Áp dụng Marketing địa phương cho việc phát triển ngành du lịch Ninh Bình
Trang 1Lời mở đầu
Cùng với sự quan tâm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành dulịch luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đúng mức, ở mỗi thời kỳ đềuxác định vị trí của du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước phù hợp với xu thế phát triển của đất nước Trong quá trình đổi mớiđất nước, du lịch nước ta đã đạt được những thành quả ban đầu quan trọng,ngày càng tăng cả quy mô và chất lượng, dần khẳng định vai trò, vị trí củamình là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân
Du lịch không những tạo ra việc làm và thu nhập mà nó còn tạo ranhững quyết định mang lại lợi ích phụ liên quan đến các địa điểm kinhdoanh hoặc cư dân mới Do đó, các địa phương luôn chủ động tìm cách tăngthị phần trong ngành du lịch nhằm thu được hiệu quả cao nhất
Hiện nay, các địa phương đều rất coi trọng phát triển ngành du lịch củađịa phương mình Hơn nữa các địa phương ngày càng chú trọng hơn đếnviệc làm marketing địa phương nhằm cải thiện tình hình kinh tế hiện tại vàtạo ra lợi thế so với các địa phương khác nhằm thu hút khách hàng mục tiêu,đặc biệt là các du khách
Nình Bình ngày càng chuyển mình để phù hợp với xu hướng đó NinhBình được đánh giá là địa phương đứng thú 2 cả nước về tiềm năng pháttriển du lịch chỉ sau Quảng Ninh
Đề tài vận dụng marketing địa phương áp dụng cho phát triển ngành dulịch của tỉnh Ninh Bình sẽ nêu lên một cách khái quát những lợi thế củaNinh Bình về tiềm năng du lịch cũng như các chiến lược ưu đãi của chínhquyền đối với các nhà đầu tư trong ngành du lịch Bên cạnh đó, cũng nêu lênnhững hạn chế vẫn còn tồn tại trong ngành du lịch Ninh Bình và kiến nghịmột số giải pháp marketing nhằm giảm thiểu hạn chế còn tồn tại và đưangành du lịch Ninh Bình phát triển xứng tầm với tiềm năng vốn có của nó
ÁP DỤNG MARKETING ĐỊA PHƯƠNG CHO VIỆC PHÁT
TRIỂN NGÀNH DU LỊCH NINH BÌNH
1
Trang 2I/Giới thiệu tổng quan về Ninh Bình
1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnhNam Định và Hà Nam, phía Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây và TâyNam giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Tây và phía Đông Bắc giáp tỉnh Hoà Bình.Nằm trên tuyến đường giao thông xuyên Bắc – Nam, cách thủ đô Hà Nộihơn 90 km, ngoài quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam, Ninh Bình còn có hệthống cảng biển, đường sông, đường biển thuận lợi, tạo điều kiện giao lưu,hợp tác, phát triển toàn diện với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế
1.1.2 Đặc điểm địa hình
Ninh Bình có 1 thành phố, 1 thị xã và có 6 huyện với 144 xã,phường Mật độ dân số trung bình 657 người/km2 Địa hình của Ninh Bìnhđược chia thành 3 vùng rõ rệt gồm: vùng đồi núi, nửa đồi núi; vùng đồngbằng; vùng ven biển và biển dãy núi đá vôi ở phía tây của tỉnh chạy theohướng Tây Bắc – Đông Nam, bắt nguồn từ vùng rừng núi Hoà Bình chạy rabiển tạo thành vùng phù sa cổ ven chân núi Do qua trình tạo sơn hơn 200triệu năm về trước, dãy núi đá vôi ở phía Tây của tỉnh có nhiều hang độngđẹp như: Bích Động, Tam Cốc, Địch Lộng, Xuyên Thuỷ Động, Bàn Long,Hoa Sơn… Tiếp đó là vùng đồng chiêm trũng ở các huyện Nho Quan, GiaViễn, Hoa Lư, Yên Mô, chứng tỏ khi biển bồi trong điều kiện kín sóng, lại
bị núi đồi, bao bọc che chở, nên không đủ phù sa bồi đắp để sót lại vùng sâutrũng ngày nay Biển bồi dần tạo nên vùng đồng bằng ven biển nam YênKhánh, Yên Mô, Kim Sơn
1.1.3 Khí hậu
Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, chịu ảnhhưởng của khí hậu ven biển Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oC, nhiệt độtrung bình thấp nhất (tháng 1) khoảng 13 – 15oC và cao nhất (tháng 7)khoảng 28,5oC Lượng mưa trung bình hàng năm trên 1.800 mm nhưng phân
bố không đều, tập trung 70% lượng mưa vào mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng9) mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
Trang 31.2 Tài nguyên thiên nhiên
1 Tài nguyên đất
Ninh Bình có tổng diện tích đất tự nhiên là 143.300 ha với các loạiđất: đất phù sa được bồi và đất phù sa không được bồi (thuộc vùng đồngbằng ven biển) tạo điều kiện cho nuôi trồng thuỷ sản và cây công nghiệp; đấtphù sa cũ, chua, nghèo… (tập trung ở vùng đồng bằng trũng) thích ứng chothâm canh lúa, hoa màu; đất feranít (vùng nửa đồi núi) thích hợp phát triểncây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu Trong tổng diện tích đất tựnhiên của Ninh Bình, đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất với 6.900 ha,chiếm 46,5% diện tích đất tự nhiên
3 Tài nguyên khoáng sản
Ninh Bình có nhiều loại khoáng sản, nhưng đáng kể nhất là đá vôi.Tỉnh có nhiều núi đá vôi với diện tích 1,2 vạn ha, trữ lượng hàng chục tỷ métkhối và hàng chục triệu tấn đôlômít, chất lượng tốt Đây là nguồn nguyênliệu lớn cho sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng và một số hoáchất Ngoài ra, Ninh Bình còn có đất sét, phân bố rải rác ở các vùng núi thấpthuộc thị xã Tam Điệp, các huyện Gia Viễn, Yên Mô, dùng để sản xuất gạchngói và là nguyên liệu cho ngành đúc Than bùn có trữ lượng 2 triệutấn/năm, phân bố ở Gia Sơn, Sơn Hà (Nho Quan) dùng để sản xuất phân visinh
1.3 Tiềm năng kinh tế
1 Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Nông nghiệp hiện nay vẫn là ngành tập trung nhiều lao động và diệntích đất đai nhất, với hơn 80% dân số và 47% diện tích đất tự nhiên Vì thếsản xuất nông nghiệp của Ninh Bình vẫn được coi là mặt trận chính
3
Trang 4Trong những năm tới, các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu tạichỗ như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng, đá,gạch phải phát triển trở thành khâu đột phá, đưa nền kinh tế Ninh Bình tăngtốc và ưu tiên hàng đầu là công nghiệp sản xuất xi măng.
Phát triển đa dạng ngành kinh tế thuỷ sản, trong đó nuôi thuỷ, hải sản
là trọng tâm, được coi là một khâu đột phá của ngành nông nghiệp và nềnkinh tế của tỉnh
Với các khu du lịch, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, đặc biệt khu cố
đô Hoa Lư, Tam Cốc – Bích Động là thế mạnh của tỉnh trong phát triển dulịch
2 Tiềm năng du lịch
Sự kỳ thú của thiên nhiên với những danh lam thắng cảnh đẹp, đadạng như Vườn Quốc gia Cúc Phương, khu hang động Tam Cốc – BíchĐộng, khu Địch Lộng, Vân Long… cùng với tài nguyên nhân văn như Cố đôHoa Lư, quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm, chùa Non Nước, phòng tuyến TamĐiệp - Biện Sơn… tạo điều kiện cho Ninh Bình phát triển những tuyến dulịch hấp dẫn, đưa tỉnh trở thành địa bàn du lịch quan trọng của vùng Bắc Bộ
và cả nước
1.4 Điều kiện xã hội
Nình Bình là một tỉnh lâu đời, đã từng là kinh đô của đất nước vớinhiều truyền thống về con người, văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc Saukhi bị hai cuộc chiến tranh tàn phá, Ninh Bình hợp nhất với hai tỉnh NamĐịnh và Hà Nam thành tỉnh Hà Nam Ninh và mới được tách tỉnh năm 1992.Sau 15 năm tái lập tỉnh, Ninh Bình đã có nhiều bước chuyển biến mớitrong xây dựng đời sống mới cho nhân dân và cơ sở hạ tầng cho tỉnh Năm
2007, thị xã Ninh Bình được công nhận là thành phố cấp 3 với nhiều ưu đãi
từ phía nhà nước và thu hút được nhiều nhà đầu tư
Với sự ổn định trong các ban ngành lãnh đạo, kinh tế của Ninh Bìnhđang ngày càng phát triển không ngừng, bộ mặt của tỉnh được thay đổi từngngày Con người Ninh Bình cần cù và ham học hỏi, có truyền thống hiếu học
và chăm chỉ làm ăn từ muôn đời nay Không chỉ có dân tộc Kinh, tại đây còn
có một số ít các dân tộc thiểu số khác như Mường tại khu vực huyện NhoQuan, các chính sách phát triển xã hội luôn phải quan tâm đến nhiều mặttrong đời sống
Trang 5Xây dựng cơ bản
Những năm gần đây đã khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải màtập trung cho các công trình trọng điểm để khai thác tiềm năng thế mạnh củatỉnh như: Nhà máy xi măng Tam Điệp, dây chuyền chế biến dứa Đồng Giao,Nhà máy cán thép Tam Điệp Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ pháttriển nông nghiệp, nông thôn như: kênh 12B, hồ Yên Thắng, đường chống lũquét, cơ sở hạ tầng nuôi tôm Kim Sơn, các cơ sở hạ tầng giao thông và thoátnước đô thị cũng được chú trọng như: đường 59A, WB2, nhà máy nước, hệthống thoát nước tây bắc thị xã Ninh Bình, dự án tây sông Vân; các côngtrình phục vụ cho SeaGames 22 như: nhà thi đấu TDTT, sân vận động Nhiều công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng phát huy được hiệu qủađầu tư, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội của tỉnh phát triển
Giao thông vận tải
Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực nam đồng bằng Bắc bộ có hệ thống giaothông thuận tiện cả đường bộ, đường thuỷ và đường sắt Đường bộ có quốc
lộ 1A, số 10, 12A, 12B, 12C và quốc lộ 59A với tổng chiều dài là 120 km,đường tỉnh lộ với 24 tuyến là 308 km; đường sông có tổng chiều dài là 387,3
km trong đó đường sông trung ương (sông Đáy, sông Hoàng Long, sôngVạc ) là 165,5 km, đường sông địa phương là 221,8 km, có cảng Ninh Bìnhtàu từ 100- 400 tấn có thể ra vào thuận lợi, năng lực bốc xếp 1,4 triệutấn/năm; đường sắt có chiều dài 20 km với 4 ga (Ninh Bình, Cầu Yên,Ghềnh, Đồng Giao) Đường bộ, đường sắt chiếm vị trí rất quan trọng trongtoàn bộ hệ thống giao thông vận chuyển hàng hoá, giao lưu kinh tế với cácvùng, miền trong cả nước
5
Trang 6Những năm gần đây ngành giao thông đã tranh thủ sự hỗ trợ của BộGTVT, các dự án Quốc tế, các ngành và các cấp để tăng cường đầu tư cho
cơ sở hạ tầng giao thông: đường quốc lộ rải nhựa 39,5 km (trong đó có 6,8
km đường bê tông nhựa); xây dựng 7 cầu (190,9m); 01 đập tràn 120 m;đường tỉnh: rải nhựa 84,7 km; các công trình được đầu tư đảm bảo chấtlượng, kỹ, mỹ thuật đạt hiệu quả và phát huy tác dụng tốt
Về vận tải: Kết quả vận tải từ năm 1992- 2001 đạt 28.873.000 tấn hàng hoá,luân chuyển 657,8 triệu tấn; vận tải hành khách đạt 15.412.000 người; doanhthu vận tải đạt 596.767 triệu đồng Ngành đã điều tiết và duy trì hoạt độngthường xuyên 53 tuyến vận tải hành khách nội tỉnh, ngoại tỉnh đáp ứng nhucầu ngày càng cao của xã hội
1.2 Các điểm hấp dẫn
1.2.1Các điểm hấp dẫn về thắng cảnh
Khu du lịch sinh thái Tràng An
Năm 2007 các nhà khảo cổ học đầu ngànhcủa nước Anh và các nhà khoa học Việt Nam đã
có những chuyến khảo sát Hang Báng - một trongnhững hang động thuộc khu du lịch sinh tháiTràng An Các nhà khoa học đã phát hiện nhữngcông cụ chặt bằng đá cuội thuộc thời kỳ văn hoáSơn Vi, những mảnh gốm thuộc thời kỳ văn hoá
Đa MútTrước đó, trong quá trình nạo vét các thung,các hang động, rất nhiều các cổ vật từ có niên đại
từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIV cũng được tìmthấy Đây là những tư liệu quý để các nhà khoa học tìm hiểu về thời đại đồ
đá cũ, về đời sống của người nguyên thuỷ, tìm hiểu về các triều đại Đinh,
Lê, Lý, Trần Những phát hiện mới này sẽ là tiền đề quan trọng để tỉnh NinhBình có hướng khoanh vùng bảo vệ, quy hoạch và đầu tư lớn vào khu dulịch sinh thái Tràng An
Bên cạnh giá trị lịch sử khảo cổ học, Tràng An còn được biết đến như
là một khu sinh thái độc đáo với hơn 30 thung lớn nhỏ và gần 50 hang độngthung ao, kéo dài 20 km
Cùng với khu hang động, khu du lịch Văn hóa tâm linh núi chùa BáiĐính được xác định là điểm nhấn quan trọng trong khu du lịch sinh tháiPhủ Khống - Khu du
lịch sinh thái Tràng An
Trang 7Tràng An Tại đây đã xây dựng những ngôi chùa lớn Trong chùa đặt mộtpho tượng Phật bằng đồng cao 10m, nặng 100 tấn đã được trung tâm sách kỷlục Việt Nam xác lập là pho tượng phật bằng đồng cao và nặng nhất ViệtNam; 3 pho tượng Tam thế bằng đồng, mỗi pho nặng 50 tấn; 2 quả chuôngđồng, một quả nặng 27 tấn, một quả nặng 36 tấn; Đặc biệt khu núi chùa BáiĐính còn có tượng các vị La Hán bằng đá nguyên khối với số lượng lớn nhấtkhu vực Đông Nam Á
Dự kiến đến đầu năm 2008, nhân kỷ niệm 1040 năm Vua Đinh TiênHoàng lên ngôi hoàng đế - đó cũng là thời điểm diễn ra tuần lễ du lịch NinhBình Khu du lịch sinh thái Tràng An được đưa vào khai thác sẽ tạo lên bảnsắc riêng và sức bật mới cho du lịch Ninh Bình, góp phần đưa Ninh Bình trởthành địa bàn quan trọng trong không gian du lịch Bắc Bộ
Nhà thờ đá Phát Diệm - Tỉnh Ninh Bình
Nhà thờ Phát Diệm ở cách Hà Nội 130
km về phía Nam, được xây dựng vào những năm 1875 - 1899 Ðây là một quần thể kiến trúc phương Ðông gồm có (từ hướng Nam đi vào): Ao hồ, Phương Ðình, Nhà thờ lớn với bốn Nhà thờ cạnh ở hai bên, ba hang đá nhân tạo, Nhà thờ đá.
Ao hồ hình chữ nhật, ở giữa là một hònđảo nhỏ, trên có đài chúa Giê su làm vua
Phương Ðình là một kiến trúc đồ sộ bằng đá (chiều ngang 24m, chiềusâu 17m, chiều cao 25m), trên vách phía ngoài và phía trong có những bứcphù điêu bằng đá Bên trong phía trên có treo một chiếc trống cái và một quảchuông (đúc năm 1890, cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần hai tấn)
Nhà thờ lớn dài 74 mét, rộng 21m, xây năm 1891, có bốn mái và sáu hàngcột gỗ lim Hai hàng giữa là 16 cột gỗ lim (cao 11m, chu vi 2,35m) Bàn thờchính là một phiến đá dài 3 mét, rộng 0,9 mét, cao 0,8 mét, trên ba mặt cóchạm khắc hoa lá
Hai bên nhà thờ lớn có bốn Nhà thờ nhỏ hơn, mỗi nhà thờ một kiểu ở tậncuối phía Bắc là 3 cái hang đá, đẹp nhất là hang đá Lộ Ðức ở phía ÐôngBắc Sau cùng ở góc phía Tây Bắc là Nhà thờ nhỏ, còn gọi là Nhà thờ đá vìtất cả cột, xà, tường, chắn song, tháp đều bằng đá
Nhà thờ đá Phát Diệm
7
Trang 8Nhà thờ Phát Diệm là một điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Trang 9Cố đô Hoa Lư - Tỉnh Ninh Bình
Hoa Lư là kinh đô của nước Ðại Cồ Việt (tên xa xưa của nước Việt Nam) có cách đây gần
10 thế kỷ thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư,
Cố đô Hoa Lư trước đây rộng khoảng 300 hađược bao quanh bởi hàng loạt núi đá vòng cung,cảnh quan hùng vĩ Khoảng trống giữa các sườnnúi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành cógạch bó, đắp cao từ 8-10 mét Kinh đô Hoa Lư baogồm Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam.Thành Ngoại rộng khoảng 140 ha thuộc địa phận thôn Yên Thành xã TrườngYên Ðây là cung điện chính mà khu vực đền Ðinh, đền Lê là Trung tâm vàcũng chính là nơi vua Ðinh Tiên Hoàng cắm cờ nước Trước cung điện cónúi Mã Yên tương truyền vua Ðinh lấy núi làm án
Thành Nội thuộc thôn Chi Phong, xã Trường Yên có tên là Thư Nhi xã,nơi nuôi trẻ em và những người giúp việc trong cung đình.Thành Nam (thành ở phía Nam, từ hang luồn trở vào trong, nằm đối diện vànối liền với khu Thành Ngoại) ở đây xung quanh có núi cao bao bọc, án ngữphía Nam kinh thành, bảo vệ mặt sau, từ đây bằng đường thuỷ có thể nhanhchóng rút ra ngoài
Phía Ðông kinh thành có núi Cột cờ, nơi có lá quốc kỳ Ðại Cồ Việt, cóghềnh tháp-nơi vua Ðinh duyệt thuỷ quân, hang Tiền nơi lưu giữ tài sảnquốc gia, động Thiên Tôn- tiền đồn của Hoa Lư và là hang nhốt hổ, báo để
xử kẻ có tội
Ðến đời Lê Hoàn đã cho xây thêm nhiều cung điện lộng lẫy: điện BáchThảo Thiên Tuế, điện Phong Lưu ở phía Ðông, điện Vinh Hoa ở phía Tây,điện Bồng Lai bên tả, điện Cực Lạc bên hữu, lầu Hoả Vân và điện TrườngXuân, điện Long Lộc được lợp ngói làm bằng bạc
Trải qua mưa nắng hơn 10 thế kỷ, các di tích lịch sử ở cố đô Hoa Lưhầu như bị tàn phá, đổ nát Hiện nay chỉ còn lại đền vua Ðinh và đền vua Lêđược xây dựng vào thế kỷ XVII
Vườn quốc gia Cúc Phương
Được thành lập ngày 7 tháng 7 năm
1962, Cúc Phương đã trở thành Vườn QuốcGia đầu tiên và cũng là đơn vị bảo tồn thiên
Cố đô Hoa Lư
Vườn quốc gia Cúc
Phương
9
Trang 10nhiên đầu tiên của Việt Nam Với nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, sự
đa dạng về hệ sinh thái, các giá trị văn hoá lịch sử, từ lâu Cúc phương đã trởthành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn
Cúc phương có đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm.Hàng chục người ôm mới hết chu vi những cây đại thụ ngàn năm cao trọctrời từ 45 đến 75mét như cây Đăng cổ thụ cao 45m đường kính 5m, cây ChòChỉ cao 70m đường kính 1,5m, cây Sấu cổ thụ cao 45m đường kính 1,5m,cây Chò xanh ngàn năm cao 45m, chu vi gốc 25m
Chẳng thua kém thế giới thực vật, khu hệ động vật Cúc Phương cũngrất đa dạng và phong phú Theo số liệu điều tra mới nhất Cúc Phương có 89loài thú, 307 loài chim, 110 loài bò sát và lưỡng cư, 65 loài cá, và gần 2000dạng côn trùng
Trong các loài thú Cúc Phương, nhiều loài đã được xếp vào loại quýhiếm, như báo gấm, báo lửa, gấu ngựa và nhiều loài được là đặc hữu củaCúc Phương như sóc bụng đỏ ở Cúc Phương có một loài thú linh trưởng rấtđẹp, ngoài Việt Nam ra chúng không còn tồn tại nơi nào khác trên thế giới,
đó là loài Voọc mông trắng – một báu vật của tạo hoá, loài vật này đã đượcchọn làm biểu tượng của Vườn Quốc Gia Cúc Phương
Thế giới côn trùng Cúc Phương cũng đa dạng muôn hình muôn vẻ.Mùa bướm nở, rừng già như trẻ lại tưng bừng lấp lánh ngàn vàng, bướmnhiều vô kể đủ dạng, đủ mầu phơi bầy một bức tranh kỳ ảo
Từ xa xưa Cúc Phương còn là nơi cư trú và sinh sống của đồng bàoMường với những nét văn hoá riêng Đó là những nếp nhà sàn, những trangphục, những phong tục tạp quán, lễ hội cồng chiêng, những điệu hò mangđận sắc thái văn hoá dân tộc Mường
Tam Cốc – Bích Động
Ðộng nằm trong dãy núi Ngũ Nhạc Sơn thuộc địa phận thôn Ðam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư Năm 1773, cụ Nguyễn Nghiễm (thân sinh của đại thi hào Nguyễn Du) đã đến thăm động.
Nhìn toàn cảnh núi, động, sông nước, đồngruộng, bầu trời ở đây đều phủ một màu xanh ngợpmắt nên cụ đã đặt cho động một cái tên rất đẹp vàmộng mơ "Bích Ðộng" (có nghĩa là Ðộng Xanh).Ðến đây du khách sau khi viếng thăm chùa, con thuyền nhỏ sẽ đưa du khách
đi quanh co trong hang núi huyền ảo Bích Ðộng đã được mệnh danh làTam Cốc
Trang 11"Nam Thiên đệ nhị động" (động đẹp thứ nhì ở trời Nam).
Từ Bích Ðộng du khách tiếp tục ngồi thuyền đi thăm Tam Cốc Tam Cốcnghĩa là ba hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba Lúc thuyền luồn vào bahang, du khách sẽ cảm thấy mát lạnh Thạch nhũ từ trần hang rủ xuống lônhô óng ánh như những khối châu ngọc kỳ ảo
1.2.2 Các điểm hấp dẫn về các loại hình văn hoá phi vật thể
Các di sản văn hoá phi vật thể bao gồm nghệ thuật hát chèo, hát ca trù,hát xẩm, hát rằng thường, mo Mường và hàng loạt các lễ hội được tổ chứckhắp nơi
Nghệ thuật hát chèo ở Ninh Bình có từ rất lâu Lịch sử ghi lại bà tổchèo Phạm Thị Trân đã được Vua Đinh Tiên Hoàng (thế kỷ thứ X) phongchức "Ưu bà" chuyên dạy hát chèo trong cung đình Trải qua những thăngtrầm của lịch sử, nghệ thuật chèo ở Ninh Bình luôn được bảo tồn, phát triển
và trở thành một trong những cái nôi chèo có tiếng của cả nước Nhiều tíchchèo, vở chèo như: Suý Vân, Tiếng gọi non sông đã để lại dấu ấn sâu đậmtrong lòng công chúng yêu nghệ thuật
Một loại hình nghệ thuật lưu tồn nhiều năm qua là hát xẩm Tiêu biểu
là Nghệ sỹ ưu tú Hà Thị Cầu (Yên Phong, Yên Mô) nay đã gần 80 tuổi vẫntay kéo nhị, chân dập phách, miệng nhai trầu và hát xẩm rất hay
Người Mường (Nho Quan) có hát Rằng thường, Mo Mường trong (lễtang của người Mường), hát Đúm, hát Sắc Bùa (là cả một nghi lễ) diễn ra vào dịp mùa xuân với những bài hát rất đa dạng mang tính đặc thù, đặctrưng của địa phương Trong nhân dân còn lưu truyền hàng trăm câuchuyện, văn thơ về vua Đinh, vua Lê, về nhà Trần Đặc biệt là những di sảnvăn hoá phi vật thể gắn liền với nhiều làng nghề truyền thống như đá mỹnghệ, thêu ren, nghề chạm khắc gỗ, tạc tượng, trồng dâu nuôi tằm, se đay,chẻ cói, dệt chiếu Và có biết bao nhiêu sự tích gắn liền với văn hoá dângian truyền miệng có giá trị thẩm mỹ, có tính giáo dục cao mà ngày nay cầnthống kê, sưu tầm, nghiên cứu để bảo tồn và phát huy về giá trị nhân văn,đậm đà bản sắc dân tộc Việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá ở NinhBình là một sự nghiệp lớn với quy mô cả bề rộng và chiều sâu có tầm quantrọng cả trước mắt và lâu dài
1.2.3 Lễ hội
Ninh Bình là vùng đất có nhiều lễ hội truyền thống Hàng năm có lễ hộitruyền thống Cố đô Hoa Lư được tổ chức từ 8-10/3 âm lịch do nhà nước(cấp tỉnh) tổ chức trang trọng gồm 2 nội dung: phần lễ có lễ rước nước sôngHoàng Long, lễ dâng hương, lễ tế cổ truyền tại đền Đinh, đền Lê và nhà bia
11
Trang 12tưởng niệm vua Lý Thái Tổ Phần hội có hội trại truyền thống Hoa Lư, thimâm ngũ quả, thi thư pháp, biểu diễn văn nghệ, đấu vật, đấu bóng chuyền,đấu cờ tướng, chọi gà, bắn cung, bắn nỏ, thi người đẹp văn hoá Hoa Lư, thigiọng hát chèo hay Ninh Bình, múa rồng, thả rồng vàng, biểu diễn tích cờlau tập trận, biểu diễn võ thuật, múa rối nước Lễ hội đã thu hút hàng vạnlượt người trảy hội tưởng niệm tiền nhân, tham quan du lịch.
Lễ hội Báo Bản ở làng Nộn Khê xã Yên Từ, (Yên Mô) diễn ra ngày 14tháng Giêng hàng năm mang đậm nét văn hoá truyền thống tâm linh Trong
lễ hội này, con cháu tụ hội tế lễ Thành Hoàng báo công với tiền Những người xưa kia đã có công khai phá đất đai, xây dựng xóm làng.Trong văn tế có đoạn viết "Bí bồng phạt dịch, hữu khai tất tiền, quyết cưvĩnh diện, công đức bất bất thiên" (Cắt cỏ phạt gai, đầu tiên lập nên cơ sởchắc chắn, lâu dài, công đức ấy không bao giờ mất)
nhân-Hàng năm còn có lễ hội Đền Dâu, lễ hội Đền Thái Vi và một số lễ hộikhác có ảnh hưởng sâu sắc trong khu vực Mùa xuân ở Ninh Bình còn cónhiều hội làng mang đậm tinh thần truyền thống uống nước nhớ nguồn, cầumay đầu xuân gắn liền với nhiều hoạt động văn hoá thể thao
1.2.4 Đặc sản
Nhất hưởng thiên kim (cơm cháy)
Cơm cháy không có nghĩa là cháy cơm ở đáy nồi Thực ra cơm cháy làmột đặc sản của Ninh Bình mà hầu như du khách nào đến Ninh Bình cũngthử một lần cho biết, để rồi không bao giờ quên Cơm cháy được làm từcơm, thịt bò sào hoặc tim, cật lợn sào và rau sào là không thể thiếu như hànhtây, nấm rơm, cà rốt và cà chua Sau khi cơm được nấu kỹ, cơm được dànmỏng ra thành hình tròn, để cho nguội và khô Khi các miếng cơm khô đi thì
bỏ chúng vào chảo dầu rán cho đến khi cơm cháy ròn, thơm và kêu xèo xèo.Đồng thời thịt bò thăn thái lát đem ướp gia vị và đem sào đều với các loạirau, sau đó đổ lên cơm cháy đã được rán ròn Thế là quý khách có một món
ăn tuyệt vời với đầy đủ hương vị sông, núi Ninh Bình
Rượu cần Nho Quan
Rượu cần là loại rượu không qua chưng cất lửa Người ta dùng gạo nếpxay (gạo nứt) nấu thành cơm trộn đều với men đem ủ vào trong ang hoặc vỏsành từ 3 tháng trở lên mới được uống Khi sắp uống, đem đổ nước vào ang.Nước đầu bao giờ cũng ngon và ngọt, đổ nước tiếp, rượu sẽ nhạt dần Uốngrượu cần không dùng chén, mà phải có các cần rượu làm bằng thân các câytrúc được thông rỗng bên trong cắm vào ang rượu Rượu cần ngon haykhông là do men làm có chất lượng không Men rượu phải là vỏ cây mun
Trang 13cùng với củ giềng, củ gừng, lá ổi xanh theo tỷ lệ nhất định, đem giã vắt lấynước rồi trộn với bột gạo nếp Sau đó nặn thành bánh tròn bằng quả ổi nhỏ ủvào trấu cho phồng lên, để khô khoảng 10 ngày mới dùng được
Rượu Lai Thành
Lai Thành là miền quê nằm ở cực Nam huyện Kim Sơn, có nhiều đặcsản như gạo tám xoan, dự hương, nếp mùa, nếp hoa cau, chiếu cải Nhưngnổi tiếng hơn cả vẫn là thứ rượu được chưng cất từ gạo trồng trên chính đấtnày Hạt gạo tròn, thơm, vỡ ra trắng như mầu sữa, thoang thoảng một vịhương dịu ngọt Mỗi năm, người Lai Thành đều giành một phần quỹ đất đểtrồng thứ lúa nếp truyền thống đó Lúa nếp gặt về, phơi khô, sàng sẩy thật kỹđưa vào chum bảo quản để nấu rượu Ở đây đã có nhiều gia đình hàng chụcđời theo nghề nấu rượu, có vài tộc họ chuyên làm men rượu và họ có những
bí quyết riêng, nên men của họ dù có để hàng năm vẫn thơm và khô Để cómột loại men quý họ còn dùng cả một vài thứ dược liệu có tác dụng lưuthông khí huyết, diệt khuẩn, nên rượu Lai Thành, khi nấu ra càng để lâurượu uống càng ngon, càng chắc
Nem Yên Mạc (Yên Mô)
Nem chua Yên Mạc có từ lâu lắm rồi, nhưng hiện nay ở Yên Mạc sốngười làm được loại nem đặc biệt này không nhiều, bởi ngoài bí quyết nhànghề đòi hỏi phải có niềm đam mê, yêu nghề Quy trình chế biến phải tuânthủ nghiêm ngặt: nem làm ra bảo đảm phải sạch, thơm ngon, mầu sắc tươi,sợi thái phải đều, để hàng tuần vẫn dùng được và không bị biến chất
Nem Yên Mạc sau thời gian ủ men là ăn được ngay, để từ 5 đến 7 ngày
mở ra sắc vẫn hồng, hương vị thơm và ngọt Dù ăn ngay hay để lâu, khi gỡnem ra vẫn rời, tơi cho lên đĩa gắp từng dúm nhỏ, lấy lá ổi tầu, lá sung, cùngrau thơm cuộn lại, chấm với nước mắm chanh, tỏi giã nhỏ thêm ớt hoặc hạttiêu người ăn sẽ cảm nhận đủ vị ngọt, cay, thơm lan toả khắp cơ thể
Tái dê Hoa Lư
Nhiều địa phương khác cũng có món Tái Dê nhưng món Tái Dê ở vùng
cố đô Hoa Lư có hương vị riêng, không chỉ vì nó là đặc sản của vùng cố đô
mà nó hấp dẫn bởi không gian, vị trí đến cách làm thịt dê, chế biến món ăn,gia vị
Người ta bắt dê được chăn thả trên những dải núi đá vôi quanh co uốnlượn của vùng cố đô Hoa Lư đem về làm lông, thui vàng, mổ ra ướp với láhương nhu hoặc lá cúc tần hơn chục phút, rồi lọc lấy thịt (để cả da) đemnhúng vào nước sôi cho tái, sau đó thái nhỏ, mỏng đều (thái ngang xớ) Lấyvừng đã giã dập cùng các gia vị: xả, lá chanh, gừng ớt tỏi thái nhỏ, nước
13
Trang 14chanh, bột ngọt cho vào thịt dê tái đã thái tất cả chộn đều thành tái dê Ăn tái
dê nhất thiết phải có tương bần, và kèm theo lá sung, quả chuối xanh, khế, lámơ…
Tái dê là một món ăn có hương vị phong phú hấp dẫn bởi nó thơm ngon,chua ngọt, chát bùi, tươi mát, nhẹ nhàng thú vị Tất cả quyện thành một hư-ơng vị riêng không giống món ăn nào khác Du khách về đây thưởng thứcđặc sản tái dê dù chỉ một lần cũng đủ để lại ấn tượng tốt đẹp khó quên
1.3 Con người
Ngoài đức tính cần cù chịu khó, Ninh Bình còn là mảnh đất sản sinh ranhiều nhân tài cho đất nước Những danh nhân nổi tiếng nhất Ninh Bình cóthể kể đến vua Đinh Tiên Hoàng, thái hậu Dương Vân Nga, thái phó TrươngHán Siêu, công chúa Phất Kim,…
- Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng) sinh ngày Rằm tháng Hai,năm
Giáp Thân (924) ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay là thônVân Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) Thân phụ làĐinh Công Trứ, làm quan Thứ sử Hoan Châu (Nghệ An) thời Dương ĐìnhNghệ (930 – 937) đến thời Ngô Vương Quyền (939 – 944)
Khoảng đầu những năm Sáu mươi của thế kỷ X, lúc bấy giờ trong nướcloạn lạc, sử gọi là loạn Thập nhị sứ quân Nhờ thông minh, có khí phách, lại
có tài thao lược, Đinh Bộ Lĩnh, chính thức dựng cờ dấy nghĩa, mong lậpnghiệp lớn, dân quanh vùng theo về rất đông Biết lực lượng của mình cònmỏng, Đinh Bộ Lĩnh sang xin theo sứ quân Trần Lãm (Trần Minh Công) ở
Bố Hải Khẩu
Thấy mình tuổi đã cao, sức yếu, Trần Lãm giao toàn bộ binh quyền choĐinh Bộ Lĩnh Bố Hải Khẩu là vùng duyên hải, đất rộng, người đông, nhưngkhông có thế hiểm yếu để dụng binh, Đinh Bộ Lĩnh quyết định đưa toànquân ở về hội nhập với quân động Hoa Lư, chiếm giữ một vùng Hoa Lưhiểm yếu, chiêu mộ hào kiệt, hùng cứ một phương
Cuối năm 967 Đinh Bộ Lĩnh thừa cơ phát đại binh đánh lớn, chỉ trongkhoảng hơn một năm, dẹp yên các sứ quân, bốn phương ca khúc khải hoàn,non sông thu về một mối, chấm dứt thời kỳ loạn mười hai sứ quân kéo dàihơn hai mươi năm trời
Năm Mậu Thìn (968)Vạn Thắng Vương lên ngôi Hoàng đế, hiệu là ĐạiThắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt (nước Việt to lớn),đóng đô ở Hoa Lư, dựng cung điện, đặt triều nghi, “định trăm quan, đặt sáu