1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo kinh tế kỹ thuật trồng rừng ngập mặn Hà Tĩnh

14 882 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 120,5 KB

Nội dung

TÊN CÔNG TRÌNH: Trồng cây chắn sóng bảo vệ tuyến đê Hội Thống huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh 1.2.. Bảo vệ công trình - Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam về việc tư vấn khảo sát, địa chất đ

Trang 1

VIỆN PHÒNG TRỪ MỐI VÀ

BẢO VỆ CÔNG TRÌNH

===========

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - hạnh phúc - -BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT

Công trình: Trồng cây chắn sóng bảo vệ tuyến đê Hội Thống

huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1 TÊN CÔNG TRÌNH: Trồng cây chắn sóng bảo vệ tuyến đê Hội Thống

huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

1.2 ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG: Tuyến đê Hội Thống huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

1.3 NHỮNG CĂN CỨ VÀ CƠ SỞ ĐỂ LẬP BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT.

Luật xây dựng đã được Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003;

Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;

Quyết định số 61/2008/QĐ-TTg ngày 09/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020;

Quyết định số 668/TTg ngày 22/8/1997 về phương hướng, biện pháp giảm nhẹ thiên tai và những chương trình chủ yếu phát triển kinh - tế xã hội các tỉnh ven biển miền Trung;

Quyết định số: 58/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam;

Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 về việc trồng rừng phòng hộ ven biển là nhiệm vụ ưu tiên phải được thực hiện đối với tất cả các khu vực ven biển

có điều kiện trồng cây;

Hợp đồng kinh tế số: 32b /2010/HĐ-KT ngày 16 tháng 11 năm 2010 giữa Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản huyện Nghi Xuân với Viện Phòng trừ Mối và

Trang 2

Bảo vệ công trình - Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam về việc tư vấn khảo sát, địa chất địa hình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật Công trình trồng cây chắn sóng bảo vệ tuyến đê Hội Thống;

Và căn cứ vào tài liệu khảo sát, địa chất, địa hình khu vực xây dựng công trình

do Viện Phòng trừ mối và Bảo vệ công trình - Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam lập tháng 12 năm 2010,

1.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

Hà Tĩnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm phải hứng chịu nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như hạn hán, bão lũ Tỉnh có bờ biển dài qua các huyện Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, bờ biển không liền tuyến, bị chia cắt bởi các cửa sông: cửa Hội, cửa Sót, cửa Nhượng Bờ biển ngầm dốc, ít có đảo che chắn Những năm gần đây tình hình biển đổi khí hậu diển ra hết sức phức tạp, trong khi hệ thống đê biển của Hà Tĩnh còn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức

Tuyến đê Hội Thống, huyện Nghi Xuân nằm phía nam sông Lam, nơi sông Lam đổ ra biển Đông là cửa Hội Từ trước tới nay, cửa sông thường chịu ảnh hưởng của rất nhiều cơn bão, lũ lớn và triều cường Tuyến đê đang được Nhà nước đầu tư nâng cấp và cứng hóa Dải cây chắn sóng ngoài đê còn rất mỏng khả năng chắn sóng phòng hộ đê kém Khi sóng từ các cơn bão trực tiếp tác động vào thân đê gây sạt lở mái đê, thậm chí có thể gây vỡ đê

Trồng dải rừng ngập mặn ngoài đê có những tác dụng sau:

- Dải rừng ngập mặn có tác dụng chắn sóng, chống sạt lở chân đê nhằm giảm thiểu tác hại của thiên tai, lũ lụt đồng thời góp phần cải tạo môi trường sinh thái ven biển, đặc biệt là đối phó với vấn đề biển đối khí hậu hiện nay

- Dải rừng ngập mặn giúp cố định bãi bồi, làm tăng diện tích đất bãi bồi

- Bảo vệ tính mạng và tài sản từ đó góp phần ổn định kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng cho địa phương

Do vậy, vấn đề trồng dải cây ngập mặn chắn sóng để bảo vệ đê biển đã và đang được quan tâm rất lớn

Thực hiện công văn số 2056/TTg-KTN ngày 29/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản số 4384/BNN-ĐĐ ngày 31/12/2009 về việc hỗ trợ nâng cấp đê biển năm 2010 gửi tới các tỉnh, thành phố trong cả nước UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt dự án trồng cây chắn sóng bảo vệ tuyến đê biển, đê cửa sông các huyện Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, Tp Hà Tĩnh…Công trình trồng cây chắn sóng bảo vệ tuyến đê Hội Thống, huyện Nghi Xuân nhằm giải quyết vấn đề này

Trang 3

1.5 TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Cơ quan chủ đầu tư: BQDA đầu tư xõy dựng cơ bản huyện Nghi Xuõn

Cơ quan thực hiện lập bỏo cỏo kinh tế kỹ thuật: Viện Phũng trừ Mối và Bảo vệ cụng trỡnh - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

1.6 TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIấU KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CễNG TRèNH

- Nhiệm vụ: Tạo dải cõy chắn súng tại những vị trớ cú khả năng trồng cõy

- Quy mụ và kết cấu:

+ Tổng diện tớch trồng cõy: 71.64

+ Chiều rộng dải cõy tối đa là 200 m

+ Trồng thuần loài cõy Bần chua, cõy cao từ 1,2 -1,5; Tuổi 22 – 24 thỏng; Đường kớnh cổ rễ 2 – 2,2 cm

+ Mật độ cõy trồng: 1600 cõy/ha; Khoảng cỏch cõy cỏch cõy, hàng cỏch hàng là 2,5 x 2,5m

+ Kớch thước hố cải tạo: Miệng hố 0,9m x 0,9m , đỏy 0,7 x 0,7m, sõu 0,6m

Khối lượng đất đào hố cải tạo là: số hố x Wđào (m3) (Wđào là thể tớch đất đào 1 hố) Wđào = 0 , 60 , 9 0 , 9 0 , 9 0 , 9 0 , 7 0 , 7 0 , 7 0 , 7

3

1

x x

x x

Khối lượng đất lấp hố cải tạo là: số hố x Wlấp(m3) (Wlấp là thể tớch đất lấp 1 hố) Wlấp = 0 , 60 , 9 0 , 9 0 , 9 0 , 9 0 , 7 0 , 7 0 , 7 0 , 7

3

1

x x

x x

+ Kớch thước hố trồng cõy: 40cm x 40cm x 40cm

Khối lượng đất đào trồng cõy = số hố x thể tớch 1 hố (m3)

Thể tớch đất đào hố trồng cõy = 0,4 x 0,4 x 0,4 (m3)

Khối lượng đất lấp hố trồng cõy là: số hố x thể tớch 1 hố (m3)

Thể tớch đất lấp 1 hố trồng cõy = 0,064-(3,14x0,152x0,3) (m3)

+ Số hố đào, lấp bằng 1600 x diện tớch đất trồng.

+ Cọc buộc giữ cõy: Cọc tre cao 1,5m, đường kớnh >= 3cm

Số lượng cọc tre bằng số lượng cõy đem trồng, mỗi cõy buộc một cọc

CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG CễNG TRèNH

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIấN

Trang 4

2.1.1 Vị trí địa lý - hành chính

* Vị trí địa lý:

Phía Tây Nam giáp thị xã Hồng Lĩnh, phía Nam giáp huyện Can Lộc và huyện Lộc Hà, phía Bắc giáp Thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An), phía Tây Bắc giáp huyện Hưng Nguyên và thành phố Vinh, phía Đông giáp biển Đông Huyện cách thủ đô Hà Nội 310 km về phía Nam

* Hành chính

Huyện Nghi Xuân hiện nay có 2 thị trấn: Xuân An, Nghi Xuân và các xã: Xuân Hội, Xuân Trường, Xuân Đan, Xuân Phổ, Xuân Hải, Xuân Yên, Tiên Điền, Xuân Giang, Xuân Mỹ, Xuân Thành, Xuân Hồng, Xuân Viên, Xuân Lam, Xuân Liên, Cổ Đạm, Cương Gián,Xuân Lĩnh Diện tích tự nhiên: 218 km²

2.1.2 Địa hình địa mạo

Huyện Nghi Xuân nằm trên vùng đồng bằng ven biển miền Trung, chủ yếu có địa hình thấp, bằng phẳng ngoại trừ núi Hồng Lĩnh có địa hình phức tạp đất đai được tạo thành do bồi tích sông, biển

Địa hình khu vực khảo sát là bãi bồi ven sông, bờ cát ven biển

2.1.3 Đặc điểm khí hậu

Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa

Khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa rét từ tháng 11 đến tháng 4, mùa khô nóng từ tháng 5 đến tháng 10

* Nhiệt độ không khí:

+ Nhiệt độ trung bình năm là: 23,80C

+ Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 27,50C

+ Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 21,30C

+ Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 39,70C

+ Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 70C

* Độ ẩm không khí:

+ Độ ẩm tương đối bình quân năm 86%

+ Độ ẩm tương đối bình quân tháng 85% - 93%

* Nắng:

+ Số giờ nắng trung bình trong các tháng mùa đông là: 93h

+ Số giờ nắng trung bình trong các mùa hè là: 178h

* Lượng bốc hơi:

+ Lượng bốc hơi trung bình tháng cao nhất là: 131,18mm

+ Lượng bốc hơi trung tháng thấp nhất là: 24,97mm

+ Lượng bốc hơi trung bình năm là: 66,64mm

Trang 5

* Mưa:

Hà Tĩnh thuộc vùng mưa nhiều, mưa lớn

+ Lượng mưa trung bình năm là 2661mm

+ Lượng mưa tháng lớn nhất 1450mm

+ Lượng mưa ngày lớn nhất 657,2mm

* Gió, bão:

Hà Tĩnh thuộc vùng chịu ảnh hưởng của bão nhiều trong khu vực miền trung + Bão thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 10

+ Tốc độ gió đạt 40m/s, gió mạnh nhất thường xuất hiện theo hướng Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, bão thường kéo theo mưa lớn gây ra lụt

+ Gió: Hướng gió chủ đạo Tây Nam, Đông Bắc

+ Gió Tây Nam khô nóng từ tháng 4 đến tháng 8 (hai tháng nóng nhất là tháng 6

và tháng 7)

+ Gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3

2.1.4 Chế độ thuỷ triều và thuỷ văn

* Sóng và động lực ven bờ

Sóng là yếu tố động lực rất quan trọng ở đới ven bờ biển và cửa sông Ngoài tác động gây áp lực vỗ bờ, khi sóng vỡ còn tạo ra dòng chảy tốc độ cao có thể rửa trôi vật liệu đáy và tham gia vận chuyển bùn cát dọc bờ, phân bố lại trầm tích từ trong sông hình thành nên các bãi bồi ven biển, cửa sông Hoạt động của sóng cũng đã tạo nên các dạng địa hình mài mòn - xói lở và bồi tụ đặc trưng

Chế độ sóng ở vùng biển Hà Tĩnh tương đối phù hợp với chế độ gió và có thể chia làm hai mùa chính như sau:

+ Mùa Đông: Mùa Đông sóng có thịnh hành là Đông Bắc với tần suất 40%, độ cao trung bình 0,8 - 0,9m, riêng 3 tháng đầu mùa đông có độ cao trung bình xấp xỉ 1,1

- 1.2 m Độ cao lớn nhất khoảng 2,0 - 2,5m

+ Mùa hè: Hướng sóng thịnh hành là Đông Nam, cũng có khi còn thấy hướng Đông Bắc và Bắc Độ cao sóng trung bình từ 0,6 - 0,7m Độ cao sóng lớn nhất có thể đạt tới 3,5m Từ tháng 7 đến tháng 8 hướng sóng thịnh hành tây và tây nam chiến ưu thế, độ cao trung bình 0,7m và cao nhất có thể tới 4m Đặc biệt trong tháng 9 - 10 thường có bão hoạt động nên độ cao sóng có thể đạt tới 6 - 7m và có thể cao hơn nữa

*Chế độ ngập triều

Vùng biển Hà Tĩnh có chế độ nhật triều không đồng đều là chủ yếu, trong một tháng chỉ có khoảng 15 ngày quan trắc thấy một lần nước lên và một lần nước xuống,

Trang 6

độ cao mực nước triều trung bình kỳ nước cường biến đổi trong khoảng 1,2 - 2,5m và giảm dần từ Bắc vào Nam

Xét chênh lệch đỉnh triều lớn nhất năm và nhỏ nhất năm tại Trạm Cẩm Nhượng

từ năm 1962 đến năm 1999 cho thấy chênh lệch lớn nhất đạt ∆Hmax = 362cm (1990), chênh lệch nhỏ nhất ∆Hmin = 234cm (1979) Tính trung bình trong 38 năm chênh lệch

đó là ∆tb = 269cm

Ngoài trạm triều Cẩm Nhượng, trên sông Rào Cái có trạm thủy văn Thạch Đồng,

xã Thạch Hưng, Thạch Hà, Hà Tĩnh có số liệu đo đạc từ năm 1972 - 1999

Qua số liệu đo đạc cho kết quả: Chênh lệch mực nước lớn nhất trong năm đạt

∆Hmax = 390cm (1989), chênh lệch nhỏ nhất ∆Hmin = 247cm (1979) Tính trung bình trong 28 năm chênh lệch đó ∆tb = 294cm

2.1.5 Độ mặn

Độ mặn nước biển (tầng mặt, tầng đáy) dao động từ 5 - 27o/oo tuỳ thuộc vào lượng mưa, thời tiết các tháng trong năm Đặc biệt, với khối nước ven bờ thì độ mặn biến thiên rất lớn về mùa mưa Hàm lượng muối dinh dưỡng Phốt phát từ 5 - 12 mg/m3 và Silic từ 90mg/m3, tuy có nghèo hơn phía Bắc vùng vịnh nhưng nhờ nhiệt độ cao hơn quanh năm và lượng ô-xy hoà tan phong phú nên chu trình chuyển hoá của muối dinh dưỡng hữu cơ sang vô cơ xảy ra trong thời gian ngắn hơn

2.2 HIỆN TRẠNG NGOẠI ĐÊ HỘI THỐNG

Tháng 12 năm 2010, đoàn cán bộ Viện Phòng trừ mối và Bảo vệ công trình – Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tiến hành điều tra khảo sát địa hình, địa chất các bãi ngập triều ven đê Hội Thống từ K00+00 đến K12+00, đánh giá hiện trạng từng đoạn như sau:

Đoạn từ K0 – K0+200: Gần đê là bãi cỏ cao, tiếp đến là dải cây ngập mặn hẹp, bãi bồi hẹp đang xói lở, bãi đất trống trồng cây hẹp

Đoạn từ K0+200 – K0+860: Dải cây ngập mặn hẹp, khả năng phòng hộ kém, có bãi bồi phù sa diện tích chiều rộng trung bình 70m

Đoạn từ K0+860 – K2+280: Chủ yếu là đất dân sinh, cảng Xuân Hải, Cảnh sát biển Bờ sông dốc dải cây ngập mặn hẹp

Đoạn từ K2+280 – K4+150: Sát chân đê là ao nuôi tôm khoảng 11,5ha phía ngoài

là dải cây ngập mặn và bãi bồi ngập hẹp không có khả năng phòng hộ trong mùa mưa bão, tác động trực tiếp của nước triều lên bờ ao tôm, gây nguy hại gián tiếp cho đê Đoạn từ K4+150 – K5+100: Ở sát chân đê là ao nuôi tôm diện tích khoảng 10,8ha phía bên ngoài là dải cây ngập mặn hẹp, khả năng phòng hộ kém, ngoài dải cây

Trang 7

là diện tích bãi bồi phù sa có thế trồng cây ngập mặn để tăng cường khả năng phòng

hộ đê

Đoạn từ K5+100 – K8+308: Dải cây ngập mặn gồm cây tự nhiên và cây mới trồng năm 2009, 2010 đang phát huy tác dụng phòng hộ cho tuyến đê, diện tích bãi hẹp đang bồi lắng Ở một số vị trí có ao nuôi tôm, tổng diện tích 12ha, phía ngoài ao tôm có dải cây ngập mặn hẹp, khả năng phòng hộ kém, sóng tác động trực tiếp đến bao

bờ, gián tiếp gây nguy hại tới đê

Đoạn từ K8+308 – K9+206: Diện tích bãi trống lớn, sát chân đê là ao nuôi tôm diện tích 17,3ha, phía ngoài ao dải cây ngập mặn hẹp thậm chí là bãi trống, do đó bờ

ao bị tàn phá nhiều

Đoạn từ K9+306 – K10+150: Diện tích bãi bồi lớn, có nhiều rãnh nước phức tạp, thuộc khu vực dự án xây dựng cảng Xuân Hội

Đoạn từ K10+150 – K12+00: Chủ yếu là đất dân sinh ngoài đê, và diện tích nuôi trồng thủy hải sản, phía ngoài cách chân đê 500m là cồn cát cao có rừng phi lao chắn gió, chắn cát

Nhìn chung dải cây ngập mặn chắn sóng đê Hội Thống hiện còn rất hẹp, không

có khả năng phòng hộ cho đê cũng như bồi lắng phù sa Ở những nơi có dải cây hẹp hoặc bãi trống cần phải tạo dải cây ngập mặn để phòng hộ đê Đối với diện tích ao nuôi tôm ngoài đê cần có biện pháp giải tỏa để tạo dải cây ngập mặn bảo vệ đê tuyến

đê, đặc biệt trước sự thay đổi bất thường của khí hậu hiện nay mà Hà Tĩnh là một trong những địa phương chịu tác động nặng nề nhất cả nước

2.3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THI CÔNG CÔNG TRÌNH 2.3.1.Thuận lợi

- Công trình xây dựng được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trực tiếp là Thủ tướng Chính phủ, đồng thời có sự nhất trí đồng tình ủng hộ của chính quyền và nhân dân địa phương

- Bãi ngập triều thích hợp cho cây Bần sinh trưởng và phát triển

- Đường giao thông, thông tin liên lạc, đường điện đều đã được xây dựng đến gần khu vực xây dựng công trình

- Lực lượng lao động dồi dào, đáp ứng đủ cho nhu cầu lao động của công trình

2.3.2.Khó khăn

- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Lào khô nóng, mùa mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, vào mùa mưa chịu ảnh hưởng mạnh của nhiều cơn bão mạnh

- Thời gian thi công công trình phụ thuộc vào khí hậu và chế độ thủy triều khu vực nên khó khăn trong việc chủ động sản xuất

Trang 8

- Lực lượng lao động chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác trồng cây chắn sóng

CHƯƠNG III: MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TRÌNH

VÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ 3.1 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TRÌNH

3.1.1 Mục tiêu

- Xây dựng một vành đai chắn sóng, chống sạt lở chân đê nhằm giảm thiểu tác hại của thiên tai, lũ lụt, triều cường đồng thời góp phần cải tạo môi trường sinh thái ven biển, đặc biệt là đối phó với vấn đề biển đối khí hậu hiện nay

Trang 9

- Ổn định sản xuất, bảo vệ tính mạng và của cải con người từ đó góp phần ổn định kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng

- Tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân sống trong khu vực dự án

- Nâng cao hiệu quả của chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân sống trong vùng chịu ảnh hưởng nặng nề về thiên tai

3.1.2 Nhiệm vụ

Công trình có các nhiệm vụ sau:

- Trồng dải cây ngập mặn sóng tại các bãi ngập triều chưa có cây hoặc dải cây còn hẹp của tuyến đê Hội Thống với chiều rộng tối đa 200 m

- Bảo vệ, làm giàu những dải cây hiện có để nâng cao chức năng phòng hộ tự nhiên của rừng ngập mặn

3.2 HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

Dự án được đầu tư với 100% vốn ngân sách

CHƯƠNG IV: BIỆN PHÁP KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 4.1 LỰA CHỌN VỊ TRÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Tuyến đê Hội Thống đoạn từ K0 đến K12 là tuyến đê ở vùng cửa sông Lam Hiện nay tuyến đê đang được xây dựng và cứng hóa Hiện trạng đất ngoài đê gồm nhiều dạng, trong đó các đoạn:

- Từ K0+860 – K2+280 và K9+206 – K12+00 là đất đã có công trình xây dựng như bến cảng, nhà dân có cốt đất cao không phù hợp cho việc trồng cây ngập mặn

Trang 10

- Từ K2+280 – K3+100 là dải cây ngập mặn hẹp và bãi bồi hẹp do bờ sông dốc nên cũng không phù hợp với việc trồng cây ngập mặn

- Từ K0 – K0+860 và K3+100 - K8+308 hiện trạng gồm ao nuôi thủy hải sản với dải cây ngập mặn hẹp ở phía ngoài, có bãi bồi phù sa phù hợp với việc trồng cây ngập mặn tại một số vị trí có bãi bồi rộng như đoạn K0+200 – K0+860 và K4+150 – K5+100, tổng diện tích 10,38ha

- Từ K8+308 – K9+206 là bãi bồi trống rộng phù hợp với việc trồng cây ngập mặn chắn sóng bảo vệ đê, chiều rộng trung bình 183m, diện tích 22,02ha

Đối với một số diện tích ao nuôi tôm với diện tích 40,8ha có điều kiện lập địa phù hợp để trồng cây chắn sóng đề nghị chủ đầu tư giải phóng mặt bắng để trồng cây ngập mặn bảo vệ đê trong những năm tiếp theo

(Có bản đồ hiện trạng toàn tuyến đê và bản vẽ 3 vị trí lựa chọn kèm theo).

4.2 GIẢI PHÁP LỰA CHỌN LOÀI CÂY TRỒNG VÀ TIÊU CHUẨN CÂY GIỐNG PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA TỪNG KHU VỰC.

Qua khảo sát điều tra chung tôi nhận thấy cây Bần chua phù hợp với điều kiện lập địa của khu vực, tuy nhiên để đảm bảo chất lượng công trình cây giống phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Chọn cây Bần chua to, đã phân cành để tăng khả năng chống chịu khi bị Hà bám đồng thời cây có sức sống sinh trưởng và phát triển tốt

+ Cây ươm trong bầu Polyetylen, kích thước bầu: 30cm x 30cm

+ Chiều cao: Từ 1,2 - 1,5m

+ Đường kính cổ rễ ≥ 2cm

+ Cây còn nguyên bầu, không dập gẫy thân cành chính, hệ rễ bấc, không sâu bệnh

4.3 GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT TRỒNG CÂY

4.3.1 Xử lý thực bì

Không cần xử lý thực bì

4.3.2 Làm đất

Cải tạo thành phần cơ giới đất: Phải cải tạo thành phần cơ giới đất cục bộ theo

hố Để cải tạo cục bộ thành phần cơ giới đất trong điều kiện ảnh hưởng của thuỷ triều nên phải thực hiện theo phương pháp thủ công như sau:

+ Biện pháp cải tạo: Thay thế toàn bộ đất sét pha cát tại hố trồng bằng đất màu phù sa giàu dinh dưỡng;

Ngày đăng: 02/07/2014, 14:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w