1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

"TIẾNG NGHỆ" - NGUYỄN BÙI VỢI

3 571 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 28,5 KB

Nội dung

"Tiếng Nghệ" của Nguyễn Bùi Vợi Từ giọng nói, tiếng nói mà suy tưởng đến một nét thuộc tính cách của người Nghệ là tình thương yêu, chung thủy trong quan hệ giữa người với người.. Tiếng

Trang 1

"Tiếng Nghệ" của Nguyễn Bùi Vợi

Từ giọng nói, tiếng nói mà suy tưởng đến một nét thuộc tính cách của người Nghệ là tình thương yêu, chung thủy trong quan hệ giữa người với người Bài thơ "Tiếng Nghệ" của Nguyễn Bùi Vợi tự cất cánh bay lên một tầm cao thẩm mỹ

Tiếng Nghệ

Cái gầu thì bảo cái đài

Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi

Chộ tức là thấy mình ơi

Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em

Thích chi(gì) thì bảo là sèm

Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào

Cá quả lại gọi cá tràu

Vo troốc là bảo gội đầu đấy em

Nghe em giọng Bắc êm êm

Bà con hàng xóm đến xem chật nhà

Răng chưa sang nhởi nhà choa

Bà o đã nhốt con ga trong truồng

Em cười bối rối mà thương

Thương em một lại trăm đường thương quê

Gió Lào thổi rạc bờ tre

Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn

Chắt từ đá sỏi đất cằn

Nên yêu thương mới sâu đằm đó em

Trữ tình mà như tự sự Chuyện một chàng trai xứ Nghệ lập nghiệp ở xứ Bắc và xe duyên, kết tóc với một cô gái ở đàng ngoài Lần đầu anh đưa vợ

về thăm quê và ra mắt bà con, họ hàng Anh muốn cho vợ khỏi bỡ ngỡ và hòa nhập được nhanh với gia đình, theo anh, trước hết phải hiểu được tiếng địa phương nơi quê anh Thế là anh cấp tốc trang bị cho vợ một loạt từ địa phương Anh chỉ chọn những từ mà anh dự đoán là sẽ gặp trong trò chuyện, trong sinh hoạt Như một đoạn văn từ điển, anh đọc cho vợ nghe, chẳng khác

Trang 2

gì học ngoại ngữ.

Kể ra anh ta đón đầu cũng khá Vừa để vợ hiểu được người ta nói gì, vừa chủ động nói với người khác: "Thích chi thì bảo là sèm/ Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào" Các tiếng anh trang bị cũng đủ các loại âm: âm ai (đài), ươi (cươi), ô (chộ), ung (trụng), em (sèm), oi (đọi), au (tràu), đến cả âm oôc (troốc) cũng có

Thế nhưng khi gặp một tình huống bất ngờ:

Răng chưa sang nhởi nhà choa

Bà o đã nhốt con ga trong truồng

thì vợ anh đành "bối rối" Bối rối là phải Bởi lúc anh bày thì bày từng tiếng một như kiểu tập đặt câu, mỗi câu một tiếng lạ Nhưng ở đây lại nghe hai câu liên tiếp, mỗi câu có đến những ba tiếng lạ Chẳng khác gì nghe tiếng nước ngoài Hơn nữa, sáu tiếng này lại âm khác, không trùng với một

âm nào mà anh đã trang bị: Ang (răng), ơi (nhởi), o (bà o), a (ga), uông (truồng)

Có thể dụng ý hay từ vô thức xuất thần, nhưng cứ qua câu chữ mà phân tích thì thật là lý thú Tình huống vừa xảy ra chắc ai cũng cười, ngay vợ anh cũng "cười bối rối" Từ "bối rối" được đặt cạnh từ "cười" tạo thành cụm từ

"cười bối rối" là một sáng tạo "Bối rối" là lúng túng, mất bình tĩnh, không biết xử trí thế nào Nhưng ở đây, nó không hàm nghĩa mất bình tĩnh nữa và cười là một cách xử trí vừa thông minh, vừa phúc hậu, dễ thương

Em cười bối rối mà thương

Thương em một lại trăm đường thương quê

Thấy em bối rối mà anh thêm thương Nhưng thương em thì một mà thương quê lại trăm nghìn lần Mạch thơ tự sự bỗng chuyển sang trữ tình sâu lắng Đang vui, đang cười bỗng chảy nước mắt Đang nói về thương em, bỗng chuyển sang thương quê Thương em vì em bối rối khi nghe người quê anh nói mà không hiểu Nhưng thương quê vì sao quê anh lại được ông trời ban cho tiếng nói ấy Một thứ tiếng mà "chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn" Câu thơ thật hay, cảm nhận đúng và sâu sắc cái giọng nói của quê mình Giọng nói của vùng đất nhiều núi non sông nước, nhiều đá sỏi đất cằn, nhiều gió Lào mưa bão Con người ở đây phải gồng mình lên mới sống nổi

Có lần, nhà thơ đã viết về con người xứ Nghệ: "Đã thẳng, thẳng như ruột

Trang 3

ngựa/Đã nói là nói oang oang/Ông trời nói sai cũng cãi/ Như rứa là dân xứ Nghệ"

Từ Gió Lào thổi rạc bờ tre đến Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn là một trường liên tưởng đầy hàm nghĩa Ngôn từ ở đây mang đầy hồn cốt của dân Nghệ: "Thổi rạc" và "Nghe nhọc" Cứ tiếp xúc với dân lao động ở vùng này thì bắt gặp ngay những từ như rạc người, gầy rạc, nghe nhọc lắm Rạc là gầy, khô, hốc hác, phờ phạc, xơ xác

Nhưng ở đời, cái gì cũng có hai mặt của nó Thiên nhiên khắc nghiệt nên con người phải yêu thương, đùm bọc nhau mới có thể vượt qua được những cơn bão tố:

Chắt từ đá sỏi đất cằn

Nên yêu thương mới sâu đằm đó em

Từ giọng nói, tiếng nói mà suy tưởng đến một nét thuộc tính cách của người Nghệ là tình thương yêu, chung thủy trong quan hệ giữa người với người Bài thơ tự cất cánh bay lên một tầm cao của thẩm mỹ

Ngày đăng: 01/07/2014, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w