Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA (Trang 28 - 35)

- Hồ sơ chung: + Đơn “Đề nghị bảo lãnh” theo mẫu (phần Phụ lục số 1, trang 1)

2.2.4.Các chỉ tiêu định lượng

Thực trạng mở rộng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa thể hiện qua một số chỉ tiêu dưới đây:

Qui mô và tỷ trọng doanh thu hoạt động bảo lãnh

Hoạt động bảo lãnh là nghiệp vụ NH hiện đại còn khá mới mẻ không chỉ với chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa nói riêng mà với hầu hết các NHTM Việt Nam nói chung. Hiện nay, NHNo&PTNT Đống Đa vẫn chưa có phòng ban riêng biệt để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh mà hoạt động bảo lãnh do phòng phát triển kinh doanh quản lý.

Chỉ tiêu Doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm

Kết quả ở bảng 2.6 cho thấy doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm 2010 tại chi nhánh thấp hơn doanh số bảo lãnh năm 2009 là 66,76 tỷ đồng, chứng tỏ hoạt động bảo lãnh chưa

được mở rộng và có xu hướng giảm đáng kể là 28%. Có thể lý giải được điều này khi chúng ta phải chứng kiến tình trạng khủng hoàng toàn cầu năm 2010 mà Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó với những khó khăn nhất định ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong nước.

Tốc độ tăng doanh số bảo lãnh cao thể hiện hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh đã được mở rộng, mang lại nhiều lợi ích: Nâng cao uy tín và tăng thu nhập từ phí bảo lãnh cho NH.

Bảng 2.6: Doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm 2009, 2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 10/09

Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (± %)

Doanh số bảo lãnh

305,370 238,613 -66,78 -28%

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa)

Qua đó cho ta thấy nhiệm vụ cần phải thực hiện ngay lúc này là nâng cao uy tín của NH đối với lòng tin đối với khách hàng, số lượng khách hàng đến với NH ngày càng tăng. Đồng thời cũng với các chính sách đãi ngộ của NH dành cho khách hàng, thái độ phục vụ nhiệt tình của đội ngũ cán bộ NH để có thể thu hút được một lượng đông đảo khách hàng đến với NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa.

Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh hàng năm

Thực tế cho thấy hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa diễn ra không đều. Số dư bảo lãnh năm 2010 là 236,873 tỷ đồng thấp hơn số dư bảo lãnh năm 2009 – 301,287 tỷ đồng là 64,41 tỷ đồng tương ứng với 21,4%. Những chỉ số trên cho thấy hoạt rộng bảo lãnh tại chi nhánh cần phải được cải thiện. Điều này được giải thích là do năm 2009, 2010 là một năm đầy biến động đối với nền kinh tế Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung với nhiều bất ổn và khó khăn trong bối cảnh đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề nguyên nhân do cộng hưởng các yếu tố như thiên tai và bão lũ, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi liên tiếp xảy ra, giá cả hàng hóa thế giới tăng, tiền đồng bị mất giá, cung tiền tăng mạnh và nền kinh tế thế giới đang trải qua những bấp bênh của thời kỳ hậu

khủng hoảng. Áp lực lạm phát gia tăng gây bất ổn trong nền kinh tế, hệ thống NH gặp nhiều khó khăn trước bối cảnh kinh tế chưa ổn định, yêu cầu của Thông tư 13 và tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.4: Dư nợ bảo lãnh tại chi nhánh Đống Đa

Để nắm bắt được rõ hơn tình hình mở rộng hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa ta xem xét dư nợ bảo lãnh theo loại hình, đối tượng và thời hạn bảo lãnh.

Biểu đồ 2.5: Dư nợ bảo lãnh phân theo loại hình bảo lãnh Năm 2009

Năm 2010

Bảng 2.7: Phân loại dư nợ bảo lãnh theo loại hình

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh 10/09

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tỷ lệ (± %) 1. Bảo lãnh thanh toán 24,330 8,1% 25,833 11% 2,9% 2. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 133,989 44,5% 104,593 44,1% -0,4% 3. Bảo lãnh dự thầu 23,298 7,7% 19,955 8,4% 0,7% 4. Bảo lãnh bảo hành 27,241 9,0% 21,549 9,1% 0,1%

5. Bảo lãnh

tiền tạm ứng 92,429 30,7% 64,942 27,4% -3,3%

Tổng dư nợ bảo lãnh

301,287 100% 236,873 100% -21,4%

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng số liệu trên dễ dàng nhận thấy vào năm 2009, bảo lãnh thanh toán chỉ chiếm 8,1% rồi tăng 2,9% trong năm 2010 để đạt được 11%. Cùng với đó là bảo lãnh dự thầu gần như giữ nguyên tỷ trọng với 7,7% năm 2009 và tăng nhẹ 0,7% vào năm 2010 lên 8,4%. Nguyên do là phần lớn khách hàng đến ký hợp dồng bảo lãnh với NHNo&PTNT chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty cổ phần vì vậy mà các hợp đồng bảo lãnh thường là bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh dự thầu. Tuy số món bảo lãnh là nhiều nhưng lượng tiền lại chưa chiếm tỷ trọng lớn.

Thực tế này có được là do quá trình phát triển kinh tế làm phát sinh các hợp đồng và thương vụ có giá trị lớn, đòi hỏi phải có bảo lãnh NH. Như vậy bảo lãnh đã được các doanh nghiệp biết đến và đang dần phát huy vai trò tích cực của nó.

Mặc dù sang năm 2010 hai loại bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh thanh toán có giảm nhưng không đáng kể. Đối với những loại hình bảo lãnh khác, dư nợ bảo lãnh tăng nhẹ. NH cần có những giải pháp nhằm chứng tỏ chi nhánh đã đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Bảng 2.8: Dư nợ bảo lãnh chia theo thời hạn

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh 10/09

Số tiền Tỷ lệ (± %) Số tiền Tỷ lệ (± %) Số tiền Tỷ lệ (± %) 1. BL ngắn hạn 162,518 54% 130,077 55% -32,44 -20%

2. BL trung và dài hạn 138,077 46% 106,796 45% -31,28 -22,7% Tổng dư nợ bảo lãnh 301,287 100% 236,873 100% -64,41 -21,4%

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa)

Hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa cho thấy không có sự chênh lệch khập khiễng giữa bảo lãnh ngắn hạn với bảo lãnh trung và dài hạn. Thay vào đó là sự phát triển khá đồng đều giữa hai loại thời hạn bảo lãnh này với mức 54% và 46% vào năm 2009 và 55%, 45% vào năm 2010. Nếu như những năm trước đây thì thực trạng chung của tất cả các NHTM ở Việt Nam là bảo lãnh ngắn hạn tập trung chủ yếu còn bảo lãnh trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp vì bảo lãnh ở NH tập trung chủ yếu là các loại bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng nên chủ yếu vẫn là bảo lãnh ngắn hạn. Chi nhánh chủ yếu phát hành bảo lãnh ngắn hạn vì đây là loại hình bảo lãnh có độ rủi ro thấp, ít chịu ảnh hưởng của sự thay đổi các yếu tố bên ngoài, môi trường kinh tế vĩ mô và khả năng quay vòng vốn nhanh.

Biểu đồ 2.6: Dư nợ bảo lãnh phân theo thời hạn

Tuy nhiên có thể nhìn nhận đây như là một bước mới trong quá trình mở rộng hoạt động bảo lãnh của NH. Không chỉ tập trung vào một loại hình mà là dàn trải cố gắng đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu sử dụng của khách hàng. Điều này sẽ làm tăng lượng khách hàng bảo lãnh vì trong thời điểm khó khăn của nền kinh tế như năm 2010 không phải NH nào cũng có được những chính sách kinh doanh tạo điều kiện cho các DN như vậy.

Thực tế cho thấy tuy tỷ trọng của 2 loại hình bảo lãnh ngắn hạn hay trung và dài hạn là tương đối sát nhau tuy nhiên năm 2010 hoạt động bảo lãnh có phần kém hiệu quả hơn khi sụt giảm lên đến 21,4% so với năm 2009. Vì vậy có thể nói cách thức phân bổ mà NHNo&PTNT bảo lãnh theo thời hạn đã được xác lập ổn định nhưng hoạt động thu hút

bảo lãnh vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết và đáp ứng nhanh chóng hơn cho khách hàng.

Hiện nay, khách hàng truyền thống, khách hàng lớn của chi nhánh NHNo&PTNT chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước hoat động trên địa bàn quận Đống Đa và một số quận huyện của Hà Nội. Do đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh. Cụ thể như sau:

Bảng 2.9: Phân loại dư nợ bảo lãnh theo các loại hình kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh 10/09

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. BL cho DNNN 98,369 32,6% 157,629 66,5% 59,26 60,24% 2. BL cho các TPKT khác 202,918 67,4% 79,244 33,5% -123,674 -60,94% Tổng dư nợ BL 301,287 100% 236,875 100% -64,412 -21,4%

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa)

Biểu đồ 2.7: Dư nợ bảo lãnh theo loại hình kinh tế

Có thể thấy được sự dịch chuyển về bảo lãnh của NHNo&PTNT Đống Đa theo các loại hình kinh tế. Nếu như năm 2009 bảo lãnh cho các DNNN chỉ chiếm tỷ trọng 32,56% so với 67,4% của các TPKT khác thì năm 2010 đã có sự thay đổi nhanh chóng trong các loại hình kinh tế được bảo lãnh. Bảo lãnh DNNN chiếm đến 66,5% tương ứng với 157,629 tỷ đồng và 33,5% còn lại ứng với 79,244 tỷ đồng cho các TPKT khác.

Năm 2009, NHNo&PTNT Đống Đa bảo lãnh nhiều cho các TPKT khác vì đây là thời gian mà Chính phủ có những chính sách tài chính ưu đãi đáng kể với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, những thành phần kinh tế này đang được khuyến khích phát triển và

quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà Nước đang diễn ra mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao.

Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm 2009 và những tháng đầu năm 2010, theo phản ảnh của nhiều doanh nghiệp, những biến động tình hình kinh tế, do khủng hoảng kinh tế, những khó khăn do các cơ chế chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp sẽ bị cắt giảm đáng kể (giảm lãi suất hỗ trợ, hết thời hạn hỗ trợ thuế giá trị gia tăng đối với một số mặt hàng…), tỷ giá vàng, đô la biến động bất thường (tỷ giá đồng USD tăng đột biến), giá xăng tăng kéo theo hàng loạt giá cả các mặt hàng tăng (như điện, than…), biến động lãi suất ngân hàng…, đã gây “áp lực” rất lớn cho doanh nghiệp, khiến cho quá trình sản xuất kinh doanh của các TPKT gặp vô vàn khó khăn. Ngoài ra do các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh hoạt động tại địa bàn quận là những doanh nghiệp trẻ, qui mô nhỏ, các hợp đồng hay thương vụ làm ăn có giá trị lớn không nhiều do đó nhu cầu về bảo lãnh NH thấp. Do đó để hạn chế rủi ro Agirbank đã điều chỉnh giảm tỷ trọng bảo lãnh theo các thành phần kinh tế. Với lợi thế được sự hậu thuẫn từ Nhà nước nên việc bảo lãnh cho các DNNN là hoàn toàn có cơ sở và giảm thiểu được rủi ro không mong muốn hơn là so với các TPKT khác trong môi trường kinh tế đang khủng hoảng. Đồng thời việc tìm kiếm hợp đồng đầu tư hay dự án cũng hạn chế nên góp phần không nhỏ vào việc hạ thấp mức bảo lãnh của các TPKT khác.

Với lợi thế là một trong những NH quốc doanh với nguồn vốn lớn nên hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh tập trung chủ yếu ở khu vực kinh tế nhà nước. Tuy nhiên trong thời gian tới dư nợ bảo lãnh của chi nhánh đối với các loại hình kinh tế khác nhau cần được dung hòa.

Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh

Hoạt động bảo lãnh là nghiệp vụ NH hiện đại và mới mẻ, hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Đống Đa chủ yếu là huy động vốn, cho vay và đầu tư. Các dịch vụ NH trung gian chưa thực sự phát triển và mang lại nguồn thu đáng kể cho NH. Tuy nhiên trong mục tổng thu phí dịch vụ thì phí bảo lãnh lại đóng góp đáng kể vào nguồn thu của NH. Đó là lý do NHNo&PTNT Đống Đa cần có những bước tiến để mở rộng hoạt động này.

Bảng 2.10: Doanh thu hoạt động bảo lãnh trong năm 2009, 2010

Đơn vị: triệu VNĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh 10/09

Doanh thu 6.653 7.944,6 1291,6 19,4%

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa)

Như vậy, mặc dù hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh diễn ra không đồng đều. Năm 2010 đã sụt giảm bảo lãnh so với năm 2009 nhưng doanh thu thu từ hoạt động bảo lãnh lại rất đáng kể và liên tục tăng trong hai năm. Năm 2009, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh mới chỉ là 6.653 triệu đồng thì năm 2010 là 7.944,6 triệu đồng tăng tương ứng là 19,4%. Tuy nhiên kết quả này chưa tính đến yếu tố lạm phát và đồng tiền mất giá nhưng cũng phần nào cho thấy việc mở rộng hoạt động bảo lãnh là cần thiết nhằm tạo điều kiện cho việc hoàn thiện, đa dạng các hoạt động NH tại chi nhánh Đống Đa đồng thời mang lại nguồn thu hiệu quả cho NH trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các NH trong và ngoài nước .

Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh quá hạn

Với khả năng phân tích tài chính dự án tốt và kinh nghiệm làm việc của các cán bộ nhân viên, trong 2 năm qua tại chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa không có dư nợ bảo lãnh quá hạn cũng như không có hợp đồng bảo lãnh nào phải thực hiện nghĩa vụ. Đây thực sự là kết quả khả quan để NH tiếp tục phát huy và tạo tiền đề mở rộng hơn nữa hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh.

Chỉ tiêu số món bảo lãnh

Với chính sách luôn không ngừng mang phồn thịnh đến với khách hàng. Trong hai năm 2009 – 2010 số món bảo lãnh tại NHNo&PTNT đã tăng nhẹ về số lượng tuy nhiên lại giảm về doanh số bảo lãnh. Năm 2009 là 309 món bảo lãnh còn năm 2010 con số này là

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA (Trang 28 - 35)