5. Phạm vi nghiên cứu
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI XÃ PHONG THU
2.2.1. Tình hình dân số lao động xã Phong Thu
Dân số: Theo số liệu thống kê năm 2010 toàn xã có 3287 khẩu, gồm 742 hộ, bình quân mỗi hộ gia đình có 4,43 khẩu.
Bảng 2: Tình hình dân số xã Phong Thu qua năm 2009 và năm 2010 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010
Tổng nhân khẩu - Nam - Nữ Người Người Người 3251,0 1560,0 1691,0 3287,0 1597,0 1690,0 Tổng số hộ Hộ 724,0 742,0
Quy mô hộ Người/hộ 4,49 4,43
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,1 1,3
(Nguồn: Thống kê UBND xã Phong Thu qua các năm)
Qua bảng trên cho ta thấy dân số trên địa bàn xã Phong Thu năm 2010 là 3287 người tăng 36 người so với năm 2009, trong đó số nam là 1597 người, số nữ là 1690 người. Tổng số hộ trên địa bàn xã năm 2010 là 742 hộ tăng 18 hộ so với năm 2009,với quy mô hộ là 4,5 người/hộ, tỷ lệ tăng dân số bình quân tự nhiên là 1,3%. Theo kết quả điều tra trên địa bàn xã năm 2010 là 102 hộ chiếm 14,85%, hộ rất nghèo 60, 17 hộ trung bình và 25 hộ cận khá.
Trong điều kiện hiện nay việc khai thác các nguồn thu gặp nhiều khó khăn trong lúc ngân sách nhà nước điều tiết hạn chế, thường thì khoản thu chỉ đủ bù chi cho các hoạt động xã hội, chi lương cho cán bộ xã. Kinh phí để đưa vào xây dựng cơ bản chủ yếu dựa vào sự đóng góp của nhân dân và các nguồn huy động khác. Thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2010 là 7,5 triệu đồng/năm.
Lao động: Qua bảng cho thấy dân số trên địa bàn xã Phong Thu năm 2010 là 3287 người tăng 71 người so với năm 2008, tổng số hộ trên địa bàn xã năm 2010 là 742 hộ, tăng 35 hộ so với năm 2008, với quy mô hộ là 4,43 người/hộ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là… theo kết quả điều tra tổng số hộ nghèo trên toàn xã năm 2010 là 102 hộ chiếm 14,85%.
Từ bảng dưới số hộ nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao cụ thể năm 2010 là 66% tăng 3,59% so với năm 2008, số hộ nông nghiệp qua 3 năm biến động không lớn, tỷ lệ bình quân khẩu/hộ năm 2010 khá lớn 4,43% giảm 2,42% so với năm 2008. Bình quân lao động/hộ qua các năm chiếm tỷ lệ không cao cụ thể năm 2010: 1,87 LĐ/hộ.
Bảng 3: Tình hình dân số, lao động của xã Phong Thu
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 10/08
Hộ % Hộ % Hộ % +/- %
Tổng số hộ Hộ 707 100 724 100 742 100 35 4,95
Nông nghiệp Hộ 473 67 483 66,7 490 66 17 3,59
Phi nông nghiệp Hộ 234 33 241 33,3 252 34 18 7,69
Tổng số khẩu Khẩu 3216 100 3251 100 3287 100 71 2,20
Phi nông nghiệp Khẩu 1064 33,1 1089 33,5 1124 34,2 60 5,63
Tổng số lao động LĐ 1341 100 1373 100 1390 100 49 3,7
LĐ nông nghiệp LĐ 897 66,9 905 65,9 910 65,4 13 1,44 LĐ phi nông nghiệp LĐ 444 33,1 468 34,1 480 34,6 36 8,10
Bq khẩu/hộ Kh/hộ 4,54 4,49 4,43 -0,11 -2,42
BqLĐNN/hộNN Lđ/hộ 1,89 1,87 1,85 -0,04 -2,11
BqLĐ/hộ Lđ/hộ 1,90 1,89 1,87 -0,03 -1,57
(Nguồn: Báo cáo UBND xã Phong Thu qua các năm).
Lao động và việc làm: Lao động trong độ tuổi từ 18 - 60 khoảng 1625, chiếm 49,45% dân số toàn xã. Bên cạnh đó tổng số người phụ thuộc (trẻ) dưới 18 tuổi là 1012 người, chiếm 30,78% dân số toàn xã. Tổng số người phụ thuộc (già) trên 60 tuổi là 650 người, chiếm 19,77% dân số toàn xã.
Với tình hình dân số trên xã Phong Thu có nguồn nhân lực dồi dào để phục vụ sản xuất là một thế mạnh của xã nhằm sản xuất vật chất phục vụ cho nhân dân trong toàn xã.
2.2.2. Tình hình ruộng đất xã Phong Thu
Để thấy đươc tình hình sử dụng đất đai của xã ta xem xét thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 4: Biến động sử dụng đất xã Phong Thu năm 2010 Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) I. Tổng diện tích đất tự nhiên 2.836,00 100
1. Đất nông nghiệp 2.110,15 74.40
- Đất sản xuất nông nghiệp 295,34 10,41
- Đất trồng cây hằng năm 445,52 15,71
- Đất trồng lúa 115,50 4,07
- Đất trồng cây lâu năm 56,83 2,00
- Đất lâm nghiệp 1.763,22 62,17
+ Đất rừng sản xuất 1.549,22 54,63
+ Đất rừng phòng hộ 214,00 7,55
- Đất nuôi trồng thủy sản 7,59 0,26
2. Đất phi nông nghiệp 32,35 11,54
3. Đất chưa sử dụng 398,50 14,06
(Nguồn: Thống kê năm 2010 của UBND xã Phong Thu)
Qua số liệu trên cho ta thấy, năm 2010 tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2836 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 2110,15 ha, chiếm 74,40% do địa bàn là vùng bán sơn địa nên diện tích đất lâm nghiệp khá lớn 1763,22 ha, chiếm 62,17% đất tự nhiên của xã Phong Thu, diện tích này đã được phân bố cho 8 thôn trên địa bàn xã và được nhân dân trồng cây lâm nghiệp. Bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nhân dân, góp phần đưa nền kinh tế xã nhà ngày càng phát triển. Một số diện tích còn lại 445,52 ha, chiếm 15,71% đất tự nhiên dùng cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu trồng các loại cây ăn quả trong đó có Thanh Trà là chủ yếu, nhằm giải quyêt công ăn việc làm cho nhân dân, phát triển kinh tế từ vườn cây ăn quả.
Diện tích đất trồng lúa 115,50 ha, chiếm 4,07% đất tự nhiên nhằm giải quyết vấn đề an ninh lương thực của xã nhà.
Diện tích đất phi nông nghiệp có 32,35 ha, chiếm 11,54% diện tích đất tựu nhiên chủ yếu là bố trí đất ở cho nhân dân và các công trình phúc lợi xã hội của địa phương.
Diện tích đất chưa sử dụng 398,50 ha, chiếm 14,06% đất tự nhiên. Trong đó có 280,72 ha đất bằng chưa sử dụng, dự kiến đến năm 2013 xã sẽ đưa toàn bộ quỹ đất chưa sử dụng với diện tích 398,50 ha vào các mục đích sau:
Chuyển sang đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi 15 ha, diện tích đất được lấy từ đất bằng chưa sử dụng. Chuyển sang đất trồng cây lâu năm 40 ha, diện tích đất này được lấy từ đất bằng chưa sử dụng.
Chuyển sang đất lâm nghiệp cụ thể đất rừng sản xuất với diện tích 302,50 ha, diện tích này lấy từ 225,72 ha đất bằng chưa sử dụng và 76,78 ha từ đất đồi chưa sử dụng. Số còn lại chuyển sang đất nông nghiệp khác.
Đất đai của xã Phong Thu cũng là một tiềm năng lớn, phục vụ sản xuất nông nghiệp phát triển kinh tế hộ gia đình cũng như toàn xã. Vì vậy phải tận dụng triệt để nguồn lục này là điều các cấp các ngành trong xã phải thực hiện tốt tránh để lãng phí đất.
2.2.3. Tình trạng trang thiết bị vật chất kỹ thuật tại địa phương
Trong điều kiện các nguồn lực sản xuất bị giới hạn, thì cùng với đất đai, lao động, trang thiết bị vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất là một trong những yếu tố quyết định đến quy mô và khả năng sản xuất của địa phương. Do đó việc đầu tư trang thiết bị vật chất kỹ thuật là còn thiếu thốn, thực tế đó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5: Tình hình trang bị vật chất kỹ thuật của địa bàn nghiên cứu
ĐVT: Chiếc
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh +/- 09/08 10/09
1. Xe công nông 25 28 30 3 2
2. Máy cày kéo 17 19 25 2 6
3. Bơm thuốc trừ sâu 450 453 480 3 27
4. Ô tô vận chuyển 8 13 17 5 4
5. Máy bơm nước 190 215 245 25 30
(Nguồn: Thống kê xã Phong Thu)
Qua bảng số liệu ta thấy: nhìn chung về trang thiết bị vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất của địa phương có xu hướng tăng lên qua các năm. Trước hết là máy cùng một loại phương tiện để cơ giới hóa trong khâu làm đất. Qua số liệu cho thấy việc áp dụng máy móc công nghiệp để cơ giới hóa trong nông nghiệp đã được chú trọng, và sử dụng nhiều lên qua từng năm. Đây là kết quả của chính sách dồn điền đổi thửa trong đất nông nghiệp của địa phương. Từ chổ cả xã chỉ có 17 cái máy kéo phục vụ cho sản xuất trong năm 2008 thì đến năm 2010 đã là 25 cái được đưa vào sản xuất.
Việc đưa cơ giới hóa vào khâu làm đất đã giảm được một phần chi phí trong quá trình sản xuất, nhằm nâng cao năng suất cây trồng, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân.
Bên cạnh đó thì nhu cầu chuyển đổi sản phẩm, và các yếu tố phục vụ cho sản xuất là rất cần thiết. Trước đây nông dân chủ yếu sử dụng lực kéo của gia súc, hiện nay với số lượng xe công nông sẵn có trên địa bàn toàn xa lên đến 30 chiếc. Nó đã đáp ứng phần nào nhu cầu chuyển đổi phục vụ cho sản xuất.
Sản xuất phát triển đời sống nhân dân được cải thiện nâng cao hơn. Chính vì vậy mà trang thiết bị phục vụ cho sản xuất ngày càng được nông dân đầu tư nhiều hơn cả chiều sâu và chiều rộng. Tuy nhiên đây chỉ là các máy móc mang tính chế biến sản phẩm thô, quy mô thì không lớn, lại phân bố rải rác phân tán trong địa phương do của bà con đầu tư nên thời gian nhàn rỗi của sản phẩm là rất lớn. Tính đến năm 2010 địa phương có 17 chiếc ô tô vận chuyển hàng hóa tăng 4 chiếc so với năm 2009 và 9 chiếc so với năm 2008. Ô tô được sử dụng đã tạo nhiều thuận lợi cho nhân dân trong việc vận chuyển sản phẩm nông nghiệp đi tiêu thụ cũng như vận chuyễn các trang thiết bị, phân bón,… phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh những máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp noi chung và sản xuất Thanh Trà nói riêng còn có những trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu đời sống xã hội.
2.2.4. Tình hình cơ bản về cơ sở hạ tầng
- Giao thông:
Xã Phong Thu có quốc lộ 1A chạy qua dài 4,5km và tuyến dường sắt song song quốc lộ 1A, các tỉnh lộ 6 và 17 đi đến các xã Phong Hòa, Phong Bình, Điền Lộc đã được nhựa hóa. Đường liên thôn trong xã rộng trung bình từ 3 - 6 m là đường đất cấp phối có tổng chiều dài lá 6,5 km. Các khu dân cư, các tuyến đường hầu hết chưa được bê tong hóa, nhìn chung hệ thống đường cần phải nâng cấp sữa chữa để đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Vì vậy cần phải có các dự án mở rộng đường xá các thôn trong xã để được lưu thông thuận tiện phục vụ cho phát triển kinh tế và lưu thông của xã.
- Thủy lợi:
Thủy lợi là yếu tố vô cùng quan trọng trong nông nghiệp. Nhìn chung hệ thống kênh mương trong toàn xã được xây dựng khá hoàn chỉnh, kênh mương đã được chú ý cải tạo và kiên cố hóa. Hiện nay toàn xã có 8 trạm bơm nhưng trong tương lai để đảm bảo điều tiết nước cho diện tích lúa và hoa màu các loại cây trồng cần phải nâng cấp, tu sữa các trạm bơm hiện có. Dòng song Ô Lâu cung cấp nước cho xã Phong Thu sản xuất tưới tiêu,sinh hoạt là tiềm năng rất lớn của xã.
Hiện tại gần trung tâm xã có lưới điện 110 KV và trạm biến áp Trạch Hữu 180 KV kéo dài từ thị trấn Phong Điền về phía nam của trung tâm xã. Phong Thu có đường điện 35 KW chạy qua thuận lợi cho việc cung cấp điện sinh hoạt, sản xuất và chiếu sang cho 8 thôn trong toàn xã. Tuy nhiên chưa có trạm biến cho các thôn như: An Thôn, Ưu Thượng và thôn Khúc Lý - Ba Lạp .
Nguồn nước sinh hoạt cho các hộ dân chủ yếu được lấy từ nước giếng khơi, giếng khoan, nước chảy từ các khe suối và dòng sông Ô Lâu. Toàn xã Phong Thu có 70% hộ dùng nước hợp vệ sinh. Bên cạnh đó hệ thống thoát nước mặt chưa hoàn chỉnh, thoát tự nhiên là chính. Hệ thống thoát nước bẩn chưa có và chủ yếu tự thấm vào đất. Cần đầu tư xây dựng hệ thống cống thoát nước cho toàn xã.
- Y tế:
Trong những năm qua, ngành y tế xã Phong Thu có nhiều bước tiến rõ rệt, công tác y tế ngày càng được xã hội hóa. Cơ sở vật chất, phương tiện khám chữa bệnh được tăng cường. đội ngũ y bác sĩ nhiệt tình tận tâm. Thực hiện tốt các chương trình phòng chống và chữa trị các bệnh trong chương trình y tế quốc gia.
Mục tiêu đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm mạnh tỷ lệ tăng tự nhiên trong toàn xã. Mức phấn đấu giảm tỷ lệ tăng hằng năm từ 0,08% đến 0,1%. Hạn chế thấp nhất các trường hợp sinh con thứ 3 trở lên. Điều dần tác động đến cơ cấu và quy mô số người trong từng hộ gia đình trong những năm tiếp theo.
- Giáo dục
Sự nghiệp giáo dục của xã Phong Thu trong những năm vừa qua từng bước ổn định tập trung đầu tư chiều sâu, nhất là chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Các phương tiện dụng cụ dạy học được tăng cường và nâng cấp. Công tác xã hội hóa giáo dục được chú trọng, làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài. Tỷ lệ trẻ em đến tuổi đến trường đi học hầu như hoàn toàn nạn mù chữ dần được xóa bỏ.
2.2.5. Cơ cấu thu nhập của xã Phong Thu
Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà Nước ta về phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, nền kinh tế của xã Phong Thu có phát triển khá. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện nhờ trồng rừng và phát triển nông nghiệp toàn diện.
Ngành nông nghiệp luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế của xã là nguồn thu nhập cơ bản của đại bộ phận dân cư. Những năm gần đây ngành nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp ngày càng được tăng cường, đặc biệt những ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật luôn được sàng lọc và đưa vào sản xuất cùng với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tích cực nhằm đưa hiệu quả kinh tế tăng cao.
Bảng 6: Cơ cấu thu nhập của xã Phong Thu
ĐVT: 1.000đ
Chỉ tiêu Số lượng %
Tổng thu nhập 13.358.447,0 100
Trong đó:
- Thu từ trồng trọt 5.788.381,0 43,33
- Thu từ chăn nuôi 3.493.066,0 26,14
- Thu từ ngành nghề dịch vụ 3.131.000,0 23,43
- Thu khác 946.000,0 7,10
(Nguồn: Số liệu thống kê UBND xã Phong Thu)
Trồng trọt:
- Cây Thanh Trà với diện tích 126 ha năng suất bình quân 112,5 tạ/ha mỗi ha thu nhập bình quân từ 90 triệu đến 100 triệu.
- Cây lúa với diện tích 233,6 ha, năng suất bình quân 49,35 tạ/ha, vượt kế hoạch 103,3% tỷ lệ sử dụng giống cấp I đạt 85%. Tổng sản lượng lương thực 1.152,82 tấn tăng 79,87 tấn so với cùng kỳ năm 2009.
- Cây lạc với diện tích 71ha, năng suất đạt 18 tạ/ha, sản lượng 127,8 tấn tăng 8,8 tấn so với cùng kỳ năm trước.
- Cây chất bột có củ:
+ Sắn với diện tích 78,5 ha, năng suất 220 tạ/ha, sản lượng 1.727 tấn (100% sắn KM 94).
+ Khoai lang với diện tích 17,4 ha, năng suất 38 tạ/ha, sản lượng 66,4 tấn. + Cây Sen với diện tích 10 ha, năng suất 0,3 tạ/ha.
+ Cây thực phẩm (ớt, ném…) với diện tích 3,5 ha - Cây Hồ Tiêu với diện tích 3,2 ha.
- Rau đậu các loại với diện tích 38,2 ha, năng suất 6 tạ/ha
Bảng 7: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính qua các năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010
1. Thanh Trà
- Diện tích Ha 112,0 126,0
- Năng suất Tạ/ha 160,0 114.7
- Sản lượng Tấn 1792,0 1445.22
2. Lúa
- Diện tích Ha 230.0 233,6
- Năng suất Tạ/ha 46,6 49,3