1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG TRONG MP TỌA ĐỘ(CƯC HAY)

1 968 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 32 KB

Nội dung

CÁC BÀI TOÁN VỀ PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNGTRONG MẶT PHẲNGTỌA ĐỘ Buổi 2 GV : Nguyễn Văn Kông – THPT Long Châu sa.. Viết phương trình đường thẳng AC.. Bài toán 3 : Trong mặt phẳng với hệ t

Trang 1

CÁC BÀI TOÁN VỀ PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG

TRONG MẶT PHẲNGTỌA ĐỘ ( Buổi 2 )

GV : Nguyễn Văn Kông – THPT Long Châu sa.

Bài toán 1 : Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho ABC có trọng tâm G( -2 ; 0 ) , biết

phương trình các cạnh AB , AC theo thứ tự là 4x + y + 14 = 0 ; 2x + 5y – 2 = 0 Tìm tọa

độ các đỉnh A , B , C ( Đề thi thử đại học của trường )

Bài toán 2 : Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho ABC có M( 2 ; 0 ) là trung điểm cạnh

AB Đường trung tuyến và đường cao qua đỉnh A lần lượt có phương trình là : 7x – 2y – 3

= 0 và 6x – y – 4 = 0 Viết phương trình đường thẳng AC ( Đề thi ĐH khối D năm 2009 )

Bài toán 3 : Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy cho hình chữ nhật ABCD có điểm I(6;2 )

Là giao điểm của hai đường chéo AC và BD Điểm M( 1 ; 5 ) thuộc đường thẳng AB và trung điểm E của cạnh CD thuộc đường thẳng  : x + y – 5 = 0 Viết phương trình đường thẳng AB ( Đề thi ĐH khối A năm 2009 )

Bài toán 4 : Cho đường thẳng (d) : 3x – 2y + 1 = 0 Lập phương trình đường thẳng  đi qua điểm M( 1 ; 2 ) và tạo với (d) một góc bằng 450

Bài toán 5 : Viết phương trình của đường phân giác của góc nhọn tạo bởi hai đường thẳng:

d1 : x – 2y – 5 = 0 và d2 : 2x – y + 2 = 0

Bài toán 6 : Viết phương trình các cạnh của ABC biết A( 2 ; -4 ) và phương trình các đường phân giác của các góc B , C lần lượt là x + y – 2 = 0 và x – 3y – 6 = 0

Bài toán 7 : Cho các điểm A( 1 ; 0 ) ; B( -2 ; 4 ) ; C( -1 ; 4 ) và D( 3 ; 5 ) Tìm tập hợp các

điểm M sao cho diện tích hai tam giác MAB và MCD bằng nhau

Bài toán 8 : Cho hai điểm A( 2 ; 5 ) , B( - 4 ; 5 ) và đường thẳng  : x – 2y + 3 = 0 Tìm tọa độ các điểm N thuộc  sao cho NA + NB là nhỏ nhất

Bài toán 9 :

a) Cho góc vuông xOy và hai điểm A , C chuyển động theo thứ tự trên Ox , Oy sao cho

OA + OC = b ( b là độ dài cho trước ) Gọi B là đỉnh của hình chữ nhật OABC CMR : Đường thẳng  qua B và vuông góc với đường thẳng AC luôn đi qua một điểm cố định

b) Cho hình vuông ABCD E và F là các điểm xác định bởi BE = 13BC ; CF = - 21 CD , (AE) cắt (BF) tại I CMR : AIC = 900

Bài toán 10 : Xác định m để khoảng cách từ điểm A( 3 ; 1 ) đến đường thẳng :

x + ( m – 1)y + m = 0 là lớn nhất Tìm giá trị lớn nhất đó

Bài toán 11 : Cho điểm A( 1 ; 1 ) Hãy tìm tọa độ điểm B trên đường thẳng y = 3 và điểm

C trên trục hoành sao cho tam giác ABC là tam giác đều

Ngày đăng: 01/07/2014, 23:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w