ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI 20 phút − GV hỏi: Có những nhân tố ngoại cảnh nào ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật và người3. − Thức ăn ảnh hưởng như thế nào đến sự
Trang 1Trường THPT Thanh Bình 1
SV soạn: Phan Thị Huyền Trang
Ngày soạn: 8/3/2010
Tuần……, tiết thứ ……
BÀI 39 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
( tiếp theo )
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Kiến thức
Qua bài này HS phải :
− Liệt kê và phân tích được các yếu tố môi trường (thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng, độ
ẩm, các chất độc hại, ) ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
2 Kỹ năng
− Khái quát, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức
− Xây dựng kỹ năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất chăn nuôi
3 Thái độ, hành vi
− Nhận thức được con người có thể điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật phục vụ chăn nuôi gia cầm, gia súc, thủy sản,…Ở người phục vụ kế hoạch hóa gia đình, cải thiện dân số
− Rèn luyện ý thức tự giác, tính tích cực trong học tập
II PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY
1 Chuẩn bị của GV
− Giáo án
− Tranh ảnh về trẻ em bị suy dinh dưỡng, dị tật do nhiễm chất độc da cam
2 Chuẩn bị của HS
− Học bài 38 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
− Nghiên cứu trước bài 39 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT (tiếp theo)
III PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
− Hỏi đáp - tìm tòi bộ phận
− Hoạt động nhóm nhỏ
IV KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
− Phân tích các yếu tố môi trường (thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, các chất độc hại, ) ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
− Áp dụng các kiến thức vào thực tiễn chăn nuôi như cải tạo giống, cải thiện điều kiện chăn nuôi, cũng như cải thiện dân số và kế hoạch hóa gia đình
V TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1 Ổn định lớp( 1phút)
− Quan sát tổng quan trên lớp
− Kiểm tra sỉ số
2 Kiểm tra bài cũ (5 phút): Gọi một HS lên trả bài
Câu 1: Sự sinh trưởng và phát triển của động vật chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? Nêu sơ lược ảnh hưởng của hoocmon lên sinh trưởng và phát triển ở động vật
Trang 2Câu 2: Chu kì kinh nguyệt được điều hoà bởi những loại hoocmôn nào? Tại sao khi phụ nữ mang thai thì không có hiện tượng kinh nguyệt ?
3 Bài mới (35 phút)
Đặt vấn đề: (1 phút)
− Tại sao trẻ em thiếu ăn lại gầy còm ?
− Dựa vào ý kiến của HS, GV dẫn dắt vào bài
Hoạt động 1 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI (20 phút)
− GV hỏi: Có những
nhân tố ngoại cảnh nào
ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển ở
động vật và người ?
− Tại sao thức ăn lại có
thể ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển của
người và động vật ?
− Thức ăn ảnh hưởng như
thế nào đến sự sinh trưởng
và phát triển của người và
động vật ? Chứng minh
+ GV gợi ý: Khi cơ thể
người và động vật thiếu
protein, gluxit, vitamin (A,
D,…), nguyên tố vi lượng
có những biểu hiện gì ?
− HS vận dụng kiến thức thực tế nêu được: Nhân tố ngoại cảnh gồm: thức ăn, nơi ở, ánh sáng, nhiệt độ,
độ ẩm
− HS vận dụng kiến thức cấp dưới để trả lời được:
+ Người và động vật là sinh vật dị dưỡng không
tự chế tạo được chất hữu
cơ mà phải lấy từ thức ăn
+ Thức ăn bao gồm chất hữu cơ và chất vô cơ
+ Chất dinh dưỡng trong thức ăn là nguyên liệu để xây dựng tế bào, tăng kích thước và gia tăng tế bào, hình thành các cơ quan giúp sinh vật lớn lên
+ Chất dinh dưỡng còn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào
− HS nghiên cứu SGK kết hợp với kiến thức thực
tế trả lời được:
+ Thức ăn là nhân tố quan trọng gây ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật qua các giai đoạn
+ Thiếu protein, gluxit cơ thể còi cọc, chậm phát triển và mắc bệnh
+ Thiếu vitamin A gây quáng gà, bệnh nặng sẽ hỏng mắt ở người
+ Thiếu vitamin D người
và động vật còi xương, chậm lớn
II Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài
1 Nhân tố thức ăn
− Thức ăn là nhân tố quan trọng gây ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật qua các giai đoạn
Trang 3− GV yêu cầu HS phân
tích câu nói của các nhà
nuôi tằm: Ăn như “tằm ăn
rỗi” là ý nghĩa gì đối với
sự sinh trưởng và phát
triển của tằm ?
− Liên hệ: Để vật nuôi
sinh trưởng , phát triển tốt
thì trong chăn nuôi cần có
biện pháp gì ?
− Ở người cần có chế độ
dinh dưỡng như thế nào để
tránh bệnh tật và chậm lớn
ở trẻ em ?
+ Thiếu sắt gây thiếu máu…
− HS suy nghĩ và trả lời được:
+ Ăn như “tằm ăn rỗi” có nghĩa là ăn rất nhiều
+ Ở giai đoạn này tằm sinh trưởng rất mạnh mẽ,
cơ thể lớn rất nhanh, tích lũy nhiều chất dinh dưỡng chuẩn bị chuyển sang giai đoạn nhộng nên đòi hỏi rất nhiều chất dinh dưỡng từ thức ăn
+ Với tất cả các sinh vật thức ăn có ý nghĩa quyết định sự sinh trưởng và phát triển
− HS vận dụng kiến thức thực tế, thảo luận nhóm và trả lời được:
+ Cần cung cấp đầy đủ thức ăn cho vật nuôi
+ Đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là cơ thể dang lớn
+ Kiểm tra sức khỏe để phát hiện bệnh liên quan đến chế độ ăn uống
− GV yêu cầu HS: Liệt
kê các nhân tố trong môi
trường khác ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng và phát
triển ở người và động vật?
− GV hỏi: Các nhân trên
ảnh hưởng như thế nào
đến sự sinh trưởng và phát
triển của động vật ?
+ GV giới thiệu: Cá Rô
phi sống được ở nhiệt độ
5,6 – 42 oC, phát triển
mạnh nhất ở 30oC, ngừng
lớn và ngừng đẻ ở 16oC
Như vậy, nhiệt độ ảnh
hưởng như thế nào đến sự
sinh trưởng và phát triển
của động vật ?
+ Tại sao khi nhiệt độ
− HS nghiên cứu SGK trả lời được: Các nhân tố môi trường khác: ánh sánh, nhiệt độ, CO2, O2, nước,…
− HS suy nghĩ trả lời được:
+ Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ thích hợp
+ Nhiệt độ quá cao hay quá thấp điều làm chậm quá trình sinh trưởng của động vật
− HS phân tích được:
2 Các nhân tố môi trường khác
− Các nhân tố môi trường khác như: Lượng
CO2, O2, Nước, muối khoáng, ánh sáng, nhiệt độ,… điều ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng và phát triển của động vật
− Nhiệt độ:
+ Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ thích hợp
+ Nhiệt độ quá cao hay quá thấp điều làm chậm quá trình sinh trưởng của động vật
− Ánh sáng: giúp động
Trang 4xuống thấp lại có thể ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng
và phát triển của động
vật ?
− Liên hệ: Về mùa đông
trong chăn nuôi cần chăm
sóc vật nuôi như thế nào ?
− GV nêu ví dụ: Một số
động vật vào mùa rét thì
chúng phơi nắng, các động
vật non chúng thường tắm
nằng vào buổi sáng sớm
và chiều mát, những hoạt
động đó có ý nghĩa như
thế nào đối với sự sinh
trưởng và phát triển ở
động vật và người ?
− GV hỏi: Bể cá nuôi ở
gia đình người ta thường
sử dụng máy sục khí điều
đó có ý nghĩa gì ?
− GV cho HS quan sát
tranh trẻ em bị nhiễm chất
độc da cam, tranh động
vật bị đột biến do chất
độc Yếu cầu HS nhận xét:
chất độc hại ảnh hưởng
như thế nào đến sự sinh
trưởng và phát triển ở
động vật ?
+ Đối với động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường Khi nhiệt độ xuống thấp làm nhiệt độ
cơ thể giảm theo, làm quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm kiếm ăn, sinh sản giảm sinh trưởng, phát triển chậm lại
+ Đối với động vật đẳng nhiệt: khi nhiệt độ môi trường xuống thấp cơ thể con vật bị mất nhiệt,
để duy trì thân nhiệt quá trình chuyển hóa ở tế bào tăng lên, các chất hữu
cơ bị oxi – hóa nhiều hơn
− HS trả lời được:
+ Cho vật nuôi ăn thức ăn nóng
+ Tăng khẩu phần ăn
− HS suy nghĩ trả lời:
+ Động vật phơi nắng để thu nhiệt
+ Tia tử ngoại tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D, vitamin
D giúp chuyển hóa canxi hình thành xương
− HS suy nghĩ trả lời:
+ Bể cá có biện tích nhỏ, cần sục khí để tăng nguồn oxi vì thiếu oxi cá chậm lớn hoặc chết
− HS trả lời được: Các chất độc hại từ môi trường gây tác hại lớn làm thay đổi kiểu hình và gây chết
ở sinh vật
vật thu nhiệt, chuyển hóa canxi hình thành xương
− Nồng độ O2, CO2 trong nước ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của động vật nước
− Môi trường bị ô nhiễm làm giảm hay ngừng sinh trưởng ở động vật
Trang 5Hoạt động 2 KHẢ NĂNG ĐIỀU KHIỂN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở
ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI (14 phút ) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
− GV đặt vấn đề: Cải tạo
vật nuôi bằng biện pháp kĩ
thuật nào ?
− GV yêu cầu HS cho ví
dụ về các giống vật nuôi,
cây trồng đã được lai tạo
và có giá trị
− GV hỏi có những biện
pháp nào để cải tạo
giống ?
− Dẫn dắt: Đi đôi với
việc cải rạo giống là cải
thiện môi trường Như
vậy, con người đã sử dụng
biện pháp nào để cải thiện
môi trường sống cho vật
nuôi ?
− GV nhận xét đánh giá
và giúp học sinh khái quát
kiến thức
− Dẫn dắt: Đó là những
ứng dụng đối với động
vật, con người cũng là
động vật, vậy có những
biện pháp nào để cải thiện
năng cao chất lượng cuộc
sống cho con người ? Ta
tìm hiểu phần 2
− GV: Có những biện
pháp nào để cải thiện dân
số ?
− GV nhận xét, giúp HS
hoàn thiện kiến thức
− GV: Dân số tăng
− HS nghiên cứu SGK và trả lời được 2 biện pháp:
+ Cải tạo giống
+ Cải thiện môi trường
− HS trả lời được:
+ Bò sữa, bò thịt + Gà công nghiệp lấy thịt hoặc lấy trứng
− HS trả lời được:
+ Lai giống + Thụ tinh nhân tạo
− HS nghiên cứu SGK trả lời:
+ Cung cấp thức ăn + Cải thiện nơi sống
− HS nêu ví dụ chứng minh:
+ Chuồng nuôi lợn có hệ thông máng ăn và thải cặn bã
+ Cho vật nuôi
− HS nghiên cứu SGK và trả lời được:
+ Cải thiện đời sống kinh
tế, văn hóa cho người dân
+ Luyện tập thể dục thể thao, tham gia các hoạt động xã hội,…
− Thảo luận (2 HS kế
III
Khả năng điều khiển
cự sinh trưởng và phát triển ở người và động vật
1 Cải tạo vật nuôi
a Cải tạo giống
− Phương pháp cải tạo giống:
+ Lai giống + Thụ tinh nhân tạo + Công nghệ phôi + Chọn lọc nhân tạo
b Cải thiện môi trường
− Tạo môi trường sống thích hợp cho vật nuôi trong từng giai đoạn
+ Sử dụng thức ăn nhân tạo có đầy đủ chất dinh dưỡng
+ Cải tạo chuồng trại hợp
vệ sinh và phù hợp với điều kiện khí hậu
+ Sử dụng các chất kích thích sinh trưởng phù hợp
− Tốc độ sinh trưởng diễn ra không đồng điều giữa các giai đoạn phát triển khác nhau
2 Cải thiện dân số và kế hoạch hóa gia đình
a Cải thiện dân số
− Biện pháp:
+ Cải thiện đời sống kinh
tế và văn hóa để nâng cao chất lượng dân số
+ Áp dụng biện pháp tư vấn và kĩ thuật y, sinh học hiện đại trong công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em + Công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm, tế bào gốc góp phần chữa bệnh
vô sinh, sai lệch bệnh lí ở trẻ sơ sinh
Trang 6nhanh ảnh hưởng như thế
nào đến chất lượng cuộc
sống ?
− GV Dẫn dắt: Như vậy
cần phải thực hiện
KHHGĐ KHHGĐ là gì ?
Có những biện pháp nào
để thực hiện KHHGĐ ?
− GV yêu HS nghiên cứu
SGK và trình bày các biện
pháp tránh thai, nêu các
ưu nhược điểm của các
biện pháp đó ?
− GV nhận xét, đánh giá
và yêu cầu HS khái quát
kiến thức
− Liên hệ: Em nghĩ gì về
cuộc vân động KHHGĐ ở
nước ta ?
nhau), đại diện trả lời:
+ Đối với xã hội: Thất nghiệp cao, tệ nạn xã hội,
ô nhiễm môi trường, tạo nên sức ép về kinh tế, giáo dục, y tế,…
+ Đối với gia đình: Tạo sức ép về tài chính, con cái không được chăm sóc đầy đủ về vật chất và tinh thần,…
− HS Nghiên cứu SGK kết hợp với kiến thức Sinh học lớp 8 trả lời được:
+ KHHGĐ là sinh ít con
để đảm bảo chất lượng cuộc sống
+ Sử dụng biện pháp tránh thai
− Đại diện HS trả lời
− HS thảo luận:
+ Tuyên truyền và tham gia tích cực vào cuộc vận động “ Sinh đẻ có kế hoạch” để nâng cao chất lượng cuộc sống
+ Biết và tham gia tuyên truyền, giáo dụng SKSS vị thành niên trong trường phổ thông
b Kế hoạch hóa gia đình
− Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai:
+ Ngăn không cho trứng được thụ tinh phát triển thành thai ở tử cung
+ Ngăn không cho trứng gấp tinh trừng để mang thai ngoài ý muốn
− Các biện pháp tránh thai:
+ Dùng bao cao su + Vòng tránh thai + Thuốc diệt tinh trùng + Viên tránh thai + Phẩu thuật đình sản + An toàn tự nhiên
4 Kiểm tra đánh giá (3 phút)
Câu 1: Hãy nêu các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người ?
Câu 2: Khi sinh sản, hầu hết các loài chim đều ấp trứng Ấp trứng có tác dụng gì ?
5 Dặn dò (1 phút)
− Học bài, trả lời câu câu hỏi SGK trang 152 (SH 11 NC)
− Chuẩn bị tranh ảnh về biến thái ở động vật
Trang 7Phiếu học tập TÌM HIỂU CÁC KIỂU PHÁT TRIỂN
Quan sát tranh, và hoàn thành phiếu học tập.
− Tranh phóng to Hình 37.2 Sơ đồ phát triển không qua biến thái ở người (SH11 CB)
− Tranh phóng to Hình 37.3 Sơ đồ phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm (SH 11 CB)
− Tranh phóng to Hình 37.4 Sơ đồ phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở châu chấu (SH 11 CB)
Loại phát
Nội triển− Phát triển không qua biến thái− Biến thái hoàn toàn Phát triển qua biến thái Biến thái không
hoàn toàn
Giai đoạn
phôi
Giai đoạn
hậu phôi
Đại điện
Trang 8Trường THPT THANH BÌNH 1 KIỂM TRA
Lớp 11A1 Thời gian: 5 phút
Họ & Tên: Môn: Sinh Học
Câu 1: Ở thực vật, hoocmon có vai trò thúc quá chóng chín là:
a axit abxixic
b Xitokinin
c Êtilen
d Auxin
Câu 2: Giberelin có chức năng chính là:
a Kéo dài thân ở cây gỗ
b ức chế phân chia tế bào
c đóng mở khí khổng
d sinh trưởng chồi bên
Câu 3: Thời gian chiếu sáng trong quang chu kì có vai trò
a tăng số lượng hoa
b kích thích ra hoa
c cảm ứng ra hoa
d tăng chất lượng hoa
Câu 4: Thực vật một lá mầm có các mô phân sinh
a lóng và bên
b đỉnh và bên
c đỉnh và lóng
d đỉnh thân và đỉnh rễ
Câu 5: Nhân tố bên ngoài tác động lên hầu hết các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở thực
vật là
a nước
b ánh sáng
c nhiệt độ
d phân bón