KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 TUỔI, GIỚI VÀ NGHỀ NGHIỆP
3.3.7.2. Tìm và cấy vi khuẩn và nấm trong các bệnh phẩ m:
• Tìm ra con VK Chromobacterium violaceum trong bệnh phẩm dịch phế quản của 1 bệnh nhân đã làm kháng sinh đồ. VK này nhậy cảm với những KS như Ceftriaxone, Ciprofloxacin, Levofloxacin, Chloramphenicol, Co- trimoxazol, kháng A. Clavulanic và Ampicilin
• Kết quả soi và cấy nấm âm tính
3.4. CHẨN ĐOÁN
Có 6 trong tổng số 9 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị tại các tuyến y tế khác trước khi vào trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai. Trong đó cả 6 trường hợp đều bỏ qua phổi biệt lập và chẩn đoán nhầm với các bệnh khác.Trong 6 trường hợp chẩn đoán nhầm đó khi đến Bạch Mai đã có 3 trường hợp được chẩn đoán đúng là phổi biệt lập cộng với chẩn đoán đúng phổi biệt lập ở 2 trong số 3 bệnh nhân không điều trị ở tuyến trước mà được điều trị tuyến đầu ở trung tâm Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai. Như vậy, trung tâm Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai đã chẩn đoán đúng 5/9 trường hợp trước mổ, 4/9 trường hợp còn lại được chẩn đoán phổi biệt lập trong và sau phẫu thuật ngực. Một trường hợp đến khám sức khỏe tình cờ tại bệnh viện trung ương quân đội 108 và chẩn đoán phổi biệt lập. Cụ thể sẽ được trình bày ở bảng dưới đây:
Bảng 3.17: Chẩn đoán bệnh nhân phổi biệt lập qua các tuyến (n=10)
Số thứ tự tên bệnh nhân đối chiếu với danh sách bệnh nhân ở cuối luận văn
STT Chẩn đoán
tuyến trước
Chẩn đoán tại TT Hô hấp – BV Bạch Mai hay trước mổ tại 108
Chẩn đoán sau khi mổ tại BV TƯQĐ 108
1 Không có Phổi biệt lập trong thùy
Viêm phế quản/ Phổi biệt lập trong thùy (T)
2 Không có Giãn phế quản bội nhiễm
Giãn phế quản/Phổi biệt lập trong thùy áp xe hóa thùy dưới (P)
3 Áp xe phổi U nấm phổi U nấm phổi/ Phổi biệt lập trong thùy (P)
4 Áp xe phổi Giãn phế quản bội nhiễm
Giãn phế quản – viêm phế quản/ phổi biệt lập nội thùy (P)
5 Giãn phế quản Phổi biệt lập trong thùy đáy (P)
Viêm mỡ nội sinh /Phổi biệt lập trong thùy đáy (P) 6 Viêm phổi thùy
dưới (T)
Giãn phế quản Phổi biệt lập áp xe hóa thùy dưới (T)
7 Không có Không có Viêm mỡ nội sinh/Phổi biệt
lập trong thùy (T) 8 Áp xe thùy dưới
phổi (P)
Áp xe thùy dưới phổi (P)
Phổi biệt lập trong thùy áp xe hóa
9 Không có Phổi biệt lập trong phân thùy sau đáy (P)
Viêm mãn/Phổi biệt lập trong phân thùy sau đáy (P) 10 Giãn phế quản Phổi biệt lập trong
thùy dưới (P)
Giãn phế quản/Phổi biệt lập trong thùy dưới (P)
Nhận xét:
Ở trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai chẩn đoán đúng 5/9 phổi biệt lập, số còn lại chẩn đoán nhầm với giãn phế quản và áp xe phổi nhiều hơn cả.
Với bất kỳ một bệnh nhân GPQ hay áp xe phổi… ở thuỳ dưới hay tái phát đến với bạn, hãy đặt ra câu hỏi đó có phải là PBL không và có kế hoạch chẩn đoán và điều trị đúng hướng
Các biến chứng kèm theo của phổi biệt lập gồm : áp xe hóa: 30%;giãn phế quản :30%; viêm phế quản : 20%; viêm mỡ nội sinh: 20%; viêm mạn tính: 10%; u nấm : 10%.