Kết luận chương 4

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty kinh doanh thủy hải sản (Trang 54)

Trong chương 4, tác giả đã trình bày và thảo luận về kết quả phân tích thông qua dữ liệu thu thập được từ các công ty kinh doanh thủy hải sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, có mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và hiệu quả kinh doanh của công ty, nhưng phần lớn là quan hệ nghịch chiều hay nói một cách khác cấu trúc vốn có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của công ty kinh doanh thủy hải sản. Kết luận này cũng phù hợp với tình hình thực tế trong những năm nghiên cứu lãi suất cho vay luôn ở mức rất cao, do đó tạo gánh nặng đến chi phí sử dụng vốn của các doanh nghiệp. Chi phí sử dụng vốn cao, nhưng các doanh nghiệp cũng phải chấp nhận sử dụng vì nguồn vốn chủ sở hữu chưa đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, điều này thể hiện rõ nét qua tỷ lệ nợ trung bình của các doanh nghiệp là 57%.

Về chi tiết, biến tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (STD) có mối quan hệ đồng biến với biến Tobin’s Q và có mối quan hệ nghịch biến với biến EPS, biến ROE và biến ROA. Biến tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTD) có mối quan hệ đồng biến với biến Tobin’s Q và không có ý nghãi đối với các biến còn lại. Biến tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản (TD) có mối quan hệ nghịch biến với biến EPS, biến ROE và biến ROA và có mối quan hệ đồng biến với biến Tobin’s Q. Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ trình bày về những đóng góp của kết quả nghiên cứu, hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.

47

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Tóm tắt lại kết quả nghiên cứu

Bảng 5 .1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Biến trong mô hình

Kết quả nghiên

cứu

Các nghiên cứu trước đây Hiệu quả hoạt động kinh doanh (Biến phụ thuộc) Cấu trúc vốn (Biến độc lập) Tác động cùng chiều (+) Tác động ngược chiều (-) Không tác động (Không ý nghĩa) EPS

STD (-) Saeedi & Mahmoodi (2011) Hasan và cộng sự (2014) Umar và cộng sự (2012)

LTD

Không ý

nghĩa Saeedi & Mahmoodi (2011) Umar và cộng sự (2012) Hasan và cộng sự (2014)

TD

(-)

Saeedi & Mahmoodi (2011) Umar và cộng sự (2012) Hasan và cộng sự (2014)

ROE

STD

(-) Trần Hùng Sơn & Trần Viết Hoàng (2008) Shubita & Alsawalhah (2012)

Saeedi & Mahmoodi (2011) Shubita & Alsawalhah (2012)

Umar và cộng sự (2012) Khan, A. G. (2012) Hasan và cộng sự (2014)

LTD Không ý nghĩa

Trần Hùng Sơn & Trần Viết Hoàng (2008) Umar và cộng sự (2012) Shubita & Alsawalhah (2012)

Saeedi & Mahmoodi (2011) Shubita & Alsawalhah (2012)

Prahalathan & Ranjani (2011) Khan, A. G. (2012) Hasan và cộng sự (2014)

TD (-)

Trần Hùng Sơn & Trần Viết Hoàng (2008) Shubita & Alsawalhah (2012)

Saeedi & Mahmoodi (2011) Shubita & Alsawalhah (2012)

Fahad và Aliasghar (2013)

Khan, A. G. (2012) Hasan và cộng sự (2014)

ROA (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STD

(-) Trần Hùng Sơn & Trần Viết Hoàng (2008) Hasan và cộng sự (2014)

Tian & Zeitun (2007) Saeedi & Mahmoodi (2011)

Khan, A. G. (2012)

Fahad và Aliasghar (2013)

Prahalathan & Ranjani (2011) Rehman et, al. (2012)

LTD Không ý nghĩa

Trần Hùng Sơn & Trần Viết Hoàng (2008) Hasan và cộng sự (2014)

Tian & Zeitun (2007) Saeedi & Mahmoodi (2011)

Prahalathan & Ranjani (2011) Khan, A. G. (2012)

TD (-)

Trần Hùng Sơn & Trần Viết Hoàng (2008) Hasan và cộng sự (2014)

Tian & Zeitun (2007) Saeedi & Mahmoodi (2011)

Khan, A. G. (2012) Mohammad, F.S., & Jaafer,

M.(2012)

Prahalathan & Ranjani (2011)

Tobin's Q

STD (+) Saeedi & Mahmoodi (2011) Ramezani và cộng sự (2013) Tian & Zeitun (2007) Khan, A. G. (2012) Hasan và cộng sự (2014)

LTD (+)

Saeedi & Mahmoodi (2011) Khan, A. G. (2012) Ramezani và cộng sự (2013

Tian & Zeitun (2007) Hasan và cộng sự (2014)

TD (+)

Saeedi & Mahmoodi (2011) Ramezani và cộng sự (2013)

Tian & Zeitun (2007)

Khan, A. G. (2012) Hasan và cộng sự (2014)

Đề tài nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các công ty kinh doanh thủy hải sản trên sàn chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ số nợ ngắn hạn (STD) tác động ngược chiều lên EPS, ROE, ROA nhưng lại tác động cùng chiều lên Tobin’s Q. Tỷ số nợ dài hạn (LTD) không có ý nghĩa với EPS, ROE, ROA, tác động cùng chiều lên Tobin’s Q. Cuối cùng là tỷ số tổng nợ (TD) cũng

48

giống như STD tác động ngược chiều lên EPS, ROE, ROA và tác động cùng chiều lên Tobin’s Q. Như vậy, có thể kết luận rằng, với cấu trúc nợ và các điều kiện vĩ mô trong thời kỳ nghiên cứu, nợ có tác động làm giảm mức sinh lời dựa trên số liệu sổ sách và góp phần làm tăng giá trị vốn hóa thị trường của cổ phiếu các công ty kinh doanh thủy hải sản trong nhóm nghiên cứu.

Trong các tỷ số nợ, tỷ số nợ ngắn cao hơn rất nhiều lần so với tỷ số nợ dài hạn, điều này tháy các doanh nghiệp vay nợ bổ sung vốn lưu động nhiều hơn vay vốn đầu tư vào máy móc nhà xưởng phục vụ cho chiến lược kinh doanh dài hạn cũng như thể hiện tính bền vững trong định hướng phát triển của một doanh nghiệp, điều mà các nhà đầu tư rất quan tâm xem xét trong quyết định đầu tư của mình. Tỷ lệ nợ ngắn hạn cao sẽ tạo áp lực về thời hạn thanh toán của các khoản nợ đến hạn, trong khi đó các yếu tố vĩ mô như lạm phát, lãi suất cho vay luôn ở mức cao, khủng hoảng tài chính thế giới 2007, thị trường bất động sản đóng băng đã bắt đầu lan sang các ngành nghề khác đã phần nào tác động làm giảm hiệu quả hoạt động của các công ty nghiên cứu.

Qua kết qua nghiên cứu cho thấy cấu trúc vốn làm giảm hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nghiên cứu, làm giảm hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp phần lớn là do tỷ lệ nợ khá cao mà chủ yếu là tỷ lệ nợ ngắn hạn. Nếu xét ở gốc độ tăng trưởng doanh thu, rõ ràng các tỷ lệ nợ có tác đồng tích cực đến tốc độ tăng trưởng doanh thu, doanh thu tăng nhưng hiệu quả hoạt động lại giảm cho thấy tăng trưởng chưa bền vững và hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của đề tài về tác động cấu trúc vốn lên EPS, riêng nhân tố LTD không có ý nghĩa thống kê tác giả chưa tham khảo được kết luận tương tự của các nghiên cứu trước đây, hai nhân tố còn lại STD và TD có tác động tiêu cực lên EPS, là có kết quả cùng với nhận định của Umar và cộng sự (2012). Kết quả nghiên cứu cho thấy LTD không có ý nghĩa đối với phần lớn các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như EPS, RPE, ROA. Nhân tố TD cũng cho kết quả tác động tiêu cực đến các biến đo lường hiệu quả ngoại trừ biến Tobin’s Q là có tác động tích cực. Kết quả nghiên cứu của đề tài phù hợp với những nghiên cứu trước đây đều là những nghiên cứu ở những thị trường Châu Á điều này cho thấy nhận định của của Pathak (2010), trong nghiên cứu của mình đã nhận thấy rằng đòn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả kinh doanh, nghiên cứu này không phù hợp với nhiều nghiên cứu thực hiện tại các nước phương Tây nhưng lại phù hợp với một vài nghiên cứu thực hiện ở các nước châu Á. Một lý do quan trọng của

49

kết quả mâu thuẩn này là chi phí vay mượn ở các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển.

5.2. Đề xuất kiến nghị

Đề tài nghiên cứu cho thấy các tỷ lệ nợ tác động làm giảm hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp mà nguyên nhân chính là do tỷ lệ nợ ngắn hạn, rõ ràng các doanh nghiệp đang chạy theo số lượng (doanh thu tăng) nhưng chất lượng chưa có (hiệu quả hoạt động giảm). Để gia tăng hiệu quả sử dụng vốn, ở từng thời điểm cụ thể các doanh nghiệp nên xác định cho mình cấu trúc vốn tối ưu để tận dụng triệt để hiệu quả từ tấm chắn thuế, đồng thời gia tăng đầu tư dài hạn như nhà xưởng, máy móc, khu nuôi trông, … để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, chủ động khâu sản xuất phục vụ cho phát triển lâu dài và bền vững.

Ngoài ra, trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tác giả thấy rằng trong nhóm các doanh nghiệp nghiên cứu có sự phân chia tương đối rõ nét. Cụ thể, các doanh nghiệp kinh doanh có đầu tư quy mô khép kín từ khâu nuôi trồng, sản xuất ra thành phẩm và xuất bán có hiệu quả hoạt động tốt và bền vững hơn các doanh nghiệp còn lại. Giới hạn nghiên cứu của đề tài tìm hiểu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên trên thực tế hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chịu tác động từ rất nhiều nhân tố. Do đó, ngoài việc xác định cho mình một cấu trúc vốn tối ưu bản thân từng doanh nghiệp nên đánh giá nghiêm túc những nhân tố khác ngoài cấu trúc vốn tác động đến hiệu quả hoạt động.

Chính sách vĩ mô của Việt Nam chưa thể hiện tính ổn định, lạm phát ở mức cao trong thời gian dài, các doanh nghiệp canh tranh không lành mạnh như tranh nhau giảm giá bán để bán được hàng kéo theo biên lợi nhuận giảm thậm chí thua lỗ, nguồn nguyên liệu đầu vào lúc thừa lúc thiếu, nguồn vốn kinh doanh phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng và tập trung nợ ngắn hạn sẽ tạo áp lực rủi ro về tài chính, chưa có sự tham gia liên kết vào chuỗi giá trị giữa nhà nước-người nông dân-doanh nghiệp, tình hình kinh tế của thế giới với nhiều biến động, … là những vấn đề mà các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt.

5.3. Nêu những hạn chế của nghiên cứu và đưa ra hướng nghiên cứu mới cho những nghiên cứu tiếp theo những nghiên cứu tiếp theo

5.3.1. Hạn chế của đề tài

Do hạn chế về thông tin và số liệu nên chỉ đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng chỉ tiêu lợi nhuận kế toán EPS, ROE và ROA, chỉ tiêu đo lường qua giá trị

50

thị trường của công ty chỉ mới đưa vào chỉ số Q của Tobin. Đề tài chưa đề cập nhiều về các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng các biến số liên quan đến việc định giá doanh nghiệp theo yếu tố thị trường. Đây cũng là một vấn đề quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp.

Chưa nghiên cứu cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp dựa trên mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, bản thân từng doanh nghiệp nghiên cứu ngoài hoạt động chính còn có các hoạt động khác đề tài phân tích thể loại trừ hoạt động khác ra khỏi hoạt động kinh doanh thủy hải sản.

Các biến xem xét đưa vào mô hình nghiên cứu vẫn chủ yếu là các biến số thuộc nội tại của doanh nghiệp mà chưa xem xét đến các biến số môi trường bên ngoài công ty như các yếu tố vĩ mô, chính sách tiền tệ.

5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Bài nghiên cứu cung cấp thêm một nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong phạm vi là các công ty kinh doanh thủy hải sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả đã đưa ra được nhận định về mối quan hệ của cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty trong thời kỳ khó khăn mà thị trường vốn trở nên khó tiếp cận đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Cuối cùng, bài nghiên cứu cũng lượng hóa được mức độ tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty.

Các nghiên cứu tiếp theo nên xem xét tác động của cấu trúc vốn tối ưu của donh nghiệp đến hiệu quả hoạt động. Mặc khác, để có kết luận chính xác về hoạt động kinh doanh thủy hải sản các nghiên cứu tiếp theo nên loại bỏ các hoạt động khác ngoài hoạt động kinh tdoanh thủy hải sản của các công ty nghiên cứu.

Trong mô hình nghiên cứu, ngoài các biến STD, LTD, TD là các biến độc lập đo lường cấu trúc vốn, có thể đưa thêm vào các biến vĩ mô như lạm phát, lãi suất, rủi ro kinh doanh được xem xét như là các biến độc lập, kiểm soát. Thêm vào đó, để tránh đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng chỉ tiêu lợi nhuận kế toán các chỉ số đo lường dưới góc độ thị trường như hệ số P/E (Price per Earning), tỷ số giá trị vốn hóa thị trường trên giá trị sổ sách của VCSH (MBVR - Market value of equity to the book value of equity) cũng nên xét xét đưa vào mô hình nghiên cứu.

51

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt 1. Tài liệu tiếng Việt

1. PGS.TS Trần Ngọc Thơ và các cộng sự, 2003. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Nhà xuất bản Thống kê, tr. 348-357; tr 392; tr 394.

2. Phung, D. N., & Hoang, T. P. T. (2013, September), “Corporate Ownership and Firm Performance in Emerging Market: A Study of Vietnamese Listed Firms”,

InWorld Business and Social Science Research Conference, Bangkok October, 1- 15.

3. Trần Hùng Sơn và Trần Viết Hoàng ( 2008), “ Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 218, Tháng 12 năm 2008

2. Tài liệu tiếng Anh

1. Aliakbar Ramezani, Seyed Hasan Saleh Nezhad, Pezman maid (2013), “The Relationship between Capital Structure Decisions with Firm Performance Comparison between Big and Small Industries in Firms listed at Tehran Stock Exchange”, World of Sciences Journal, 83-92.

2. Azhagaiah, R., & Gavoury, C. (2011), “The impact of capital structure on profitability with special reference to IT industry in India”, Managing Global Transitions, 9(4), 371-392.

3. Baltagi, B. H., 2005. Econometric analysis of panel data. Third Edition, New York: John Wiley & Sons Inc

4. Buferna, F. M., Bangassa, K., & Hodgkinson, L. (2005). Determinants of capital structure: evidence from Libya (Vol. 8). University of Liverpool.

5. De Mesquita, J. M. C., & Lara, J. E. (2003), “Capital structure and profitability: the Brazilian case”, 1-13. The Federal University of the State of Minas Gerais. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Derayat, M. (2012), “The Investigation of Experimental relationship between Capital Structure and Profitability in Accepted Companies of Tehran Stock Exchange (TSE)”, Journal of Basic and Applied Scientific Research, 6517-6522. 7. Fahad Arabahmadi and Aliasghar Arabahmadi (2013), “The Relationship between

Capital Structure and Profitability (Case Study in Tehran Stock Exchange)”, Technical Journal of Engineering and Applied Sciences, 1787-1789.

52

8. Funso, D., & Olorunfemi,S., 2010. Capital Structure and Corporate Performance in Nigeria Petroleum Industry: Panel Data Analysis. Journal of Mathematics and Statistics, Vol. 6, No.2, pp. 168-173.

9. Gujarati, D. (2004). Basic Econometrics, United States Military Academy, West Point, PP. 636-652.

10.Hasan, M. B., Ahsan, A. M., Rahaman, M. A., & Alam, M. N. (2014). Influence of Capital Structure on Firm Performance: Evidence from Bangladesh.International Journal of Business and Management, 9(5), p184.

11.Khan, A. G. (2012). The relationship of capital structure decisions with firm performance: A study of the engineering sector of Pakistan. International Journal of Accounting and Financial Reporting, 2(1), Pages-245.

12.Khrawish, H. A., Khraiwesh, A. H. A., & Finance, M. B. A (2010), “The Determinants of the Capital Structure: Evidence from Jordanian Industrial Companies”, JKAU: Econ. & Adm, 24(1), 173-196.

13.Myers, S. C. (1977). Determinants of corporate borrowing. Journal of financial economics, 5(2), 147-175.

14.Myers, S. C., & Majluf, N. S. (1984). Corporate financing and investment decisions when firms have information that investors do not have. Journal of financial economics, 13(2), 187-221.

15.Nimalathasan, B. (2010), “Capital structure and its impact on profitability: A study of listed manufacturing companies in Sri Lanka”, Revista Tinerilor Economisti (The Young Economists Journal), 1(15), 7-16.

16.Pathak, J. (2010). What Determines Capital structure of listed firms in India?: Some empirical evidences from the Indian capital market. Some Empirical Evidences

from The Indian Capital Market (April 21, 2010).

17.Prahalathan, B., & Ranjany, R. P. (2011). The impact of capital structure-choice on firm performance: Empirical investigation of listed companies in Colombo stock exchange, Srilanka. International Journal of Research in Commerce & Management, 2(4), 12-16.

18.Saeedi, A., & Mahmoodi, I. (2011). Capital Structure and firm performance: Evidence from Iranian companies. International Research Journal of Finance and Economics, 70, 20-29.

53

19.Salim, M., & Yadav, R. (2012), “Capital Structure and Firm Performance: Evidence from Malaysian Listed Companies”,Procedia-Social and Behavioral Sciences,65, 156-166.

20.Shubita, M. F., & Alsawalhah, J. M. (2012), “The Relationship between Capital Structure and Profitability”, International Journal of Business and Social Science, 3(16), 104-112.

21.Singh, G. (2013), “Interrelationship between Capital Structure and Profitability with Special Reference to Manufacturing Industry in India”, International Journal, 55-61.

22.Tobin, J. (1969). A general equilibrium approach to monetary theory. Journal of money, credit and banking, 1(1), 15-29.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty kinh doanh thủy hải sản (Trang 54)