Nguyên nhân cách ạn chế đầu tư công trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ đầu tư CÔNG TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 60)

Trong nội dung cơ sở lý thuyết đã trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư

công bao gồm: năng lực của cơ quan nhà nước, kinh phí đầu tư, thủ tục hành chính và

các quy định của pháp luật, công luận và thái độ của các nhóm liên quan. Trong những nhân tố này, các nhân tốnăng lực của cơ quan nhà nước, thủ tục hành chính và các quy

định của pháp luật, kinh phí đầu tư là những nhân tố liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý của nhà nước, nên luận văn tập trung vào nghiên cứu các nhân tố này.

- Năng lực của cơ quan nhà nước còn hạn chế

Bộ máy hành chính nặng nề, đặc biệt là không có động lực khuyến khích những cán bộ nỗ lực làm việc, không thu hút được những cán bộ có năng lực vào làm việc

trong cơ quan quản lý. Nguyên nhân sâu xa của việc này là do không có mối liên hệ

giữa quyền lợi của cán bộ và lợi ích của xã hội dẫn đến việc không có đủ động lực khuyến khích họ hoàn thành công việc. Cụ thể là đối với sản xuất tư nhân, quyền lợi của người chủ(thường cũng là người có toàn quyền quyết định việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh) gắn liền với kết quả tạo ra. Còn đối với các công ty cổ phần, cổ đông sẽ quyết định lựa chọn người điều hành và người điều hành này phải đem lại lợi ích cho các cổ đông. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực công cộng, người được thụhưởng là

người dân nói chung, còn người quản lý việc sản xuất lại là những người hưởng lương nhà nước, không phụ thuộc nhiều vào kết quả tạo ra. Chính vì vậy, quy mô công trình càng lớn, chất lượng công trình càng cao thì người quản lý càng vất vả, trong khi thu nhập vẫn như vậy. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra các vấn đề tiêu cực trong xây dựng cơ sở hạ tầng như tham nhũng, móc ngoặc, hối lộ.

Trong những năm gần đây, Chính phủ đã chú trọng hơn đến công tác cải cách tiền lương và thu nhập của các cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan quản lý

nhà nước, thông qua nhiều lần nâng lương tối thiểu và điều chỉnh hệ số lương. Đây là

những bước đổi mới đáng kể so với thời kỳ trước đây, thể hiện sự quan tâm của nhà

nước đến cán bộ công chức. Đối với địa bàn TP.HCM, những thay đổi này càng có ý

nghĩa quan trọng hơn do đây là khu vực có mặt bằng giá sinh hoạt cao nhất nước nên

việc điều chỉnh lương tối thiểu phù hợp sẽ đảm bảo được cán bộ công chức chuyên tâm làm việc.

Cơ chế giám sát giữa các cơ quan nhà nước chưa phát huy tác dụng nên vẫn còn xảy ra sai phạm. Bên cạnh đó, trong cơ chế giám sát, đánh giá hiện nay, các cơ quan

dân cử như Hội đồng nhân dân còn chưa phát huy được tiếng nói, vai trò của mình. Nhiều trường hợp bức xúc được đại biểu Hội đồng nhân dân phản ánh qua các phiên họp, qua đến các phiên họp sau, vấn đề vẫn còn nguyên như vậy, chưa được giải quyết. Dù vậy, những người chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề này vẫn không bị bất kỳ hình thức khiển trách, kỷ luật nào, thếnên chưa tạo ra được áp lực để bắt buộc các

cơ quan quản lý nhà nước làm tốt nhiệm vụđược giao.

Nguyên nhân của việc điều chỉnh dự án chủ yếu là do trình độ năng lực của chủ đầu tư, tư vấn hạn chế, công tác khảo sát chưa đầy đủ, hoặc số liệu khảo sát chưa chính

xác, chất lượng thấp nên trong quá trình thực hiện phát sinh những yếu tố cần điều chỉnh.

Tiến độ thực hiện dự án kéo dài, chậm trễ là do đền bù giải tỏa khó khăn, khối

lượng lớn, hoặc đi qua nhiều địa bàn quận, huyện khác nhau, bàn giao mặt bằng không

đồng bộ, một sốđơn vịthi công năng lực tổ chức thực hiện yếu.

- Kinh phí chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư

Vấn đề thiếu kinh phí cho các hoạt động đầu tư luôn là vấn đề trăn trở của nhà

nước, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển, vấn đề này lại càng trở nên khó giải quyết hơn do nhu cầu chi tiêu, đầu tư quá lớn so với các khoản thu vào. Riêng đối với TP.HCM nếu xem xét như một chủ thểđộc lập thì hoàn toàn có khả năng cân đối các khoản thu chi ngân sách để phục vụ cho các nhu cầu chi thường xuyên, chi đầu tư

hiện nay. Tuy nhiên khi xem xét thành phố dưới góc độ là một bộ phận của cả nước, có trách nhiệm đóng góp các khoản thu ngân sách cho nhà nước lại là một bài toán khó. Ta có thể thấy tổng thu ngân sách của thành phố tuy rất lớn, nhưng thực tế phần

được giữ lại để chi cho địa phương lại chỉ chiếm khoảng 26% tổng thu. Việc thiếu nguồn vốn đầu tư công dẫn đến việc lên kế hoạch đầu tư của thành phố sẽ bị hạn chế

rất nhiều Bên cạnh đó, các khoản chi thường xuyên ở thành phố có mật độ dân số rất cao, làm cho bộ máy hành chính sự nghiệp cần rất nhiều lao động, nhưng vẫn bị quá tải, hậu quả là quỹlương của thành phố luôn là vấn đề cần được tập trung giải quyết.

Đây là các vấn đề thành phố cần có các kiến nghị với Trung ương để điều chỉnh cho phù hợp.

- Nghiên cứu thủ tục hành chính, các quy định pháp luật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh những kết quả đạt được, Luật Xây dựng 2003 đã bộc lộ những mặt hạn chế, chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của nước ta giai đoạn hiện nay. Hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng còn bất cập, yếu kém. Luật xây dựng (2003) còn thiếu quy định cụ thể về thẩm quyền và phương thức quản lý dự án phù hợp với các loại nguồn vốn khác nhau dẫn đến những tồn tại, bất cập trong xác định chủ trương đầu tư, hiệu quả cũng như tiến độ, chi phí thực hiện dự án. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp,….

Bên cạnh đó, Luật Xây dựng (2003) còn bộc lộ những hạn chế như: Quá trình đẩy mạnh phân cấp quản lý đầu tư xây dựng được thể hiện trong các quy định về phân cấp quyết định đầu tư, phân quyền đối với chủ đầu tư chưa phù hợp với năng lực quản lý và thiếu các cơ chế kiểm tra, giám sát cần thiết; Công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng có ý nghĩa quyết định đối với tính khả thi và hiệu quả dự án, trong đó việc lập và kiểm soát đối với thiết kế cơ sở là nội dung cốt lõi của các dự án đầu tư có xây dựng.

Luật Xây dựng 2014 với nhiều điểm mới sẽtăng cường kiểm soát, quản lý chất

lượng xây dựng ở tất cảcác khâu trong quá trình đầu tư xây dựng, đảm bảo công khai, minh bạch về quy trình cấp giấy phép xây dựng; khắc phục trình trạng quy hoạch chồng lấn, quy hoạch treo, đảm bảo dựán đầu tư xây dựng đúng mục tiêu, chất lượng, hiệu quả, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về xây dựng.0T0TThực tế, điều mà dư

luận xã hội quan tâm lớn nhất trong những năm qua là Luật Xây dựng và các quy định

liên quan chưa hạn chếđược sự lãng phí, thất thoát đối với các dựán đầu tư bằng vốn NSNN. Thời gian qua, việc phân cấp để cho phép các chủ thểđược làm chủđầu tư khá

“mở”. Do vậy, nhiều ngành, địa phương có hiện tượng “nở rộ” các cơ quan, đơn vị được giao làm chủ đầu tư. Vấn đề đáng ngại là nhiều chủ đầu tư yếu cả về kinh nghiệm chuyên môn lẫn tổ chức quản lý dựán. Điều này dẫn đến việc cơ quan quản lý

nhà nước hoặc cấp quyết định đầu tư luôn trong tình trạng bị động, thậm chí bất lực khi xử lý tình trạng công trình chậm tiến độ, kém chất lượng, đội giá thành.

3.4.3. Một số bằng chứng thực tế về các dự án công gây lãng phí, thất thoát

trên địa bàn thành phố

Trong những năm qua, vốn đầu tư của Nhà nước liên tục gia tăng và chiếm tỷ lệ

khoảng trên 16% GDP, qua đó đã tạo nên sự chuyển biến quan trọng vềcơ sở vật chất kỹ thuật, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, cải thiện văn minh đô thị, đóng góp quyết định vào phát triển kinh tế xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,.... Tuy nhiên, việc quản lý và triển khai thực hiện các dự án trong những năm qua còn nhiều hạn chế và yếu kém, dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn đầu tư, hiệu quảđầu tư kém, làm giảm chất lượng tăng trưởng kinh tế,.... Kết quả thực trạng thất thoát, lãng phí và tiêu cực trong đầu tư XDCB đã được

đăng tải nhiều trên các phương tiện truyền thông và tại nhiều diễn đàn, gây nhức nhối trong toàn xã hội và đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo

ngăn ngừa.

Mặc dù chưa có một cơ quan, tổ chức nào đưa ra được tỷ lệ và số liệu chính xác về thất thoát, lãng phí trong đầu tư là bao nhiêu nhưng thất thoát, lãng phí là có thực và nó xảy ra ở các khâu, các giai đoạn của quá trình đầu tư, từ chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, cấp phát vốn đầu tư, đến khâu nghiệm thu bàn giao đưa

công trình vào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. Có thể kể đến một số ví dụđiển hình sau:

- Dự án cảng Phú Hữu: tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 của cảng Phú Hữu lên đến 327 tỷđồng nhưng không thểkhai thác vì chưa có đường kết nối. Từ năm 2010, cảng Phú Hữu đã được Cục Hàng hải Việt Nam – Bộ Giao thông vận tải công bố là cảng biển quốc tế và đưa vào khai thác từ cuối tháng 7-2010. Tuy nhiên, trong vòng hai

năm, không thể khai thác được cảng này vì chưa có đường vào cảng. Ý thức được tầm quan trọng của đường vào cảng nên Thành phố đã khẩn trương ký kết hợp đồng với Công ty Cổ Phần Xi măng Hà Tiên 1 thi công tuyến đường Nguyễn Duy Trinh ra vào cảng. Tuy nhiên, do vướng giải phóng mặt bằng nên đến tháng 6-2012, Công ty Cổ

Phần Xi măng Hà Tiên 1 mới khởi công xây dựng tuyến đường. Cảng xây xong nhưng đoạn đường nối từ cảng quốc tế Phú Hữu ra đường Nguyễn Duy Trinh (dài 2,6km, rộng 30m) bị trì trệ trong suốt một thời gian dài, đến đầu tháng 7-2013 mới hoàn

thành. Tuy nhiên, khi chưa kịp mừng thì lại gặp thêm một trở ngại nữa là ngành giao

thông treo bảng “cấm xe tải” trên đường Nguyễn Duy Trinh, không tàu bè nào dám cập cảng. Dù nỗ lực tối đa nhưng cảng quốc tế Phú Hữu chỉ có thể khai thác được khoảng 50% công suất hiện có của cảng.

- Dự án cảng Sài Gòn – Hiệp Phước: tương tự như dự án cảng Phú Hữu, 16Tsau 5

năm khởi công, cảng Sài Gòn - Hiệp Phước rơi vào tình trạng “sống dở, chết dở” do kẹt vốn, nợ nần và chưa triển khai đồng bộ hạ tầng giao thông kết nối để phục vụ xe ra vào vận chuyển hàng hóa. Lớn gấp đôi cảng Phú Hữu, 16Tvới tổng đầu tư trên 2.735 tỷ đồng, cảng Sài Gòn – Hiệp Phước được xây dựng trên diện tích 54ha, đến tháng 9-

2010 đã làm xong 200m cầu tàu số1 và đầu năm 2011 làm xong 400m cầu tàu số 2 và số 3 của giai đoạn 1. Theo quy hoạch, cảng Sài Gòn - Hiệp Phước kết nối với hệ thống giao thông bên ngoài bằng tuyến đường D3 dài 2,2km. Dự án đường D3 có tổng kinh

phí ban đầu 259 tỷ đồng do UBND TP.HCM duyệt năm 2011. Tuy nhiên, từ đó đến nay tuyến đường không thể khởi công do chủ đầu tư không thu xếp được nguồn vốn. Hiện tại con đường huyết mạch đi vào cảng này cỏ mọc um tùm, lầy lội. 0T Trong khoảng 6 tháng đầu năm 2013,0T cảng Sài Gòn - Hiệp Phước khai thác được sản lượng gần 94.000 tấn với doanh thu trên 2,4 tỷđồng. Trong khi đó, theo quy hoạch, cảng sẽ khai thác được khoảng 8,5 triệu tấn/năm. Như vậy, việc chậm hoàn thành dự án không những làm vuột mất cơ hội kinh doanh mà còn thiệt hại mỗi năm hàng trăm tỷđồng.

- Công trình cầu Phú Mỹ có tổng vốn đầu tư khá lớn, được xây dựng theo hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao), với kỳ vọng sẽ giải quyết tình trạng ách tắc giao thông khu vực phía Đông thành phố, đặc biệt là sẽ hạn chế lưu lượng xe tải đi qua trung tâm thành phố. Theo hợp đồng BOT ký kết giữa UBND TP.HCM và Công ty Cổ Phần BOT cầu Phú Mỹ (PMC) thì PMC tự huy động vốn từ các quỹ tín dụng để xây cầu, khi cầu hoàn tất sẽ tiến hành thu phí trong thời gian ít nhất là 26 năm để hoàn vốn đầu tư. Tuy nhiên, dù đã chính thức thu phí ngày 01/4/2010 nhưng câu

chuyện thu phí của cây cầu này vẫn là vấn đềlàm đau đầu các chủđầu tư, bởi lượng xe qua cầu quá ít so với dự kiến. Hiện mỗi ngày số lượng xe qua lại cầu Phú Mỹ chỉ

khoảng 5.000 lượt, quá ít so với dự kiến ban đầu (30.000 – 35.000 lượt xe/ngày) nên

phí không đủ để trả nợ vốn vay và lãi ngân hàng. Lý giải nguyên nhân tình trạng này, ông Nguyễn Thành Thái, Tổng Giám đốc PMC cho biết: khi tiến hành dự án, UBND TP.HCM đã cam kết khi cầu Phú Mỹđi vào khai thác thì sẽ để cây cầu này đảm nhận

toàn bộ luồng xe tải nặng qua tuyến đường vành đai phía Đông Thành phố; theo đó sẽ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phân luồng giao thông theo hướng hạn chế tối đa xe tải nặng đi qua trung tâm Thành

phố theo các tuyến đường qua cầu Khánh Hội, cầu Kênh tẻ và kể cả hầm Thủ Thiêm sau này. Đến nay, điều kiện này vẫn chưa được thực hiện. Bên cạnh đó, việc đường

vành đai phía Đông nối với cầu Phú Mỹđến nay vẫn chưa hoàn thiện cũng đã hạn chế lưu lượng xe đi lại trên đường này để qua cầu Phú Mỹ. Với tình hình như vậy, dự án cầu Phú Mỹ có tổng mức đầu tư cũ là 1.806 tỷđồng, nhưng sắp tới sẽđược điều chỉnh

tăng lên khoảng 3.000 tỷđồng.

- Dự án mở rộng Tỉnh lộ 10: Dự án mở rộng Tỉnh lộ 10 được khởi công từ đầu năm 2009, với hai đoạn: Đoạn liên tỉnh lộ 10A (từ cầu Tân Tạo, huyện Bình Chánh đến cầu Xáng, giáp ranh tỉnh Long An) dài hơn 8km do Khu Quản lý giao thông đô thị (QLGTĐT) số 4 làm chủ đầu tư và đoạn liên tỉnh lộ 10B (nằm trên địa bàn quận Bình Tân và huyện Bình Chánh) dài 6km do Khu QLGTĐT số 1 làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch, cuối tháng 11-2009, đoạn liên tỉnh lộ 10A sẽ hoàn thành việc mở rộng; còn đoạn liên tỉnh lộ 10B sẽ hoàn thành vào tháng 3-2010. Tuy nhiên đến hết năm

2013,0T0Thuyện Bình Chánh chưa hoàn thành việc giải phóng mặt bằng của hơn 50 hộ trên phạm vi dự án, trong khi đoạn đường còn lại chưa thi công dài khoảng 700m. Tổng mức đầu tư đã tăng từ 772 tỷ đồng lên 998 tỷ đồng.

Còn rất nhiều dự án, công trình gây thất thoát lãng phí nguồn vốn đầu tư công. Có thể kể đến dự án hệ thống tiêu thoát nước Suối Nhum giúp tiêu thoát nước cho

3.000 héc ta ở quận 9 với tổng vốn đầu tư gần 237 tỉ đồng. Hiện nay công trình này mới chỉ giải ngân được khoảng 182 tỉ đồng, chậm tiến độ do vướng bồi thường giải

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ đầu tư CÔNG TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 60)