Nguyên nhân dẫn đến hạn chế

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA (Trang 40 - 43)

- Hồ sơ chung: + Đơn “Đề nghị bảo lãnh” theo mẫu (phần Phụ lục số 1, trang 1)

2.2.5.3.Nguyên nhân dẫn đến hạn chế

332 món Có thể nhìn thấy được lợi ích của việc mở rộng hoạt động bảo lãnh sẽ mang

2.2.5.3.Nguyên nhân dẫn đến hạn chế

Trong khi các NH trên thế giới đã thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh từ rất lâu và cho tới nay nghiệp vụ này đã phát triển mạnh mẽ và đứng ở vị trí không thể thiếu được trong hoạt động của NH thì ở Việt Nam khi mà hệ thông NH còn kém phát triển so với các NH trên thế giới, nghiệp vụ bảo lãnh vẫn con trong tình trạng đang bắt đầu phát triển từng bước. Điều này tất yếu dẫn đến kết quả là quá trình thực hiện các nghiệp vụ NH nói chung và nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng sẽ có nhiều hạn chế. Song điều quan trọng nhất là các NH Viêt Nam nói chung cũng như NHNo&PTNT Đống Đa nói riêng phải nhận thức được

nguyên nhân gây ra sự yếu kém đó và cần có những chiến lược để phát triển nghiệp vụ tại chi nhánh NH mình.

 Nguyên nhân chủ quan

- Nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNo&PTNT Đống Đa chưa thực sự được quan tâm đúng mức.

Ở NHNo&PTNT Đống Đa chưa có bộ phận chuyên về nghiệp vụ bảo lãnh, các nhân viên thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh là các nhân viên tín dụng. Hoạt động của các nhân viên này được tổ chức theo hình thức mỗi nhân viên quản lý một số đối tượng khách hàng nhất định. Các nhu cầu của khách hàng về tín dụng và bảo lãnh sẽ được nhân viên đó giải quyết. Việc phân công như vậy mặc dù có ưu điểm là các cán bộ tín dụng nắm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp khi khách hàng đề nghị bảo lãnh thì việc thẩm định và xem xét đề nghị bảo lãnh được thực hiện đơn giản hơn. Tuy nhiên nó cung sẽ có mặt hạn chế của nó là sẽ khiến cho cán bộ tín dụng không chú ý nâng cao trình độ nghiệp vụ bảo lãnh. Đây có thể nói là một nguyên nhân góp phần làm hạn chế việc mở rộng hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT Đống Đa. Hơn nữa hiện nay, ở NHNo&PTNT Đống Đa số lượng nhân viên vẫn còn ít. Do đó mà mỗi nhân viên phải thực hiện tương đối lớn khối lượng công việc dẫn đến làm giảm hiệu quả công việc được giao, từ đó chất lương phục vụ khách hàng giảm sút đồng thời họ không có điều kiện để quan tâm đến việc mở rộng khách hàng.

- Hoạt động Marketing tại NH dành riêng cho nghiệp vụ bảo lãnh cũng chưa được chú trọng.

Năm 2011 và những năm tiếp theo, NHNo&PTNT xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò NHTM hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “tam nông”. Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng dư nợ.

Hoạt đông bảo lãnh vẫn đang còn nằm trong chính sách marketing chung của NH. Doanh số bảo lãnh tại NHNo&PTNT hai năm gần đây đã có sự chuyển dịch cơ bản từ các TPKT khác sang tập trung chủ yếu vào DNNN. Dư nợ bảo lãnh đối với các thành phần kinh tế khác còn thấp, sở dĩ bởi vì NH chưa chú ý hướng hoạt động marketing đến các

thành phần này. NHNo&PTNT chưa thực sự tập trung hoạt động Marketing đến từng đối tượng khách hàng.

- Khâu thẩm định khách hàng trước khi ra quyết định bảo lãnh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ nghiệp vụ bảo lãnh.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chưa xây dựng cho mình một mô hình đánh giá chung mang tính chuẩn hoá về nghiệp vụ bảo lãnh trong NH mình. Quá trình thẩm định phần lớn vẫn đang còn tập trung dựa vào tài sản đảm bảo, các cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định chưa thực sự quan tâm đến tính khả thi của dự án, tình hình tài chính của khách hàng nên nghiệp vụ bảo lãnh đang còn chứa đựng rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Đặc biệt nếu sau thời gian bảo lãnh nếu tài sản đảm bảo có giá trị giảm có thể sẽ khiến cho NH không thu hồi được số tiền đã thanh toán cho bên thứ ba. Do đó có thể nói rằng chất lượng thẩm định khách hàng là một khâu rất quan trọng đảm bảo cho nghiệp vụ bảo lãnh được thực hiện an toàn và hiệu quả.

 Nguyên nhân khách quan

- Khách hàng chưa đáp ứng được yêu cầu bảo lãnh của NH.

Có rất nhiều đối tượng khách hàng chưa xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh, các báo coá tài chính theo hướng có lợi cho khách hàng.Do đó làm cho NH buộc phải tập trung vào việc đánh giá các tài sản đảm bảo thay vì tập trung vao việc thẩm định tình hình tài chính và thẩm định các dự án của khách hàng. Điêu này đã phần nào số lượng khách hàng được bảo lãnh, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước bởi vì đối với các doanh nghiệp này tài sản đảm bảo thương là bất động sản, không nhưng không có chủ sở hữu rõ ràng mà còn khó thực hiện công tác phát mại trong trường hợp xảy ra rủi ro. Mặt khác do khách hàng đến yêu cầu bảo lãnh tại ngân hang chủ yếu là để mua hàng hoá xuất nhập khẩu, thực hiện các hợp đồng dự thầu nên các loại hình bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh dự thầu chiếm phần lớn trong các loại bảo lãnh. Điều này cũng làm ảnh hưởng tới tính chất đơn điệu trong danh mục bảo lãnh tại NH.

- Các văn bản quy phạm pháp lý về nghiệp vụ bảo lãnh chưa hoàn thiện, chưa điều chỉnh hết những vấn đề phát sinh trong nghiệp vụ bảo lãnh.

Những văn bản này thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho các NH nói chung và NHNo&PTNT nói riêng, đồng thời cũng gây khó khăn cho khách hàng trong viêc cập nhật quy chế để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Những sự thay đổi nhanh chóng như vậy đã làm cho NH lẫn khách hàng có sự nhầm lẫn trong khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh gây cản trở đến sự phát triển của nghiệp vụ này.

Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa là đơn vị hạch toán phụ thuộc trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, vì vậy hoạt động của chính nhánh cũng phải theo định hướng từ phía NHNo&PTNT Việt Nam. Đối với hoạt động bảo lãnh nói riêng, chi nhánh phải chịu sự hạn chế về danh mục các loại hình bảo lãnh và mức phí dịch vụ bảo lãnh từ phía NHNo&PTNT Việt Nam.

- Và một nguyên nhân nữa dẫn đến hạn chế trong mọi hoạt động NH nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng là do chi nhánh là một trong những NH quốc doanh nên vẫn phải chịu sự chi phối từ phía Chính Phủ và chính quyền địa phương. Đây là nguyên nhân mà hiện nay chi nhánh vẫn có sự ưu tiên đối với các doanh nghiệp Nhà nước so với các thành phần kinh tế khác.

Trên cơ sở đánh giá những kết quả đã đạt được và phân tích những mặt hạn chế và nguyên nhân về mở rộng hoạt động bảo lãnh, trong thời gian tới hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa sẽ ngày càng được mở rộng mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và NH.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA (Trang 40 - 43)