Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty kinh doanh thủy hải sản (Trang 28)

Tác giả ứng dụng mô hình và phương pháp nghiên cứu của Saeedi & Mahmoodi (2011) và Shubita & Alsawalhah (2012). Kết quả thu thập dữ liệu của tác giả là dạng dữ liệu bảng (panel data) bao gồm dữ liệu chéo (cross-section) là các công ty và dữ liệu chuỗi thời gian (time series). Sau đó, tác giả thực hiện kiểm định thông qua ba mô mình, đó là mô hình hồi quy gộp (pooled regression model – Pooled), mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed effect model – FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effect model – REM) (Baltagi, 2005).

Mô hình Pooled có ràng buộc các giả định quá chặt chẽ đó là các hệ số hồi quy không đổi theo không gian và thời gian, với các giả định này có thể làm mất đi ảnh hưởng thật của biến độc lập lên biến phụ thuộc, có thể dẫn đến kết quả mô hình không phù hợp trong điều kiện thực tế.

Trong phân tích dữ liệu bảng thì có 2 mô hình được sử dụng phổ biến là mô hình FEM và mô hình REM. Mỗi mô hình đều có ưu, nhược điểm và khắc phục được những hạn chế của mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) vì chứa nhiều thông tin hữu ích hơn, tính biến thiên nhiều hơn, ít hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến hơn, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả cao hơn; đồng thời với việc cung cấp dữ liệu với số quan sát rất lớn chúng ta sẽ giảm đến mức thấp nhất hiện tượng chệnh có thể xảy ra nếu chúng ta gộp các cá nhân hay các doanh nghiệp theo những biến số có mức tổng hợp cao, tùy vào mục đích nghiên cứu và bộ số liệu mà từ đó ta có thể lựa chọn ra mô hình phù hợp. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phân tích hồi quy cả 2 mô hình, sau đó sẽ tiến hành kiểm định Hausman test để lựa chọn mô hình phù hợp giữa FEM và REM.

21

Kiểm định Hausman test nhằm mục đích là đánh giá xem ta nên chọn mô hình FEM hay REM. Với giả thuyết Ho: Ước lượng của 2 mô hình trên là giống nhau. Nếu bác bỏ Ho, nghĩa là chấp nhận H1, tức là REM không hợp lý nên sử dụng mô hình FEM.

Trong bài này trước khi ước lượng mô hình hồi quy, để xem xét sự phù hợp của dữ liệu các biến đưa vào mô hình ta kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập trong các mô hình hồi quy.

Mô hình hình hồi quy được thiết lập để kiểm chứng mối quan hệ của cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh được viết thông qua bốn nhóm phương trình, được thiết lập như sau:

Nhóm 1: Thu nhập trên mỗi cổ phần EPS

Mô hình 1: Mô hình nợ ngắn hạn tác động đến Thu nhập trên mỗi cổ phần

EPSit=0+1STDit+2SIZEit+3Growthit+εit

Mô hình 2: Mô hình nợ dài hạn tác động đến Thu nhập trên mỗi cổ phần

EPSit=0+1LTDit+2SIZEit+3Growthit+εit

Mô hình 3: Mô hình tổng nợ tác động đến Thu nhập trên mỗi cổ phần

EPSit=0+1TDit+2SIZEit+3Growthit+εit

Nhóm 2: Tỷ suất sinh lợi trên VCSH (ROE)

Mô hình 4: Mô hình nợ ngắn hạn tác động đến tỷ suất sinh lợi trên VCSH

ROEit=0+1STDit+2SIZEit+3Growthit+εit

Mô hình 5: Mô hình nợ dài hạn tác động đến tỷ suất sinh lợi trên VCSH

ROEit=0+1LTDit+2SIZEit+3Growthit+εit

Mô hình 6: Mô hình tổng nợ tác động đến tỷ suất sinh lợi trên VCSH

22

Nhóm 3: Tỷ suất sinh lợi trên TTS (ROA)

Mô hình 7: Mô hình nợ ngắn hạn tác động đến tỷ suất sinh lợi trên TTS

ROAit=0+1STDit+2SIZEit+3Growthit+εit

Mô hình 8: Mô hình nợ dài hạn tác động đến tỷ suất sinh lợi trên TTS

ROAit=0+1LTDit+2SIZEit+3Growthit+εit

Mô hình 9: Mô hình tổng nợ tác động đến tỷ suất sinh lợi trên TTS

ROAit=0+1TDit+2SIZEit+3Growthit+εit

Nhóm 4: Chỉ số Tobin’s Q

Mô hình 10: Mô hình nợ ngắn hạn tác động đến chỉ số Tobin’s Q

Tobin’s Qit=0+1STDit+2SIZEit+3Growthit+εit (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mô hình 11: Mô hình nợ dài hạn tác động đến chỉ số Tobin’s Q

Tobin’s Qit=0+1LTDit+2SIZEit+3Growthit+εit

Mô hình 12: Mô hình tổng nợ tác động đến chỉ số Tobin’s Q

Tobin’s Qit=0+1TDit+2SIZEit+3Growthit+εit

Trong đó:

 i: công ty thứ i (i = 1,2…,30)

 t: thời gian năm thứ t (t = 1,2…,6)

 0, 1, 2, 3, 4 và 5: Hệ số hồi quy (0 : Tung độ gốc, 1, 2, 3, 4 và 5 : Hệ số góc)

 ε: Sai số

 EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phần

 ROA: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

23

 Tobin’s Q : Chỉ số Q của Tobin ((Giá trị vốn hóa thị trường + Nợ)/Tổng tài sản)

 STD: Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản

 LTD: Tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản

 TD: Tỷ số nợ trên tổng tài sản

 Size: Quy mô công ty

 Growth: là biến tăng trưởng doanh thu, được đo lường bằng [(Doanh thu năm t – Doanh thu năm t-1)/(Doanh thu năm t-1)]

Mô hình nghiên cứu cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt độngcủa các công ty kinh thủy hải sản niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Nợ trên tổng tài sản

Quy mô Doanh nghiệp

Tăng trưởng doanh

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản

24

Chỉ tiêu nghiên cứu tỷ suất lợi nhuận là biến phụ thuộc hay biến được giải thích, ký hiệu là Y. Các chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng là các biến độc lập hay biến giải thích được ký hiệu và dấu kỳ vọng (giả thuyết nghiên cứu) như sau

Biến Ký

hiệu Dấu kỳ vọng

Hiệu quả sử dụng vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) - Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)

- Chỉ số Q của Tobin (Tobin’s Q)

Y

1. Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản tác động lên EPS 2. Nợ dài hạn trên tổng tài sản tác động lên EPS 3. Nợ trên tổng tài sản tác động lên EPS

4. Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản tác động lên ROE 5. Nợ dài hạn trên tổng tài sản tác động lên ROE 6. Nợ trên tổng tài sản tác động lên ROE

7. Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản tác động lên ROA 8. Nợ dài hạn trên tổng tài sản tác động lên ROA 9. Nợ trên tổng tài sản tác động lên ROA

10.Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản tác động lên Tobin’sQ 11.Nợ dài hạn trên tổng tài sản tác động lên Tobin’sQ 12.Nợ trên tổng tài sản tác động lên Tobin’sQ

X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7 X8 X9 X10 X11 X12 - + - - + - - + - + + + 3.4. Mô tả dữ liệu

 Đối tượng khảo sát

Từ mô hình lý thuyết đã được đặt ra, số liệu phục vụ cho mô hình nghiên cứu đã thu thập từ nguồn dữ liệu thứ cấp đó là báo cáo tài chính của các công ty kinh doanh thủy hải sản niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2013

25

 Cỡ mẫu

Chọn mẫu theo phương pháp điều tra tổng thể khoản hơn 30 công ty kinh doanh thủy hải sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2013.

3.4.1. Thu thập dữ liệu theo quy trình

 Xác định dữ liệu cần.  Điều tra sơ bộ.

 Tiến hành thu thập dữ liệu. 3.4.2. Phân tích dữ liệu

Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp định lượng. Dữ liệu sử dụng là dữ liệu bảng (Panel data analysis), tác giả đã chạy số liệu qua ba phương pháp tiếp cận là mô hình pooled (Pooled regreesion model), mô hình FEM (Fixed Effect Model) và mô hình REM (Random Effect Model), sau đó dùng kiểm định B r e u s c h - P a g a n và kiểm định Hausman (Hausman test) để chọn ra mô hình phù hợp nhất để ước lượng tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm định mô hình, đánh giá các chỉ số và nêu nhận xét dựa trên kết quả thực tế thu được.

26

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

4.1. Giới thiệu khái quát tình hình sản xuất kinh doanh thủy hải sản:

Trong nhiều năm qua, hàng thủy sản luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ra thị trường thế giới, Kể từ thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), xuất khẩu thủy sản của Việt Nam liên tục đạt được mức kim ngạch và tốc độ tăng khả quan trừ năm 2009. Cụ thể, khởi điểm năm 2006, xuất khẩu thủy sản đạt gần 3,4 tỷ USD, có mức tăng trưởng cao 22,6% so với năm 2005. Sang năm 2007, con số này đạt 3,76 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm trước. Đến năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, xuất khẩu nhóm hàng này bị suy giảm (giảm 5,7%) với mức kim ngạch là 4,25 tỷ USD. Trong năm 2010 và năm 2011, xuất khẩu thủy sản khởi sắc với mức kim ngạch và tốc độ tăng lần lượt là 5,02 tỷ USD, 18% và 6,11 tỷ USD, 21,8%. Số liệu Thống kê Hải quan cho thấy trong năm 2012 xuất khẩu nhóm hàng này đạt 6,09 tỷ USD, giảm nhẹ 0,4 % (tương ứng giảm 24 triệu USD về số tuyệt đối) so với năm 2011. Năm 2013 xuất khẩu thủy sản đạt trên 6.7 tỷ USD.

Sau giai đoạn bùng nổ số lượng doanh nghiệp thủy sản các năm trước, trước tình hình vô cùng khó khăn của ngành thời gian qua, số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã giảm đáng kể (hơn 33%), chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không chủ động được vùng nguyên liệu, số lượng đối tác hạn chế và uy tín thương hiệu thấp. Theo thống kê từ Vasep, đến cuối năm 2012, chỉ còn khoảng 600 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản so với con số 900 của năm 2011. Với tình hình hiện tại vẫn còn nhiều khó khăn, dự kiến số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

4.2. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu Kiểm tra tính cân bằng Kiểm tra tính cân bằng

Trước khi phân tích tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các công ty kinh doanh thủy hải sản trên sàn chứng khoán Việt Nam từ các dữ liệu thu thập được, ta cần phải kiểm tra tính cân bằng của dữ liệu nghiên cứu trước khi tiến hành các bước phân tích tiếp theo. Mục đích của việc kiểm tra tính cân bằng của dữ liệu bảng nhằm kiểm tra các công ty nghiên cứu có cùng quan sát theo thời gian, để tránh những hạn chế có thể xảy ra trong các ước lượng.

delta: 1 unit

time variable: year, 2008 to 2013 panel variable: firm (strongly balanced)

27

(Nguồn tính toán từ chương trình Stata)

Kết quả kiểm tra cho thấy dữ liệu nghiên cứu là một dữ liệu bảng cân bằng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thống kê mô tả các biến trong mẫu nghiên cứu

Bảng 4.1 thể hiện thống kê mô tả các biến trong mẫu nghiên cứu. Số liệu thông tin tài chính được thu thập từ các báo cáo tài chính trong suốt thời kỳ 2008 - 2013. Tổng số quan sát trong mẫu là 210 quan sát.

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mẫu nghiên cứu

EPS ROA ROE TOBIN’sQ STD LTD TD SIZE GROW Mean Obs Maximum Minimum Std. Dev 2926.71 210 19567 -10332 3353.51 0.0632 210 0.4097 -0.3172 0.0773 0.1318 210 0.9583 -1.2992 0.2038 1.0017 210 4.2388 0.4157 0.3380 0.5231 210 0.9307 0.0717 0.1904 0.0508 210 0.4154 0 0.0720 0.5754 210 0.9434 0.0762 0.1915 11.7429 210 12.9995 10.5851 0.4871 0.1559 210 1.5032 -0.6862 0.3186 (Nguồn tính toán từ chương trình Stata)

Từ bảng 4.1 mô tả thống kê các biến, chúng ta có thể thấy mức trung bình của tỷ số nợ trên tổng tài sản là 57.54%, trong đó, nợ ngắn hạn là 52.31% và nợ dài hạn là 5.08%. Điều này cho thấy các công ty có xu hướng sử dụng nợ ngắn hạn cao hơn nhiều lần so với nợ dài hạn, cao hơn mức trung bình 52% (Biger et al., 2008) khi nghiên cứu các công ty Việt Nam. Đồng thời c ũng cao hơn một nghiên cứu tại các nước đang phát triển cho thấy tỷ số nợ trên tổng tài sản bình quân là 51% (Booth, 2001).

Bảng 4.2 Tỷ số nợ trên tổng tài sản trung bình ( 2008-2013)

- 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (STD) Tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTD) Tỷ số nợ trên tổng tài sản (TD)

(Nguồn số liệu phân tích)

Qua bảng 4.2 cho thấy nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nợ, có xu hướng tăng qua các năm, trong khi nợ dài hạn thì ngược lại. Nhìn chung tỷ số nợ trung bình luôn được duy trì ở mức cao trên mức 53% vào năm 2008 đến năm 2013 tỷ số

28

này đã là 60% một con số khá lớn.

Bảng 4.3: Quy mô công ty (Size) trung bình ( 2008-2013)

11.35 11.40 11.45 11.50 11.55 11.60 11.65 11.70 11.75 11.80 11.85 11.90 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Quy mô công ty (SIZE)

(Nguồn số liệu phân tích)

Quy mô doanh nghiệp tăng nhanh từ năm 2008 đến năm 2011, sau đó tốc độ có giảm lại nhưng xu hướng vẫn tăng. Các doanh nghiệp vẫn duy trì một mức nợ bình quân khá cao qua các năm (bảng 4.2) điều này góp phần gia tăng quy mô doanh nghiệp qua các năm 2008-2013.

Bảng 4.4: Tốc độ tăng trưởng doanh thu (Growth) trung bình ( 2008-2013)

(0.05) - 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 0.35 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tăng trưởng doanh thu (GROWTH)

(Nguồn số liệu phân tích)

Tăng trưởng doanh thu biến động mạnh qua các năm, tăng trưởng doanh thu đạt mức tăng trưởng cao nhất 29% vào năm 2011 và mức trung bình thấp nhất -2% vào năm 2012, phục hồi nhẹ vào năm 2013 khi đạt mức tăng trưởng doanh thu trung bình 4%. Điều này cho thấy sự thiếu bền vững trong tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp (xem bảng 4.4).

29

Bảng 4.5: Thu nhập trên một cổ phần (EPS) trung bình ( 2008-2013)

- 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)

(Nguồn số liệu phân tích)

Chỉ số EPS trung bình hàng năm trong thời kỳ 2008-2013 (xem b ả n g 4.5) dao động trong mức từ 944 đồng đến 4166 đồng, đạt mức cao nhất trong năm 2010 và thấp nhất trong năm 2013. Năm 2013 là năm EPS bình quân thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu. Điều này cho thấy tình hình hoạt động tại các doanh nghiệp đang giảm hiệu quả. Thu nhập tạo ra cho mỗi cổ phiếu giảm đáng kể.

Bảng 4.6: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) trung bình ( 2008-2013)

(0.05) - 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) (Nguồn số liệu phân tích) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ số ROE bình quân hàng năm (xem bảng 4.6) biến động theo chiều hướng giảm dần qua từng năm. ROE đạt mức trung bình cao nhất là 20% trong năm 2009 và mức thấp nhất vào năm 2013 với m ứ c - 0 . 3 %. Chỉ tiêu ROE đạt mức trung bình 13.18% trong khi đó mức lạm phát bình quân cũng trong thời gian này là 13%. Như vậy mực sinh lợi trên một đồng VCSH chỉ đủ bù đắp mức trượt giá của nền kinh tế. Điều này

30

cho thấy hiệu quả hoạt động thực của các doanh nghiệp kinh doanh thủy hải sản của Việt Nam còn thấp và mang tính bắp bênh thiếu bền vững.

Bảng 4.7: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) trung bình ( 2008-2013)

- 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 0.08 0.09 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

(Nguồn số liệu phân tích)

Tỷ số ROA phản ánh mức sinh lợi trên tài sản được sử dụng cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ROA bình quân của các công ty kinh doanh thủy hải sản trên sàn chứng khoán Việt Nam có xu hướng giảm trong kỳ nghiên cứu (xem bảng 4.7). ROA bình quân của các công ty đạt mức cao nhất 9% trong năm 2009 và mức thấp nhất 2% vào năm 2013. Bảng 4.8: Chỉ số Tobin’s Q trung bình ( 2008-2013) - 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Chỉ số Tobin’s Q

(Nguồn số liệu phân tích)

Qua b ả n g 4.8, ta nhận thấy rằng chỉ số Tobin’s Q trung bình hàng năm nằm trong khoảng từ 0.89 đến 1.18. Tobin’s Q trung bình hàng năm có xu hướng giảm

31

từ năm 2009 đến năm 2012 và tăng nhẹ vào năm 2013. Điều này cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp. Kết hớp với các chỉ tiêu phân tích ở trên cho thấy thị trường đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục vào năm 2013, măc dù tính hiệu phục hồi vẫn còn khá yếu.

4.3. Phân tích mối tương quan giữa các biến Ma trận hệ số tương quan giữa các biến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty kinh doanh thủy hải sản (Trang 28)