Các nghiên cứu về định mức phục vụ công tác trồng rừng trong và ngoài ngành lâm nghiệp từ trước tới nay 1.1 Tình hình nghiên cứu ĐMKTKT của ngành Lâm nghiệp: Trong thời gian qua ngoài
Trang 1Kết quả thực hiện đề tài “rà soát, xây dựng bổ sung định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng"
Lại Thanh Hải, Phạm Đình Sâm, Nguyễn Tiến Linh
Trung tâmứng dụng KHKT Lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Định mức kinh tế kỹ thuật là nhân tố đánh giá chính xác nhất sự phát triển của quá trình sản xuất, là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời thông qua định mức KTKT người quản lý sản xuất có biện pháp quản lý hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm
Năm 1988 Bộ Lâm nghiệp (Nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) ban hành tập định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng 532/VKT Năm 1991 trên cơ sở tập định mức 532 sửa đổi Bộ Lâm nghiệp ban hành tập mức kinh tế kỹ thuật xây dựng rừng phòng
hộ đầu nguồn áp dụng thống nhất trong toàn quốc Hai tập định mức kinh tế kỹ thuật này đã phát huy được tác dụng rõ rệt, đóng góp vai trò to lớn trong sản xuất lâm nghiệp Tuy nhiên, thời gian qua đã có nhiều thay đổi về cơ chế chính sách như tiền lương, ngày công lao động, khoa học kỹ thuật…v.v nhưng hai tập định mức này vẫn là hai văn bản tạm thời, là văn bản pháp lý duy nhất áp dụng trong ngành lâm nghiệp, nên phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác xây dựng và phát triển rừng
Để khắc phục tồn tại trên năm 2003 Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt đề tài:
"Điều tra, đánh giá và xây dựng bổ sung định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh và bảo vệ rừng" Đề tài do Trung tâm ứng dụng
KHKT Lâm nghiệp chủ trì với sự tham gia của Phòng Lâm sinh Cục Lâm nghiệp,
Trang 2Phòng nghiên cứu Kinh tế và Phòng Cơ giới hoá Lâm nghiệp thuộc Viện KHLN Việt Nam cùng với nhiều địa phương trong cả nước
1 Các nghiên cứu về định mức phục vụ công tác trồng rừng trong và ngoài ngành lâm nghiệp từ trước tới nay
1.1 Tình hình nghiên cứu ĐMKTKT của ngành Lâm nghiệp:
Trong thời gian qua ngoài hai tập định mức 532/VKT và 426/KLND là hai tập định mức chính thống dùng trong ngành lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ban hành một số định mức và các văn bản liên quan đến định mức áp dụng cho các nội dung và chương trình cụ thể như định mức 2366/NN-TCCB/QĐ ngày
16/9/1997 trong công tác điều tra, qui hoạch và thiết kế lâm nghiệp, Quyết định
516 QĐ-BNN-KHCN ngày 18/2/2002 ban hành qui trình thiết kế trồng rừng, định mức 3499/QĐ/BNN-PTNT ngày 27/8/2002 áp dụng cho Dự án giống cây lâm nghiệp thuộc chương trình giống cây trồng vật nuôi giai đoạn 2000 – 2005 … định mức 928/QĐ-BNN-KNKL áp dụng tạm thời cho chương trình khuyến nông Bộ cũng đã giao cho một số đơn vị thực hiện các công trình nghiên cứu liên quan đến định mức KTKT như: Xây dựngcác chỉ tiêu KTKT, suất vốn đầu tư XDCB công trình chuyên ngành Nông nghiệp và PTNT (năm 2003) …
1.2 Định mức kinh tế kỹ thuật ngoài ngành có liên quan:
Trong thực tế sản xuất lâm nghiệp hiện nay ngoài một số định mức KTKT của ngành Lâm nghiệp, còn tồn tại một số định mức KTKT của các ngành khác có liên quan như: Định mức 25/UBKH ngày 14/3/1994 của Uỷ ban kế hoạch nhà nước, định mức 1260/1998/QĐ-BXD ngày 28/11/1998 và định mức 39/2002/QĐ-BXD ngày 30/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng…
2 phương pháp tiến hành xây dựng định mức
Trang 3Với các bảng mức, ô mức rà soát bổ sung đề tài sử dụng phưởng pháp thống kê kinh nghiệm (phương pháp chính) trên cơ sở các quy trình quy phạm, các hồ sơ thiết kế trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng của các địa phương, các ngành và dự án Với các bảng mức làm mới đề tài sử dụng phương pháp chụp ảnh và chụp ảnh kết hợp bấm giờ tại các địa phương, các vùng khác để xây dựng từng bảng mức, ô mức cụ thể
III Kết quả thực hiện
3.1 Tình hình sử dụng định mức hiện nay ở các địa phương
3.1.1 Tình hình áp dụng các định mức KTKT của ngành
Đề tài đã tiến hành điều tra thu thập số liệu đánh giá về tình hình thực hiện
ĐMKTKT của ngành đã ban hành tại các tỉnh thành có diện tích trồng rừng hàng năm lớn trong cả nước (45 tỉnh), tại một số ngành, tổ chức có trồng rừng như Quân đội, Trung ương đoàn và một số dự án đầu tư nước ngoài như KFW, WB, JIBIC … thì hầu hết các địa phương, các dự án và đơn vị vẫn sử dụng đồng thời cả hai tập định mức 532/VKT, 426/KLND Ngoài ra có một số nơi sử dụng cả định mức 25/UBKH của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, đặc biệt có tỉnh vẫn sử dụng định mức 26/KLQĐ ngày 13/01/1981(Bình Định).Đây là cơ sở để các địa phương lập
và thẩm định các dự án, dự toán trồng và chăm sóc rừng, là cơ sở để tiến hành thanh quyết toán hàng năm
Như vậy hiện nay các tập định mức này vẫn phát huy được tác dụng và có 40/45 tỉnh điều tra đang sử dụng phục vụ cho công tác lập kế hoạch và thanh quyết toán
3.1.2 Tình hình bổ sung, ban hành các ĐM KTKT của các địa phương
Thời gian qua, hai tập định mức kinh tế kỹ thuật đã đóng góp vai trò quan trọng giúp các địa phương xây dựng kế hoạch, lập các dự án đầu tư và là căn cứ pháp lý
Trang 4quan trọng để thanh quyết toán cho công tác trồng rừng Tuy nhiên, các tập định mức này đã ban hành quá lâu mà chưa có bổ sung sửa đổi, có những bảng mức, ô mức không còn phù hợp và nhiều bảng mức chưa có do vậy một số địa phương
đã chủ động bổ sung, sửa đổi hoặc đã ban hành định mức mới áp dụng trong tỉnh, trong phạm vi dự án Chúng tôi có một số nhận xét như sau:
· Có 15 tỉnh điều tra ban hành định mức riêng áp dụng trong phạm vi tỉnh như: : Thanh Hoá, Lai Châu, Tây Ninh, Khánh Hoà, Thái Nguyên, Bình Phước, Nghệ
An, Hà Giang, Tuyên Quang, Kon Tum, Gia Lai …
Việc ban hành định mức của các địa phương có những tồn tại như sau:
- Định mức của các địa phương, các dự án ban hành là không thống nhất, chưa bám sát theo các văn bản của Nhà nước: 15 tỉnh điều tra có ban hành những định mức riêng tuy nhiên những định mức này mỗi tỉnh một khác (không được xây dựng theo qui trình kỹ thuật nào) chủ yếu phục vụ cho công tác thanh quyết toán hàng năm, có thể xem biểu tổng hợp sau:
Biểu 1: Định mức KTKT cho việc gieo tạo cây muồng đen tại các địa phương
Định mức của các địa phương (1.000 cây)
TT Nội dung Đ.Vị tính
Thanh Hóa Vũng Tàu Lai Châu
1 Vật tư
Trang 5Túi bầu Cái 1.050 2,1 kg 1.050
3 Chi khác (kiểm
tra…)
Biểu 1 cho thấy việc áp dụng định mức và qui trình kỹ thuật của các địa phương là không thống nhất cho cùng một loài cây Ví dụ để sản xuất 1.000 cây muồng đen thì Thanh hoá qui định 12 công, Vũng tàu 9,8 công đặc biệt Lai châu 14,7 công (có 1,1 công kiểm tra) Các đơn vị tính mức cũng khác nhau ví dụ thuốc bảo vệ thực vật (thuốc FASTAC) Vũng tàu tính 1,5 kg, Lai châu và Thanh hoá tính 20 ml
· Ngay trong một địa phương thì ĐMKTKT cũng có tồn tại Định mức ban hành quá chung chung không đề cập đến các điều kiện tự nhiên như cự ly đi làm, cấp đất, cấp thực bì … Ví dụ định mức 701 QĐ-NN ngày 20/7/1998 của Thái Nguyên
Trang 6áp dụng tạm thời cho một số cây trồng thì có định mức khác nhau giữa trồng rừng sản xuất và trồng rừng phòng hộ (chênh lệch 39,5 công) trong khi các điều kiện thiết kế kỹ thuật tương đối giống nhau,v.v
· Cả 45 tỉnh điều tra đều có ban hành đơn giá sản xuất cây con hàng năm nhưng những đơn giá này chỉ có tác dụng cho việc thanh quyết toán chứ không có tác dụng trong việc tổ chức điều hành sản xuất
· Đơn giá trồng rừng, đơn giá nhân công trồng rừng, đơn giá các bước công việc trồng rừng cách tính tại mỗi địa phương mỗi khác Ví dụ đơn giá nhân công trồng rừng tại các địa phương rất khác nhau, dao động từ: 10.000 đồng/công (Ninh bình) hoặc 22.500 đồng/công (Quảng Ngãi)
· Việc ban hành các văn bản hướng dẫn đơn giá dự toán của các địa phương còn mang tính chủ quan không căn cứ vào các điều kiện sản xuất thực tế mà có tính chất bình quân chung trên địa bàn tỉnh và căn cứ vào việc bố trí ngân sách hỗ trợ của địa phương cho chương trình trồng rừng Định mức dự toán của Quảng Ninh lớn hơn của Nghệ An rất nhiều (Trồng và chăm sóc năm thứ nhất gấp 1,4 lần, chăm sóc năm thứ 2 gấp 2,3 lần) Một bất hợp lý nữa là có những bước công việc thì nơi có nơi không, hiện tượng này cũng do thiếu định mức thống nhất và chủ quan của người quản lý (xem biểu 2)
Biểu 2: So sánh suất đầu tư trồng rừng hỗn giao thông + keo tại hai tỉnh Nghệ An
và Quảng Ninh thuộc chương trình 661 (Mật độ 1.650 cây/ha)
A Trồng và chăm sóc năm thứ nhất 1.800.000 2.500.000
Trang 7I Vật liệu 600.200 545.000
3 Thiết kế dự toán và HS giao khoán 10.000 27.000
Trang 85 Nghiệm thu 13.000 5.000
· Ngay việc tính toán chi phí thiết kế Trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và bảo vệ rừng tại mỗi nơi mỗi khác Hầu hết các địa phương dựa theo qui định của ngành về thiết kế rừng trồng 661 là 60.000 đồng/ha nhưng một số tỉnh lại qui định
là 78.000 đồng/ha (như Thái Nguyên) hoặc hơn 200.000 đồng/ha (như Thanh Hoá); đặc biệt Bắc Giang và Hà Tây lại chỉ có 40.000 đồng/ha
Theo chúng tôi những bất cập trên đây có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là chưa có một ĐMKTKT phù hợp trên diện rộng và kèm theo đó là những hướng dẫn thực hiện chi tiết Ví dụ Nhà nước hỗ trợ đầu tư cho trồng rừng phòng hộ thì tiền hỗ trợ này lại gọi là suất đầu tư trồng rừng hay tại hướng dẫn 279/BNN - PTLN thì hướng dẫn suất đầu tư trồng rừng phòng hộ là 4 triệu và trồng rừng sản xuất là không quá 10 triệu đồng/ha Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả trồng rừng, gây khó khăn trong việc quản lý chỉ đạo chung của ngành
3.2Kết quả xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật
3.2.1 Sắp xếp lại kết cấu tập ĐMKTKT
Hai tập định mức 532/VKT và 426/KLND không sắp xếp theo tuần tự các bước công việc của quá trình sản xuất, ví dụ: trong trồng rừng thì khâu vườn ươm rồi mới đến trồng rừng, chăm sóc rừng và bảo vệ, đặc biệt trong tập định mức
532/VKT còn không có phần hướng dẫn sử dụng vì thế việc tra và tính mức gặp nhiều khó khăn đồng thời việc kiểm tra tính toán khi phê duyệt dự toán của các cơ quan quản lý cấp trên cũng khó Để khắc phục nhược điểm này và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những người sử dụng tập định mức lần này về kết cấu chúng tôi
Trang 9có sắp xếp lại cho phù hợp với tuần tự các bước công việc trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp Cụ thể gồm 7 phần chính như sau:
Phần mở đầu: đây là phần hướng dẫn chung khi sử dụng tập định mức kinh tế kỹ
thuật Trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và bảo vệ rừng
Phần 1: Định mức lao động quản lý và tiền lương: ở phần này đề tài xây dựng
một số bảng mức cho công tác quản lý và cấp bậc công việc đối với nội dung sản xuất
Phần 2: Định mức lao động các bước công việc vườn ươm: Được bố trí xây dựng
tất cả các bảng mức liên quan đến công tác giống và vườn ươm
Phần 3: Định mức lao động các khâu công việc trồng rừng: phần này bao gồm tất
cả các bước công đoạn trồng rừng
Phần 4: Định mức lao động cho các khâu công việc khác: tại phần này các bước
công việc như điều tra thiết kế, khoanh nuôi tái sinh, làm đường băng cản lửa … được sắp xếp vào đây
Phần 5: Một số bảng mức tổng hợp: ở đây đã đưa ra những điều kiện giả định về
các chỉ tiêu và một số loài cây, loại mật độ trồng khác nhau để tính toán với mục đích làm mẫu về cách tính định mức cho từng giai đoạn hoặc cả quá trình trồng rừng
Phần phụ lục:Đưa ra những căn cứ quan trọng để các nhà quản lý điều chỉnh mức
cho phù hợp với các điều kiện sản xuất cụ thể
3.2.2 Rà soát, xây dựng bổ sung ĐMKTKT
Tập định mức mới đã lược bỏ một số bảng mức do không còn tồn tại trong thực tế sản xuất hoặc bảng mức chia quá lẻ các bước công việc không phù hợp với điều
Trang 10kiện sản xuất hiện nay Cụ thể loại bỏ 9 bảng mức là cày, bừa vườn ươm, vận chuyển bằng xe trâu, sản xuất phân, ủ phân chuồng, lên luống đất, làm dàn che, vận chuyển cây trồng và trồng cây
Với các bảng mức của các bước công việc vẫn còn tồn tại và phù hợp với các bước công việc, đề tài đã tiến hành soát xét, sửa đổi ĐMKTKT chi tiết đối với từng hạng mục công trình lâm sinh, đây là các bảng mức đã có trong các tập định mức 532/VKT, 426/KLND Tuy nhiên, do những điều kiện nhất định mà hiện tại các bảng mức này đã lạc hậu, hoặc một vài ô mức trong bảng mức còn thiếu không phù hợp, cần phải bổ sung thêm hoặc là nhập lại với nhau cho phù hợp với yêu cầu quản lý sản xuất lâm nghiệp hiện nay
Đồng thời với việc tiến hành rà soát, sửa đổi các bảng mức đã có, đề tài tiến hành xây dựng bổ sung một số ĐMKTKT (xây dựng mới) cho phù hợp với tình hình sản xuất Lâm nghiệp hiện nay Đây là các bảng mức trong các tập định mức hiện nay chưa có hoặc đã có nhưng tất các các ô mức trong bảng mức không còn phù hợp với các điều kiện thực tế hiện nay của công tác quản lý sản xuất trước những thay đổi của khoa học công nghệ như bảng mức lên líp, bảng mức điều tra thiết kế cho các công việc trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, bảng mức trồng dặm, bảng mức bón phân
Kết quả đã xây dựng được tập định mức kinh tế kỹ thuật mới năm 2004 gồm 36 bảng mức, cụ thể là bảng mức lao động quản lý; Bảng mức lương cấp bậc công việc; Bảng mức thu hái và chế biến hạt giống; Bảng mức khai thác và vận chuyển vật liệu đóng bầu; Bảng mức đập sàng phân và trộn hỗn hợp ruột bầu; Bảng mức đóng bầu và xếp luống; Bảng mức gieo hạt; Bảng mức cấy cây; Bảng mức khai thác vật liệu và làm giàn che; Bảng mức tưới nước; Bảng mức tưới thúc; Bảng mức phun thuốc phòng trừ sâu bệnh; Bảng mức chăm sóc cây con trong vườn; Bảng mức lao động cắt hom và xử lý thuốc; Bảng mức chăm sóc vườn cây đầu dòng; Bảng mức phát dọn thực bì; Bảng mức đào hố trồng rừng; Bảng mức lên líp
Trang 11trồng rừng; Bảng mức làm đất bằng cơ giới; Bảng mức xử lý thực bì bằng cơ giới; Bảng mức làm bậc thang trồng rừng; Bảng mức lấp hố trồng rừng; Bảng mức vận chuyển cây con và trồng; Bảng mức phát chăm sóc rừng trồng; Bảng mức vận chuyển và bón phân; Bảng mức xới vun gốc; Bảng mức trồng dặm; Bảng mức làm đường ranh cản lửa; Bảng mức bảo vệ rừng; Bảng mức lao động làm biển báo; Bảng mức lao động thiết kế; Bảng mức khoanh nuôi xúc tiến tái sinh; Các bảng mức tổng hợp; Bảng phụ lục về phân loại cấp đất trồng rừng; Bảng phụ lục về phân loại thực bì; Bảng các hệ số đặc biệt
Như vậy giữa tập định mức mới xây dựng và 2 tập định mức cũ 532/VKT và
426/KLND có một số điểm khác biệt:
Về số lượng bảng mức
- Tập ĐMKTKT 532/VKT có 30 bảng mức
- Tập ĐMKTKT 426/KLND có 32 bảng mức
- Tập ĐMKTKT mới (2004) có 36 bảng mức
Về nội dung cụ thể
- Tập định mức 532/VKT không chia thành các phần khác nhau
- Tập định mức 426/KLND chia thành 3 phần chính
- Tập định mức mới có 7 phần chính
IV một số kiến nghị:
· Tập định mức này còn thiếu một số các định mức về vật tư kỹ thuật mà khi phê
duyệt đề cương cũng như trong quá trình thực hiện còn chưa đề cập đến Vì vậy để tập ĐMKTKT được hoàn chỉnh hơn đề nghị tiến hành xây dựng bổ sung phần này
Trang 12· Để công tác quản lý sản xuất luôn phù hợp với các yêu cầu đổi mới của khoa học
kỹ thuật cần thường xuyên tiến hành rà soát bổ sung các bảng mức, ô mức còn thiếu (Định kỳ kiến hành bổ sung 5 năm/lần)
Tài liệu tham khảo
+ Định mức kỹ thuật lao động trong sản xuất lâm nghiệp NXB Nông nghiệp 1983
+ Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng 532/VKT ngày 15/7/1988 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT)
+ Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng phòng hộ 426/KLND ngày 16/11/1991 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT)
+ Định mức kinh tế kỹ thuật công tác điều tra thiết kế qui hoạch lâm nghiệp
2366/NN-TCCB/QĐ ngày 16/9/1997 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
+ Định mức suất vốn đầu tư cho chương trình trồng mới 1 ha rừng và phục hồi rừng, nuôi dưỡng làm giàu rừng25/UBKH ngày 14/3/1994
+ Quyết định 1260/1998/QĐ-BXD ngày 28/11/1998của Bộ Xây dựng về việc ban hành Bảng giá dự toán ca máy và thiết bị xây dựng
+ Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993của Chính phủ qui định thang lương bảng lương và cấp bậc công việc
+ Tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh tập 1,2,3 NXB Nông nghiệp 2001, 2002
+ Văn bản pháp qui Lâm nghiệp NXB Nông nghiệp 2000
+ Hướng dẫn lập dự toán và quản lý chi phí xây dựng công trình NXB Xây dựng
2001