động và phân bổ nguồn lực đầu tư có hiệu quả hơn (nếu phân cấp tốt nguồn vốn huy
động cho đầu tư công sẽ sớm đi vào thực tiễn hơn do không phải qua khâu trung gian và thời gian chờ đợi cấp phép, chuyển kinh phí từ cấp trên về địa phương,...) làm cho
việc cung cấp hàng hóa dịch vụ phù hợp hơn, đáp ứng tốt hơn, sát thực hơn nhu cầu và mong muốn của địa phương, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương.
•Chinh sách
Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của nền kinh tế xã hội do Chính phủ thực hiện. Nó bao gồm mục tiêu mà Chính phủ muốn
đạt được và cách làm để đạt được mục tiêu đó. Các chính sách của Chính phủ, Nhà
nước và địa phương, đặc biệt là các chính sách về đầu tư có ảnh hưởng lớn tới mức
đầu tư và hiệu quả của đầu tư công cho phát triển kinh tế. Chính sách kinh tế xã hội là bộ não chỉ huy, hướng dẫn và điều tiết sản xuất, tạo điều kiện để khai thác những tiềm
năng, thế mạnh về nguồn lực. Cơ chế chính sách đúng đắn, hợp lòng dân sẽ tạo thêm
động lực cho người lao động, các doanh nghiệp, thành phần kinh tế tham gia tích cực
đầu tư phát triển sản xuất, tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư cho phát
triển kinh tế. Ngược lại sẽ triệt tiêu động lực phát triển kinh tế, cũng như làm suy giảm hiệu quả hoạt động đầu tư.
2.3. HỆ THỐNG CHỈTIÊU ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢĐẦU TƯ CÔNG
2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công ở góc độ tổng thể thể
Hiệu quả tổng thể là hiệu quả được xem xét trên phạm vi một ngành, một địa
phương hay trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế
- Hệ sốgia tăng vốn – sản lượng (ICOR) do hai nhà kinh tế học là Roy Harrod và
Evsay Domar đưa ra trong nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế nhằm xác định nhu
cầu vốn đầu tư cần thiết cho một nền kinh tế. Chỉ tiêu này cho biết muốn tăng thêm 1 đồng GDP thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư mới vào nền kinh tế.
Chỉtiêu này được tính bằng các công thức sau:
ICOR = I/ ∆ GDP
Trong đó: ∆ GDP là phần GDP tăng thêm trong một thời gian nhất định (tối thiểu một năm) do đầu tư mới tạo ra. I là tổng vốn đầu tư mới đã thực hiện trong thời gian
đó. Từ công thức trên, nếu cốđịnh chỉ số ICOR, theo lý thuyết ∆ GDP tỷ lệ thuận với tổng mức đầu tư mới, tức là đầu tư càng nhiều thì phần GDP tăng thêm có khả năng
càng lớn. ICOR tỷ lệ nghịch với tốc độtăng trưởng kinh tế, với cùng tỷ lệđầu tư trong GDP, nước nào có hệ số ICOR thấp hơn sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn và ngược lại.
Như vậy hệ số ICOR càng thấp thì hiệu quảđầu tư càng cao.
ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theo trình tự phát triển kinh tếvà cơ chế chính sách trong nước. Ở các nước phát triển, ICOR thường lớn, từ
5-7 do thừa vốn, thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều để thay thếcho lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có chi phí cao. Còn đối với các nước chậm phát triển, ICOR thấp từ 2-3 do thiếu vốn, thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động
để thay thế cho vốn, do sử dụng công nghệ kém hiện đại có giá rẻ hơn. Thông thường ICOR trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp và ICOR luôn có xu hướng tăng
lên.
Trên thực tế, tính toán ICOR cho một thời gian dài sẽchính xác hơn là tính ICOR cho một thời gian ngắn, bởi vì trong thời gian ngắn thì có một lượng đầu tư mới chưa
phát huy tác dụng, tức là tác động của đầu tư đến tăng trưởng có một độ trễ nhất định.
- Hệ số HRTSCD R(Hệ sốhuy động tài sản cốđịnh): hệ sốhuy động tài sản cốđịnh là tỷ lệ % so sánh giữa giá trị tài sản cốđịnh được hình thành từ vốn đầu tư trong năm so
với tổng mức vốn đầu tư trong năm.
HRTSCD R= F / IRVTH
Trong đó: F: giá trị tài sản cốđịnh gia tăng mới trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng, nền kinh tế.
IRVTHR: vốn đầu tư thực hiện hiện trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng, nền kinh tế.
Chỉ tiêu này còn gọi là: hệ số huy động vốn đầu tư trong năm. Về bản chất, khi
xác định hệ số này phải so sánh giữa tài sản cốđịnh hình thành trong năm từ tổng mức vốn đầu tư trong năm để đầu tư tạo ra tài sản đó. Do đặc điểm sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, thời gian xây dựng dài nên trong thực tế có độ trễ về thời gian thực hiện
đầu tư kể từ khi bỏ vốn đầu tư đến khi hoàn thành, đưa dự án, công trình vào khai thác, sử dụng. Vì vậy chỉ tiêu này không phản ánh đúng hiệu quả đầu tư của năm bỏ vốn, mà là phản ánh hiệu quảđầu tư của vài năm trước đó. Do đó, khi sử dụng chỉ tiêu này
để phân tích, đánh giá hiệu quả phải sử dụng theo cả dãy thời gian. Do độ trễ và tính liên tục của đầu tư qua các năm, hệ số huy động vốn đầu tư tài sản cố định từng năm
trong cả dãy hệ số liên tục của các năm được coi là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư
của năm đó.
Chỉ tiêu này biểu hiện mối quan hệ giữa giá trị tài sản cốđịnh gia tăng mới ở cấp
độ ngành địa phương, vùng, nền kinh tế trong kỳ nghiên cứu với tổng vốn đầu tư thực hiện trong kỳ nghiên cứu ở cấp độ tương ứng. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh việc thi công dứt điểm các công trình, các công trình nhanh chóng được huy động vào sử dụng
trong ngành, làm tăng năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của ngành, địa phương
và toàn nền kinh tế.
- Hiệu suất vốn đầu tư: hiệu suất vốn đầu tư biểu hiện quan hệ so sánh mức tăng trưởng GDP và vốn đầu tư I trong kỳ, được xác định:
H = ∆GDP / I
Trong đó: H : Hiệu suất vốn đầu tư trong kỳ
GDP : Mức tăng GDP trong kỳ
Chỉ tiêu hiệu suất vốn đầu tư H phản ánh tổng hợp hiệu quả vốn đầu tư, chỉ tiêu này có hạn chế là trong cùng một thời kỳ thì ∆GDP và I không có mối quan hệ trực tiếp. Thời kỳ càng ngắn càng thấy rõ vì đầu tư chưa mang lại hiệu quả ngay. Nhằm hạn chếnhược điểm này, ta dùng chỉ tiêu:
K = GDP / I (t – 1)
Trong đó GDP được tính cho năm sau, I (t – 1) là tổng vốn đầu tư năm trước.
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công ở góc độ xã hội