Những mặt hạn chế còn tồn tạ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA (Trang 38 - 40)

- Hồ sơ chung: + Đơn “Đề nghị bảo lãnh” theo mẫu (phần Phụ lục số 1, trang 1)

332 món Có thể nhìn thấy được lợi ích của việc mở rộng hoạt động bảo lãnh sẽ mang

2.2.5.2. Những mặt hạn chế còn tồn tạ

Bên cạnh những kết quả mà NHNo&PTNT Đống Đa đã đạt được nghiệp vụ bảo lãnh của NH thì chi nhánh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục:

 Tốc độ tăng doanh số bảo lãnh không đều qua các năm, thậm chí là có giảm vào năm 2010 là 66,78 tỷ VNĐ tương ứng với 28%.

 Dư nợ bảo lãnh tại NHNo&PTNT Đống Đa chủ yếu là bảo lãnh tạm ứng và bảo lãnh thực hiện hợp đồng, còn các loại hình bảo lãnh khác chưa thu hút được các doanh nghiệp. Đặc biệt là các loại bảo lãnh khác như bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh bảo dưỡng, bảo lãnh hải quan, bảo lãnh chứng khoán… hầu như chưa được thực hiện ở NHNo&PTNT Đống Đa.

 Các loại hình bảo lãnh tại chi nhánh chưa đa dạng, do chịu sự hạn chế từ phía NHNo&PTNT Việt Nam. Thực tế này gây hạn chế cho chi nhánh trong việc mở rộng hoạt động bảo lãnh.

Cùng với uy tín và kinh nghiệm của mình, NHNo&PTNT hiện đang cung cấp cho khách hàng tất cả các loại hình bảo lãnh thông dụng đang được sử dụng trong nền kinh tế.Các loại hình bảo lãnh tại NHNo&PTNT bao gồm:

+ Bảo lãnh tiền tạm ứng + Bảo lãnh thanh toán + Bảo lãnh dự thầu

+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng + Bảo lãnh bảo hành

+ Các loại bảo lãnh khác theo quy định của NHNN với phương châm NHNo&PTNT cung ứng một cách toàn diện các dịch vụ sản phẩm tài chính NH có chất lượng cao, sáng tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng, với sự kiên trì và tích cực để đưa ra các “giá trị” đích thực, “Mang sự phồn thịnh đến với khách hàng”. Do vậy, tại NHNo&PTNT các loại hình bảo lãnh chủ yếu tập trung vào bảo lãnh tiền tạm ứng và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

khách hàng đến thực hiện bảo lãnh như trong năm 2010 số lượng bảo lãnh tăng lên 332 món so với 309 món năm 2009 nhưng xét về quy mô bảo lãnh lại thấp hơn 2009 là 66,78 tỷ đồng tương ứng với giảm 28%.

 Mức phí bảo lãnh của chi nhánh chưa cạnh tranh với các NH khác trên địa bàn Hà Nội khi so với Eximbank, Maritime Bank,….

Với thương hiệu NHNo&PTNT đã được tạo dựng từ lâu, Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa thực sự tạo được chữ tín với khách hàng là các doanh nghiệp. Khách hàng đề nghị NH phát hành bảo lãnh không chỉ có những khách hàng truyền thống là những tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước mà còn có các thành phần kinh tế khác là các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân…

Bảng 2.11: Mức tính phí cho hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT Đống Đa

Loại phí Mức tính phí Tối thiểu

1. Phát hành bảo lãnh

- Bảo lãnh ký quỹ 100% 1,5% 550.000đ/ lần

- Bảo lãnh ký quỹ dưới 100%

- Bảo lãnh đảm bảo bằng hình thức khác (Có TSĐB 100%)

2% 1.100.000đ/ lần - Bảo lãnh không có TSĐB hoặc không đủ

TSĐB

2- 3% 1.650.000đ/ lần 2. Sửa đổi tăng tiền, gia hạn

- Bảo lãnh ký quỹ 100% 1,5% 440.000đ/ lần

- Bảo lãnh ký quỹ dưới 100%

- Bảo lãnh đảm bảo bằng hình thức khác (Có TSĐB 100%)

2% 880.000đ/ lần - Bảo lãnh không có TSĐB hoặc không đủ

TSĐB

2- 3% 1.100.000đ/ lần

3. Sửa đổi khác 220.000đ/ lần

4. Huỷ bỏ bảo lãnh 220.000đ/ lần

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Thực tế trên cho thấy mức phí bảo lãnh trong nước áp dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa có cao hơn nhưng không đáng kể so với mức phí bảo lãnh của chi nhánh các NH quốc doanh khác trên cùng địa bàn và các chi nhánh NH thương mại cổ phần có mặt tại Hà Nội. Đây là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp chưa đề nghị NH phát

hành hảo lãnh mặc dù rất tin tưởng vô thương hiệu NHNo&PTNT. Thực tế này là một lý do hạn chế mở rộng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh.

 Các hình thức đảm bảo bảo lãnh

Các hình thức bảo lãnh ở NHNo&PTNT bao gồm: Ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật.

Nhìn chung, ở NHNo&PTNT áp dụng các hình thức bảo đảm rất linh hoạt dựa vào tình hình sản xuất kinh doanh cũng như khả năng tài chính của khách hàng. Hai bên cùng thoả thuận với nhau sao cho phù hợp với quy chế bảo lãnh của NH.

Là một trong những NH quốc doanh hoạt động có hiệu quả, chi nhánh cũng có được những lợi thế so với các NH thương mại cổ phần như hàng năm được cấp vốn từ phía NH Nhà Nước và NHNo&PTNT Việt Nam. Tuy nhiên chi nhánh cũng chịu nhiều áp đặt trong một số hoạt động NH nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Những khách hàng lớn của chi nhánh hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước vì vậy khi các doanh nghiệp đến đề nghị NH phát hành bảo lãnh vẫn thường xuyên sử dụng hình thức bảo đảm là tín chấp hay mức ký quỹ 5% đến 20%.

Trong tất cả các loại hình bảo lãnh được áp dụng tại NHNo&PTNT thì tỷ trọng bảo lãnh bằng hình thức ký quỹ luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các năm. Và tiếp theo đó là hình thức cầm cố tài sản và thế chấp tài sản. Điều này chứng tỏ các cán bộ thực hiện bảo lãnh luôn tuân thủ theo nghi quyết NH ban hành nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của NH. Đó chính là mục tiêu đi đầu trong quá trình hoạt động của NH. Mặt khác, nền kinh tế hiện nay đang còn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh sản xuất cũng như đầu tư của khách hàng nên NH phải rất thận trọng khi thực hiện bảo lãnh cho các đối tượng này. Do đó bắt buộc NH phải sử dụng các hình thức đảm bảo trên đối với khách hàng mình.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w