Tình hình nhân khẩu, lao động và diện tích canh tác của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CANH tác cây THANH TRÀ xã PHONG THU HUYỆN PHONG ĐIỀNTỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 39 - 40)

5. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1.Tình hình nhân khẩu, lao động và diện tích canh tác của các hộ điều tra

Để tiến hành sản xuất thì trước hết cần phải có các nguồn lực phục vụ sản xuất. Đất đai, lao động là hai yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất Thanh Trà nói riêng. Nghiên cứu nhân khẩu, lao động có ý nghĩa quan trọng, quy mô sản xuất cũng như quy mô của gia đình phụ thuộc vào quy mô năng lực của lao động. Kết quả điều tra về tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra như sau:

Bảng 10: Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Hộ khá Tỷ lệ % Hộ TB Tỷ lệ % Hộ nghèo Tỷ lệ % Tổng 1.Tổng số hộ Hộ 12 26,7 24 53,3 9 20 45

2.Tổng số nhân khẩu Khẩu 63 27,4 123 53,5 44 19.1 230

- Tổng NK BQ/hộ Khẩu/hộ 5,25 - 5,13 - 4,89 - 5,11

3.Tổng số lao động LĐ 35 28,7 68 55,7 19 15,6 122

- Số lao động BQ/hộ LĐ/hộ 2,9 2,8 2,1 2,7

(Nguồn số liệu điều tra năm 2010)

Qua số liệu điều tra 45 hộ trồng Thanh Trà trên địa bàn xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ta thấy có tổng số nhân khẩu là 230 khẩu, bình quân chung nhân khẩu trên mỗi hộ là 5,11 khẩu/hộ và bình quân lao động trên hộ là 2,7 LĐ/hộ. Số liệu thu thập cho thấy sự khác biệt về nhân khẩu và lao động giữa các nhóm hộ. Nhóm hộ trung bình có nhân khẩu bình quân là 5,13 khẩu/hộ và số lao động bình quân trên hộ là 2,8. Nhóm hộ khá có mức nhân khẩu bình quân là 5,25 khẩu/hộ và 2,9 LĐ/hộ. Trong khi đó nhóm hộ nghèo có nhân khẩu bình quân một hộ là 4,89 khẩu/hộ và chỉ có 2,1 LĐ/hộ. Qua đó có thể nhận thấy mức độ phụ thuộc của nhân khẩu vào số lao động của các nhóm có sự khác biệt rõ rệt.

Về chất lượng lao động, số lao động có tham gia tập huấn kỹ thuật còn hạn chế, đa số các hộ nông dân tham gia sản xuất chỉ dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu. Điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp nói chung và sản xuất Thanh Trà nói riêng ở nông hộ. Thiết nghĩ, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa về công tác khuyến nông, tập huấn kỹ thuật nhằm nâng

cao hơn nữa về sản xuất nông nghiệp giúp họ vững vàng hơn trong việc ra quyết định, lập kế hoạch sản xuất phù hợp, chủ động hơn trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào một cách có hiệu quả, sản phẩm sản xuất đáp ứng được nhu cầu của thị trường, từng bước tiến lên sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong thời kỳ đổi mới.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CANH tác cây THANH TRÀ xã PHONG THU HUYỆN PHONG ĐIỀNTỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 39 - 40)