5. Phạm vi nghiên cứu
3.4. Thị trường tiêu thụ Thanh Trà
Sản xuất Thanh Trà cũng là một ngành sản xuất hàng hóa, do vậy nó gắn liền với hoạt động của thị trường và nhiều quy luật giá cả, giá trị, cung cầu. Cũng như mọi ngành sản xuất khác, sự biến động của giá cả sản phẩm và giá cả các yếu tố đầu vào trên thị trường đều tác động làm thay đổi kết quả và hiệu quả sản xuất.
Qua đó cho thấy sự thay đổi của giá cả sẽ làm thay đổi giá trị sản xuất, từ đó làm thay đổi thu nhập sản xuất Thanh Trà của các nông hộ sự bất ổn trong thị trường tiêu thụ, thị trường các yếu tố đầu vào đã tác động rất lớn đến quyết định sản xuất của bà con nông dân, làm cho nông dân sản xuất không yên tâm, e ngại trong đầu tư thâm canh nâng cao năng suất Thanh Trà.
Ngoài sự biến động giá cả các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất, cũng là nguyên nhân làm giảm thu nhập từ hoạt động sản xuất của nhân dân. Chi phí trung gian thì ngày càng tăng, đặc biệt là chi phí về giống, phân bón và thuốc BVTV. Tác động tổng hợp các yếu tố nêu trên đã làm cho hiệu quả sản xuất Thanh Trà giảm xuống. Để ổn định phát triển Thanh Trà cũng như nâng cao kết quả hiệu quả sản xuất Thanh Trà, cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều ban ngành. Xây dựng hệ thống thông tin đồng bộ từ người sản xuất đến người tiêu thụ, ổn định và phát triển thị trường xuất khẩu, kiểm soát hệ thống lưu thông để giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất hon và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Thanh Trà chủ yếu được bán cho những người bán buôn tại địa phương với số lượng lớn (thường là trọn vườn) những người buôn Thanh Trà từ nơi khác đến thường thỏa thuận với bán buôn tại địa phương để mua lại Thanh Trà chứ không mua được trực tiếp từ người nông dân. Trước mỗi vụ thu hoạch người bán buôn ở địa phương đến tận vườn Thanh Trà định giá cho cả vườn rồi thỏa thuận với các hộ để mua, có khi các hộ được trả tiền trước, điều này khá thuận tiện cho người sản xuất, nhưng cũng chính vì thế
xảy ra tình trạng ép giá đối với các hộ sản xuất. Giá Thanh Trà từ 6500đ đến 8500đ/kg; Có tình trạng này là do sự mua đi bán lại của những người buôn Thanh Trà mà trong đó người chịu thiệt vẫn là nông dân. Có thể khái quát các giai đoạn của quá trình tiêu thụ Thanh Trà ở địa phương bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Quá trình tiêu thụ sản phẩm Thanh Trà
Như vậy nếu bỏ đi các giai đoạn (sang hàng) trung gian thì người sản xuất sẽ bán được giá hơn.
Cho tới hiện tại thị trường tiêu thụ Thanh Trà ở địa phuong vẫn ổn định và khá rộng, nhưng một khi “nhà nhà trồng Thanh Trà, người người trồng Thanh Trà” thì việc tìm đầu ra cho sản phẩm Thanh Trà là một vấn đề đáng quan tâm và có hướng giải quyết ngay từ bây giờ xúc tiến xuất khẩu Thanh Trà là vấn đề cần phải quan tâm hàng đầu.