Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. TUỔI VÀ GIỚI CỦA BỆNH NHÂN PHỔI BIỆT LẬP 1 Tuổi phát hiện bệnh:
4.1.1. Tuổi phát hiện bệnh:
Phổi biệt lập tuy là một bệnh bẩm sinh nhưng không phải tất cả biểu hiện bệnh ngay sau khi sinh. Trong đó tuổi biểu hiện bệnh phụ thuộc rất nhiều vào loại phổi biệt lập cũng như biến chứng. Bệnh nhân thường được phát hiện khi bệnh biểu hiện triệu chứng lâm sàng khiến bệnh nhân đi khám và điều trị. Phổi biệt lập ngoài thùy biểu hiện bệnh sớm hơn phổi biệt lập trong thùy, thường gặp ở trẻ nhỏ và tuổi vị thành niên. Theo nghiên cứu của [21]tuổi lúc chẩn đoán khác nhau từ sơ sinh đến 65 tuổi với 24 % các trường hợp chẩn đoán trước khi sinh và 61% (23/ 38) được chẩn đoán trong vòng 3 tháng đầu đời của trẻ, 52% số ca bệnh là phụ nữ và 48% gặp ở nam giới. Hay 100% gặp ở trẻ em như nghiên cứu [48].Trong nghiên cứu của chúng tôi, gặp 100% là phổi biệt lập trong thùy, không có một trường hợp phổi biệt lập ngoài thùy nào và lứa tuổi phát bệnh sớm nhất là tuổi trưởng thành (20 tuổi) cho đến khi già (68 tuổi), với tuổi trung bình là 32,2. Theo [49] thì bệnh thường phát hiện ở tuổi ngòai 20 trở lên. Nghiên cứu của chúng tôi cũng gặp ở 100% người từ 20 tuổi trở lên. Nghiên cứu của ở nước ta của [47] cũng gặp gặp đa số người trưởng thành 10/12 trường hợp (83,34%) và 2 trường hợp (16,66%) dưới 15 tuổi. Như vậy mặc dù là bệnh bẩm sinh, biểu hiện bệnh và bệnh được điều trị là khá muộn, đặc biệt là ở phổi biệt lập trong thùy (ILS). Trong nghiên cứu của chúng tôi sở dĩ gặp 100% phổi biệt lập trong thùy với độ tuối từ 20 trở đi là vì chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân người lớn. Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của siêu âm và chẩn đoán trước sinh, phổi biệt lập có thể được phát hiện từ rất sớm, ngay khi còn trong bụng mẹ, đặc biệt với thể phổi biệt lập ngoài thùy (ELS).