hướng dẫn sử dụng máy siêu âm hs-4000

18 13.9K 280
hướng dẫn sử dụng máy siêu âm hs-4000

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY SIÊU ÂM HS-4000 Lưu ý khi sử dụng: - Để tăng độ bền của máy và đầu dò, luôn FREEZE máy khi không khám bệnh. Chỉ nhả FREEZE khi sử dụng đầu dò khám bệnh. - Nhớ tắt máy và hoàn toàn ngắt nguồn điện, mỗi khi muốn tháo lắp đầu dò, nếu không sẽ làm hư máy và hư đầu dò. Nhà sản xuất không chịu trách nhiệm bảo hành khi có hư hỏng này xảy ra. Xử lý hình 2D Trình tự thao tác: 1. Mở máy - Ấn và giữ phím ON trên bàn phím - Khi mở máy, máy siêu âm sẽ tự động khởi động chương trình siêu âm (khoảng 45s). Sau đó, máy sẽ hiển thị hình ảnh siêu âm cùng các thông tin khác như: ngày giờ, … trên màn hình - Người sử dụng nhớ FREEZE máy trong lúc chờ khám bệnh nhân khác, chỉ nhả phím FREEZE sau khi mọi việc đã sẵn sàng và đầu dò đặt lên người bệnh nhân. 2. Điều chỉnh màn hình Chọn chế độ Auto trên menu màn hình để màn hình tự điều chỉnh các thông số tối ưu nhất. 3. Nạp tên tuổi bệnh nhân - Bấm phím để vào menu bệnh nhân - Đối với bệnh nhân mới: o Bấm phím F2 để nạp bệnh nhân mới o Điền các thông tin bệnh nhân:  ID: số ID bệnh nhân, máy sẽ tự động điền số vào  Surname: tên bệnh nhân  First name: họ bệnh nhân  DOB: ngày thánh năm sinh bệnh nhân  Giới tính: Male (nam) / Female (Nữ)  LMP: Kỳ kinh cuối nếu là nữ - Đối với bệnh nhân cũ: o Đánh tên bệnh nhân cần tìm vào mục Search o Chọn bệnh nhân cần tìm trong bảng. o Bấm phím F10. 1  4. Chọn kiểu quan sát hình ảnh Tuỳ theo yêu cầu chẩn đóan, bác sĩ sẽ chọn các mode hình ảnh thích hợp. Để đổi mode quan sát, ta phải nhả phím FREEZE cho hình ảnh realtime. Các mode quan sát: B mode (Brightness mode); B|B mode; B|M mode (brightness/moving mode); B|Z mode (brightness/ zoom mode) B mode (brightness mode): khi máy mới mở, kiểu B mode sẽ được tự động mở lên. Trong lúc khám siêu âm, để chọn B mode ta nhấn phím B | B mode: quan sát đồng thời 2 ảnh B mode trên màn hình Để chọn B|B mode ta ấn phím , trên màn hình sẽ chia thành 2 ảnh B: 1 ảnh realtime bên trái và 1 ảnh FREEZE bên phải. Để đổi bên, ta nhấn phím B|Z mode: Để chọn B|Z mode, ta bấm phím Trên màn hình sẽ chia thành 2 ảnh: 1 ảnh B mode bên trái và 1 ảnh zoom bên phải. Dùng trackball để di chuyển vùng cần zoom. Dùng thanh trượt để thay đổi tỉ lệ phóng đại (1.1÷4.4) B|M mode: nhấn phím để quan sát đồng thời 1 ảnh B mode ở bên trai( và 1 ảnh M mode ở bên phải. 5. Điều chỉnh thông số hình ảnh siêu âm: Tùy theo yêu cầu, ta có thể điều chỉnh giá trị các thông số cho thích hợp. a. Điều chỉnh Gain - Gain từng vùng (DGC, STC): Có 6 biến trở dùng để điều chỉnh 6 vùng khác nhau của hình ảnh từ nông đến sâu - Gain chung: Điều chỉnh thường xuyên tùy theo yêu cầu chẩn đoán 2 b. Điều chỉnh các thông số trong Manual Bấm phím số 2 trên bàn phím để điều chỉnh các thông số: Cường độ sóng siêu âm (Acoustic power), độ dãn (dynamic range), gamma curve, đường bờ (edge), độ mịn (soft), tần số (frequency), sự tăng cường (enhancement), chiều rộng màn hình đầu dò (screen width), đổi chiều trên dưới đầu dò (Up/Down inversion), - Cường độ sóng âm (Acoustic power): Trị số từ 20% - 100% Bấm phím F1 để điều chỉnh, mỗi lần bấm trị số thay đổi +10%. - Độ dãn (dynamic range): Trị số từ 35 – 95 dB. Bấm phím F2 để điều chỉnh, mỗi lần bấm trị số thay đổi +10dB. Trị số càng nhỏ càng tương phản nhiều. - Gamma curve: Trị số từ 0-9 Bấm phím F3 để điều chỉnh, mỗi lần bấm trị số thay đổi +1. Điều chỉnh tùy theo yêu cầu chẩn đoán của bác sĩ. - Đường bờ (edge): Trị số từ 0-3 Bấm phím F4 để điều chỉnh, mỗi lần bấm trị số thay đổi +1. Trị số càng lớn đường bờ càng rõ. - Độ mịn (soft): trị số từ 0-4. Bấm phím F5 để điều chỉnh, mỗi lần bấm trị số thay đổi +1. Khám tim: trị số độ mịn là 0 Khám tổng quát: trị số độ mịn từ 1-4. - Tần số (Frequency): điều chỉnh tần số các đầu dò đa tần số Đầu dò Convex 436M: tần số sẽ thay đổi: 2.8 MHz, 3.5MHz, 5MHz. Đầu dò Linear HLS-475M: tần số sẽ thay đổi: 5MHz, 7.5MHz, 10MHz. Khi gắn đầu dò trên vào máy, ta có thể điều chỉnh tần số phát của đầu dò như sau: + Chọn đầu dò tương ứng bằng cách ấn một trong hai phím + Bấm phím F6 để điều chỉnh tần số đầu dò - Enhancement: điều chỉnh chức năng tăng cường hình ảnh Bấm phím F7 điều chỉnh , mỗi lần bấm chức năng tăng cường sẽ thay đổi từ: Standard  Details  Soft  Off. - Chiều rộng màn hình đầu dò (Screen Width): Bấm phím F8 điều chỉnh, mỗi lần bấm màn hình đầu dò sẽ thay đổi từ: Small  Medium  Large. - Đổi chiều trên dưới đầu dò (UP/DOWN inversion) Bấm phím F9 để đổi chiều trên dưới màn hình 3 c. Đổi chiều phải trái đầu dò Bấm phím để đảo chiều phải trái đầu dò: d. Thay đổi độ sâu vùng khảo sát: Trượt thanh như hình vẽ Độ sâu khảo sát thay đổi từ: 30 – 250 mm e. Thay đổi độ rộng focus: Bấm phím để tăng độ rộng vùng cần focus Bấm phím để giàm độ rộng vùng cần focus 6. Nạp ghi chú lên hình ảnh siêu âm - Dời con trỏ đền vùng cần ghi chú - Bấm phím bất kỳ trên bàn phím, màn hình sẽ xuất hiện như sau Lưu ý: Chỉ thực hiện được trong FREEZE mode. 4 7. Chọn bodymark - Bấm phím số 5, menu Bodymark sẽ xuất hiện: - Chọn bodymark cần định vị - Xoay theo góc đặt đầu dò 8. Đo lường các thông số cần thiết a. Đo tổng quát - Bấm phím số 6, menu đo tổng quát xuất hiện - Chức năng các phím đo trong menu: o F1: Đo khoảng cách, đo được 4 kích thước cho mỗi frame hình o F2: Đo chu vi, diện tích o F3: Đo thể tích, đo trên mặt phằng 3 chiều o F4: Đo histogram o F5: Đo góc o F6: Đo góc hip o F7: Đo nhịp tim o F8: Chương trình tim, đo tâm thất trái (LV) - Đo khoảng cách: đo được 4 kích thước cho mỗi frame hình. o Bấm phím F1 5 - Đo chu vi, diện tích: đo theo hình dạng giống ellipse, bất kỳ (trace), hộp (box). Đo được 2 kích thước cho 1 frame hình. o Bấm phím F2 o Chọn hình dạng đo:  Bấm F12  Chọn dạng muốn đo Đo elippse Đo theo vẽ Đo theo hộp - Đo thể tích: o Bấm F3 o Đo 3 kích thước khoảng cách theo chiều dài, chiều rộng, chiều cao trên 2 hình cắt khác nhau, sử dụng B|B mode. - Đo histogram: o Bấm F4 o Chọn dạng muốn đo histogram  Bấm F12  Chọn dạng đo histogram Các thông số thể hiện: 6 N-all : Tổng số lượng dữ liệu trong vùng khảo sát Nmost: Sô lượng dữ liệu cho mức cao nhất Nm/Nall: Tỉ sô giữa 2 thông số trên Lmean: Giá trị trung bình SD: Sai số. - Đo góc, góc hip: o Bấm F5 (F6) o Chọn cách đo góc:  Bấm F12  Chọn cách đo góc Cách đo 1 Cách đo 2 - Đo nhịp tim: o Bật chế độ B|M mode o Freeze máy o Bấm phím F7 o Đo các khoảng cách như hình vẽ - Chương trình tim: (LV) o Bật chế độ B|M mode o Freeze máy o Bấm phím F8 o Đo các khoảng cách như hình vẽ Các thông số chương trình tim: ESD (mm): End-systolic dimension EDD(mm): End-diastolic dimension HR: Heart rate 7 ET: Ejection time ESV (ml): end systolic volume EDV (ml): end diastolic volume SV (ml): stroke volume CO (l/min): cardiac output EF (%): Ejection fraction FS (%): Fractional shortening MSER (ml/s): mean systolic ejection rate MVCF (cir/s): mean velocity of circumferential fiber shortening b. Chương trình sản: - Bấm phím 7 để bật chương trình sản như sau: - Tính tuổi thai nhi o Dựa trên ngày kinh cuối:  Nạp ngày kinh cuối trong phần nạp tên tuổi bệnh nhân  Máy sẽ tự động tính toán tuổi thai và dự kiến ngày sinh EDD (LMP) o Dựa các thông số thai nhi:  Đo đường kính lưỡng đỉnh BPD • Bấm F1 • Đo khoảng cách BPD • Máy sẽ tự động tính tuổi thai và dự kiến ngày sinh  Đo chiều dài đầu mông CRL • Bấm F2 • Đo chìêu dài đầu mông • Máy sẽ tự động tính tuổi thai nhi và dự kiến ngày sinh  Đo chiều dài xương đùi FL: • Bấm F3 • Đo chiều dài FL • Máy sẽ tự động tính tuổi thai nhi và dự kiến ngày sinh  Đo đường kính túi thai GS: • Bấm F8 • Đo đường kính túi thai • Máy sẽ tự động tính tuổi thai nhi và dự kiến ngày sinh - Tính trọng lượng thai nhi o Sử dụng chương trình Tokyo (mặc định) 8 o Bấm phím F10 o Máy sẽ tự động lần lượt hiển thị các thông số thai nhi cần đo là: Đường kính lưỡng đỉnh BPD, Chiều dài xương đùi FL, Đường kính ngang bụng TTD, Đường kính trước sau APTD o Đo đủ 4 thông số trên. máy sẽ tự động tính ra trọng lượng thai nhi Lưu ý: - Để xoá hết các thông số đo ta bấm phím - Để xoá một thông số đo, ta bấm trái chuột vào vung đo cần xóa rồi bấm - Màu vàng : các thông số đã đo. - Màu xanh: các thông số đang đo. 9. Xem loại đoạn Cine vừa làm: a. Xem đoạn Cine: - Thực hiện siêu âm 2D - FREEZE máy - Xoay Gain chung như mô tả sau b. Xem lại 1 frame hình Cine - Rê thanh trượt như hình sau: 9 Xử lý hình 3D Trình tự thao tác:  Khởi động chương trình 3D Đạp công tắc chân  Lấy dữ liệu hình 3D  Xử lý hình 3D  Lưu kết quả  In kết quả 1. Khởi động chương trình 3D - Nhả Freeze máy - Bấm phím 3 2. Lấy dữ liệu hình 3D (Grab 3D) Lấy dữ liệu tạo hình 3D: - Đối với thai nhỏ (<25 tuần): Lắc đầu dò (Fan-like method) - Đối với thai lớn (>25 tuần), lấy hình 3D toàn thân: Kéo đầu dò song song với thai nhi (parallel method): 10 [...]... hình siêu âm 2D: - Lưu hình tĩnh: Chọn hình cần lưu Bấm phím Hình sẽ lưu vào bộ nhớ của máy - Lưu đoạn hình siêu âm (tối đa 255 frame hình): Lấy hình siêu âm Bấm phím ALT + Đoạn Cine sẽ được lưu vào bộ nhớ máy Chuyển đoạn Cine thành phim (AVI) Bấm phím 16 Chọn đoạn Cine vừa lưu (có dấu mũi tên xanh ở bên trái) Bấm phím F3  chọn YES Đoạn Cine sẽ được chuyển thành dạng phim AVI 2 Lưu hình siêu âm 3D:... cần lưu Bấm phím Hình sẽ lưu vào bộ nhớ của máy Lưu ý: Nếu chưa đăng ký tên bệnh nhân (phần nạp tên tuổi bệnh nhân), tất cả dữ liệu lưu (hình ảnh + thông số đo + đoạn phim) sẽ bị XÓA sau khi tắy máy 3 Chép ra ổ CD hay USB Bấm phím Chọn dữ liệu cần chép Bấm F2 Chọn đĩa E (ổ CD) hay đĩa F (ổ USB) Chọn Save Dữ liệu sẽ được chép ra ổ CD hay USB In kết quả 1 Chọn máy in: - bấm F12 - Chọn ô Configuration phía... CD hay USB In kết quả 1 Chọn máy in: - bấm F12 - Chọn ô Configuration phía trên, màn hình sẽ xuất hiện như sau: o Chọn Video printer: nếu là máy in nhiệt 17 o Chọn PC printer: Chọn loại máy in vi tính 2 Thực hiện lệnh in: - Chọn hình cần in - Bấm phím Lưu ý: Máy sẽ in giống những gì thể hiện trên màn hình (từ màu sắc đến các thông số) 18 ...Chỉnh sửa vùng dữ liệu tạo hình 3D Ảnh hưởng vùng tạo hình (ROI:Region of interest): Điều chỉnh vùng tạo hình (adjust ROI) 11 Điều chỉnh đường cắt (Cutting line) Mở đường cắt và xác định đường cắt: Nhấp trái . HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY SIÊU ÂM HS-4000 Lưu ý khi sử dụng: - Để tăng độ bền của máy và đầu dò, luôn FREEZE máy khi không khám bệnh. Chỉ nhả FREEZE khi sử dụng đầu dò khám bệnh. - Nhớ tắt máy. siêu âm sẽ tự động khởi động chương trình siêu âm (khoảng 45s). Sau đó, máy sẽ hiển thị hình ảnh siêu âm cùng các thông tin khác như: ngày giờ, … trên màn hình - Người sử dụng nhớ FREEZE máy trong. kết quả 1. Lưu hình siêu âm 2D: - Lưu hình tĩnh: Chọn hình cần lưu Bấm phím Hình sẽ lưu vào bộ nhớ của máy - Lưu đoạn hình siêu âm (tối đa 255 frame hình): Lấy hình siêu âm Bấm phím ALT + Đoạn

Ngày đăng: 01/07/2014, 21:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan