Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty kinh doanh thủy hải sản (Trang 26)

Nếu cơ cấu vốn có tác động đến hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp thì sẽ tồn tại mối tương quan chặt chẽ giữa hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và cơ cấu vốn. Do vậy, chúng tôi cho rằng tỷ lệ nợ vay của doanh nghiệp tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, theo các nghiên cứu trước (đã trình bày ở trên) các biến như: cơ hội tăng trưởng; quy mô của doanh nghiệp; tỷ lệ tài sản cố định trong tổng tài sản của doanh nghiệp cũng tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong bài viết này, mười hai giả thuyết được nêu ra như sau:

Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng có sự đánh đổi giữa lợi ích tấm thuế và chi phí kiệt quệ tài chính trong việc lựa chọn một tỷ lệ tài trợ bằng nợ. Theo kết quả của các nghiên cứu trước đây, có nghiên cứu cho rằng nợ ngắn hạn có tác động tích cực đến EPS như nghiên cứu của Saeedi & Mahmoodi (2011) và nghiên cứu của Hasan và cộng sự (2014). Ngược lại với quan điểm trên nghiên cứu của Umar và cộng sự (2012) cho rằng nợ ngắn hạn có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các công ty. Liên hệ với tình hình thực tế ở việt Nam trong thời gian qua, lạm phát luôn ở mức cao, lãi suất đi vay có thời điểm trên 20%/năm, … đây là những yếu tố bất lợi trong việc sử dụng vốn vay. Từ đó tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

o H1: Nợ ngắn hạn có tác động tiêu cực lên thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS).

Một sự đầu tư dài hạn hợp lý vào nhà xưởng, máy móc thiết bị, khu nuôi trồng, … sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Saeedi & Mahmoodi (2011). Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu thứ 2 như sau:

o H2: Nợ dài hạn tác động tích cực lên thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS).

Theo nghiên cứu của Saeedi & Mahmoodi (2011) cho rằng tỷ lệ tổng nợ có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhưng nghiên cứu của Umar và cộng sự (2012) có kết luận ngược lại. Thống kê dữ liệu từ các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu cho thấy trung bình của tỷ số nợ trên tổng tài sản là 57.54%, trong đó nợ ngắn hạn là 52.31% và nợ dài hạn là 5.08%. Trong tổng nợ, ảnh hưởng của tỷ lệ nợ ngắn hạn sẽ có ý nghĩa quyết định, tác gải đề xuất giả thuyết thứ 3 như sau:

19

Qua tham khảo kết quả nghiên cứu của Saeedi & Mahmoodi (2011) và Shubita & Alsawalhah (2012) và những ghi nhận đã nêu trong giả thuyết một, tác giả đề xuất gải thuyết nghiên cứu thứ 4 như sau:

o H4: Nợ ngắn hạn có tác động tiêu cực lên tỷ suất sinh lợi trên VCSH (ROE).

Kế thừa nghiên cứu của Trần Hùng Sơn và Trần Viết Hoàng (2008), Umar và cộng sự (2012) và Shubita & Alsawalhah (2012). Tác gải đề xuất giả thuyết nghiên cứu thứ 5 với nhận định như sau:

o H5: Nợ dài hạn tác động tích cực lên thu tỷ suất sinh lợi trên VCSH (ROE).

Qua tham khảo kết quả nghiên cứu của Saeedi & Mahmoodi (2011) và Shubita & Alsawalhah (2012), Fahad và Aliasghar (2013) và liên hệ với tình hình thực tế tại Việt Nam. Tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu thứ 6 như sau:

o H6: Tổng nợ có tác động tíêu cực lên tỷ suất sinh lợi trên VCSH (ROE).

Khi tỷ lệ nợ vay vượt quá một mức nào đó, hiệu quả hoạt động có tương quan âm với tỷ lệ nợ vì lợi ích thu được từ mức vay nợ tăng thêm nhỏ hơn mức gia tăng của chi phí sử dụng nợ. Nhận định này cùng với kết quả nghiên cứu của Titan & Zeitun (2007), Saeedi & Mahmoodi (2011), Khan, A.G (2012), Fahad và Aliasghar (2013). Giả thuyết thứ 7 tác giả đề xuất như sau:

o H7: Nợ ngắn hạn có tác động tiêu cực lên tỷ suất sinh lợi trên TTS (ROA).

Vốn đầu tư phát triển dài hạn một phần được thể hiện thông qua nợ dài hạn luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của Trần Hùng Sơn & Trần Viết Hoàng (2008), Hasan và cộng sự (2014) cho rằng tỷ lệ nợ dài hạn có tác động tích cực đến ROA. Đồng thuận với quan điểm này, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu thứ 8 như sau:

o H8: Nợ dài hạn tác động tích cực lên tỷ suất sinh lợi trên TTS (ROA).

Các nghiên cứu của Titan & Zeitun (2007), Saeedi & Mahmoodi (2011), Khan, A.G (2012), Mohammad & Jaafer (2012) cho kết luận tỷ lệ tổng nợ có tác động tiêu cực đến ROA. Cùng với những nhận định trên đây, giả thuyết nghiên cứu thứ 9 tác giả đề xuất như sau:

o H9: Tổng nợ có tác động tiêu cực lên tỷ suất sinh lợi trên TTS (ROA).

Theo kết quả nghiên cứu của Saeedi & Mahmoodi (2011), Ramezani và cộng sự (2013) kết luận tỷ lệ nợ ngắn hạn có tác động tích cực đến Tobin’sQ. Thừa hưởng kết quả nghiên cứu này, giả thuyết nghiên cứu thứ 10 như sau:

20

Giả thuyết nghiên cứu thứ 11 được đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu của Saeedi & Mahmoodi (2011), Khan, A.G (2012), Ramezani và cộng sự (2013), cụ thể như sau:

o H11: Nợ dài hạn tác động tích cực lên chỉ số Tobin’s Q (Tobin’s Q).

Nghiên cứ của Saeedi & Mahmoodi (2011), Ramezani và cộng sự (2013) cũng cho kết quả tỷ lệ tổng nợ có tác động tích cực đến Tobin’s Q. Giả thuyết nghiên cứu thứ 12 tác giả đề xuất như sau:

o H12: Tổng nợ có tác động tích cực lên chỉ số Tobin’s Q (Tobin’s Q).

Trên cơ sở số liệu thu thập được, kết hợp với mô hình nghiên cứu tác giả tiến hành từng bước như sau để kiểm định các giả thuyết nêu trên, từ đó rút ra kết luận cho nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty kinh doanh thủy hải sản (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)