- Môi trường đầu tư của địa phương
Việc thực hiện đầu tư công liên quan đến một loạt các quy chế và thủ tục hành
chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý ngân sách. Về nguyên tắc, các thủ tục hành chính cần tạo ra trình tự ổn định và rành mạch cho hoạt động quản lý tối
ưu, tạo điều kiện cho việc thực hiện các dự án được thuận lợi. Các quy định pháp luật cần rõ ràng, minh bạch, có cách hiểu thống nhất, bảo đảm định hướng hoạt động của dựán công đáp ứng đúng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
- Đặc điểm tư nhiên kinh tế - xã hội
Các đặc điểm về tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên khoáng sản...) và đặc
điểm kinh tế xã hội (phong tục tập quán, trình độ dân trí,...) tạo nên những lợi thếcũng như những khó khăn nhất định đến việc quản lý đầu tư công.
Vềđặc điểm kinh tế xã hội, nếu trình độngười dân thấp thì thái độ ứng xử và khả năng sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích sẽ bị hạn chế, dẫn tới việc đầu tư khó đạt
được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, thu nhập của dân cư thấp thì tích lũy nội bộ không lớn, dẫn tới nguồn đầu tư thấp, kinh tế chậm phát triển, và đó là một trong những
nguyên nhân tác động tiêu cực đến huy động vốn đầu tư và công tác đầu tư phát triển kinh tế xã hội.
Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương thuận lợi thì nguồn đầu tư nhanh chóng đưa vào ứng dụng, được sử dụng một cách hợp lý, tập trung và hiệu quả.
- Công luận và thái độ của các nhóm có liên quan
Sự ủng hộ hay phản đối của công luận có tác động không nhỏ đến việc thực hiện
các chương trình đầu tư công. Mỗi chương trình, dựán được thực hiện sẽ mang lại lợi ích và bất lợi cho những nhóm đối tượng khác nhau và do vậy cũng sẽ nhận được sự ủng hộ và phản đối của các nhóm đối tượng tương ứng. Trên thực tế, có những nhóm
người được hưởng lợi ích lớn hơn từcác chương trình, dựán đầu tư công, nhóm người này ủng hộ mạnh mẽcho các chương trình, dựán. Ngược lại, nhóm người hưởng lợi ít hoặc bị thiệt hại từ dự án có xu hướng không ủng hộ hoặc phản đối dự án. Các dự án
công, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn nếu bịngười dân phản đối, ngăn
chặn ngay từ khâu giải tỏa mặt bằng sẽ gặp rất nhiều khó khăn về sau.
Việc đưa chương trình dự án đầu tư công vào thực tế còn phải quan tâm tới quan niệm, phong tục tập quán của cư dân địa phương, có thể dự án có tác dụng tốt nhưng
cộng đồng vẫn không ủng hộ nó do không phù hợp với tín ngưỡng, phong tục của cộng đồng địa phương đó.
- Thể chếvà chính sách đầu tư công của Chính phủ, Nhà nước và của địa phương
Nhân tố quan trọng nhất chi phối hoạt động đầu tư công trong nhóm nhân tố khách quan là nhân tố thể chế và chính sách của Nhà nước, Chính phủvà địa phương
• Thể chế
Thể chế là những quy định, luật lệ của một chế độ buộc mọi người phải tuân theo. Thể chế xã hội quy định mục đích và đạo lý mà Nhà nước muốn đạt tới. Thể chế
xã hội nước ta theo Hiến pháp 2013 thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Vì thế trong chính sách phát triển đát nước, nhà nước ta rất quan
tâm đến đối tượng người nghèo, địa phương nghèo và tập trung đầu tư phát triển kinh tếcác vùng khó khăn, đảm bảo yếu tố công bằng trong đầu tư phát triển kinh tế xã hội
đất nước.
Thể chế được cụ thểhóa qua các văn bản pháp luật. Khung pháp luật của hoạt
động đầu tư nói chung và đầu tư công nói riêng ở nước ta được quy định qua các văn
bản chính như: Luật đầu tư (2005) và sắp tới được thay bằng Luật đầu tư sửa đổi 2015, Luật NSNN (1996) và Luật ngân sách sửa đổi năm 2002, Nghị định 07/2003/NĐ-CP về quản lý đầu tư và xây dựng, Thông tư số 04/2003/TT-BKH về thẩm tra, thẩm định dựán đầu tư,.... Và mới đây nhất là dự thảo Luật đầu tư công đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIII.
Trong thể chế nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, các cơ quan hoạt
động phối hợp chặt chẽ nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong phát triển kinh tế xã hội. Đối với hoạt động đầu tư công, khi có sự thống nhất cao giữa Bộ kế hoạch đầu tư
và Bộ tài chính với các cơ quan ban ngành Trung ương và địa phương thì nguồn đầu tư
công sẽ được đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng với quy mô phù hợp, không chồng chéo, dàn trải, vì thế hiệu quả đầu tư công cũng được nâng cao. Tương tự như
thế, ở quy mô cấp quận huyện, đểđầu tư công có hiệu quả cần có sự thống nhất phối
hợp chặt chẽ giữa Sở Kế hoạch đầu tư với Sở Tài chính, với phòng Tài chính – Kế
toán và với các địa phương, đơn vị cá nhân tiếp nhận nguồn đầu tư.
Bên cạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, các cấp chính quyền thì việc phân cấp trong quản lý của nhà nước cũng là một yếu tố quan trọng tác động tới
đầu tư công. Việc phân cấp thẩm quyền về tài chính cho chính quyền địa phương
mang lại những cơ hội lớn sau: việc địa phương quản lý ngân sách có thể giúp huy
động và phân bổ nguồn lực đầu tư có hiệu quả hơn (nếu phân cấp tốt nguồn vốn huy
động cho đầu tư công sẽ sớm đi vào thực tiễn hơn do không phải qua khâu trung gian và thời gian chờ đợi cấp phép, chuyển kinh phí từ cấp trên về địa phương,...) làm cho
việc cung cấp hàng hóa dịch vụ phù hợp hơn, đáp ứng tốt hơn, sát thực hơn nhu cầu và mong muốn của địa phương, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương.
•Chinh sách
Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của nền kinh tế xã hội do Chính phủ thực hiện. Nó bao gồm mục tiêu mà Chính phủ muốn
đạt được và cách làm để đạt được mục tiêu đó. Các chính sách của Chính phủ, Nhà
nước và địa phương, đặc biệt là các chính sách về đầu tư có ảnh hưởng lớn tới mức
đầu tư và hiệu quả của đầu tư công cho phát triển kinh tế. Chính sách kinh tế xã hội là bộ não chỉ huy, hướng dẫn và điều tiết sản xuất, tạo điều kiện để khai thác những tiềm
năng, thế mạnh về nguồn lực. Cơ chế chính sách đúng đắn, hợp lòng dân sẽ tạo thêm
động lực cho người lao động, các doanh nghiệp, thành phần kinh tế tham gia tích cực
đầu tư phát triển sản xuất, tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư cho phát
triển kinh tế. Ngược lại sẽ triệt tiêu động lực phát triển kinh tế, cũng như làm suy giảm hiệu quả hoạt động đầu tư.