Tình hình sử dụng đất đai các nông hộ điều tra

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CANH tác cây THANH TRÀ xã PHONG THU HUYỆN PHONG ĐIỀNTỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 42 - 43)

5. Phạm vi nghiên cứu

3.2.3.Tình hình sử dụng đất đai các nông hộ điều tra

Diện tích canh tác bình quân hộ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quy mô, năng lực sản xuất cũng như vấn đề sử dụng đất đai của các hộ gia đình. Kết quả điều tra thực tế các nông hộ được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 12: Cơ cấu diện tích đất đai của các nông hộ điều tra Chỉ tiêu BQC Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo DT sào % DT sào % DT sào % DT sào % Tổng DTCT/hộ 10,15 100 11,88 100 10,78 100 6,2 100 Thanh Trà 3,94 38,82 3,86 32,49 4,43 41,09 2,71 43,70 Loại khác 6,21 61,18 8,02 67,51 6,34 58,91 3,49 56,30

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)

Qua bảng trên cho thấy cơ cấu cây trồng của các hộ bao gồm Thanh Trà, lúa, lạc, sắn… và một số cây rau, đậu, thực phẩm, khác như ném, ớt… Tổng diện tích canh tác bình quân trên hộ là 10,15 sào, trong đó diện tích Thanh Trà 3,94 sào chiếm 38,82%, các loại cây khác 6,21 sào, chiếm 61,18%.

Xét riêng từng nhóm hộ thì diện tích canh tác và tỷ lệ diện tích các loại cây trồng có sự khác biệt, do có sự khác biệt về diện tích canh tác giữa các nhóm hộ kéo theo sự khác biệt về diện tích cây trồng, cơ cấu diện tích bình quân nhóm hộ khá có tổng diện tích 11,88 sào/hộ thì diện tích hộ nghèo chỉ đạt 6,2 sào/hộ, thấp hơn nhiều sao với hộ khá và hộ trung bình.

Trong đầu tư sản xuất của các nhóm hộ khá và hộ trung bình có trọng tâm hơn về trồng Thanh Trà trong tổng diện tích đất canh tác cao hơn nhiều so với các loại cây ăn quả khác. Lý do góp phần làm cho diện tích trồng Thanh Trà có tỷ lệ cao hơn, vì Thanh Trà là loại cây được trồng trong thời gian dài sau 5 năm thì cho thu hoạch, tuổi thọ của Thanh Trà từ 20 - 30 năm có khi lên tới 40 năm, là loại cây có giá trị kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác. Sự khác biệt trong cơ cấu diện tích trồng Thanh Trà là loại cây được người dân quan tâm và có giá trị kinh tế cao mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngành sản xuất nông nghiệp.

Để thấy được quy mô biến động diện tích trồng Thanh Trà của các hộ điều tra của xã Phong Thu ta đi vào phân tích bảng:

ĐVT: sào Chỉ tiêu Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo BQC I. Đất vườn nhà ở BQ/hộ 0,8 0,8 0,8 0,8 II. Đất canh tác BQ/hộ 11,88 10,78 6,2 10,15 - Đất Thanh Trà 3,86 4,43 2,71 3,94 - Đất trồng cây khác 8,02 6,34 3,49 6,21 - Đất trồng Thanh Trà BQ/khẩu 0,73 0,86 0,55 0,77 - Đất trông Thanh Trà BQ/LĐ 1,33 1,56 1,28 1,45

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)

Qua bảng cho ta thấy giữa các nhóm hộ điều tra về tình hình sử dụng đất cả về đất canh tác bình quân/hộ, đất trồng Thanh Trà bình quân/khẩu và đất trồng Thanh Trà bình quân/lao động của các nhóm có sự chênh lệch nhưng không lớn. Bình quân chung diện tích đất canh tác các hộ là 10,15 sào trong đó bình quân hộ khá nhiều hơn hộ trung bình là 1,10 sào và nhiều hơn hộ nghèo là 5,68 sào. So sánh về diện tích đất trồng Thanh Trà bình quân/khẩu của các nhóm hộ thì nhóm hộ khá ít hơn nhóm hộ trung bình 0,13 sào và nhiều hơn nhóm nghèo là 0,18 sào. Đây chính là lợi thế của nhóm hộ nghèo và hộ trung bình có điều kiện để đẩy mạnh đầu tư thâm canh tăng hiệu quả kinh tế trên diện tích đất mình đã sử dụng nhằm tiến tới hộ khá, đáp ứng được sản xuất và nhu cầu đời sống của gia đình.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CANH tác cây THANH TRÀ xã PHONG THU HUYỆN PHONG ĐIỀNTỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 42 - 43)