Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất Thanh Trà

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CANH tác cây THANH TRÀ xã PHONG THU HUYỆN PHONG ĐIỀNTỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 49)

5. Phạm vi nghiên cứu

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất Thanh Trà

3.3.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai

Đất đai là báu vật mà thiên nhiên ban tặng cho con người, nó có vai trò vị trí rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất Thanh Trà noi riêng. Trong hệ thống các chỉ tiêu phản ánh kết quả của sản xuất nông nghiệp, có chỉ tiêu sản lượng khối lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị diện tích.

Với thực tế dân số địa phương ngày càng tăng lên thì khi đó quỹ đất nông nghiệp thì bị giới hạn, là nguyên nhân chính làm cản trở quá trình tái sản xuất mở rộng theo quy mô của các hộ gia đình. Bên cạnh đó thì quỹ đất nông nghiệp cũng ảnh hưởng đến đầu tư thâm canh, từ đó ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của các hộ sản xuất Thanh Trà.

Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất Thanh Trà được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 18: Ảnh hưởng quy mô đất đến kết quả và hiệu quả sản xuất thanh trà Phân theo quy mô đất thanh trà (sào) Số hộ % DTBQ (sào) GO/sào 1000đ VA/sào 1000đ GO/IC (Lần) VA/IC (Lần) <3,0 4 8,9 1,85 3669 3350 11,5 10,5 3,0 - 4,5 29 64,4 3,75 4500 4130 12,2 11,2 >4,5 12 26,7 5,1 5363 4384 12,9 10,5 BQC hoặc Tổng 45 100 3,94 4510 4142 12,2 11,2

( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)

Nhóm hộ có diện tích từ 3,0 đến 4,5 sào, có 29 hộ chiếm đa số đến 64,4% số hộ điều tra, với diện tích canh tác bình quân của nhóm hộ này là 3,75 sào/hộ, phần lớn nhóm hộ này thuộc nhóm hộ có mức thu nhập trung bình. Nhóm hộ có diện tích >4,5 có 12 hộ, chiếm 26,7% với diện tích sản xuất Thanh Trà bình quân 5,1 sào/hộ. Thấp nhất là nhóm có diện tích <3,0 có 4 hộ chiếm 8,9% trong tổng số hộ điều tra. Diện tích sản xuất Thanh Trà bình quân của các nông hộ điều tra là 3,94 sào/hộ, giá trị sản xuất GO 4510 nghìn đồng/sào, giá trị gia tăng 4142 nghìn đồng/sào.

Nhận xét: Những hộ có diện tích trồng Thanh Trà ít thuờng là những hộ nghèo không có vốn đầu tư mở rộng diện tích, nguợc lại những nhóm có số đất trồng Thanh Trà nhiều thuộc nhóm khá, do họ có điều kiện để thâm canh mở rộng diện tích. Vì vậy đất đai là yếu tố ảnh huởng rất lớn đến năng suất và sản luợng Thanh Trà nó phản ánh trực tiếp quy mô sản xuất Thanh Trà của các nông hộ.

Chi phí trung gian bao gồm: phân bón, tuới tiêu, thuốc BVTV,… có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến năng suất, kết quả sản xuất Thanh Trà. Bên cạnh đó sự chênh lệch trong mức đầu tư về khoản mục chi phí trung gian của các nông hộ khác nhau, đã dẫn đến sự khác biệt về một số chỉ tiêu khi tiến hành so sánh giữa các nông hộ. Như giá trị gia tăng (VA) và một số chỉ tiêu khác biểu hiện kết quả cũng như hiệu quả sản xuất. Để thấy đuợc ảnh hưởng của chi phí trung trong quá trình sản xuất buởi Thanh Trà ta xem xét bảng sau:

Bảng 19: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất Phân theo IC Số hộ % IC/sào GO/sào VA/sào GO/IC

(lần) VA/IC (lần) < 350 9 20 319 3669 3350 11,5 10,5 350 - 400 24 53.3 370 4500 4130 12,2 11,2 >400 12 26,7 416 5363 4947 12,9 10,5 BQC hoặc tổng 45 100 368 4510 4142 12,2 11,2

(Nguồn: Số liệu điều tra 2010)

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy (IC) bình quân chung là 368 nghìn đồng/sào và GO bình quân/sào là 4510 nghìn đồng/sào, tương ứng với VA là 4142 nghìn đông/sào, nhóm hộ có mức đầu tư cao nhất >400 nghìn đồng, IC bình quân là 416 nghìn đồng/sào. Đây cũng là nhóm hộ đạt mức giá trị sản xuất và giá trị gia tăng cao nhất, GO/sào bình quân đạt 5363 nghìn đồng và VA/sào bình quân đạt 4947 nghìn đồng.

Nhóm hộ có mức đầu tư trong khoảng từ 350 - 400 nghìn đồng đa số là nhóm hộ có mức thu nhập trung bình, IC/sào bình quân đạt 370 nghìn đồng, là nhóm hộ đạt mức GO/sào và VA/sào cao thứ hai, bình quân GO/sào đạt 4500 nghìn đồng và bình quân VA/sào đạt 4130 nghìn đồng.

Nhóm hộ có mức đầu tư chi phí thấp nhất <350 đa số thuộc vào những hộ nghèo nên việc đầu tư vào sản xuất con gặp nhiều han chế cả về vốn lẫn tâm lý sản xuất của nhóm hộ này vì thế họ chỉ đầu tư bình quân 319 nghìn đồng/sào, với mức đầu tư như vậy thì giá trị sản xuất GO/sào chỉ đạt 3669 nghìn đồng và giá trị gia tăng VA/sào tương ứng đạt 3350 nghìn đồng.

Với mức đầu tư chi phí thấp nhất, IC bình quân/sào là 319 nghìn đồng thì GO/IC là 11,5 lần có ý nghĩa là một đồng chi phí sản xuất tạo ra 11,5 đồng giá trị sản xuất và VA/IC là 10,5 lần có ý nghĩa một đồng chi phí tạo ra 10,5 đồng giá trị gia tăng,

tiếp đến là nhóm có mức đầu tư từ 350 đến 400 nghìn đồng. IC bình quân/sào là 370 nghìn đồng. Các chỉ tiêu GO/IC và VA/IC lần lượt đạt 12,2 và 11,2 lần. Với mức đầu tư chi phí lớn nhất > 400 nghìn đồng nhóm hộ này có mức GO/IC là 12,9 lần và VA/IC là 10,5. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do quy luật hiệu suất giảm dần theo quy mô.

Như vậy, đối với các nhóm hộ có mức đầu chi phí càng thấp thì hiệu quả đầu tư trên một đồng chi phí là lớn nhất. Điều đó chứng tỏ nâng cao mức đầu tư so với hiện tại là biện pháp hữu hiệu để nâng cao thu nhập từ sản xuất Thanh Trà. Đạt hiệu quả kinh tế cao góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương, đồng thời thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

3.3.3. Ảnh hưởng của tuổi cây đến kết quả và hiệu quả sản xuất Thanh Trà

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển tuổi cây có một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Thanh Trà. Có những giai đoạn cây cho quả cao và ổn định những cũng có những giai đoạn năng suất lại thấp và không ổn định. Để thấy được ảnh hưởng của tuổi cây ta phân tích bảng sau:

Bảng 20: Tuổi cây ảnh hưởng đến năng suất Thanh Trà Tuổi cây Năng suất (quả/sào)

Thanh Trà Bưởi khác 5 – 10 tuổi 1516 1319 10 - 15 tuổi 1724 1517 15 - 20 tuổi 1978 1775 20 – 30 tuổi 2445 2354 Trên 30 tuổi - -

( Nguồn: Số liệu điều tra hộ)

Qua bảng thống kê trên ta thấy rằng tuổi cây là một yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây Thanh Trà. Giai đoạn từ 5 đến 10 tuổi đối với bưởi Thanh Trà năng suất khoảng trên 1516 quả/sào bình quân mỗi cây cho 120 quả (12 cây/sào), giai đoạn này năng suất còn thấp bởi vì Thanh Trà chưa phát triển thực sự ổn định dinh dưỡng chủ yếu tập trung cho việc phát triển của cây chứ chưa tập trung cho việc ra hoa kết quả. Giai đoạn từ 10 đến 15 tuổi thời điểm này cây đã phát triển ổn định nên năng suất đã tăng lên đối với Thanh Trà trên 1724 quả/sào bình quân mỗi cây 143 quả, các loại bưởi khác 1517 quả/sào bình quân mỗi cây trên 76 quả. Giai đoạn từ 15 tuổi đến 20 tuổi giai đoạn này cây phát triển ổn định và cho năng suất rất cao gần 1978 quả/sào bình quân mỗi cây trên 164 quả đối với cây Thanh Trà còn bưởi khác là 1775 quả/sào. Giai đoạn từ 20 đến

30 tuổi cây tiếp tục phát triển ổn định và cho năng suất khoảng 2445 quả/sào bình quân mỗi cây khoảng 200 quả đối với Thanh Trà con với bưởi khác là 2354 quả/sào, đây là giai đoạn cho hiệu quả kinh tế cao nhất, người trồng Thanh Trà cần chú ý để kéo dài giai đoạn này nhằm cho giá tị kinh tế vườn cao nhất. Giai đoạn cây trên 30 tuổi cây bước vào thời kỳ lão hóa nên năng suất có thể bị giảm sút giai đoạn này cần có kế hoạch trồng mới những cây bị chết hoặc năng suất thấp. Vì vậy, tuổi cây cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất Thanh Trà cần có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn của cây.

3.4. Thị trường tiêu thụ Thanh Trà

Sản xuất Thanh Trà cũng là một ngành sản xuất hàng hóa, do vậy nó gắn liền với hoạt động của thị trường và nhiều quy luật giá cả, giá trị, cung cầu. Cũng như mọi ngành sản xuất khác, sự biến động của giá cả sản phẩm và giá cả các yếu tố đầu vào trên thị trường đều tác động làm thay đổi kết quả và hiệu quả sản xuất.

Qua đó cho thấy sự thay đổi của giá cả sẽ làm thay đổi giá trị sản xuất, từ đó làm thay đổi thu nhập sản xuất Thanh Trà của các nông hộ sự bất ổn trong thị trường tiêu thụ, thị trường các yếu tố đầu vào đã tác động rất lớn đến quyết định sản xuất của bà con nông dân, làm cho nông dân sản xuất không yên tâm, e ngại trong đầu tư thâm canh nâng cao năng suất Thanh Trà.

Ngoài sự biến động giá cả các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất, cũng là nguyên nhân làm giảm thu nhập từ hoạt động sản xuất của nhân dân. Chi phí trung gian thì ngày càng tăng, đặc biệt là chi phí về giống, phân bón và thuốc BVTV. Tác động tổng hợp các yếu tố nêu trên đã làm cho hiệu quả sản xuất Thanh Trà giảm xuống. Để ổn định phát triển Thanh Trà cũng như nâng cao kết quả hiệu quả sản xuất Thanh Trà, cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều ban ngành. Xây dựng hệ thống thông tin đồng bộ từ người sản xuất đến người tiêu thụ, ổn định và phát triển thị trường xuất khẩu, kiểm soát hệ thống lưu thông để giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất hon và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Thanh Trà chủ yếu được bán cho những người bán buôn tại địa phương với số lượng lớn (thường là trọn vườn) những người buôn Thanh Trà từ nơi khác đến thường thỏa thuận với bán buôn tại địa phương để mua lại Thanh Trà chứ không mua được trực tiếp từ người nông dân. Trước mỗi vụ thu hoạch người bán buôn ở địa phương đến tận vườn Thanh Trà định giá cho cả vườn rồi thỏa thuận với các hộ để mua, có khi các hộ được trả tiền trước, điều này khá thuận tiện cho người sản xuất, nhưng cũng chính vì thế

xảy ra tình trạng ép giá đối với các hộ sản xuất. Giá Thanh Trà từ 6500đ đến 8500đ/kg; Có tình trạng này là do sự mua đi bán lại của những người buôn Thanh Trà mà trong đó người chịu thiệt vẫn là nông dân. Có thể khái quát các giai đoạn của quá trình tiêu thụ Thanh Trà ở địa phương bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Quá trình tiêu thụ sản phẩm Thanh Trà

Như vậy nếu bỏ đi các giai đoạn (sang hàng) trung gian thì người sản xuất sẽ bán được giá hơn.

Cho tới hiện tại thị trường tiêu thụ Thanh Trà ở địa phuong vẫn ổn định và khá rộng, nhưng một khi “nhà nhà trồng Thanh Trà, người người trồng Thanh Trà” thì việc tìm đầu ra cho sản phẩm Thanh Trà là một vấn đề đáng quan tâm và có hướng giải quyết ngay từ bây giờ xúc tiến xuất khẩu Thanh Trà là vấn đề cần phải quan tâm hàng đầu.

3.5. Nhu cầu của các nông hộ

Theo điều tra các hộ, chúng tôi được biết diện tích để mở rộng trồng Thanh Trà khá lớn, tuy nhiên trong quá trình sản xuất các nông hộ còn gặp nhiều khó khăn, để có thể phát triển sản xuất và mở rộng diện tích, người nông dân vẫn rất cần các chính sách hổ trợ từ phía nhà nước. Để thấy rõ nhu cầu và mong muốn của các hộ nông dân, ta xem xét bảng sau:

Người bán buôn địa phương

Chợ Chợ Chợ

Người tiêu

dùng Người tiêu dùng Người tiêu dùng

(Vườn Thanh Trà) (bán trọn vườn)

(bán lại)

(bỏ mối)

Người buôn từ nơi khác đến Số hộ nông dân

Bảng 21: Nhu cầu các nông hộ điều tra

Nhu cầu các nông hộ điều tra Số hộ đồng ý Tỷ lệ (%)

1. Có thêm đất để sản xuất 30 66,67

2. Tập huấn kỹ thuật sản xuất 41 91,57

3. Vay vốn để sản xuất 23 51,00

4. có đầu ra ổn định, không bị ép giá 41 91,57

5. Đầu tư cơ sở hạ tầng 26 58,33

6. Yêu cầu khác 23 51,00

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)

Qua bảng trên ta thấy, vấn đề đầu ra cho sản phẩm được người dân đặc biệt quan tâm. Với điều kiện hiện tại, các hộ nông dân ở đây họ thường bán Thanh Trà với số lượng lớn (cả vườn) cho các tư thương địa phương, nhưng cũng chính vì thế mà tình trạng ép giá xảy ra khiến người dân bức xúc. Các hộ nông dân mong muốn được cung cấp thông tin đầy đủ, cụ thể về các đầu ra (đặc biệt là các cơ sở chế biến) để họ có thể chủ động hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình. Họ cũng bày tỏ sự lo lắng cho đầu ra của diện tích Thanh Trà khá lớn vừa được trồng mới và mong muốn chính quyền địa phương quan tâm đến việc tìm kiếm thị trường, tổ chức hội thi sản phẩm Thanh Trà ngon, đặc sản, sớm đăng ký thương hiệu “Thanh Trà Phong Thu” nói riêng và “Thanh Trà Huế” nói chung.

Đa số các hộ nông dân còn nghèo nên nhu cầu về vốn là rất lớn, trong 45 hộ điều tra, chỉ có một số ít hộ vay vốn ưu đãi dự án, còn đa số hộ nông dân dùng vốn tự có vì chi phí sản xuất Thanh Trà thời gian dài, lâu cho thu nhập, do đó số lượng hộ vay vốn bị hạn chế, ngoài ra còn có một số hộ dân thiếu vôn sản xuất. Tuy rất cần vốn để sản xuất nhưng dù có được vay họ cũng không muốn vay, bởi tâm lý sợ mắc nợ, sợ không thể trả được khi đến kỳ hạn trả… Những hộ này đa số là hộ nghèo, họ đành chấp nhận quy mô sản xuất nhỏ, nên thu nhập không cao. Như vậy, vấn đề chính sách ưu đãi đối với các hộ nông dân và vấn đề làm thế nào để người dân (đặc biệt là các hộ nghèo) tiếp cận được các nguồn vốn vay là rất cần thiết.

Tập huấn kỹ thuật sản xuất và đầu tư cơ sở hạ tầng cũng là mối quan tâm lớn của bà con nông dân, người nông dân cung muốn được tiếp thu khoa học kỹ thuật, kinh

nghiệm sản xuất để ứng dụng vào nghề trồng Thanh Trà. Họ mong muốn thường xuyên có các lớp tập huấn kỹ thuật, bởi qua các lớp tập huấn này, người nông dân ngoài được trực tiếp tiếp thu kỹ thuật trồng Thanh Trà họ còn trình bày những thắc mắc trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau…

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT THANH TRÀ TẠI XÃ PHONG THU, PHONG

ĐIỀN, TT – HUẾ

4.1. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THANH TRÀ Ở XÃPHONG THU PHONG THU

4.1.1. Định hướng sản xuất thanh trà cho địa bàn xã trong thời gian tới cần xuấtphát từ một số căn cứ chủ yếu sau: phát từ một số căn cứ chủ yếu sau:

Thứ nhất: Căn cứ vào lợi thế của xã trong sản xuất Thanh Trà so với các xã khác trong huyện, Phong Thu có thế mạnh đặc biệt là điều kiện thổ nhưỡng và khả năng mở rộng diện tích trồng. Năm 2010 đã trồng mới 9 ha Thanh Trà.

Thứ hai: Lực lượng lao động hiện nay tại địa phương khá lớn, người dân có truyền thống cần cù, chịu khó học hỏi lại trải qua nhiều thế hệ trồng Thanh Trà, họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu nếu được tiếp thu các kỹ thuật mới trong đầu tư thâm canh thì cơ hội nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất Thanh Trà trong thời

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CANH tác cây THANH TRÀ xã PHONG THU HUYỆN PHONG ĐIỀNTỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w