1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án tự chọn 11

12 455 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 187 KB

Nội dung

THAO TÁC PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: -Củng cố lại kiến thức về hai thao tác lập luận phân tích và so sánh đã được học trong chương trình.. -Giáo viên có thể

Trang 1

THAO TÁC PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:

-Củng cố lại kiến thức về hai thao tác lập luận phân tích và so sánh đã được học trong chương trình

-Biết vận dụng kiến thức đã học,viết được một đoạn văn sử dụng 2 thao tác trên một cách riêng rẽ hoặc kết hợp

II/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1/Ổn định lớp:

2/Bài mới:

Hoạt động của GV và HS: Yêu cầu cần đạt:

-GV nêu yêu cầu,ngoài câu tục ngữ

đã nêu trong sgk.Gv gợi ý thêm 1

câu ngạn ngữ để học sinh chọn đề tài

viết đoạn văn

-Chia lớp thành các nhóm,thảo luận

với nhau và tập viết thành đoạn văn

trình bày những ý mình hiểu

->Một học sinh đại diện đọc bài làm

của tổ->Các học sinh khác theo

dõi,bổ sung thêm ,nếu cần

->Gv củng cố,nhận xét,rút ra kết

luận về cách so sánh

-Đưa một số ví dụ để học sinh tham

khảo

-yêu cầu học sinh tìm một số đoạn

văn có sử dụng kết hợp hai thao tác

phân tích và so sánh (Dặn trước)

-Gọi một đến hai em đọc các đoạn

văn đã lựa chọn

->Các bạn còn lại nhận xét xem bạn

đã lựa chọn chính xác chưa?Giải

thích ?

-Giáo viên có thể cung cấp thêm một

số đoạn văn tiêu biểu và yêu cầu học

sinh:

+Rút ra những kết luận về sự kết hợp

hai thao tác lập luận phân tích và so

sánh?

+Em học được điều gì về cách kết

hợp hai thao tác ấy trong đoạn văn

nghị luận?

BT1:Tự chọn đề tài ( một danh ngôn hoặc một thành ngữ,tục ngữ có

nội dung so sánh)để viết đoạn văn so sánh

- “Đọc cuốn sách hay cũng như trò chuyện với một người bạn thông minh”

-> “Đọc một cuốn sách hay như trò chuyện với một người bạn thông minh.Hãy suy nghĩ xem,khi trò chuyện với người bạn thông minh chúng ta sẽ được gì?

Người bạn thông minh phải là người bạn hiểu biết,có nhiều thông tin mới,có nhũng suy nghĩ mới mẽ,sâu sắc,không lặp lại những điều tầm thường ai cũng biết,không cần khoe khoang,phô bày những điều thực

ra anh ta không hiểu gì.Quả đúng như vậy,đọc cuốn sách dở ta gặp những điều nhàm chán,những sự khoe khoang lộ liễu,những ý đồ dạy đời vô bổ.Còn đọc cuốn sách hay tự nhiên nhận được những thông tin mới,gợi ý mới,đầu ốc mình tự nhiên sáng ra,hoặc bắt gặp những điều mình đã cảm thấy mà chưa được ai nói rõ,nay được nói tới một cách

rõ ràng,thuyết phục,giống như gặp được một người bạn tri âm,tri kỉ”

BT2:Tìm những đoạn văn hay,tiêu biểu,ở đó tác giả đã thành công

trong việc vận dụng kết hợp thao tác phân tích và so sánh

VD1:Không phải đến Xuân Diệu,thơ Việt Nam mới dùng tới thời

gian.Xưa Nguyễn Du từng than “Ngày vui ngắn chẳng tày gang”.Gần với chúng ta hơn,Tản Đà cũng tặc lưỡi “Trăm năm là ngẫm một ngày dài ghê”.Nhưng chỉ với Xuân Diệu,thời gian đã trở thành một nỗi ám ảnh.Thời gian trong thơ ông không chỉ là cảm xúc,là thi hứng mà còn

là nhân tố kiến trúc của tác phẩm nghệ thuật.Có thể nói,Xuân Diệu nhìn đời bằng con mắt thời gian “chất Xuân Diệu” phong cách thơ ông là ở đó.”

VD2:Đến khổ thơ thứ 4 là một cảnh hoàng hôn rất “Đường thi”

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”

Ánh nắng phản chiếu vào lớp lớp mây trắng đùn lên từ phía chân trời như những lớp núi bạc trập trùng.Và từ cảnh mây núi lớp lớp chồng chất ấy,một cánh chim nhỏ bé cùng với bóng chiều sa xuống.Cảnh chiều hôm trong thơ ca cổ điển Việt Nam cũng như Trung Quốc thường được tô điểm thêm một cánh chim rất tiêu biểu:

“Chim hôm thoi thót về rừng ”

“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”

Cánh chim chiều ở đây của Huy Cận cũng mang sắc màu cổ điển ấy nhưng lại cũng rất thơ mới.Bởi đó là một cánh chim cô đơn nhỏ nhoi.Nó tiêu biểu cho cái tôi bé nhỏ của các nhà thơ mới,thường rợn ngợp trước cảnh bao la của vũ trụ “Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn Tuần: 18

Trang 2

bề”Xuân Diệu.

4/Củng cố:

5/Dặn dò

-Học sinh rút ra yêu cầu của thao tác lập luận so sánh,phân tích,việc kết hợp hai thao tác phân tích và so sánh

-Tìm đọc them một số bài văn mẫu có sử dụng thao tác so sánh

TÁC GIẢ TẢN ĐÀ

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:

-Có những hiểu biết sâu sắc hơn về tác giả Tản Đà-gạch nối,nối liền giữa thơ cũ và thơ mới

-Thấy được cái tôi cá nhân (ngông) trong thơ Tản Đà

II/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1/Ổn định lớp:

2/Bài cũ:-Trình bày những hiểu biết về Tản Đà?

-Cái “ngông” của Tản Đà trong bài hầu trời thể hiện như thế nào?

3/Bài mới:

Hoạt động của GV và HS: Yêu cầu cần đạt:

-Học sinh nhắc lại những kiến thức

về tác giả Tản Đà?

->Gv giảng thêm những nét về thân

thế tác giả

-Nhận xét về sự nghiệp thơ,văn của

Tản Đà?(văn vần,văn nghị luận,tiểu

thuyết,dịch thuật,biên tập…

-Nội dung thơ,văn Tản Đà?

“Bởi ông hay quá ông không

đỗ,Không đỗ ông càng tốt bộ

ngông”

“Người ta hơn tớ cái phong lưu,Tớ

cũng hơn ai cái sự nghèo”

“Bẩm quả có tên nguyễn khắc

hiếu,đày xuống hạ giới vì tội

ngông”

Yêu Đỗ Thị->thi rớt->Đỗ Thị lấy

chồng->Tản Đà thất tình

Tây Thi,Chiêu Quân,Dương Quí

Phi…

I/Tác giả Tản Đà:

1/Thân thế:

-Cha:Nguyễn D Kế-làm quan án sát

-Mẹ:Bà phủ Ba-bậc nữ lưu có hình thức,tư cách thanh cao,cầm ca,tài sắc->ảnh hưởng tới thơ Tản Đà

-Từ nhỏ:ông tỏ ra thông minh,hay chữ

Tản Đà theo nho học->thi rớt->làm thơ viết báo->cuộc đời toàn thất bại

2/Sự nghiệp:sáng tác nhiều thể loại nhưng thành công nhất là thơ.

Tản Đà là thi sĩ của hai thời đại,là gạch nối giữa thơ cũ và thơ mới

II/Nội dung thơ văn:

Cái tôi cá nhân:cái tôi ngông,cái tôi xê dịch,cái tôi đa tình

1/ “Ngông” vì thất chí:

-Thi rớt->tự phụ:vì mình quá giỏi nên bị hỏng

-Luôn tự phụ về cái nghèo trong sạch

-Tự cho mình là trích tiên vì có lỗi nên bị đày xuống trần (tội ngông) ->Một thi sĩ bất cần đời,một nhà nho thất chí-> “ngông”

2/Ngông vì thất tình:

-Tản Đà thất tình với cô gái họ Đỗ->mối tình đầu thất vọng

-Người thứ hai:con gái út của Tri Phủ Vĩnh Tường->tình yêu lãng mạn

-Người thứ 3:cô gái 13 tuổi ở Nam Định->Tình yêu ngây thơ,hồn nhiên,dân dã

Người thứ 4:cô đào Liên (vui Tây Thi trong vở tuồng Tây Thi-Tản Đà)

->4 mối tình đầu không trọn vẹn->Tản Đà tìm đến những giai nhân tuyệt sắc thuở xưa->tâm sự->Chưa đủ->viết thư hỏi cô gái trời làm vợ

4/Củng cố:

5/Dặn dò

-Nét chính trong cuộc đời và sự nghiệp Tản Đà?

-Cái “ngông” trong thơ Tản Đà?

Tuần: 20

Tiết 20

Kí duyệt: 15/12/09

Trang 3

TÁC GIẢ HUY CẬN

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:

-Nâng cao kiến thức về tác giả huy cận

-Nắm một cach1 sâu sắc tập thơ “Lửa thiêng”.-Tập thơ đánh dấu tên tuổi tài năng Huy Cận

-vài nét về bài Tràng giang

II/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1/Ổn định lớp:

2/Bài mới:

Hoạt động của GV và HS: Yêu cầu cần đạt:

-Hãy giải thích lí do khiến phong

cách thơ Huy Cận “mang mang

thiên cổ sầu”?

“Một chiếc linh hồn nhỏ,

Mang mang thiên cổ sầu”

-Hồn cảnh sáng tác của tập “Lửa

thiêng”?

-Vì sao huy cận lại mang nỗi sầu

thiên cổ?

“Hỡi thượng đế tơi cúi đầu trả lại,

Linh hồn tơi là một kiếp đi hoang

Sầu đã chín xin người thơi hãy hái,

Nhận tơi đi dù địa ngục,thiên

đường”

-“Tay anh em hãy tựa đầu,

Cho anh nghe nặng mối sầu rụng

rơi”

-“Anh cĩ biết,hơm nay là ngày hội,

Của lịng ta.Em trần thiết trong

lịng

Anh đã về ,em nghe dưới chân

vang,

I/Huy Cận-phong cách thơ “mang mang thiên cổ sầu”:

-Huy Cận luơn mang trong mình nỗi sầu nhân thế:sầu trước cuộc đời,kiếp người

->Nỗi sầu từ ngàn xưa kéo dài đến đời sau

-Thế giới thơ văn của Huy Cận là thế giới của “…buồn bã khơng gian”.Trong thế giới ấy,thời gian dừng lại,lặng lẽ hĩa thành tĩnh tại,con người cơ đơn,hiu quạnh “chơi vơi giữa đất trời”

-Thi cảm Huy Cận nối mạch truyền thống từ cái đơn cơi trong thi cảm Nguyễn Trãi,mượn đá nằm chơi một mình nơi nhân thế.Từ Nguyễn Bỉnh Khiêm “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ”.Từ nỗi buồn cơ đơn trong thi cảm Nguyễn Khuyến…

Như vậy,trong nỗi cơ đơn của Huy Cận cĩ cả chất đơng lẫn chất tây.Đĩ là nội buồn mênh mơng khơng gì an ủi được “nỗi thê thiết của ngàn đời”

II/Tập thơ:Lửa thiêng.

1/Hồn cảnh sáng tác:

2/Nội dung:

-Viết về nỗi buồn mênh mơng.Buồn trước cảnh trời rộng sơng dài,buồn nhớ bạn,buồn đêm mưa…Nỗi buồn bao trùm khơng gian,thời gian,tác giả gọi đĩ là “Nỗi sầu vũ trụ” là “thiên cổ sầu” +Huy Cận thường trở về với quá khứ,với người xưa,tìm đến những

“chiều xưa”, “đẹp xưa”…Những cảnh thiên nhiên trong “Lửa thiêng” thường ít đường nét,màu sắc, hoang vắng,buồn bã.Ơng luơn thấy mình rợn ngợp trước khơng gian bao la “Khơng gian ơi,xin hẹp bớt mênh mơng” và tê giá trong thời gian vơ cùng “Thuở chờ đợi thời gian ơi rét lắm”

Ở đâu và lúc nào ta cũng thấy Huy Cận “Hồn bơ vơ khơng biết dựa vào đâu”.Cái tơi ấy luơn cảm thấy trơ trọi như một hịn đảo chết giữa đại dương chờ mong một cánh buồm cảm thơng khơng bao giờ đến.Cái chết,hình ảnh cơ đơn,im lặng tuyệt đối luơn ám ảnh nhà thơ

-Bên cạnh cảm giác bi quan,tuyệt vọng thì “Lửa thiêng” vẫn cĩ cái nhạy cảm,khao khát sự hài hịa giữa con người và thiên nhiên->Cĩ những vần thơ thật tươi mát:

“Luống đất thơm hương mùa mới dâng, Bên đường chân rộn bước trai tơ, Cây say cảnh đẹp vui tay với, Sơng mật tràn xuân nước đậm bờ”

+Huy Cận thường nĩi tới những “Lịng trai thơm ngát” của tuổi 15 tựu trường,những cơ gái “áo trắng đơn sơ mộng trắng trong” Huy Cận cố lay tỉnh mình,dứt khỏi cái buồn nặng trĩu để tìm đến niềm vui sống.Nhưng Huy Cận khơng tìm thấy “mạch sống” trong xã hội Tuần:21

Trang 4

Hoa lá nở với chông rền giọng

thắm”

(Trích tự-Lửa thiêng)

-tại sao tác giả lại đặt là Tràng

giang mà không đặt là trường

giang?

-Cảm hứng sáng tác của bài thơ?

-Có lúc Huy Cận viết: “Hoa lục

bình trôi lạc mấy dòng”

mà chỉ thấy trong thiên nhiên,tạo vật=> “Lửa thiêng” bên cạnh những hình ảnh con người nặng trĩu nỗi sầu nhân gian,quạnh hiu,khô héo là hình ảnh con người và thiên nhiên cùng hòa trong niềm vui sống

3/Về bài thơ “Tràng giang”:

-Tựa đề:Tràng giang->2 âm “ang” phối hợp cùng nhau khiến tăng thêm chiều dài,chiều rộng của con sông->Nỗi buồn trở nên bất tận -Cảm hứng sáng tác:Được gợi ý,tứ từ sông Hồng->Cảm hứng không gian.Không gian được mở ra từ thẳm sâu vũ trụ vào tận thăm thẳm tâm linh con người.Ấy là một thế giới vừa được nhìn nhận bằng sự chiêm nghiệm cổ điển,vừa được cảm nhận bằng tâm thế cô đơn của cái tôi hiện đại->Đặc trưng của thơ mới

-Một số điểm lưu ý khi phân tích tác phẩm:

+Hai chữ “dợn dợn” thường bị đọc sai là dờn dợn->Mất đi sự sáng tạo trong thơ ông

+Hình ảnh “củi một cành khô lạc mấy dòng”được tác giả chỉnh sửa

17 lần.Cần lưu ý,không phải là gỗ hay thân gỗ mà ở đây chỉ là “củi một cành khô” nghĩa là một mảnh khô gầy,rụng rơi của thân

cây->Gợi tả một thân phận nhỏ bé,bấp bênh,vô định của kiếp người lạc lõng,nổi trôi giữa cuộc đời

*Kết luận:Tràng giang là một trong những bài thơ thành công đặc sắc nhất trong thi phẩm “Lửa thiêng”.Với nét bút chấm phá thần tình về tạo vật,và với đôi lời tâm sự nhẹ nhàng,đã có khả năng lay động tâm hồn người đọc

4/Củng cố:

5/Dặn dò

-Nắm rõ phong cách thơ Huy Cận->Có cái nhìn đúng đắn về thơ Huy Cận trước cách mạng tháng 8.1945

-Tìm hiểu them thơ của Huy Cận

THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945.

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:

-Nắm sâu hơn những kiến thức về thơ,văn Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8.1945

-Có cơ sở để phân tích sâu hơn tác phẩm duy nhất được học trong chương trình (Vội vàng)

II/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1/Ổn định lớp:

2/Bài cũ: Nguyên nhân dẫn đến tâm trạng sống vội vàng,cuống quít của Xuân Diệu?

3/Bài mới:

Hoạt động của GV và HS: Yêu cầu cần đạt:

-Học sinh nhắc lại những hiểu biết

về cuộc đời Xuân Diệu?

(Chú ý những nét có ảnh hưởng tới

sáng tác của ông.)

-Trình bày sự nghiệp sáng tác của

Xuân Diệu?

I/Tác giả Xuân Diệu:

-Mang trong mình dòng máu của hai vùng văn hóa (cha đàng ngoài,mẹ ở đàng trong)

-Là con vợ lẽ nên khao khát sự chia sẽ,cảm thông

-Hấp thụ cả hai nền văn hóa mới và cũ (Hán+Pháp) ->Thơ văn Xuân Diệu có sự kết hợp giữa hiện đại và cổ điển,Đông

và Tây

II/Thơ văn:

Xuân Diệu sáng tác nhiều thể loại:thơ,văn,phê bình,nói chuyện thơ vói công chúng…

Tuần: 22

Trang 5

Thơ văn của Xuân Diệu có thể chia

thành mấy giai đoạn?

-Nội dung thơ văn Xuân Diệu trước

cách mạng tháng 8.1945?

VD: “Tôi muốn ôm…riết…thâu…”

“Mau với chứ,vội vàng lên với chứ,

Em em ơi! tình non sắp già rồi”

“Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ,

Phải nói yêu trăm bận đến nghìn lần,

Phải mặn nồng cho mãi mãi đêm

xuân,

Đem chim bướm thả trong vườn tình

ái”

-Giải thích nguyên nhân khiến tác

giả mang tâm trạng hoài nghi,chán

nản trước cuộc sống,tình yêu?

-Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc trong

thơ,văn của xuân diệu?

*Trước cách mạng tháng 8.1945 Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới.Thơ ông chứa đựng hai tâm trạng trái ngược:

1/Yêu đời,thiết tha với cuộc sống:

-Xuân Diệu luôn khao khát tận hưởng bằng tất cả các giác quan,tận hưởng mọi cái hay cái đẹp của cuộc sống

“Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trời,

Kẻ đựng trái tim trìu máu đất, Hai tay chín móng bám vào đời”

->Xuân Diệu luôn ám ảnh sự trôi chảy của thời gian,sự tàn phai của sắc đẹp->ông sống vội vàng,hốt hoảng,tham lam

-Xuân Diệu luôn say đắm,thèm khát tình yêu:

+Xuân Diệu khao khát yêu hết mình,yêu bằng cả trái tim,khối óc,linh hồn

“Tình cho đi không lấy lại bao giờ”

+Tình yêu được Xuân Diệu diễn tả ở nhiều cung bậc,sắc thái:e ấp,nồng nàn.si mê,điên cuồng,muốn chiếm đoạt:

“Anh nhớ tiếng,anh nhớ hình,anh nhớ ảnh, Anh nhớ em,anh nhớ lắm, em ơi”

+Tình yêu Xuân Diệu ít nhiều mang màu sắc nhục thể

VD Lời kĩ nữ.Xa cách…

2/Xuân Diệu cảm thấy hoài nghi,chán nản,bế tắc với cuộc sống:

+Với cuộc sống:

“Tôi là con nai bị chiều đánh lưới, Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối

+Với tình yêu:

“Dù tin tưởng chung một trời một mộng, Anh là anh, em vẫn cứ là em”

3/Nghệ thuật:

-Đề cao cái tôi cá nhân

-Ảnh hưởng của thơ lãng mạn phương tây:ngắt nhịp,gieo vần,thể loại…

4/Củng cố:

5/Dặn dò

-Mâu thuẫn trong tâm trạng của Xuân Diệu trong thơ,văn trước cách mạng tháng 8.1945?

-Xem bài và chuẩn bị bài mới

THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ.

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:

-Biết cách vận dụng lí thuyết->rèn kĩ năng viết đoạn văn bác bỏ có nội dung phù hợp với trình độ,kiến thức

và kĩ năng của học sinh

-Nâng cao chất lượng bài làm văn

II/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1/Ổn định lớp:

2/Bài cũ: Trình bày các thao tác bác bỏ?

3/Bài mới:

Hoạt động của GV và HS: Yêu cầu cần đạt:

-Trên cơ sở lí thuyết về lập luận bác

bỏ đã học->nêu đặc điểm văn phản

I/Củng cố lại lí thuyết:

1/Đặc điểm đoạn văn phản bác:

-Chứa đựng nội dung bác bỏ,phủ nhận một ý kiến (một khía cạnh

Kí duyệt: 29/12/09 Tuần: 23

Tiết 23

Trang 6

-Bố cục đoạn văn phản bác?

-Yêu cầu học sinh thực hành thao tác

lập luận bác bỏ

Xác định theo kết cấu 3 phần?

-Để bác bỏ->thao tác gì?

-Mục đích tìm bạn?

(Yêu cầu học sinh chia nhóm thảo

luận->Xây dựng dàn ý->Đại diện

nhóm lên trình bày)

-Trên thực tế,em thấy quan niệm trên

gây nên những hậu quả nghiêm trọng

nào?

-Đề nghị cách hiểu hợp lí nhất?

-Giáo viên hướng dẫn học sinh chia

nhóm,thảo luận,xây dựng dàn

ý->Đại diện nhóm trình bày->cả lớp

lắng nghe->Bàn luận

->Giáo viên nhận xét,định hướng

cho học sinh

-Yêu cầu học sinh chép các vấn đề

nêu sau ,về nhà tập xây dựng dàn ý

và viết bài văn có sử dụng thao tác

bác bỏ cho các vấn đề đó

sai lầm nào đó)->hoàn thiện bài văn

-Giọng điệu linh hoạt,phong phú (nhẹ nhàng/mạnh mẽ,chân tình/châm biếm,mỉa mai…) tùy thuộc vào quan hệ giữa người phản bác và đối tượng,nội dung sai lầm…

2/Bố cục:3 phần:

-Mở đoạn:Nêu ý kiến sai lầm

-Thân đoạn:triển khai lí lẽ,dẫn chứng->bác bỏ

-Kết đoạn:nhấn mạnh hiệu quả của cái sai;nêu ý đúng để thuyết phục

II/Thực hành:Luyện viết đoạn bác bỏ:

1/Bt1: “Không kết bạn với những người học yếu”->Bác bỏ quan

niệm trên

*Đặt vấn đề:

-Chọn bạn để kết thân bằng một nhu cầu tình cảm tự nhiên.Do đó,có nhiều quan niệm về tiêu chuẩn,cách thức chọn bạn khác nhau

-Nêu luận đề:quan niệm sai lầm “Không kết bạn với những người học yếu”

*Giải quyết vấn đề:

-Luận điểm1:+Mục đích ,ý nghĩa tìm bạn?

+Tác dụng của tình bạn?

+Chuẩn mực của một tình bạn chân chính?

-Luận điểm 2:+nêu quan điểm sai?

+Dùng lí lẽ,dẫn chứng bác bỏ

.Quan niệm ấy bắt nguồn từ lòng ích kỉ,sự đố kị,thái độ hợm hĩnh .Tác hại của quan niệm trên? Gây chia rẽ trong tập thể lớp,không nâng đỡ,trái lại đẩy học sinh yếu kém->bế tắc(Dc minh họa?)

-Luận điểm 3:Bàn rộng vấn đề,rút ra bài học:Nên mở rộng tấm

lòng trong việc tìm bạn,kết bạn với mục đích giúp nhau tiến bộ,xây dựng tập thể đoàn kết (Dc)

*kết thúc vấn đề:nêu cảm nghĩ riêng

2/Bt 2: “Thời đại công nghiệp-khoa học phát triển,chỉ cần học

giỏi toán,không cần học văn”->Bác bỏ quan niệm trên

-Khẳng định quan niệm sai lầm:Mục đích,động cơ học tập

-Nêu tác hại,hậu quả của sai lầm:về thái độ học tập,về phương pháp học tập->kết quả học tập bị hạn chế.(lí lẽ,dẫn chứng) -Bác bỏ quan niệm trên->Đề ra phương pháp học tập đúng:(hãy gạt bỏ suy nghĩ sai lầm->hình thành suy nghĩ đúng đắn:người học sinh phải học toàn diện,cân đối các môn học )

III/Một số vấn đề cần luyện tập thêm ở nhà:

V Đ1: “Nơi nào sung sướng nhất là thế giới của tôi” (vấn đề lẽ

sống,nghĩa vụ,hưởng thụ của con người)

V Đ2: “Bước vào nền kinh tế tri tức phát triển cao,phải có học vấn

mới có hạnh phúc được.Do đó chúng ta phải học thật giỏi,ngoài ra không cần một việc gì khác” (Cực đoan)

4/Củng cố:

5/Dặn dò

-Nắm kĩ các bước tiến hành của thao tác lập luận bác bỏ.Phương pháp bác bỏ

-Làm các bài tập được giao

TÌM HIỂU THÊM VỀ THƠ CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ TỐ HỮU

Kí duyệt: 17/1/10 Tuần: 24

Tiết 24

Trang 7

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:

-Nắm vững hơn kiến thức về tác phẩm của Hồ Chí Minh và Tố Hữu->Đánh giá một cách toàn diện hơn về thơ của các tác giả này

-Rèn luyện cách tìm hiểu và phân tích tác phẩm thơ

II/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1/Ổn định lớp:

2/Bài cũ:

-Cảm nhận của em về hình ảnh người tù trong bài Chiều tối?

-Suy nghĩ của em về tư tưởng của người chiến sĩ cách mạng thể hiện trong bài thơ Từ ấy?

3/Bài mới:

Hoạt động của GV và HS: Yêu cầu cần đạt:

-Học sinh giới thiệu vài nét về bài

thơ Lai Tân?(Hoàn cảnh sang tác và

xuất xứ)

-Đọc một lần bài thơ và chia bố cục

cho bài?

-Bộ máy chính quyền ở Lai Tân

được Bác gợi lên như thế nào?Bút

pháp miêu tả của bác ra sao?

->Em có suy nghĩ gì về thực trạng

đó?

-Thái độ của tác giả thể hiện trong

câu thơ cuối?

-Hai chữ “thái bình” trong lời nhận

xét của bác có ý nghĩa đả kích như

thế nào?

-Tìm những nét nghệ thuật tiêu biểu

trong bài thơ?

-Bài thơ được sang tác trong thời

gian nào?

-Tâm trạng của tác giả khi sáng tác

bài thơ?

-Học sinh bài thơ và tìm bố cục cho

bài?

-Phân tích tiếng hò trong bài thơ?

A.Hồ Chí Minh:Lai Tân:

I/Vài nét về bài thơ:

-Lai Tân là một địa danh ở Trung Quốc,Bác bắt gặp trên đường chuyển lao từ Thiên Giang đến Liễu Châu

-Đây là bài thơ 97 trong 134 bài thơ của tập Nhật kí trong tù

II/Đọc-hiểu văn bản:

1/Thực trạng bộ máy chính quyền ở Lai Tân:

-3 câu thơ tự sự,kể lại một cách tự nhiên:

+Ban trưởng->chuyên đánh bạc ăn tiền

+Cảnh sát trưởng->ăn tiền đút lót của phạm nhân

+Huyện trưởng->Chong đèn hút thuốc phiện

->3 gương mặt đại diện cho chính quyền thật thối nát,vô trách nhiệm.Những người có nhiệm vụ bảo vệ luật pháp lại đang vi phạm luật pháp.Mọi người sẽ nhìn như thế nào về chế độ Trung Hoa dân quốc thời Tưởng

2/Thái độ của tác giả:

-Đòn đả kích độc đáo,bất ngờ là ở câu cuối “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”

->Thì ra guồng máy cai trị ở đây là thế:là đánh bạc,là hút thuốc phiện,là bốc lột phạm nhân

-Câu thơ đã xé toang tất cả mọi thái bình giả dối mà thực sự là đại loạn bên trong

-Câu thơ là tiếng cười khảy,tiếng cười lật tẩy chế độ cai trị ở Lai Tân

3/Nghệ thuật:

-Bút pháp châm biếm,đả kích sâu sắc,chua cay->sức chiến đấu cao

-Giọng thơ tự nhiên,có độ nhấn,tạo ấn tượng mạnh mẽ

B.Tố Hữu:Nhớ đồng:

I/Vài nét về bài thơ:

-Được làm khi Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế) 1939

-Nằm trong phần “xiềng xích” của tập Từ ấy

II/Đọc –hiểu văn bản:

1/Nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống bên ngoài:

-Tiếng hò được lặp lại nhiều lần:

“Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Hiu quạnh bên trong một tiếng hò”

“Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh,

Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi.”…

->Tiếng hò lẽ loi,đơn độc giữa trời trưa đã khiến nhân vật trữ tình cảm nhận tất cả sự hiu quạnh và nỗi nhớ da diết đồng quê, cuộc sống bên ngoài nhà tù

Trang 8

Cảm xúc được gợi lên từ tiếng hò đó

là gì?

-Nỗi nhớ quê hương của tác giả thể

hiện ra như thế nào?

-Cảm xúc của em trước nỗi nhớ ấy?

(So sánh với nỗi nhớ của Hàn Mặc

Tử,Huy Cận ,Thâm Tâm )

-Tác giả nhớ về chính mình như thế

nào?Cảm xúc của tác giả qua nỗi

nhớ ấy?

-Học sinh thảo luận nhanh theo

nhóm->Đại diện nhóm trả lời:

Diễn biến tâm trạng của tác giả qua

bài thơ?

-Cảm xúc của bài thơ Nhớ đồng?

-Qua nỗi nhớ-> hiện lên hình ảnh đồng quê:

Cồn thơm;Ruồng tre mát;Ô mạ xanh mơn mởn;Nương khoai ngọt sắn bùi;Những chiều sương phủ bãi đồng;Xóm nhà tranh

thấp;Những lưng cong xuống luống cày;Những bàn tay vãi giống tung trời;Một giọng hò;Mê già xa đơn chiếc đến những linh hồn

đã khuất

->Từ nhớ đồng,nhớ quê hương,đến nhớ con người.Tất cả đều chân thật và đậm tình thương mến.->tình yêu bao la,vô bờ của Tố Hữu -Tố Hữu nhớ những ngày hoạt động tự do của mình:

“Rồi một hôm nào tôi thấy tôi ngát trời ”

->Càng nhớ tới cảnh tự do bao nhiêu,tác giả càng thấy cô đơn của cuộc sống giam cầm bấy nhiêu.Và cũng từ nỗi nhớ ấy ta thấy được niềm say mê lí tưởng,khao khát tự do và sôi nổi hoạt động của chàng trai trẻ Tố Hữu

2/Sự vận động tâm trạng tác giả qua bài thơ:

-“Nhớ đồng” biểu hiện tâm trạng chân thực qua diễn biến tự nhiên,liền mạch:nỗi nhớ bắt đầu từ tiếng hò->tiếng hò gợi tất cả những gì của đồng quê ngoài nhà tù->nỗi nhớ từ hiện tại ngược về quá khứ->trở về hiện tại

-Nhớ đồng quê,con người,nhớ cả chính mình là biểu hiện tình yêu

da diết với cuộc sống bên ngoài.Bao trùm lên cảm xúc ấy là khát vọng tự do,là tình yêu tổ quốc của tác giả

4/Củng cố:

5/Dặn dò

-Phân tích tình cảm yêu thương quê hương,đồng loại của nhà thơ

Tố Hữu qua Nhớ đồng?

-Học bài và xem them một số bài thơ của Tố Hữu

Kí duyệt 24/1/10

ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:

-Nắm một cách vững chắc về kiến thức Đặc điểm loại hình của tiếng Việt đã học trong chương trình -Phân tích và nhận định được tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập

II/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1/Ổn định lớp:

2/Bài mới:

Hoạt động của GV và HS: Yêu cầu cần đạt:

Bt1:Phân tích đặc điểm loại hình

tiếng Việt thể hiện ở những câu sau:

-Ruồi đậu mâm xôi đậu,

Kiến bò đĩa thịt bò

->Học sinh thảo luận và trình bày

trên bảng phụ->cả lớp nhận xét và

Bt1:Đặc điểm loại hình của tiếng Việt:

-Mỗi âm tiết đầu có nghĩa và là một từ đơn

-Từ không biến đổi hình thái:

+Đậu (1) là động từ

+Đậu (2) là danh từ

->Không khác nhau về hình thức

+Bò (1) là động từ

Tuần: 25

Tiết 25

Trang 9

đưa ra đáp án đúng nhất.

Bt2:Trong hai câu Kiều sau đây có

mấy hư từ?

“Nàng rằng: “Thôi thế thì thôi,

Rằng không thì cũng vâng lời rằng

không”

-Học sinh viết một câu tiếng Anh và

dịch nó ra tiếng Việt->Phân tích để

chứng minh Tiếng Việt thuộc loại

hình ngôn ngữ đơn lập,tiếng Anh

thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết?

(GV gọi 3 học sinh lên bảng làm bài

và yêu cầu cả lớp theo giõi,nhận

xét,sửa chữa (nếu cần)

Bt4:Lựa chọn hư từ thích hợp trong

số những hư từ cho dưới đây để điền

vào chỗ trống trong đoạn

thơ:Vẫn,tuy,,dẫu,đã,nhưng)

+Bò (2) là danh từ

->Không có sự thay đổi về hình thức

-Các từ Ruồi,kiến là chủ ngữ nên đặt trước các động từ vị ngữ (đậu 1,bò 1);Các từ đậu 2,bò 2 là phụ ngữ nên đặt sau các từ mâm xôi,đĩa thịt

Bt2:Xác định hư từ trong hai câu thơ:

-Thời Nguyễn Du,từ “rằng” có thể là động từ (nghĩa như từ nói),có thể là hư từ (tương đương từ là)

-Từ thôi” có thể là động từ (ngừng,không tiếp tục làm nữa),và hư từ(một tình thái từ thể hiện thái độ từ chối)

->Do đó,trong câu thơ của truyện Kiều có 7 hư từ:thoi6,thi2,thi2,không1,khong6,rằng3,cũng

Bt3:Phân tích loại hình ngôn ngữ:

-Tiếng Anh:She loves her work verymuch

-Tiếng Việt:Cô ấy yêu công việc của cô ấy rất nhiều

+Câu tiếng Anh có 7 phát âm=5 từ

Câu Tiếng Việt có 10 phát âm=10 từ riêng biệt

+Về hình thức:Câu tiếng Anh:Từ cô ấy ở hai vị trí khác nhau,giữ chứa năng ngữ pháp khác nhau thì khác nhau về hình

thức:She/her

Tiếng Việt từ cô ấy ở hai vị trí khác nhau,chức năng ngữ pháp khác nhau nhưng hình thức không khác nhau

+Tiếng Anh biểu hiện nghĩa bằng thay đổi hình thức từ trong câu, còn tiếng Việt biểu hiện nghĩa bằng các sắp xếp từ theo thứ tự trước sau

Bt4:Điền hư từ thích hợp:

Cuộc đời tuy dài thế, Năm tháng đã qua đi, Như biển kia dẫu rộng, Mây vẫn bay về xa.

4/Củng cố:

5/Dặn dò

-Tìm tòi các ngữ liệu và tập phân tích ngữ liệu để chứng minh ngôn ngữ Việt là ngôn ngữ đơn lập

-Xem lại bài và chuẩn bị bài học mới

VÀI NÉT TÌM HIỂU THÊM VỀ TÁC GIẢ TAGO.

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:

-Hiểu rõ hơn cuộc đời của Tago.Ông là một trong những thiên tài của ấn Độ->thế giới,là

nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại của thế kỉ XX

-Hiểu thêm về bài thơ tình thứ 28-bài thơ tình hay nhất:đúng tâm lí,nguyện vọng của những người đang yêu,đúng đặc trưng tư duy của người ấn Độ

II/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1/Ổn định lớp:

2/Bài mới:

Hoạt động của GV và HS: Yêu cầu cần đạt:

Nhắc lại những hiểu biết về Tago đã

học?

Văn học,nhạc sĩ,họa sĩ,nhà viết

kịch,nhà giáo…

I/Tác giả:

1/Cuộc đời:

-R.Tago là thiên tài của ấn Độ bởi ông có nhiều tài năng mà ít người có->nhân dân Bengan gọi ông là “Bậc thánh sư”

-8 tuổi:làm được nhiều bài thơ hay,13 tuổi có tác phẩm “Bông hoa rừng” được xuất bản->nhiều người mến mộ,khích lệ

Kí duyệt: 1/3/10 Tiết: 26

Tuần: 26

Trang 10

Nhiều người phát ghen.

-Lúc bé ông được sống giữa những

người đầy tớ trong gia đình->vương

quốc những người đầy tớ”->học hỏi

ở họ rất nhiều

Mùa hái quả,trăng non,Người làm

vườn…

-Nhỏ:gắn bó,nhạy cảm với thiên

nhiên

-Lớn:Con người,hãy hòa đồng với

thiên nhiên

-già:thích sống với thiên nhiên

-Sơ kun tơ la (Kalidasa)-Kịch thơ

Thơ Dâng đã phục hưng được truyền

thống con người nhân văn của Ấn

độ

-Tago làm thơ tình trên 50 tuổi,sau

khi Mrinalini Đêvi,vợ yêu dấu của

ông qua đời

-Học sinh đọc lại bài thơ tình 28

“Đôi mắt chúng ta lien kết nhau

trong hòa điệu làm cho chúng ta

hành động được thống nhất”Tago

-Biện pháp nghệ thuật được sử dụng

trong bài thơ?Tác dụng?

-Gia đình:Tago có 14 anh em,đều là nhân tài của ấn Độ,cha là một nhà hoạt động xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến Tago

-Tago có tinh thần tự học và ham mê học hỏi những người xung quanh (người lao động)

-T là nhà nhân đạo chủ nghĩa:yêu thương con người,quan tâm đến tầng lớp cùng đinh nghèo khổ

2/Tư tưởng:

-Gia đình Tago thuộc đẳng cấp Balamon->gia đình chống lại nên

bị đuổi khỏi Balamon->gia đình có nhiều nhân tài->vẫn được kính trọng

-Tago không tin có thượng đế-Tago nhấn mạnh “chỉ có tôn giáo con người”

-Yêu thiên nhiên là nét đặc sắc trong tư tưởng,cá tính củaTago -Tago là người đa cảm,đa sầu,thích trầm ngâm suy tưởng

-Thơ Dâng là kì công thứ 2 trong văn học ấn Độ->được nhận giải thưởng Nobel văn học 1924

II/Tác phẩm:Bài 28-Người làm vườn.

-“Khi Tago có những nỗi buồn lớn,ông đã viết những bài thơ tình đẹp nhất trong ngôn ngữ của chúng tôi”-Người dân ấn Độ

-Bài thơ được cấu trúc theo tư duy hướng nội,ý nghĩa bài thơ theo từng bậc từ thấp tới cao,từ cụ thể tới trừu tượng

-Thơ tình Tago thường gặp hình ảnh “Đôi mắt”,đôi mắt có thể như ánh sáng kì diệu của đất trời chiếu rọi chốn sâu thẳm của trái tim con người

-Chàng trai bày tỏ hết lòng mình->hiến dâng cuộc đời->hiến dâng trái tim

-Nghệ thuật:

+Kết cấu:nếu-chỉ là-nhưng->khẳng định tình yêu,nguyện ước cao

cả của chàng trai

+Thủ pháp ví von,so sánh để khám phá chiều sâu,bến bờ của trái tim

-Sự đối lập tồn tại trong tình yêu->đòi hỏi phải thống nhất,hài hòa->quy luật

4/Củng cố:

5/Dặn dò

-Tìm hiểu thêm một số bài thơ trong tập thơ Người làm vườn,Tặng phẩm của người yêu,Thơ dâng để hiểu rõ hơn về phong cách thơ của Tago

-Học bài và xem bài mới

THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN.

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:

-Nắm vững thao tác lập luận bình luận

-Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận để làm một số bài tập

II/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1/Ổn định lớp:

2/Bài mới:

Hoạt động của GV và HS: Yêu cầu cần đạt:

-Học sinh nhắc lại:khái niệm lập I/Bình luận và tác dụng của bình luận:

Kí duyệt: 8/3/10 Tuần: 27

Tiết 27

Ngày đăng: 02/07/2014, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w