây dựng và phát triển xã Bản Mế thúc đẩy phát triển sản xuất, phát triển dịch vụ, thương mại và giao lưu hàng hóa.

Thực hiện lồng ghép hợp lý các nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu, các chương trình dự án hỗ trợ trên địa bàn, đồng thời huy động sự đóng góp của các tổ chức, đơn vị và sự đóng góp của nhân dân nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

3. Giải pháp quản lý sử dụng vốn.

Quản lý tốt các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ nhằm đảm bảo việc đầu tư đúng mục đích, đồng bộ và đạt hiệu quả cao.

Có biện pháp phối hợp đồng bộ giữa các nguồn vốn, tạo sức thu hút đầu tư, thực hiện đầu tư có trọng tâm, tránh đầu tư dàn trải để phát huy hiệu quả các nguồn vốn.

Việc quản lý sử dụng các nguồn vốn tuân thủ theo nguyên tắc quản lý tài chính, đảm bảo tính công khai dân chủ, có sự kiểm tra giám sát của các tổ chức, các cơ quan quản lý chức năng và nhân dân, nhằm chống thất thoát, lãng phí.

Có cơ chế tạo điều kiện cho các nguồn vốn huy động đầu tư đúng hướng, hiệu quả, tạo môi trường kinh doanh các dịch vụ, sản xuất thuận lợi để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn.

4. Phát triển nguồn nhân lực.

Rà soát đội ngũ cán bộ công chức, tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên các lĩnh vực nông lâm nghiệp, quản lý kinh tế, chính trị - xã hội.

Chú trọng công tác đào tạo cán bộ kế cận người địa phương.

Mở rộng các hình thức đào tạo nguồn lao động có chất lượng, thông qua các hình thức tham quan, tập huấn hoặc đào tạo nghề.

Khai thác hợp lý hiệu quả các nguồn tài nguyên, phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học công nghệ trong các lĩnh vực, đặc biệt là sản xuất nông, lâm nghiệp.

5. Tăng cường công tác ứng dụng KHCN và bảo vệ môi trường.

Tăng cường công tác đào tạo cán bộ chuyên môn tiếp cận những tiến bộ KHKT để áp dụng vào thực tế địa phương.

Tiếp thu những kết quả nghiên cứu KHCN và bảo vệ môi trường vào sản xuất, đặc biệt là lĩnh vực nông lâm nghiệp nhằm tăng năng xuất, chất lượng cây trồng vật nuôi, nâng cao giá trị hàng hóa.

Ứng dụng KHCN đã xây dựng mô hình khảo nghiệm các loại giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của địa phương, làm cơ sở nhân rộng và phát triển sản xuất, từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.

Đẩy mạnh công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, mở rộng các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp kết hợp bền vững nhằm bảo vệ nguồn nước và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ cảnh quan môi trường.

Một phần của tài liệu Xây dưng nông thôn mới (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w