5. Phạm vi nghiên cứu
3.2.5.1. Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất Thanh Trà
Chi phí sản xuất là một bộ phận cấu thành chủ yếu trong giá trị sản xuất. Đó là toàn bộ nhân lực, tài lực và vật lực mà người tiến hành sản xuất phải bỏ ra để thu được kết quả sản xuất đó. Như vậy chi phí sản xuất là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất của mọi quá trình sản xuất. Nếu chi phí sản xuất quá cao trong khi giá trị sản xuất nhỏ, giá trị gia tăng hay lợi nhuận sẽ giảm xuống và đồng nghĩa các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cũng giảm xuống. Do đó vấn đề đặt ra cho các nhà sản xuất đó là sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả chi phí sản xuất là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chi phí trung gian là các khoản mục đầu tư trực tiếp bằng tiền của người sản xuất để mua các sản phẩm, dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất. Tuy nhiên tỷ trọng chi phí trung gian chiếm trong tổng chi phí là phụ thuộc vào ngành nghề và đối tượng kinh doanh.
Đối với sản xuất Thanh Trà nói chung chi phí trung gian bao gồm tiền mua phân bón, tiền thuốc BVTV, thuốc kích thích, tưới tiêu đây là các yếu tố dễ lượng hóa và đem ra tính toán được. Tùy theo từng hộ gia đình khác nhau, chế độ chăm sóc, kỹ thuật khác nhau, mà tổng chi phí trung gian và kết cấu chi phí trung gian trong tổng chi phí sản xuất khác nhau.
Chi phí lao động cũng là một bộ phận lớn trong tổng chi phí sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, chính vì sản xuất nông nghiệp ở địa phương còn lạc hậu, cơ giới hóa trong nong nghiệp còn ít. Do đó tỷ trọng chi phí lao động trong tổng chi phí sản xuất là rất lớn so với các chi phi khác. Bên cạnh đó thì trong điều kiện sản xuất nông nghiệp của cả nước nói chung việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, đặc biệt trong khâu làm đất, còn phải dựa vào thủ công là chủ yếu, do vậy chi phí lao động là rất lớn. Để thấy được tỷ trọng chi phí lao động trong tổng chi phí ta xét đến chỉ tiêu chi phí lao động được tính trên 1 sào Thanh Trà, chi phí lao động được tính trên một sào Thanh Trà bằng số công lao động bình quân/sào nhân với giá công lao động
(ngày công). Giá công lao động bình quân tại địa phương năm 2010 là 80000đ/ngày công.
Khấu hao vuờn cây là tổng chi phí kiến thiết cơ bản (4 năm) được phân bổ vào chi phí sản xuất hằng năm của cây Thanh Trà được tính bằng tổng chi phí kiến thiết cơ bản chia cho số năm cho thu hoạch của Thanh Trà, bình quân Thanh Trà cho thu hoạch từ 30 đến 35 năm có cây lên đến 40 năm. Đây là đặc trưng của vuờn cây Thanh Trà giá trị vuờn cây được xem như là tài sản cố định.
Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất hằng năm của các nông hộ điều tra phân theo từng nhóm đối thể hiện qua bảng sau:
Bảng 15: Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất một sào Thanh Trà của các nông hộ điều tra năm 2010
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu BQC hoặc tổng Nhóm K – G Nhóm T – B Nhóm nghèoGiá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1. Chi phí trung gian 368 44,7 416 43,0 370 44,8 319 46,9
- Phân bón 185 22,4 221 22,8 185 22,4 149 21,9
- Tưới tiêu 35 4,2 40 4.1 35 4,2 30 4,4
-Thuốc BVTV 148 17,9 155 16,0 150 18,1 140 20,6
2. Chi phí lao động 320 38,8 400 41,
4 320 38,7 240 35,4 3. Khấu hao vườn cây 135 16,5 150 15,6 135 16,5 120 17,7 Tổng chi phí 823 100 966 100 825 100 679 100
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 với 45 hộ trồng Thanh Trà đã cho thu hoạch)
Qua bảng thu thập cho thấy chi phí bình quân cho mỗi sào Thanh Trà là 823 nghìn đồng, trong đó chi phí trung gian là khoản mục lớn nhất 368 nghìn đồng/sào, chiếm 44,7% trong tổng chi phí sản xuất bình quân của các hộ. Trong chi phí trung gian thu thập thì chi phí đầu tư cho phân bón là lớn nhất 185 nghìn đồng/sào, chiếm 22,4% trong tổng chi phí. Chính vì vậy việc xác định khối lượng phân bón cho phù hợp, bón cho cân đối, hợp lý các loại phân bón đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao nhất là một vấn đề không dễ dàng cho nông dân.
Chi phí lao động bình quân là 320 nghìn đồng/sào, chiếm 38,8% trong tổng chi phí. Chi phí khấu hao vuờn cây bình quân chung là 135 nghìn đồng/sào, chiếm 16,5% trong tổng chi phí.
Xem xét giữa các nhóm hộ điều tra cho thấy, chi phí sản xuất giữa các nhóm hộ có sự khác biệt khá rõ. Nhóm hộ giàu có mức đầu tư chi phí là cao nhất 966 nghìn
đồng/sào, tiếp đến là nhóm hộ trung bình 825 nghìn đồng/sào, thấp nhất vẫn là nhóm hộ nghèo mức đầu tư chi phí sản xuất chỉ 679 nghìn đồng/sào. Dẫn đến kết quả sản xuất của nhóm hộ này đạt thấp nhất là điều không thể tránh khỏi. Qua thực tế điều tra cũng cho thấy nhóm hộ nghèo là nhóm hộ có ít nhân khẩu và lao động nhất, đây là nguyên nhân làm thu nhập của các nhóm hộ thấp, thu nhập thấp nên cản trở việc đầu tư chi phí sản xuất, kết quả là năng suất của cây trồng thấp. Đi cụ thể vào để đánh giá biến động của từng đối tượng chi phí giữa các nhóm hộ cho thấy, với khoản mục chi phí trung gian, nhóm hộ có mức thu nhập khá - giàu thì đầu tư chi phí trung gian cao nhất 416 nghìn đồng/sào, tiếp đến là nhóm hộ có mức thu nhập trung bình, với chi phí trung gian là 370 nghìn đồng/sào, và thấp nhất là nhóm hộ nghèo 319 nghìn đồng/sào. Có thể dễ dàng giải thích được nguyên nhân vì sao chi phí trung gian lại giảm dần tương ứng với mức thu nhập của các nông hộ, bởi nhóm hộ nghèo điều kiện để đầu tư cho sản xuất một cách đầy đủ như các nhóm hộ khác là không thể vì điều kiện kinh tế không cho phép. Do đó mức đầu tư phân bón của nhóm hộ này cho sản xuất là thấp hơn các nhóm hộ khác kéo theo tổng chi phí trung gian đầu tư cho sản xuất của họ là thấp nhất trong ba nhóm hộ. Cũng chính vì thế mà ta thấy tỷ trọng của chi phí trung gian trong tổng chi phí sản xuất của nhóm hộ này là 319 nghìn đồng/sào, chiếm 46,9% trong tổng chi phí sản xuất 1 sào Thanh Trà ở nhóm hộ này. Trong khi đó nhóm hộ khá giàu và trung bình lần lượt là 44,7; 43,0%, xem xét biến động của chi phí lao động giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể. Nhóm hộ có mức thu nhập thấp là nhóm hộ có chi phí lao động 240 nghìn đồng/sào, tiếp đến là nhóm hộ trung bình 320 nghìn đồng/sào và cao nhất là nhóm hộ khá với 400 nghìn đồng/sào.