0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

TỔNG QUAN VỀ KINH TỀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 41 -41 )

TP. Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10º22'13" – 11º22'17" vĩ độ

Bắc và 106º01'25" – 107º01'10" kinh độĐông. Phía bắc giáp Tây Ninh, Bình Dương, phía đông giáp Đồng Nai, phía nam giáp biển Đông và Tiền Giang, phía tây giáp Long An.

Diện tích của thành phố là 2.095 kmP

2

P

, chiếm hơn 6,36% diện tích cảnước, trong

đó có 442,13 kmP 2 P thuộc nội thành và 1.652,88 kmP 2 P ngoại thành

TP.HCM là đầu mối giao thông của cả miền Nam bao gồm đường sắt, đường bộ,

đường thủy và đường không. Với vị trí địa lý thuận lợi, TP.HCM một thời được mệnh danh là « Hòn ngọc Viễn Đông», là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hóa riêng góp phần tạo nên một nền văn hóa đa dạng. Đặc trưng văn hóa của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với những nét văn hóa phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách của con người nơi đây. Đó là những con người thẳng thắn, bộc trực, phóng khoáng, có bản lĩnh, năng động.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội

Dân số TP.HCM tăng dần qua các năm, cụ thể dân số năm 2000 là 5.248.702

người với mật độ dân số là 2.505 người/kmP

2

P

, còn năm 2011 là 7.521.138 người, mật

độ dân số trung bình là 3.590 người/kmP

2

P

, năm 2013 dân số là 7.939.752 với mật độ

dân số 3.790 người/kmP

2

P

. Ta thấy dân số và mật độ dân số ở TP.HCM có xu hướng

tăng lên qua các năm, nguyên nhân do thành phố là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, vì vậy thu hút lao động đến từ các địa phương khác. Điều này tạo ra nguồn nhân lực dồi dào cho nền kinh tếnhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong xã hội.

Tổng sản phẩm của thành phố (GDP) trong những năm qua liên tục tăng, tuy tốc

độ tăng trưởng giữa các năm có sự khác biệt. Năm 1990, GDP của thành phố là 6.770

tỷ đồng, năm 2013 là 764.561 tỷ đồng. Như vậy trong vòng 13 năm, GDP của thành phốtăng rất nhanh.

Với vai trò đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, TP.HCM

đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa – du lịch, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế lớn nhất cả nước. Với những đặc điểm như vậy, để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, TP.HCM đặt vấn đề tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng và tiến bộ xã hội, cải thiện môi trường sống, bố trí lại dân cư theo quy hoạch xây dựng đô thịvăn minh.

Thành phố lấy ngành thương mại, dịch vụ, công nghiệp và xây dựng làm nền tảng phát triển, tập trung chủ yếu vào nghiên cứu ứng dụng, thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ. Về thương mại và dịch vụ, thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước. Vềlĩnh vực xuất nhập khẩu, TP.HCM đứng đầu về xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực Đông Nam Bộ cũng như cả nước với kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 29,5 tỷ USD và nhập khẩu đạt 25,8 tỷ USD. Cơ sở vật chất ngành thương mại

được tăng cường với khoảng 400 chợ bán lẻ, 81 siêu thị, 18 trung tâm thương mại, 3 chợ đầu mối. Khu vực dịch vụtăng trưởng vượt kế hoạch, đáp ứng ngày càng tốt hơn

nhu cầu sản xuất – kinh doanh và phục vụđời sống dân cư.

Bảng 3.1: Tỷ lệ TP.HCM so với cảnước

Đơn vị tính: %

Nguồn: Cục thống kê thành phố, Niên giám thống kê thành phố 2013, trang web Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả.

TP.HCM là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất nước, dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính – tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc. Nhiều dịch vụ tín dụng hiện đại được đưa vào ứng dụng, mạng lưới thanh toán thông qua thẻ ngày càng

được mở rộng. Chỉtiêu/ Năm 1995 2000 2005 2010 2013 Dân số 6,4 6,8 7,5 8,5 8,7 GDP 16,2 17,2 19,7 21,5 22,3 Giá trị sản xuất công nghiệp 28,6 29 27,8 26,4 14,3 Tổng mức bán lẻ 28,8 26,3 22,4 23,8 19,7 Kim ngạch xuất khẩu 47,7 44,2 37,5 24,4 14,7 33

TP.HCM ngày càng khẳng định vai trò trung tâm giáo dục – đào tạo chất lượng cao của mình. Về công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đã phát triển theo chiều

hướng ngày càng tăng, sốlượng đào tạo thường năm sau cao hơn năm trước; loại hình

đào tạo cũng đa dạng, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư. Số lượng trường đại học

và cao đẳng trên địa bàn tăng nhanh theo đà phát triển kinh tế. Thành phố tập trung thu

hút đầu tư các cơ sởđào tạo có uy tín của nước ngoài ở Việt Nam, nâng cao chất lượng giáo dục của thành phố bằng với các nước trong khu vực.

Trong quá trình phát triền, Thành phố chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại tiến tới xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, là một thành phố xanh và sạch. Trong khi phát triển các mặt kinh tế - xã hội, thành phố luôn luôn giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội như là tiền đề quyết định của sự phát triển.

3.1.3. Tình hình tăng trưởng kinh tế TP. Hồ Chí Minh từnăm 1990 - 2013

Xem xét tình hình tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM

căn cứ trên số liệu GDP giai đoạn 1990 - 2013.

Trong giai đoạn 1990 – 2013, nền kinh tế TP.HCM có bước phát triển mạnh, GDP bình quân mỗi năm tăng 11,2%; trong đó thời kỳ 1991 – 1995 là thời kỳ có tốc

độ tăng trưởng cao hơn cả (bình quân hàng năm tăng 12,6%). Đến năm 1996, tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP.HCM có xu hướng chậm lại so với năm trước. Đáng lưu ý

là mức độ suy giảm tiếp tục kéo dài đến năm 1999 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, tốc độtăng trưởng hàng năm trong giai đoạn 1996 – 2000 chỉ còn 10,1%; giai đoạn 2001 – 2005, nền kinh tế Thành phố vực dậy với tốc độ phát triển liên tục năm sau cao hơn năm trước, tốc độtăng trưởng hàng năm trong giai đoạn 2001 – 2005 đạt 11%; sau đó tăng lên 11,18%/năm ở giai đoạn 2006 – 2010. Năm

2009, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 8,6% so với năm 2008, tuy nhiên đến năm 2010, tốc

độtăng trưởng của Thành phốđạt 11,8% so với năm 2009, đứng đầu trong cảnước.

Biểu đồ 3.2: Tốc độtăng trưởng GDP hằng năm

Nguồn: Cục thống kê thành phố, Niên giám thống kê thành phố 2013, trang web Tổng cục Thống kê.

Trong giai đoạn 2008 – 2013, về số tuyệt đối GDP tăng từ 317.865 tỷ đồng lên 764.561 tỷ đồng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới tác động tiêu cực tình hình kinh tế - xã hội của thành phố; dẫn đến tốc

độtăng trưởng kinh tếtăng chậm lại so với các năm trước, năm 2009 tăng 8,5% so với

năm 2008. Đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng của Thành phố đạt 11,8% so với năm 2009, đứng đầu trong cả nước. Từ năm 2011 đến năm 2013, do bị tác động và ảnh

hưởng xấu của tình hình kinh tế thế giới và những khó khăn trong nước, kinh tế thành phốnăm 2012 và 2013 tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thử thách, sức mua của thị trường giảm, hàng tồn kho tăng cao, doanh nghiệp khó có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản hoạt động trì trệ,… đã ảnh

hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống nhân dân và kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội và thu chi ngân sách thành phố. Tăng trưởng bình quân của Thành phố trong

giai đoạn này chỉ đạt 9,6%. Tuy nhiên, kinh tế thành phố vẫn phát huy vai trò đầu tàu, duy trì GDP gấp 1,8 lần so với cảnước.

Bảng 3.3 : Giá trịtăng trưởng kinh tế TP.HCM từ 1990 - 2013

Chỉ tiêu Tăng bình quân (%)

1991 - 1995 1996 – 2000 2001 – 2005 2006 - 2010 2011 - 2013

Tổng số sản phẩm 112,64 110,15 111,00 111,18 109,6

Phân theo khu vực kinh tế

Khu vực nhà nước 109,90 108,47 108,05 102,68 104,3

Khu vực ngoài nhà nước 115,49 111,58 113,09 115,46 112,43

Phân theo ngành kinh tế

Nông lâm thủy sản 103,79 101,12 105,04 104,49 105,70

Công nghiệp xây dựng 116,25 113,23 112,37 110,56 107,45

Dịch vụ 111,19 108,37 110,05 111,93 11,10

Nguồn: Cục thống kê thành phố, Niên giám thống kê thành phố 2013, trang web Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả.

Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phốđều có sự tăng

lên cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, phù hợp với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cụ thể tốc độ tăng trưởng của các ngành đều tăng qua các năm, cụ thể:

Tốc độ tăng trưởng của ngành nông lâm thủy sản giai đoạn 2001 – 2005 là

5,04%/năm đã giảm xuống còn 4,49%/năm ở giai đoạn 2006 – 2010. Đối với ngành công nghiệp - xây dựng với tốc độ tăng trưởng bình quân là 12,37%/năm (giai đoạn 2001 - 2005) đã giảm xuống còn 10,56%/năm, do năm 2004 thành phố đã có chương

trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và di dời doanh nghiệp sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường từ nội thành ra khu quy hoạch, đã di dời 1.360 trên tổng số 1.402 đơn vị sản xuất nên đã làm giảm tốc độtăng trưởng ngành công nghiệp; từ cuối

năm 2010 sau khi cơ bản đã hoàn thành việc di dời thì tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp thành phốđạt 13,6%. Trong khi đó ngành dịch vụ lại tăng từ 10,05% /năm lên

11,93%/năm. Nguyên nhân là do chủ trương của thành phố tại Đại hội Đảng bộ

TP.HCM lần VIII trong tương lai thành phố sẽ khuyến khích đầu tư vào các ngành

công nghiệp hiện đại, kỹ thuật cao, ngành sản xuất có giá trịgia tăng cao phục vụ xuất khẩu, phát triển các ngành dịch vụ cao cấp, dịch vụ hỗ trợ sản xuất nhằm tạo sự

chuyển biến về chất cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Chính vì thế bước đầu thực hiện đã

làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của các ngành có sựthay đổi và phù hợp với mục

tiêu đã đề ra.

Do khủng hoảng kinh tế thế giới, hoạt động sản xuất và thương mại trong nước và thành phốbình quân giai đoạn 2011 – 2013 của ngành dịch vụ, công nghiệp không

đạt được chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên ngành dịch vụ vẫn giữ được tốc độ phát triển trên 10% (11,1%). Các ngành dịch vụ trọng yếu có tốc độ phát triển nhanh như thông tin,

truyền thông, dịch vụ tư vấn, khoa học công nghệ, thương mại. Trong lĩnh vực công nghiệp, tập trung phát triển theo hướng tăng trọng yếu có hàm lượng khoa học công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn và phát triển công nghiệp hỗ trợ để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Qua ba năm thực hiện chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế thành phốđã có chuyển hướng rõ nét theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Về mặt tỷ trọng các ngành trong GDP, ngành dịch vụnăm 2009 chiếm 52,95%

đã tăng lên 58,4% năm 2013, tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng có xu hướng giảm dần từ 45,6% năm 2009 còn 40,6% năm 2013. Ngành nông nghiệp duy trì tỷ trọng

1,0% trong cơ cấu GDP. Đến cuối năm 2015, dự kiến sẽ hoàn thành chỉ tiêu Nghị

quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX “tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 57% GDP, công nghiệp 42% GDP, nông nghiệp 1% GDP”.

Bảng 3.4: Bảng so sánh tỷ trọng của các ngành trong GDP thành phố

Đơn vị tính: %

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 1,45 1,1 1,1 1,1 1,0

Công nghiệp và xây dựng 45,6 41,0 41,2 40,3 40,6

Dịch vụ 52,95 57,9 57,8 58,6 58,4

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM 2013.

3.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 1990 - 2013

3.2.1. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn TP.HCM những năm gần đây tăng nhanh góp

phần rất lớn vào việc thúc đẩy tốc độtăng trưởng kinh tế của thành phố.

Nguồn gốc đểhuy động đầu tư là từ GDP, hay nói một cách cụ thểhơn là trong

tổng sản phẩm do toàn xã hội làm ra bên cạnh phần tiêu dùng sẽ có một phần được tiết kiệm và dùng để tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Mức độ đầu tư so với tổng sản phẩm thể hiện mức độ tiết kiệm dùng cho đầu tư của nền kinh tếvà cho phép đánh giá

khả năng huy động thêm vốn đầu tư từ nội tại nền kinh tế hay phải sử dụng đến các

nguồn bên ngoài thông qua kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài, vay vốn nước ngoài, nhận các khoản viện trợ đối với quy mô của quốc gia, đối với quy mô của một địa

phương còn có thểhuy động thêm từ nguồn hỗ trợ trực tiếp từtrung ương.

Biểu đồ 3.5: Vốn đầu tư của TP.HCM qua các năm

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM 2013 và tính toán của tác giả.

Từnăm 1990 đến năm 2010, tỷ lệđầu tư trên GDP của thành phốtăng bình quân là 37,3%/năm. Giai đoạn 1996 – 2010 tỷ lệđầu tư trên GDP bình quân là 36,3%/năm đã giảm xuống còn 34,3% cho giai đoạn 2001 – 2005, điều này do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á. Giai đoạn 2006 – 2010, Việt Nam gia nhập WTO nên tỷ

lệ đầu tư trên GDP bình quân tăng lên 40,96%, tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009 đã ảnh hưởng

đến vốn đầu tư của các năm về sau có sự giảm nhẹ về tỷ lệđầu tư trên GDP của thành phố.

Từ năm 2011 đến năm 2013, việc0T0T41Thuy động vốn đầu tư0T41T0T41Ttừ khu vực ngoài nhà

nước0T41T và v0Tốn đầu tư trục tiếp nước ngoài đã thu được kết quả nhiều hơn, tiêu biểu huy

động xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, 16Tthu hút gần 117.000 tỷđồng vốn đầu tư ngoài

ngân sách cho 48 dự án16T, có 15 dự án BOT, BT trên Quốc lộ 1 và 3 dự án BOT, BT trên Quốc lộ 14. So sánh đầu tư trong hai khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, t41T

trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011 chiếm 24,3%, năm 2012 chiếm 21,8%, năm 2013 chiếm khoảng 20,9%. 16T41TTỷ trọng vốn đầu tư

khu vực ngoài nhà nước năm 2011 chiếm 59,9%, năm 2012 chiếm 62%, năm 2013

chiếm khoảng 62,7%.16T Tỷ lệ vốn đầu tư của hai khu vực có sự chuyển biến ngược với nhau, vốn đầu tư của khu vực nhà nước xu hướng ngày càng giảm, còn vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước xu hướng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là các thành phần kinh tế ngoài khu vực nhà nước phát triển nhanh chóng, thu hút được nhiều vốn cho đầu tư phát triển kinh tế thành phố

16T

Bảng 3.6: Cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn theo giá hiện hành

16T

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2005 2011 2012 2013

Tổng số 100 100 100 100

Vốn khu vực nhà nước 32,7 24,3 21,8 20,9

Vốn khu vực ngoài nhà nước 50,3 59,9 62,0 62,7

Vốn đầu tư trục tiếp nước ngoài 16,6 15,5 15,9 16,1

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 41 -41 )

×