Xám Tiếp cận phạm vi cho cài đặt các hộp đo, cổng Xanh sẫm Giữ nguyên màn hình hiển thị dạng sóng cho đến khi ấn FREEZE lần nữa Màu tía Lưu các phép đo, thông số cài đặt, và A-scan của t
Trang 2Mục lục
BẢO HÀNH THIẾT BỊ 5
1 Lời giới thiệu 5
1.1 Mô tả sản phẩm 5
1.2 Về tài liệu này 6
1.3 Vài lời với độc giả 6
1.4 Các nét đặc trưng bên ngoài của Epoch XT 6
2 Các tính năng vật lý của thiết bị 7
2.1 Kết nối đầu dò 7
2.2 Cổng vào/ra của phần cứng tùy chọn 7
2.3 Giá đỡ/tay sách 7
2.4 Quai đeo tay hai hướng 7
2.5 Cửa và khoang chứa pin 7
2.6 Cửa kết nối chức năng 7
2.7 Các vòng đệm miếng đệm và màng làm kín 7
2.8 Quai đeo thiết bị trên ngực 7
2.9 Bảo vệ màn hình 8
2.10 Thỏa mãn yêu cầu IP 67 8
3 Nguồn cung cấp cho thiết bị 8
3.1 Sử dụng nguồn điện 8
3.2 Sử dụng nguồn pin 8
3.3 Thời gian hoạt động của pin 8
3.4 Thay pin 8
3.5 Nạp pin 9
3.6 Sử dụng pin kiềm loại C 9
4 Các hoạt động cơ bản 9
4.1 Khởi động thiết bị 9
4.2 Bàn phím 9
4.2.1 Điều chỉnh sử dụng phím nhập và các phím điều chỉnh 9
4.2.2 Sự điều chỉnh tiếp cận trực tiếp bằng các phím thông số và phím F 10
4.2.3 Nhập trực tiếp giá trị các thông số 10
4.3 Tóm tắt các chức năng trên bàn phím 10
4.4 Sắp xếp màn hình 15
4.4.1 Màn hình đầy đủ 15
4.4.2 Màn hình chia 16
4.4.3 Các ký hiệu hiển thị trên màn hình 17
4.5 Sử dụng menu 17
4.6 Menu cài đặt thiết bị 17
4.6.1 Nhóm thông số chung 17
4.6.2 Nhóm các thông số có thể điều chỉnh được 17
4.6.3 Nhóm các thông số trạng thái 18
4.7 Menu thiết lập màn hình hiển thị 18
4.7.1 Điều khiển màu sắc 19
4.7.2 Điều khiển A-scan 19
Trang 34.8 Menu thiết lập phép đo 20
4.8.1 Các phép đo của EPOCH XT 20
4.8.2 Kiểm soát phép đo 20
4.8.3 Kiểm soát các cổng 21
4.8.4 Kiểm soát các tính năng tùy chọn 22
5 Điều chỉnh bộ thu/phát xung 22
5.1 Độ nhạy hệ thống (khuếch đại) 22
5.2 Sử dụng tính năng AUTO-XX% 22
5.3 Thiết lập độ nhạy đối chứng và độ nhạy quét 22
5.4 Điều chỉnh bộ phát xung 23
5.4.1 Tần số phát xung lặp lại 23
5.4.2 Sự lựa chọn tần số bộ phát xung (độ rộng xung) 23
5.4.3 Năng lượng phát xung 23
5.4.4 Sự suy giảm giao động 23
5.4.5 Chế độ kiểm tra 23
5.5 Điều chỉnh bộ thu 24
5.5.1 Bộ lọc số 24
5.5.2 Chỉnh lưu sóng 24
5.6 Thiết lập lọc theo ý muốn 24
6 Sử dụng các chức năng đặc biệt cho dạng sóng 24
6.1 Thải loại 24
6.2 Nhớ đỉnh xung 25
6.3 Chức năng giữ đỉnh xung: 26
6.4 Đóng băng màn hình 26
7 Cổng 26
7.1 Xác định vị trí của cổng 1 và 2 26
7.2 Các chế độ đo cổng 26
7.3 Đọc các giá trị đo chiều dày 26
7.4 Đo chiều dày với chế độ đo từ xung phản xạ tới xung phản xạ 27
7.5 Xác định vị trí khuyết tật với đầu dò góc 27
7.6 Đo biên độ tín hiệu 28
7.7 Hoạt động với chế độ thời gian truyền âm 29
7.8 Sử dụng tính năng phóng to 29
7.9 Cảnh báo cổng 29
7.9.1 Các cảnh báo ngưỡng 29
7.9.2 Cảnh báo chiều sâu nhỏ nhất 30
7.9.3 Cảnh báo chiều sâu nhỏ nhất với một cổng 30
7.9.4 Cảnh báo chiều sâu thấp nhất với cổng 2 30
7.9.5 Lưu trữ trạng thái cảnh báo 30
8 Chuẩn EPOCH XT 30
8.1 Các bước chuẩn bị 30
8.2 Chuẩn với đầu dò thẳng 31
8.3 Chuẩn với đầu dò trễ 32
8.4 Chuẩn với đầu dò kép 34
8.5 Chuẩn với đầu dò góc 35
Trang 48.5.1 Xác định điểm ra của chùm tia 36
8.5.2 Kiểm tra góc khúc xạ 37
8.5.3 Chuẩn dải 38
8.5.4 Chuẩn độ nhạy 39
9 Quản lý dữ liệu ghi 40
9.1 Khả năng lưu giữ dữ liệu 41
9.2 Menu dữ liệu đã ghi 42
9.2.1 Tạo file dữ liệu 42
9.2.2 Loại file dữ liệu 43
9.2.3 Mở File 43
9.2.4 Lưu File dữ liệu 44
9.2.5 Xem và đánh giá File 45
9.2.6 Gọi lại các cài đặt (Hiệu chuẩn) 48
9.3 Báo cáo 49
9.3.1 Cài đặt nhãn Báo cáo 49
9.3.2 In 50
9.3.3 Cài đặt lại thiết bị 51
10 Tuỳ chọn điều chỉnh Hệ số khuyếch đại 53
10.1 Hệ số khuyếch đại điều chỉnh đường cong- Cũng được gọi là “Hệ số khuyếch đại DAC” hoặc “Hệ số khuyếch đại TVG” 54
10.2.7 Bổ chính chuyển đổi 55
10.2.8 JIS DAC 55
10.2.9 Tuỳ chọn đường cong chuẩn DAC 20%–80% 56
10.2.10 Tuỳ chọn đường cong DAC 57
10.2.11 Tuỳ chọn bảng TVG 59
10.2.12 Cài đặt bảng TVG 60
10.3 DGS/AVG 63
10.3.1 Mô tả 63
10.3.2 Kích hoạt tuỳ chọn 63
10.3.3 Đo sự suy giảm tương đối 67
10.4 AWS D1.1/D1.5 68
10.4.1 Tổng quan 68
10.4.2 AWS D1.1 và EPOCHXT 68
10.4.3 Sử dụng phần mềm AWS D1.1 69
Trang 5OLYMPUSNDT đảm bảo thiết bị được sản xuất ra không có khuyết tật nào trong vật liệu chế tạo và tay nghề của công nhân trong suốt quá trình bảo hành 1 năm kể từ ngày giao hàng Điều khoản bảo hành chỉ áp dụng đối với các thiết bị được sử dụng đúng cách như trong hướng dẫn sử dụng và không phụ thuộc vào bất cứ sự lạm dụng nào, bất cứ những nỗ lực sửa chữa hoặc bổ sung không được uỷ quyền nào Trong suốt quá trình bảo hành, trách nhiệm OLYMPUSNDT bị giới hạn trong việcsửa chữa hoặc thay thế các phần bị hỏng theo quyền của họ OLYMPUSNDT không bảo hành thiết bị EPOCH XT cho những mục đích sử dụng thiết bị vào những ứng dụng đặc biệt nào OLYMPUSNDT không có trách nhiệm pháp lý đối với những hậu quả hoặc tai nạn ngẫu nhiên nào bao gồm phá huỷ tài sản hoặc làm thương tổn về mặt con người Thời gian bảo hành tiêu chuẩn là 01 năm
Điều khoản bảo hành không bao gồm đầu dò, cáp đầu dò, pin hoặc các kết cấu liên kết chặt chẽ Khách hàng sẽ phải duy trì điều kiện của các mối nối và liên kết Khách hàng phải thanh toán các chi phí vận chuyển tới nhà máy của OLYMPUSNDT cho việc sửa chữa OLYMPUSNDT sẽ thanh toán các chi phí gửi trả lại thiết bị Đối với những thiết bị không nằm trong điều khoản bảo hành, khách hàng phải thanh toán toàn bộ chi phí vận tải gửi đi và nhận về
1 Lời giới thiệu
1.1 Mô tả sản phẩm
EPOCH XT là thế thệ thiết bị siêu âm kỹ thuật số cầm tay đầy đủ các tính năng, gọn nhẹ Thiết bị bao gồm các tính năng ưu việt, dải đo rộng và linh hoạt, độ phân giải phép đo tuyệt vời, màn hình màu tinh thể lỏng, và giao diện thân thiện với người sử dụng EPOCH XT là thiết bị hoàn toàn mới và hơn hẳn cácdòng EPOCH trứơc đây về hiệu suất, độ bền và các tính năng nổi bật như:
• Vỏ máy đạt chuẩn IP 67 về chống chịu các tác động của môi trường
• Đạt chuẩn EN12668-1
• Bộ phát xung vuông ưu việt nhất « PerfecSquare Pluser Technology » - Thiết bị điện tử sẽ kiểm soát bộ phận lái và dẫn hướng của bộ phát xung để có độ rộng xung chính xác và độ phân giải gần bề mặt tối ưu trong khi vẫn duy trì năng lượng thấm sâu trong vật liệu của bộ phát xung vuông
• 100% kỹ thuật số, bộ thu nhận với dải thu linh hoạt cao cùng phần mềm TVG chưa từng có
• Lọc kỹ thuật số: Băng thông rộng, băng thông hẹp và lọc High-pass cho những ứng dụng linh hoạt
• 5 giá trị đo tuỳ chọn cho các phép đo về thời gian và biên độ ở cả hai Gate
Trang 6• Phương pháp điều chỉnh nhanh các tham số cho phép tối ưu hiệu suất làm việc của các kỹ thuật viên
• Bộ ghi dữ liệu lớn cho phép người vận hành sử dụng các định dạng đo chiều dày ăn mòn
• Cổng USB khách cho phép truyền dữ liệu tốc độ cao tới máy tính
• Cổng USB chủ cho phép in và lưu trữ dữ liệu vào các thiết bị lưu trữ
• Cổng I/O cho phép kết nối cảnh báo, bộ enconder
• Chúng tôi đề nghị người sử dụng nên đọc toàn bộ các thông tin trên ít nhất một lần để họ có thể hình dung ra sản phẩm và các cách sử dụng thiết bị thực tế
1.2 Về tài liệu này
Tài liệu này là cách hướng dẫn sử dụng EPOCH XT Nó mô tả các tác vụ và hoạt động của EPOCH
XT Những tác vụ bao gồm:
• Nguồn điện
• Quản lý các hoạt động cơ bản của thiết bị
• Điều chỉnh bộ phát thu xung
• Quản lý các chức năng dạng sóng đặc biệt
• Sử dụng Gate
• Hiệu chuẩn EPOCH XT
• Quản lý bộ ghi dữ liệu và các chức năng kết nối
• Sử dụng các phần mềm tuỳ chọn
1.3 Vài lời với độc giả
Tài liệu này hướng tới các kỹ sư sử dụng EPOCH XT OLYMPUSNDT khuyến cáo tất cả các kỹ sư vận hành phải có những hiểu biết về nguyên tắc và giới hạn của kiểm tra siêu âm Chúng tôi sẽ không
có trách nhiệm với những lỗi trong quy trình hoạt động hoặc trong giải thích kết quả kiểm tra Chúng tôi khuyến các các kỹ sư vận hành nên tham dự các khoá đào tạo phù hợp trước khi sử dụng thiết bị này OLYMPUS NDT có tổ chức các khoá đào tạo từ Level I, Level II, đo chiều dày bằng siêu âm, định dạng và kích cỡ Mọi thông tin liên quan đến các khoá đào tạo, vui lòng liên lạc với OLYMPUS NDT để biết thêm chi tiết
1.4 Các nét đặc trưng bên ngoài của Epoch XT
EPOCH XT có rất nhiều các đặc tính vật lý hoàn toàn mới hoặc được nâng cấp lên từ dòng EPOCH Những đặc trưng này rất quan trọng với kỹ sư vận hành trong việc sử dụng và bảo dưỡng thiết bị Chương này bao gồm những chủ đề sau:
Trang 7• Đạt chuẩn Môi trường IP67
2 Các tính năng vật lý của thiết bị
2.1 Kết nối đầu dò
EPOCH XT được cung cấp với đầu cắm đầu dò dạng BNC hoặc LEMO to Dạng kết nối đầu dò được chọn khi đặt thiết bị Nếu cần thiết có thể thay đổi dạng kết nối đầu dò tại nhà máy với chi phí nhỏ Trong khi việc lựa chọn dạng kết nối đầu dò dựa trên sở thích của người sử dụng, điều quan trọng cần phải chú ý là hiệu suất của hai dạng kết nối là không bằng nhau Kết nối dạng BNC được gắn kín Chỉ EPOCH XT với dạng kết nối BNC được chứng nhận thỏa mãn yêu cầu IP 67, còn với dạng kết nối LEMO thì không
2.2 Cổng vào/ra của phần cứng tùy chọn
Các thiết bị EPOCH XT sẵn có Cổng vào/ra của phần cứng tùy chọn 16 chân sát với lỗ cắm đầu dò
2.3 Giá đỡ/tay sách
Giá đỡ/tay sách của EPOCH XT được thiết kế mới: nhẹ, chịu va đập, bền, dễ điều chỉnh Nó có thể tháo ra nếu không cần thiết
2.4 Quai đeo tay hai hướng
Với thiết kế Quai đeo tay hai hướng, thiết bị có thể cầm bằng tay trái hoặc tay phải
2.5 Cửa và khoang chứa pin
Cửa được thiết kế cho phép tiếp cận khoang pin mà không cần dụng cụ nào Đó là hai nút tháo nhanh trên cửa (bên trái khi ta nhìn đằng sau thiết bị) Để mở cửa cần phải ấn các nút đó và nhả ra, sau đó cửa có thể trượt ra sang bên trái Thiết bị được thiết kế chấp nhận 3 loại pin: Lithium Ion, Nickel Metal Hydride, hoặc pin kiềm loại C
2.6 Cửa kết nối chức năng
Phía dưới bên phải của thiết bị là cửa che tất cả các dạng kết nối chức năng: đầu vào của chuyển đổi
Trang 82.9 Bảo vệ màn hình
Tất cả các thiết bị khi suất xưởng đều được dán tấm plastic trong để bảo vệ màn hình Nên để tấm bảo
vệ màn hình đó khi sử dụng
2.10 Thỏa mãn yêu cầu IP 67
3 Nguồn cung cấp cho thiết bị
3.1 Sử dụng nguồn điện
Thiết bị có thể sử dụng nguồn điện thông qua bộ nạp/chuyển đổi (P/N: EP4/MCA) Bộ nạp này có thể hoạt động với điện áp từ 100-120 hoặc 200-240 VAC và tần số 50-60 Hz
Để sử dụng nguồn AC cần theo các bước sau:
1 Nối cáp nguồn vào bộ nạp/chuyển đổi và vào nguồn điện thích hợp
2 Mở cửa kết nối chức năng bên phải thiết bị
3 Nối cáp nguồn ra DC từ bộ nạp vào jack cắm đầu vào nạp/chuyển đổi AC (điểm kết nối trên cùng)
từ 5 đến 10 phút
3.3 Thời gian hoạt động của pin
Thời gian hoạt động của pin phụ thuộc vào loại pin đang sử dụng, tuổi của pin và sự cài đặt của thiết
Trang 93.5 Nạp pin
Pin có thể nạp trong thiết bị nhờ bộ nạp EP4/MCA hoặc nạp ngoài sử dụng bộ nạp EPXT-EC
Để nạp pin ở trong, phải mở cửa kết nối chức năng và cắm vào bộ nạp EP4/MCA Pin sẽ được nạp khi thiết bị bật hoặc tắt, nhưng tốc độ nạp sẽ chậm hơn nếu thiết bị bật
Khi thiết bị nối với nguồn AC và được bật lên, chỉ thị pin sẽ được hiển thị bằng biểu tượng tia chớp thay cho chỉ thị tiêu chuẩn 5 thanh biểu thị thời gian hoạt động còn lại của pin
Nếu pin sử dụng hằng ngày (hoặc thường xuyên), hãy nối thiết bị với bộ nạp khi không sử dụng Bất
cứ khi nào có thể, nên nối pin với bộ nạp (qua đêm hoặc cuối tuần) để pin được nạp đầy 100% Khi pin đã sử dụng hết cần nạp sớm nhất có thể Bảo quản pin ở nơi khô mát Tránh để pin lâu dưới ánh nắng mặt trời hoặc ở những nơi quá nóng Khi bảo quản, pin phải được nạp ít nhất hai tháng 1 lần
3.6 Sử dụng pin kiềm loại C
Tất cả các EPOCH XT đều có các điểm tiếp xúc âm và dương trong khoang pin để sử dụng pin kiềm tiêu chuẩn loại C Loại pin này không thể nạp với EP4/MCA
EPOCH XT tự động nhận biết pin kiềm đang sử dụng Không cần sự cài đặt hoặc điều chỉnh đặc biệt nào
Các chức năng của bàn phím được nhóm và mã hóa bằng màu sắc theo chức năng Phần lớn các thông
số cài đặt của thiết bị có thể tiếp cận bằng cách ấn phím tương ứng hoặc ấn 2ndF và phím tương ứng Các phím thường sử dụng nhất trên bàn phím được bố trí theo nhóm gần ngón tay cái trái của người
Trang 10Mỗi thông số cài đặt có thể điều chình bằng các phím ← và → hoặc ↑ và ↓ Đối với phần lơn các thông số, ← và → cung cấp sự chỉnh tinh và hoặc ↑ và ↓ để chỉnh thô
4.2.2 Sự điều chỉnh tiếp cận trực tiếp bằng các phím thông số và phím F
Phần lớn các thông số sử dụng có các phím xác định riêng hoặc vị trí chức năng thứ hai trên bàn phím của thiết bị Những phím này cho phép tiếp cận trực tiếp đến thông số cần thiết
Khi thông số đã được chọn, giá trị của nó có thể điều chỉnh bằng cách sử dụng các phím điều chỉnh như mô tả ở phần 4.2.1 hoặc sử dụng các phím chức năng F1-F5
4.2.3 Nhập trực tiếp giá trị các thông số
Tính năng nay được sử dụng khi đã biết chính xác giá trị của thông số lựa chọn Để thực hiện việc nhập giá trị trực tiếp cần phải ấn phím thông số thích hợp, ấn phím ALPHA/NUM, nhập giá trị thông
Trang 11Bàn phím quốc tế
Các phím bấm
Tiếng Anh Quốc tế Màu sắc Chức năng
Xanh sẫm Điều chỉnh độ nhạy của hệ thống
Xanh sẫm Khóa mức độ nhạy đối chứng và cho phép sử
Trang 12Xám Tiếp cận phạm vi cho cài đặt các hộp đo, cổng
Xanh sẫm Giữ nguyên màn hình hiển thị dạng sóng cho
đến khi ấn FREEZE lần nữa
Màu tía Lưu các phép đo, thông số cài đặt, và A-scan
của thiết bị vào file và ID đã chọn
Màu tía Phím với mục đích chung là đưa về màn hình đo
thực tại Cũng có thể sử dụng để thoát khỏi menu và để chấp nhận sự điều chỉnh thông số
Màu tía Chuyển từ một thông số sang thông số tiếp theo
và cũng chấp nhận sự điều chỉnh thông số
Đỏ Phím cổng cho phép điều khiển cả hai cổng trên
màn hình
Đỏ Cảnh báo cổng kích hoạt ngưỡng hoặc cảnh báo
chiều sâu nhỏ nhất cho cả hai cổng
Trang 13Da cam Chuyển giữa các thông số thu
Đỏ Chức nang nhớ đỉnh cho phép liên tục thu nhận
dữ liệu đường bao của xung với dạng sóng
Đỏ Chức năng giữ đỉnh: cho phép giữ A-scan trong
khi đang xem dạng sóng trực tiếp trên đầu của A-scan đang được giữ
Vàng Khởi động tính năng chuẩn tự động của thiết bị
Vàng Bù 0 điều chỉnh vị trí điểm không được chuẩn
của thiết bị
Vàng Phóng to đến chiều rộng của cổng
Vàng Điều chỉnh vận tốc âm trong vật liệu của thiết bị
Vàng Thải loại tuyến tính
Trang 14Vàng Điều chỉnh dải của thiết bị theo giá trị vận tốc
âm
Vàng Trễ màn hình mà không ảnh hưởng đến bù 0 đã
chuẩn
Vàng Điều chỉnh góc khúc xạ trong vật liệu kiểm tra
Sử dụng cho tính toán đường truyền âm theo góc
Vàng Điều chỉnh cài đặt chiều dày chi tiết Sử dụng
cho tính toán đường truyền âm theo góc
Xanh sẫm Cho phép nhập bằng tay hoặc điều chỉnh ID
trong file đang hiện hành
Xanh sẫm Tiếp cận bộ ghi dữ liệu của thiết bị
Xanh sẫm Bắt đầu nhập giá trị thông số trên màn hình trực
tiếp
Trang 15Xanh sẫm Cho phép in trực tiếp đến máy in tương thích
Màn hình chính của thiết bị có thể hiển thị ở hai chế độ - Màn hình A-scan chia và đầy đủ Trên màn hình chia được hiển thị đồng thời A-scan trực tiếp, phép đo, và tất cả các thông số cài đặt Màn hình đầy đủ hiển thị A-scan rộng, các phép đo, và các thông số đang hoạt động (dựa trên lựa chọn của người sử dụng)
4.4.1 Màn hình đầy đủ
Màn hình đầy đủ hiển thị A-scan rộng, độ phân giải cao, có tới 5 phép đo do người sử dụng chọn, thông tin gốc thời gian, khuếch đại, vận tốc, và các thông số đang hoạt động được người sử dụng lựa chọn
Phía trên của màn hình
• Tên file, ID, các số đo, chỉ thị về pin, và đơn vị đo luôn luôn hiển thị
Trang 16• Hộp các giá trị đo do người sử dụng lựa chọn
• Giữa màn hình:
• Hình ảnh dạng sóng A-scan
• Lưới chia ô hiện thị sau A-scan Người sử dụng có thể chọn chế độ hiển thị lưới chia ô
• Biểu tượng cổng đo bên phải thể hiện chế độ đo cho mỗi cổng và nhấp nháy khi cảnh báo bị kích hoạt
• Cũng ở bên phải và ở dưới biểu tượng cổng đo còn có các ký hiệu biểu thị các trạng thái khác nhau
• Phía dưới màn hình;
• Trễ và dải luôn xuất hiện dưới A-scan
• Khuếch đại và vận tốc luôn được hiển thị
• Các chức năng đang hoạt động
• Các giá trị định trước cho thông số của thiết bị đã lựa chọn được hiển thị phía dưới cùng của màn hình
4.4.2 Màn hình chia
Màn hình chia hiển thị dạng sóng thu nhỏ cùng với tất cả các thông số cài đặt Màn hình này hữu ích khi thiết lập thiết bị ban đầu vì nó giúp cho kiểm tra nhanh tất cả các thông tin cài đặt và cho phép điều chỉnh nhanh trong khi vẫn quan sát A-scan trực tiếp
Các thông số cài đặt thiết bị được sắp xếp làm 3 cột chính Cột bên trái bao gồm các giá trị chuẩn thiết
bị Cột ở giữa bao gồm các giá trị về phát xung và có thể tiếp cận trực tiếp bằng cách sử dụng phím PULSER Cột bên phải bao gồm các thông tin về thu xung và có thể tiếp cận trực tiếp bằng cách sử
Trang 174.4.3 Các ký hiệu hiển thị trên màn hình
Có 3 menu thiết lập trong EPOCH XT cho phép tiếp cận nhanh các chức năng cài đặt quan trọng của thiết bị
4.6 Menu cài đặt thiết bị
Menu cài đặt thiết bị của EPOCH XT có các chức năng sử dụng để cài đặt thiết bị theo yêu cầu cục bộ
và dựa trên sở thích của người sử dụng Menu này cho phép khóa các chức năng của thiết bị nếu yêu cầu, kiểm tra trạng thái thiết bị
Trong menu này có 4 nhóm thông số riêng lẻ
4.6.1 Nhóm thông số chung
4.6.2 Nhóm các thông số có thể điều chỉnh được
Trang 184.6.3 Nhóm các thông số trạng thái
4.7 Menu thiết lập màn hình hiển thị
Menu thiết lập màn hình hiển thị bao gồm các chức năng để điều khiển sự hiển thị
Trang 194.7.1 Điều khiển màu sắc
Nhóm chức năng này cho phép xác lập độ sáng màn hình và để chọn sự phối hợp màu sắc cho thiết bị Chú ý: độ sáng của màn hình có thể ảnh hưởng lớn đến thời gian hoạt động của pin Giá trị độ sáng mặc định là 50%
4.7.2 Điều khiển A-scan
Nhóm các thông số này sử dụng để thay đổi sự hiển thị của A-scan để thỏa mãn yêu cầu của ứng dụng hoặc sở thích của người sử dụng
Trang 204.8 Menu thiết lập phép đo
Menu này cho phép người sử dụng lựa chọn phương pháp thực hiện và dạng hiển thị các phép đo Sử dụng menu này để chọn chế độ đo nào hiển thị cho ứng dụng yêu cầu, chọn phương pháp để các cổng thực hiện phép đo, và thiết lập các tính năng như DAC/TVG …
4.8.1 Các phép đo của EPOCH XT
EPOCH XT có thể hiển thị tới 5 giá trị đo trên màn hình trực tiếp Người sử dụng có thể chọn phép đo nào hiển thị trong mỗi vị trí giá trị đo Các vị trí giá trị đo được hiển thị dưới đây:
4.8.2 Kiểm soát phép đo
Sử dụng nhóm điều khiển trên để chọn phép đo cần hiển thị và hiển thị ở vị trí nào trên màn hình trực tiếp
Trang 21Nhóm điều khiển ở dưới có các cài đặt ảnh hưởng đến phép đo
4.8.3 Kiểm soát các cổng
Nhóm kiểm soát các cổng cho phép thiết lập các chế độ đo cho cổng 1 và cổng 2 Hai cổng này có thể
sử dụng độc lập
Trang 224.8.4 Kiểm soát các tính năng tùy chọn
Cho phép người sử dụng thiết lập các tính năng và sự lựa chọn phần mềm như DAC/TVG, DGS/AVG, và AWS D1.1/D1.5
5 Điều chỉnh bộ thu/phát xung
5.1 Độ nhạy hệ thống (khuếch đại)
Để điều chỉnh độ nhạy, thực hiện các bước sau
1 Ấn phím GAIN
2 Sử dụng một trong ba phương pháp để điều chỉnh độ khuếch đại
• Các phím mũi tên: lên và xuống để chỉnh thô, trái và phải để chỉnh tinh
• Các phím chức năng – sử dụng luôn các giá trị xác định sẵn
• Nhập trực tiếp
5.2 Sử dụng tính năng AUTO-XX%
Thiết lập mặc định của AUTO-XX% trong EPOCH XT là 80% chiều cao cả màn hình Người sử dụng
có thể điều chỉnh giá trị đó để thỏa mãn yêu cầu của ứng dụng Để đơn giản AUTO-XX% được mô tả như AUTO-80%
Tính năng này được sử dụng để điều chỉnh nhanh độ khuếch đại để đưa đỉnh xung nằm trong phạm vi cổng lên 80% màn hình Có thể sử dụng tính năng này ở cổng 1 hoặc cổng 2
Để sử dụng AUTO-80% với cổng 1, thực hiện theo các bước sau:
5.3 Thiết lập độ nhạy đối chứng và độ nhạy quét
Để thiết lập độ nhạy hệ thống hiện hành như độ nhạy đối chứng, ấn phím 2ndF, GAIN (REF) Nó hữu ích cho các công việc kiểm tra mà chúng yêu cầu thiết lập mức khuếch đại đối chứng và sau đó cộng vào hoặc trừ đi độ nhạy quét
Trang 235.4 Điều chỉnh bộ phát xung
5.4.1 Tần số phát xung lặp lại
Tần số phát xung lặp lại (PRF) là phép đo tần suất đầu dò được tạo xung bởi mạch điện tử trong thiết
bị PRF được điều chỉnh dựa trên phương pháp kiểm tra hoặc hình dạng của chi tiết kiểm tra Đối với chi tiết với đường truyền âm dài thì cần thiết giảm PRF để tránh ảnh hưởng cuốn xung quanh gây ra những tín hiệu nhiễu trên màn hình Đối với ứng dụng quét nhanh, thường sử dụng PRF cao để đảm bảo khuyết tật nhỏ được phát hiện khi đầu dò dịch chuyển trên chi tiết kiểm tra
EPOCH XT cho phép điều chỉnh PRF từ 10 Hz đến 1000 Hz theo bước 10 Hz và 50 Hz
5.4.2 Sự lựa chọn tần số bộ phát xung (độ rộng xung)
Sự lựa chọn này nhằm mục đích chỉnh bộ phát xung vuông để đạt được hiệu suất cao nhất của đầu dò đang sử dụng Nói chung, hiệu quả cao nhất đạt được bằng cách chỉnh tần số phát xung gần nhất có thể với tần số trung tâm của đầu dò
5.4.3 Năng lượng phát xung
EPOCH XT cho phép điều chỉnh năng lượng phát xung từ 50V đến 475V theo bước 25V Sự linh hoạt trong điều chỉnh giúp cho việc chỉ sử dụng mức năng lượng cần thiết để thực hiện kiểm tra trong khi vẫn cung cấp bộ phát xung năng lượng lớn cho các vật liệu khó kiểm tra nhất
Để tuổi thọ của pin và đầu dò cao nhất nên sử dụng mức năng lượng thấp hơn khi ứng dụng cho phép Phần lớn các ứng dụng, mức năng lượng cần thiết không quá 200V
5.4.4 Sự suy giảm giao động
Điều khiển sự suy giảm giao động để tối ưu hình dạng sóng để có phép đo độ phân giải cao Các mức suy giảm giao động: 50, 63, 150 400 Ω
Để chọn mức suy giảm thực hiện các bước sau:
1 Ấn phím PULSER để tiếp cận thông số suy giảm
2 Sử dụng các phím chức năng để tiếp cận trực tiếp hoặc các phím mũi tên lên và xuống để lướt qua 4 lựa chọn
5.4.5 Chế độ kiểm tra
EPOCH XT có thể hoạt động trong 3 chế độ: Chế độ xung phản xạ, chế độ truyền qua, chế độ kép
Để chọn chế độ kiểm tra thực hiện các bước sau:
1 Ấn phím PULER để tiếp cận thông số chế độ đo
2 Sử dụng các phím chức năng để tiếp cận trực tiếp hoặc các phím mũi tên lên và xuống để lướt qua 3 lựa chọn
Trang 24Thực hiện các bước sau để chọn chế độ chỉnh lưu:
1 Ấn phím RECEIVER một lần để hiển thị chỉnh lưu hiện hành Nó được đánh dấu và hiển thị phía dưới màn hình
2 Sử dụng các phím chức năng để tiếp cận trực tiếp hoặc các phím mũi tên lên và xuống để lướt qua 3 lựa chọn
5.6 Thiết lập lọc theo ý muốn
6 Sử dụng các chức năng đặc biệt cho dạng sóng
6.1 Thải loại
Chức năng của thải loại là giảm thiểu các tín hiệu không mong muốn, biên độ thấp Chức năng thải loại là tuyến tính và có thể điều chỉnh từ 0% đến 80% chiều cao màn hình Tăng mức thải loại không ảnh hưởng đến biên độ của những tín hiệu cao hơn mức thải loại
Để tiếp cận chức năng thải loại cần phải thực hiện các bước sau:
Trang 256.2 Nhớ đỉnh xung
Chức năng này cho phép giữ và lưu biên độ của từng điểm hiển thị trên màn hình Màn hình cập nhật từng điểm ảnh nếu thu được tín hiệu có biên độ lớn hơn Khi đầu dò quét trên mặt phản xạ, đường bao của tín hiệu được giữ trên màn hình
Chức năng này hữu ích khi cần thiết tìm đỉnh từ chỉ thị trong kiểm tra bằng đầu dò góc
Để kích hoạt chức năng này cần thực hiện các bước sau:
1 Ấn phím PEAK MEM Chữ P sẽ xuất hiện bên phải màn hình biểu thị rằng chức năng đã được kích hoạt
Trang 262 Quét qua mặt phản xạ để thu nhận đường bao của xung
3 Ấn phím PEAK MEM lần nữa để tắt chức năng này
6.3 Chức năng giữ đỉnh xung:
Chức năng giữ đỉnh xung tương tự như chức năng nhớ đỉnh xung là giữ màn hình đang hiển thị nhưng khác nhau ở chỗ giữ đỉnh là đóng băng màn hình và sẽ không cập nhật kể cả sóng trực tiếp vượt qua biên độ của sóng bị đóng băng
Chức năng này hữu ích khi muốn dạng sóng từ mẫu đã biết và so sánh với dạng sóng từ chi tiết chưa biết Sự tương tự và/hoặc sự khác nhau trong dạng sóng có thể được ghi nhận giúp cho việc xác định trạng thái có thể chấp nhận được của vật liệu kiểm tra
Để kích hoạt chức năng giữ đỉnh, thực hiện các bước sau:
1 Thu được xung muốn giữ trên màn hình
2 Ấn phím 2ndF, PEAK MEM (PEAK HOLD) Chữ PH xuất hiện bên phải của màn hình hiển thị A-scan biểu thị rằng chức năng đã được kích hoạt
3 Chọn dạng sóng đã giữ để xem riêng, ấn phím F1
4 Ấn phím 2ndF, PEAK MEM (PEAK HOLD) lần nữa để tắt chức năng này
6.4 Đóng băng màn hình
Chức năng Đóng băng màn hình giữ nguyên thông tin trên màn hình tại thời điểm phím FREEZE đã được ấn Khi chức năng này được kích hoạt, bộ thu/phát trở nên không hiệu lực và không thu nhận thêm bất cứ dữ liệu nào Chữ F xuất hiện bên phải của màn hình biểu thị rằng chức năng đã được kích hoạt
Để tắt chức năng này, ấn FREEZE lần nữa
7 Cổng
7.1 Xác định vị trí của cổng 1 và 2
EPOCH XT có hai cổng độc lập Cả hai cổng có thể được sử dụng để đo chiều dày với đầu dò thẳng,
đo quãng đường truyền âm với đầu dò góc, đo biên độ tín hiệu, đo thời gian truyền âm bằng μs, hoặc kích hoạt cảnh báo ngưỡng và chiều sâu nhỏ nhất
7.2 Các chế độ đo cổng
Xem phần 4.7.3
7.3 Đọc các giá trị đo chiều dày
Để Đọc các giá trị đo chiều dày với cổng 1, thực hiện các bước sau:
1 Trong MEAS SETUP > MEAS tab - chọn chiều dày cổng 1 như một trong các phép đo hoạt động trong 5 vị trí hiển thị phép đo Cụ thể, có thể ở vị trí 4, và có thể tắt vị trí 5
Trang 272 Trong MEAS SETUP > GATES tab - thiết lập phép đo cổng 1 cho PEAK, FIRST PEAK, hoặc EDGE như yêu cầu bởi ứng dụng
3 Trên màn hình trực tiếp - phải đưa cổng 1 tới vị trí xung cần đo Xung không cần phải vượt cổng trong chế độ đo đỉnh Nó phải vượt cổng trong chế độ đo đỉnh thứ nhất hoặc cạnh xung
Để lấy giá trị đo với cổng 2, các bước giống như trên nhưng sử dụng điều khiển cổng 2 và phải chọn phép đo chiều dày cổng 2
7.4 Đo chiều dày với chế độ đo từ xung phản xạ tới xung phản xạ
Để thực hiện lấy giá trị đo chiều dày với chế độ đo từ xung phản xạ tới xung phản xạ, phải thực hiện theo các bước sau:
1 Trong MEAS SETUP > MEAS tab - phải chọn cổng 2-1 như một trong các phép đo hoạt động trong 5 vị trí hiển thị phép đo Cụ thể, có thể ở vị trí 4, và có thể tắt vị trí 5
2 Trong MEAS SETUP > GATES tab - thiết lập phép đo cổng 1 và cổng 2 cho PEAK, FIRST PEAK, hoặc EDGE như yêu cầu bởi ứng dụng
3 Trên màn hình trực tiếp - phải đưa cổng 1 tới vị trí xung thứ nhất cần đo và cổng 2 đến xung thứ hai cần đo Xung không cần phải vượt cổng trong chế độ đo đỉnh Nó phải vượt cổng trong chế độ đo đỉnh thứ nhất hoặc cạnh xung
7.5 Xác định vị trí khuyết tật với đầu dò góc
Khi kiểm tra bằng đầu dò góc, có thể thu được thông tin chính xác và tin cậy về quãng đường truyền
âm nhờ công cụ tính toán khoảng cách với độ phân giải cao của EPOCH XT
Nếu nhập giá trị góc khúc xạ và chọn phép đo đường truyền âm, khoảng cách trên bề mặt, và chiều sâu để hiển thị trên màn hình, thiết bị sẽ tự động hiển thị tất cả các thành phần của quãng đường âm xiên góc vào vật liệu kiểm tra khi đưa cổng qua vị trí xung cần đánh giá
Trang 287.6 Đo biên độ tín hiệu
Khi xác định kích cỡ của bất liên tục, thiết bị được điều chỉnh sao cho giá trị khuếch đại và chiều cao trên màn hình thể hiện biên độ của xung tạo bởi mặt phản xạ có kích cỡ biết trước trong mẫu đối chứng Nói chung, tín hiệu với biên độ nhỏ hơn chỉ thị mặt phản xạ nhỏ hơn và tín hiệu với biên độ lớn hơn chỉ thị mặt phản xạ lớn hơn mẫu đối chứng
EPOCH XT còn có thể hiển thị phép đo biên độ nhỏ nhất và lớn nhất cho mỗi cổng
Trang 297.7 Hoạt động với chế độ thời gian truyền âm
EPOCH XT có khả năng hiển thị dữ liệu thời gian truyền của quãng đường truyền âm cho xung vượt cổng 1 hoặc 2 Nó được đo bằng μs
Để kích hoạt chế độ thời gian truyền âm, thực hiện các bước theo trình tự MEAS SETUP menu > MEAS tab > UNIT = "μs", tất cả các giá trị đo khoảng cách của thiết bị sẽ được hiển thị bằng μs thay cho đơn vị đo chiều dài là in hoặc mm
7.8 Sử dụng tính năng phóng to
Để phóng to chỉ thị, đưa cổng 1 đến khu vực cần đánh giá và ấn phím 2ndF, RANGE (ZOOM) Thiết
bị tự động sử dụng trễ màn hình để đưa điểm tương ứng với điểm khởi đầu của cổng về bên trái và cũng điều chỉnh dải hiển thị phù hợp với độ rộng của cổng Dải phóng to thấp nhất có thể đạt được tương đương với dải nhỏ nhất của thiết bị đối với giá trị vận tốc âm trong vật liệu hiện hành
7.9 Cảnh báo cổng
EPOCH XT cung cấp nhiều dạng cảnh báo khác nhau cho cổng 1 và cổng 2 Trong chế độ không chỉnh lưu (RF), các cảnh báo này có thể là chế độ cổng dương, âm, hoặc là kép Ba dạng cảnh báo cổng là ngưỡng dương, ngưỡng âm, và chiều sâu nhỏ nhất
Trang 302 Ấn phím 2ndF, GATE (ALARMS) Các lựa chọn cho cảnh báo hiển thị phía trên các phím chức năng
3 Ấn phím chức năng để chọn dạng cảnh báo cần thiết
Để thiết lập cảnh báo ngưỡng trên cổng 2, các bước giống như trên chỉ khác ở chỗ ấn 2ndF, GATES (ALARMS) hai lần để tiếp cận cảnh báo cổng 2
Để ngừng chức năng cảnh báo, cần tiếp cận điều khiển cảnh báo và ấn F1
7.9.2 Cảnh báo chiều sâu nhỏ nhất
EPOCH XT cung cấp cảnh báo chiều sâu nhỏ nhất mà chức năng của nó là hoạt động khi giá trị đo chiều dày hiện tại giảm xuống dưới mức mà người sử dụng đặt ra Chế độ cảnh báo này có thể được
sử dụng với một cổng hoặc hai cổng trong chế độ đo từ xung phản xạ đến xung phản xạ
7.9.3 Cảnh báo chiều sâu nhỏ nhất với một cổng
Cảnh báo chiều sâu nhỏ nhất có thể thiết lập trên cổng 1 hoặc cổng 2 Các bước tiến hành như sau:
1 Ấn phím GATE và sử dụng các thông số điểm bắt đầu, chiều rộng và độ cao để xác định vị trí cổng trên khu vực cần đánh giá
2 Ấn phím 2ndF, GATES (ALARMS) để hiển thị cảnh báo trong các hộp chức năng ở phía dưới màn hình Ấn F4 để kích hoạt cảnh báo chiều sâu nhỏ nhất
3 Sử dụng các phím mũi tên để đặt giá trị nhỏ nhất cần thiết Dải các giá trị chiều sâu nhỏ nhất
bị giới hạn bởi giá trị điểm bắt đầu và chiều rộng của cổng Giá trị cảnh báo chiều sâu nhỏ nhất phải lớn hơn điểm bắt đầu của cổng và nhỏ hơn giá trị chiều rộng cổng Khi đã được kích hoạt, dấu hiệu sẽ hiện trên cổng chỉ thị giá trị đã đặt Bất cứ chỉ thị nào vượt ngưỡng về bên trái của dấu sẽ kích hoạt cảnh báo
4 Ấn 2ndF, GATES (ALARMS) sau đó ấn F1 để thoát khỏi chức năng này
7.9.4 Cảnh báo chiều sâu thấp nhất với cổng 2
7.9.5 Lưu trữ trạng thái cảnh báo
Khi cảnh báo được kích hoạt trên cổng, chỉ thị cổng sẽ nhấp nháy giữa biểu tượng chế độ đo và ký hiệu A màu đỏ Trạng thái cảnh báo được lưu trong bộ ghi của EPOCH XT
8 Chuẩn EPOCH XT
8.1 Các bước chuẩn bị
Các bước thực hiện để thiết lập thiết bị trước khi chuẩn:
1 Ấn phím 2ndF, DISPLAY SETUP để chọn chế độ màn hình chia
2 Ấn 2ndF, VEL (REJECT) để đặt giá trị mức thải loại về 0%
3 Ấn GAIN để chọn mức khuếch đại ban đầu thích hợp cho chuẩn thiết bị Nếu mức thích hợp chưa biết, đặt mức khuếch đại ban đầu là 20 dB và trong quá trình chuẩn sẽ điều chỉnh nếu cần thiết
Trang 314 Ấn phím VEL để nhập vận tốc thích hợp cho vật liệu kiểm tra và điều chỉnh giá trị với các phím chức năng và các phím điều chỉnh
5 Ấn phím RANGE để thiết lập dải
6 Ấn phím 2ndF, ANGLE (THICKNESS) để đặt chiều dày vật liệu bằng 0.00 mm
7 Ấn phím ZERO OFFSET để đặt giá trị bù 0 là 0.00 s
8 Ấn phím ANGLE để nhập góc khúc xạ chính xác của đầu dò (0 cho đầu dò thẳng)
9 Khi đầu dò đặt lên mẫu chuẩn, điều chỉnh giá trị bộ phát xung và lọc để tạo hình ảnh A-scan
rõ ràng
8.2 Chuẩn với đầu dò thẳng
Để thực hiện chuẩn mẫu với chùm tia thẳng, sử dụng đầu dò của Olympus NDT (P/N: A109S-RM), với tần số 5.0 MHz, đường kính biến tử 13 mm Qui trình chuẩn yêu cầu mẫu chuẩn có hai chiều dãy
đã biết được làm từ vật liệu cần kiểm tra Tốt nhất hai chiều dày đại diện cho chiều dày nhỏ hơn và lớn hơn chiều dày của vật liệu cần kiểm tra
Các bước thực hiện như sau:
1 Thực hiện các bước chuẩn bị trước như ở trên đã nêu Nối đầu dò với cáp thích hợp và nối cáp vào thiết bị
2 Ấn phím CAL Ký hiệu Cal xuất hiện bên trái A-scan, thể hiện là thiết bị đang trong chế độ chuẩn tự động Để thoát khỏi chế độ này tại bất cứ điểm nào, ấn phím CAL lần nữa
3 Đặt đầu dò lên bậc mỏng của mẫu (phụ thuộc vào tần số của đầu dò sử dụng, có thể không thu được giá trị đo thích hợp trên vật liệu quá mỏng)
4 Đưa cổng 1 tới vị trí sao cho xung đáy lần 1 vượt ngưỡng cổng Điều chỉnh khuếch đại để biên độ xấp xỉ 80%
Trang 325 Giá trị đo chiều dày hiển thị bằng cỡ chữ lớn phía trên A-scan Khi đã đạt được giá trị đọc ổn định, ấn phím ZERO Màn hình đóng băng và hộp thoại xuất hiện trên màn hình Sử dụng các phím ↓ và ↑ để nhập giá trị chính xác của chiều dày mẫu biết trước
6 Đặt đầu dò lên bậc dày của mẫu chuẩn
7 Đưa cổng 1 đến vị trí mà xung đáy thứ nhất của bậc dày trên mẫu chuẩn vượt ngưỡng cổng Điều chỉnh giá trị độ khuếch đại để biên độ của xung xấp xỉ 80% chiều cao màn hình
8 Giá trị đo chiều dày hiển thị bằng cỡ chữ lớn phía trên A-scan Khi đã đạt được giá trị đọc ổn định, ấn phím CAL, sau đó VEL Màn hình đóng băng và hộp thoại lại xuất hiện trên màn hình Sử dụng các phím số để nhập giá trị chính xác của chiều dày mẫu biết trước
9 Ấn phím F2 để tính và kết thúc quá trình chuẩn tự động Các thông số Bù điểm không và vận tốc điều chỉnh tự động và giá trị đo chiều dày chính xác của bất cứ xung nào vượt cổng đều hiển thị trên màn hình
8.3 Chuẩn với đầu dò trễ
Qui trình chuẩn mẫu dưới đây được thực hiện với đầu dò của hãng Olympus NDT, P/N: V202-RM, tần số 10 MHz và đường kính biến tử 6 mm Chuẩn thiết bị yêu cầu mẫu chuẩn có hai giá trị chiều dày biết trước được làm từ vật liệu cần đo Lý tưởng nhất là hai giá trị chiều dày nhỏ hơn và lớn hơn chiều dày của vật liệu cần kiểm tra
Ví dụ đang sử dụng mẫu chuẩn thép 5 bậc của Olympus NDT, P/N: 2214E có các chiều dày là 0.1, 0.2, 0.3, 0.4, và 0.5”
Để chuẩn thiết bị khi sử dụng đầu dò trễ cần thực hiện các bước sau:
1 Thực hiện các bước chuẩn bị như ở phần 7.2 Nối đầu dò với cáp thích hợp sau đó nối cáp với thiết bị EPOCH LT Với bù điểm 0 bằng 0.000 μs, xung phát sẽ xuất hiện bên trái của màn
Trang 33hình Tăng giá trị bù 0 cho đến khi xung phát di chuyển khỏi bên trái màn hình và xung của mặt phân cách từ mặt đáy của phần trễ xuất hiện trên màn hình
Để khẳng định xung đó là xung từ mặt đáy của phần trễ chỉ cần dùng ngón tay gõ nhẹ lên đầu trễ có bôi chất tiếp âm Nó sẽ làm suy giảm tín hiệu và xung sẽ lên cao, xuống thấp trên màn hình Sử dụng bù 0 để dịch chuyển xung đó về bên trái màn hình sao cho vừa đủ nhìn thấy
2 Ấn phím CAL Biểu tượng hiệu chuẩn Cal sẽ xuất hiện bên phải A-scan, báo hiệu thiết bị EPOCH LT đang ở chế độ chuẩn tự động Để thoát khỏi chế độ chuẩn tự động này tại bất cứ điểm nào, ấn phím CAL lại lần nữa
3 Đặt đầu dò lên bậc mỏng của mẫu chuẩn (ví dụ 0.1 in)
4 Đưa cổng 1 đến vị trí mà xung đáy thứ nhất của bậc chiều dày trên mẫu chuẩn vượt ngưỡng cổng Điều chỉnh giá trị độ khuếch đại để biên độ của xung xấp xỉ 80% chiều cao màn hình Giá trị đo chiều dày sẽ hiển thị bằng cớ chữ lớn phía trên A-scan
5 Khi đã đạt được giá trị đọc ổn định, ấn phím ZERO Màn hình đóng băng và hộp thoại xuất hiện trên màn hình Sử dụng các phím số để nhập giá trị chính xác của chiều dày mẫu biết trước
Trang 349 Khi đã đạt được giá trị đọc ổn định, ấn phím CAL sau đó VEL Màn hình đóng băng và hộp thoại lại xuất hiện trên màn hình Sử dụng các phím chữ số để nhập giá trị chính xác của chiều dày mẫu biết trước
10 Ấn phím F2 để tính và hoàn thành quá trình chuẩn tự động Các thông số Bù điểm không và vận tốc điều chỉnh tự động và giá trị đo chiều dày chính xác của bất cứ xung nào vượt cổng đều hiển thị trên màn hình
Ghi chú: Có thể sử dụng tính năng hiệu chuẩn tự động trên mẫu chuẩn có một kích thước chiều dày Có thể sử dụng xung đáy nhiều lần thay thế cho hai bậc dày và mỏng
8.4 Chuẩn với đầu dò kép
Qui trình chuẩn mẫu dưới đây được thực hiện với đầu dò của hãng Olympus NDTTM, P/N:
DHC711-RM, tần số 5 MHz và đường kính biến tử 6 mm Chuẩn thiết bị yêu cầu mẫu chuẩn có hai giá trị chiều dày biết trước được làm từ vật liệu cần đo Lý tưởng nhất là hai giá trị chiều dày nhỏ hơn và lớn hơn chiều dày của vật liệu cần kiểm tra
Ví dụ đang sử dụng mẫu chuẩn thép 5 bậc của Panametrics-NDT, P/N: 2214E có các chiều dày là 0.1, 0.2, 0.3, 0.4, và 0.5”
1 Thực hiện các bước chuẩn bị như ở phần 7.2
Nối đầu dò với cáp thích hợp sau đó nối cáp với thiết bị EPOCH XT Thay đổi chế độ kiểm
tra Test mode sang Dual Khi sử dụng đầu dò kép, độ khuếch đại thường đặt cao nên sườn
trước của xung đáy xuất hiện gần như thẳng đứng trên màn hình Sau đó sườn trước đó được
sử dụng để đo chiều dày Vì lý do đó mà EPOCH XT nên chuyển sang chế độ đo cạnh sườn xung chứ không dùng chế độ đo đỉnh xung
Trang 352 Ấn phím CAL Biểu tượng hiệu chuẩn Cal sẽ xuất hiện bên phải A-scan, báo hiệu thiết bị EPOCH XT đang ở chế độ chuẩn tự động Để thoát khỏi chế độ chuẩn tự động này tại bất cứ điểm nào, ấn phím CAL lần nữa
3 Đặt đầu dò lên bậc mỏng của mẫu chuẩn (ví dụ 0.1 in)
4 Đưa cổng 1 đến vị trí mà xung đáy thứ nhất của bậc chiều dày trên mẫu chuẩn vượt ngưỡng cổng Giá trị đo chiều dày hiển thị bằng cỡ chữ lớn phía trên A-scan
5 Khi đã đạt được giá trị đọc ổn định, ấn phím ZERO Màn hình đóng băng và hộp thoại lại xuất hiện trên màn hình Sử dụng các phím chữ số để nhập giá trị chính xác của chiều dày mẫu biết trước
10 Ấn phím F2 để tính và kết thúc quá trình chuẩn tự động Các thông số Bù điểm không và vận tốc điều chỉnh tự động và giá trị đo chiều dày chính xác của bất cứ xung nào vượt cổng đều hiển thị trên màn hình
8.5 Chuẩn với đầu dò góc
Qui trình chuẩn mẫu dưới đây được thực hiện với đầu dò của hãng Olympus NDTTM, P/N: A420S-SB, tần số 2.25 MHz và kích thước biến tử 0.625"x0.625" Nêm 450, P/N: ABWS-6-45 Mẫu chuẩn sử