0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG GIAI ĐOẠN 1990– 2013

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 50 -50 )

Vốn đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh cần phải có nhiều vốn, đối với một

nước đang phát triển như Việt Nam, nguồn vốn trong nước còn hạn chế, quy mô tích

lũy đầu tư thấp, do đó cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn vốn

đầu tư trong nước cũng như ngoài nước.

. Bảng 3.9: Vốn đầu tư của TP.HCM qua các năm

Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư TP.HCM

Quy mô vốn đầu tưtăng liên tục qua các năm, nguồn vốn đầu tư của nhà nước đã

góp phần quan trọng vào việc thu hút vốn đầu tư của xã hội, đầu tư nước ngoài làm cho tổng mức đầu tư toàn thành phố tăng nhanh qua các năm. Cụ thểgiai đoạn 1990 – 1995 với tổng vốn đầu tư của thành phố là 36.870,4 tỷ đồng đã tăng lên 600.732 tỷ đồng cho giai đoạn 2006 -2010, trong đó vốn đấu tư công cũng đã tăng lên do nhu cầu

đầu tư về phát triển của thành phố, với 20.620,2 tỷđồng của giai đoạn 1991 – 1995 đã tăng lên 184.573,1 tỷ đồng cho giai đoạn 2006 – 2010. Giai đoạn 2011 – 2013, vốn

đầu tư ở TP.HCM đã tăng lên 644.908 tỷđồng. Đồng thời vốn NSNN ngày càng đóng

vai trò quan trọng trong việc đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của thành phố, thu hút sự tham gia của các khu vực kinh tếngoài Nhà nước. Về thu hút

đầu tư nước ngoài, kể từ khi có Luật đầu tư nước ngoài đến nay, tổng số dựán đăng ký trên địa bàn TP.HCM (còn hiệu lực) là 4.041 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là

31,32 tỷ USD; tổng vốn đầu tư thực hiện là 12,4 tỷUSD, đạt gần 42,4% so với tổng vốn đầu tư đăng ký.

Bảng 3.10: Vốn đầu tư trên địa bàn TP.HCM phân theo khu vực kinh tế

Đơn vị tính: tỷđồng Năm 2005 2009 2010 2012 2013 Tổng vốn đầu tư 57.345,5 143.613,2 170.098,0 216.945,2 225.026,1 Vốn khu vựcnhà nước 18.759,6 44.782,1 52.405,7 47.268,2 47.025,6 Vốn khu vực ngoài nhà nước 28.821,4 71.770,6 84.763,1 134.476,3 141.138,1

Vốn khu vực đầu tư

trực tiếp của nước ngoài 9.518,3 26.609,1 32.405,1 34.590,2 36.212,0

Nguồn vốn khác 246,2 451,4 524,1 610,5 650,4

Tỷ lệ vốn khu vực nhà nước trong tổng vốn

đầu tư 32,71% 31,18% 30,81% 21,79% 20,90%

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM 2013

Trong giai đoạn 2005 – 2013, nguồn vốn khu vực nhà nước trong tổng vốn đầu tư của thành phố không ngừng tăng lên về số tuyệt đối từ 18.759,6 tỷ đồng năm 2005, tăng lên47.025,6 tỷ đồng năm 2013, tuy nhiên tỷ lệ vốn khu vực nhà nước trong tổng vốn đầu tư của thành phố trong giai đoạn này lại giảm từ 32,71% xuống 20,9%. Nguyên nhân do nguồn vốn khu vực ngoài nhà nướcvà vốn đầu tư trực tiếp của nước

ngoài đã tăng nhanh chóng. Điều này chứng tỏ thành phố đã thu hút nguồn vốn đầu tư tốt, giảm gánh nặng cho nguồn vốn khu vực nhà nước trên địa bàn. Các quốc gia, vùng

lãnh thổ có vốn đầu tư lớn vào TP.HCM là Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan,.... Các ngành nghề và lĩnh vực có vốn đầu tư mới dẫn đầu tại TP.HCM: hoạt động kinh doanh bất động sản, tư vấn, công nghiệp, thương nghiệp, khách sạn, nhà, vận tải, kho bãi, xây dựng.

3.3.2. Hiệu quả trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Một sốcông trình hoàn thành và đưa vào sử dụng hiệu quả, tác động tích cực đến sự phát triển của thành phố, không những về lợi ích kinh tế mà còn góp phần cải thiện

đời sống xã hội

Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông là bộ phận chủ yếu của hệ thống kết cấu hạ

tầng kinh tế, là cơ sở quan trọng để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và là cầu nối giúp TP.HCM cùng cảnước hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thực tếở TP.HCM cho thấy, khi hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông phát triển thì đây

là chất xúc tác giúp các hoạt động của nền kinh tếđó phát triển nhanh, bền vững. Những năm gần đây, hạ tầng giao thông ở TP.HCM phát triển nhanh chóng với nhiều công trình như đại lộ Nguyễn Văn Linh, đại lộVõ Văn Kiệt, hầm vượt sông Thủ

Thiêm, đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây,… Những công trình này không chỉ nâng cao tốc độ khai thác trên các tuyến giao thông, tăng lực lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa, mà quan trọng hơn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, bảo đảm quốc phòng – an ninh, chỉnh trang bộ mặt đô thị, phát triển các

lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Thành phố khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng chung cư cao

tầng để hạn chế quỹ nhà ở, tổ chức chỉnh trang các khu dân cư lụp xụp, chung cư hỏng nặng, đồng thời đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, triển khai xây dựng các khu đô thị mới, đầu tư xây dựng khu ký túc xá sinh viên, nhà ở xã hội,… góp phần nâng diện tích nhà ở đến nay bình quân 15,44mP

2

P

/người. TP.HCM cũng hình thành các khu đô thị mới điển hình như khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, đồng thời hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất từ đó đã biến đổi trên 3.500 ha đất nông nghiệp hoang hóa nhiễm mặn, nhiễm phèn, năng suất thấp thành đất công nghiệp, đô

thị có đủđiện nước, đường giao thông, cơ sở dịch vụ,.... Sự phát triển của các khu đô

thị mới và các khu công nghiệp, khu chế xuất đã đóng góp tích cực cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của TP.HCM.

Thành phốđã quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển thuộc thành phố, di dời hệ thống cảng biển, đầu tư xây dựng cảng. Việc quy hoạch, xây dựng mới, di dời cảng biển không ảnh hưởng đến hoạt động xuất - nhập khẩu mà còn tăng thêm

công suất cảng, bảo đảm hoạt động xuất nhập khẩu thông suốt, an toàn.

3.3.3. Đo lường hiệu quả kinh tế

Để đo lường hiệu quả kinh tế của đầu tư công tại TP.HCM giai đoạn 1990 – 2013, tác giả chọn phương pháp tính ICOR.

Về cơ sở số liệu chính thức, luận văn sử dụng số liệu công bố trên trang Web

U

www.gso.gov.vnU của Tổng cục Thống kê và số liệu trong niên giám của Cục Thống kê TP.HCM.

Bảng 3.11: ICOR Việt Nam và TP.HCM qua từng giai đoạn

Giai đoạn 1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2010 2011-2013

TPHCM 2,38 3,61 3,12 3,65 3,71

Việt Nam 3,3 4,7 5,1 6,1 5,5

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám Cục Thống kê TP.HCM và tính toán của tác giả

Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn toàn xã hội của thành phốcao hơn cảnước. Hệ

số ICOR của thành phốqua các năm có xu hướng tăng lên, trong đó hệ số ICOR của khu vực công luôn cao hơn khu vực tư.

Biểu đồ 3.12: Hệ số ICOR của TP.HCM

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM 2013 và tính toán của tác giả.

Giai đoạn 1991 – 1995, hệ số ICOR của thành phố là 2,38, trong đó khu vực công là 3,57; còn khu vực tư hệ sốICOR đạt 1,61. Giai đoạn 1996 – 2000 là giai đoạn

ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Âu nên hệ số ICOR của hai khu vực

đều tăng lên, cụ thể hệ số ICOR của thành phốlà 3,61, trong khi đó hệ số ICOR của cả nước là 4,7. Tương tự hệ số ICOR của thành phố so với cả nước ở giai đoạn 2001 –

2005 tương ứng là 3,12 và 5,1; còn giai đoạn 2006 – 2010 với hệ số là 3,65 và 6,1.

Như vậy đầu tư của thành phố có hiệu quảhơn cả nước, vẫn giữ vị trí quan trọng đối với nền kinh tế cả nước. Còn ở khu vực công, hiệu quả đầu tư ngày càng giảm được thể hiện qua hệ số ICOR tăng qua các giai đoạn tương ứng là 3,57 lần của giai đoạn 1991 – 1995 đã lên 6,06 lần giai đoạn 2006 – 2010. Nguyên nhân do cơ cấu đầu tư vào

các ngành kinh tế chưa tạo ra được chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu xuất khẩu

theo hướng công nghiệp hóa đủ để duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững.

Ngoài ra cơ cấu đầu tư cho công nghiệp ngày càng giảm; bản thân ngành công nghiệp

cũng chưa thiết lâp được mối liên kết dọc, cả khâu trước và khâu sau. Những mối liên kết này ở TP.HCM còn khá lỏng lẻo, chưa hình thành được những ngành công nghiệp mạnh để cung cấp và tiêu thụ sản phẩm cho nhau. Điều này thể hiện rõ ở chỗ các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào thị trường tiêu dùng cuối cùng, không có một thịtrường

đảm bảo cung ứng (Cục thống kê TPHCM, 2007).

Hệ số ICOR của Thành phốgiai đoạn 2011- 2013 là 3,71, thấp hơn mức 5,53 của cả nước và thấp hơn mức 3,92 của TP.HCM giai đoạn 2008 -2010, điều này cho thấy

công tác giám sát trước và sau đầu tư được tăng cường, đồng thời nguồn vốn đầu tư

thực hiện hiệu quả, qua đó GDP của thành phố duy trì tốc độtăng trưởng ổn định, bình

quân ba năm 2011 - 2013 tăng 9,6%, sáu tháng đầu năm GDP tăng 8,2%, đây là một nỗ lực rất lớn của Thành phố trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thể hiện các chủtrương

và chính sách của Trung ương và Thành phố ban hành trong thời gian qua đúng và phù

hợp với thực tiễn.

So với ICOR của Viêt Nam thì ICOR của TP.HCM thấp hơn, nhưng xét ởgóc độ

về vai trò, vị trí của một trung tâm kinh tế lớn, trung tâm khoa học công nghệ phía nam thì việc gia tăng hệ số ICOR và hệ số ICOR như vậy vẫn là cao. Hệ số ICOR cao có

nguyên nhân khách quan do đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xóa đói, giảm nghèo không trực tiếp tạo ra GDP; nhưng chủ yếu do chủ trương đầu tư không đúng, thiếu

đồng bộ, lãng phí và thất thoát nghiêm trọng việc sử dụng vốn đầu tư có nguồn từ

NSNN, triển khai nhiều dự án quá chậm, thường kéo dài thời gian đưa vào sử dụng,

chất lượng các công trình không bảo đảm tiêu chuẩn, nên phải sửa chữa, thậm chí làm lại.

3.3.4. Đo lường hiệu quả xã hội

Trong những năm gần đây, cùng với sựtăng trưởng kinh tế mạnh mẽ thì vấn đề

về an sinh xã hội của thành phốcũng có những bước cải tiến đáng kể, chính sách công

nói chung và chi tiêu công nói riêng đã có tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện các mục tiêu xã hội, cải thiện môi trường và nâng cao mức an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.

3.3.4.1. Đóng góp đầu tư công trong việc nâng cao mức sống người dân

Các chính sách kinh tế xã hội đã kích thích nền kinh tếtăng trưởng mạnh, qua đó cũng tác động đến sự phát triển của tất cảcác lĩnh vực trong đời sống xã hội, nâng cao mức sống người dân. Cơ sở hạ tầng kinh tế(như đường giao thông, khu công nghiệp, hệ thống viễn thông, cầu cảng...), hạ tầng xã hội (bệnh viện, trường học, trường nghề,

công viên,...) được xây dựng và phát triển nhanh để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

- xã hội, các chính sách kinh tế vĩ mô (kiểm soát lãi suất, thất nghiệp, lạm phát, xây dựng chính sách thuế hợp lý công bằng, cải cách thủ tục hành chính, chính sách an sinh xã hội,...) luôn được điều chỉnh và bổ sung kịp thời .

Bảng 3.13: Các chỉ tiêu xã hội môi trường TP.HCM

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013 1 Số trường học Trường 696 744 800 870 2 Cơ sở y tế Cơ sở 448 449 449 455 3 Tỷ lệ sinh % 13,98 13,58 14,02 13,03 4 Bác sĩ bình quân Người 12 13 13,5 14 5 Tỷ lệ trạm y tế xã phường có bác sĩ % 79 83,5 88 100 6 Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng % 90,78 97,66 100 91,2 7 Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng < 5 tuổi % 7,6 5,7 5,3 4 8 Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn về đào tạo % 102,7 106,8 102,9 101,7 9 Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện % 99,76 99,83 99,89 100

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM 2013

3.3.4.2. Đóng góp đầu tư công vào giảm đói nghèo, nâng cao thu nhập

Hoạt động đầu tư công tạo ra một số lượng việc làm rất lớn cho người lao động, kể cả trong và ngoài thành phố, góp phần vào việc giảm nghèo và ổn định trật tự xã hội, tạo thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân.

Bằng nhiều giải pháp, huy động cả hệ thống chính trị, các nguồn lực xã hội, thành phố đã đảm bảo an sinh xã hội trong điều kiện kinh tế khó khăn. Trong ba năm

từ 2011 đến 2013, toàn thành phố có khoảng 80 ngàn hộ vượt nghèo, góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo từ5,69% đầu năm 2011 xuống còn 0,8% năm 2013, kết thúc giai

đoạn ba chương trình giảm hộnghèo, tăng số hộ khá sớm hai năm theo kế hoạch đề ra và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn 2014-2015 với mức thu nhập để xác định hộ nghèo là 16 triệu đồng/người/năm trở xuống và hộ cận nghèo là 21 triệu đồng/người/năm.

Bảng 3.14: So sánh GDP bình quân đầu người của thành phố với cảnước

Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu 2008 2010 2012 2013 Việt Nam TPHCM Việt Nam TPHCM Việt Nam TPHCM Việt Nam TPHCM GDP bình quân đầu người 18.986 45.402 24.822 62.641 36.947 84.571 41.381 96.304 Thu nhập bình quân đầu người/tháng 995 2.192 1.387 2.737 1.999 3.399 3.593 8.250

Nguồn: Cục thống kê TP.HCM, Niên giám thống kê TP.HCM 2013, trang web Tổng cục Thống kê.

Theo bảng số liệu trên ta nhận thấy GDP/người và thu nhập bình quân đầu người

giai đoạn 2008 - 2013 của cả nước tăng liên tục, từ 1.145 USD (18.986 nghìn đồng)

năm 2008 lên 1.900 USD năm 2013 (41.381 nghìn đồng); thu nhập bình quân đầu

người tăng từ 995 nghìn đồng lên 8.250 nghìn đồng. GDP/người năm 2013 gấp 2,2 lần

năm 2008, trong khi thu nhập bình quân đầu người năm 2013 gấp 3,6 lần năm 2008. Với TP.HCM, từ 2008- 2013 GDP bình quân đầu người tăng lên 2,1 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng lên 3,8 lần. Như vậy, thu nhập bình quân đầu người của TP.HCM tăng nhanh hơn mức tăng của cảnước. So sánh về chỉ tiêu GDP/ngườivà thu nhập bình quân đầu người với cảnước cho thấy hai chỉ tiêu này của TP.HCM khá cao so với bình quân cảnước.

Nếu chia hộ dân cư thành 5 nhóm, thu nhập bình quân một tháng của nhóm hộ thu nhập cao nhất (nhóm 5) so với nhóm hộ thu nhập thấp nhất (nhóm 1) thì hệ số chênh lệch giàu nghèo ở TP.HCM có xu hướng giảm, ngược lại kết quả đo lường chênh lệch giàu nghèo của cả nước từ năm 2008 – 2012 có xu hướng tăng. Điều này

chứng tỏ TP.HCM đã nỗ lực cải thiện đời sống xã hội, tạo công ăn việc làm, giảm khoảng cách giàu nghèo trong dân cưcó hiệu quả.

Bảng 3.15: So sánh thu nhập bình quân đầu người/tháng

Đơn vị tính: Nghìn đồng Chỉ tiêu 2008 2010 2012 Việt Nam Bình quân 995 1.387 1.999 Nhóm 1 275 369,4 511,6 Nhóm 5 2.458 3.410 4.784 Chênh lệch - lần 8,94 9,23 9,35 TP.HCM Bình quân 2.192 2.737 3.399 Nhóm 1 827 965 1.229 Nhóm 5 5.252 6.429 7.716 Chênh lệch - lần 6,35 6,66 6,28

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM 2013, trang web Tổng cục Thống kê.

TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2015 thu nhập bình quân đầu người đạt 4.800 USD, đến năm 2020 đạt 8.500 USD và đến năm 2025 đạt 13.900 USD/người/năm.

Hiện nay GDP bình quân đầu người của thành phố chỉ mới khoảng 3.600 USD. So sánh mức thu nhập bình quân đầu người ở một số thành phố trong khu vực thì với mức thu nhập bình quân đầu người 4.800 USD vào năm 2015, thành phố vẫn còn thấp hơn

rất nhiều thành phố Châu Á của năm 2010.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 50 -50 )

×