Tình hình ruộng đất xã Phong Thu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CANH tác cây THANH TRÀ xã PHONG THU HUYỆN PHONG ĐIỀNTỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 27 - 30)

5. Phạm vi nghiên cứu

2.2.2.Tình hình ruộng đất xã Phong Thu

Để thấy đươc tình hình sử dụng đất đai của xã ta xem xét thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 4: Biến động sử dụng đất xã Phong Thu năm 2010 Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) I. Tổng diện tích đất tự nhiên 2.836,00 100

1. Đất nông nghiệp 2.110,15 74.40

- Đất sản xuất nông nghiệp 295,34 10,41

- Đất trồng cây hằng năm 445,52 15,71

- Đất trồng lúa 115,50 4,07

- Đất trồng cây lâu năm 56,83 2,00

- Đất lâm nghiệp 1.763,22 62,17

+ Đất rừng sản xuất 1.549,22 54,63

+ Đất rừng phòng hộ 214,00 7,55

- Đất nuôi trồng thủy sản 7,59 0,26

2. Đất phi nông nghiệp 32,35 11,54

3. Đất chưa sử dụng 398,50 14,06

(Nguồn: Thống kê năm 2010 của UBND xã Phong Thu)

Qua số liệu trên cho ta thấy, năm 2010 tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2836 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 2110,15 ha, chiếm 74,40% do địa bàn là vùng bán sơn địa nên diện tích đất lâm nghiệp khá lớn 1763,22 ha, chiếm 62,17% đất tự nhiên của xã Phong Thu, diện tích này đã được phân bố cho 8 thôn trên địa bàn xã và được nhân dân trồng cây lâm nghiệp. Bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nhân dân, góp phần đưa nền kinh tế xã nhà ngày càng phát triển. Một số diện tích còn lại 445,52 ha, chiếm 15,71% đất tự nhiên dùng cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu trồng các loại cây ăn quả trong đó có Thanh Trà là chủ yếu, nhằm giải quyêt công ăn việc làm cho nhân dân, phát triển kinh tế từ vườn cây ăn quả.

Diện tích đất trồng lúa 115,50 ha, chiếm 4,07% đất tự nhiên nhằm giải quyết vấn đề an ninh lương thực của xã nhà.

Diện tích đất phi nông nghiệp có 32,35 ha, chiếm 11,54% diện tích đất tựu nhiên chủ yếu là bố trí đất ở cho nhân dân và các công trình phúc lợi xã hội của địa phương.

Diện tích đất chưa sử dụng 398,50 ha, chiếm 14,06% đất tự nhiên. Trong đó có 280,72 ha đất bằng chưa sử dụng, dự kiến đến năm 2013 xã sẽ đưa toàn bộ quỹ đất chưa sử dụng với diện tích 398,50 ha vào các mục đích sau:

Chuyển sang đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi 15 ha, diện tích đất được lấy từ đất bằng chưa sử dụng. Chuyển sang đất trồng cây lâu năm 40 ha, diện tích đất này được lấy từ đất bằng chưa sử dụng.

Chuyển sang đất lâm nghiệp cụ thể đất rừng sản xuất với diện tích 302,50 ha, diện tích này lấy từ 225,72 ha đất bằng chưa sử dụng và 76,78 ha từ đất đồi chưa sử dụng. Số còn lại chuyển sang đất nông nghiệp khác.

Đất đai của xã Phong Thu cũng là một tiềm năng lớn, phục vụ sản xuất nông nghiệp phát triển kinh tế hộ gia đình cũng như toàn xã. Vì vậy phải tận dụng triệt để nguồn lục này là điều các cấp các ngành trong xã phải thực hiện tốt tránh để lãng phí đất.

2.2.3. Tình trạng trang thiết bị vật chất kỹ thuật tại địa phương

Trong điều kiện các nguồn lực sản xuất bị giới hạn, thì cùng với đất đai, lao động, trang thiết bị vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất là một trong những yếu tố quyết định đến quy mô và khả năng sản xuất của địa phương. Do đó việc đầu tư trang thiết bị vật chất kỹ thuật là còn thiếu thốn, thực tế đó được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 5: Tình hình trang bị vật chất kỹ thuật của địa bàn nghiên cứu

ĐVT: Chiếc

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh +/- 09/08 10/09

1. Xe công nông 25 28 30 3 2

2. Máy cày kéo 17 19 25 2 6

3. Bơm thuốc trừ sâu 450 453 480 3 27

4. Ô tô vận chuyển 8 13 17 5 4

5. Máy bơm nước 190 215 245 25 30 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Thống kê xã Phong Thu)

Qua bảng số liệu ta thấy: nhìn chung về trang thiết bị vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất của địa phương có xu hướng tăng lên qua các năm. Trước hết là máy cùng một loại phương tiện để cơ giới hóa trong khâu làm đất. Qua số liệu cho thấy việc áp dụng máy móc công nghiệp để cơ giới hóa trong nông nghiệp đã được chú trọng, và sử dụng nhiều lên qua từng năm. Đây là kết quả của chính sách dồn điền đổi thửa trong đất nông nghiệp của địa phương. Từ chổ cả xã chỉ có 17 cái máy kéo phục vụ cho sản xuất trong năm 2008 thì đến năm 2010 đã là 25 cái được đưa vào sản xuất.

Việc đưa cơ giới hóa vào khâu làm đất đã giảm được một phần chi phí trong quá trình sản xuất, nhằm nâng cao năng suất cây trồng, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân.

Bên cạnh đó thì nhu cầu chuyển đổi sản phẩm, và các yếu tố phục vụ cho sản xuất là rất cần thiết. Trước đây nông dân chủ yếu sử dụng lực kéo của gia súc, hiện nay với số lượng xe công nông sẵn có trên địa bàn toàn xa lên đến 30 chiếc. Nó đã đáp ứng phần nào nhu cầu chuyển đổi phục vụ cho sản xuất.

Sản xuất phát triển đời sống nhân dân được cải thiện nâng cao hơn. Chính vì vậy mà trang thiết bị phục vụ cho sản xuất ngày càng được nông dân đầu tư nhiều hơn cả chiều sâu và chiều rộng. Tuy nhiên đây chỉ là các máy móc mang tính chế biến sản phẩm thô, quy mô thì không lớn, lại phân bố rải rác phân tán trong địa phương do của bà con đầu tư nên thời gian nhàn rỗi của sản phẩm là rất lớn. Tính đến năm 2010 địa phương có 17 chiếc ô tô vận chuyển hàng hóa tăng 4 chiếc so với năm 2009 và 9 chiếc so với năm 2008. Ô tô được sử dụng đã tạo nhiều thuận lợi cho nhân dân trong việc vận chuyển sản phẩm nông nghiệp đi tiêu thụ cũng như vận chuyễn các trang thiết bị, phân bón,… phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh những máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp noi chung và sản xuất Thanh Trà nói riêng còn có những trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CANH tác cây THANH TRÀ xã PHONG THU HUYỆN PHONG ĐIỀNTỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 27 - 30)