Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và đối chiếu với thực tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty kinh doanh thủy hải sản (Trang 47)

Sau khi lựa chọn được mô hình phù hợp nhất, tác giả sẽ dùng kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian (đối với mô hình REM) và kiểm định Wald (đối với mô hình FEM) để kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi. Sau đó tác giả dùng kiểm định Wooddridge để kiểm tra hiện tượng từ tương quan. Để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan của mô hình (nếu có) phương pháp hồi quy bình phương bé nhất tổng quát GLS (Generalized Least Squares) sẽ được sử dụng để ước lượng hồi quy mô hình.

Bảng 4.17: Trình bày kết quả hồi quy EPS bằng cách sử dụng phương pháp GLS

Mô hình Breusch and Pagan Lagrangian/

Wald

Kiểm định Wooldridge

GLS (Generalized Least Squares)

Hệ số Prob 1 C 694.499 STD 0.000 0.000 -3734.762 0.000*** Size 309.526 0.442 Grow 1175.728 0.000***

40 2 C 10040.690 LTD 0.000 0.000 -877.863 0.557 Size -660.362 0.049** Grow 1248.745 0.000*** 3 C -238.719 TD 0.000 0.000 -4067.852 0. 000*** Size 415.014 0.339 Grow 1243.472 0.000***

Với *** là có ý nghĩa tại mức 1%, ** là có ý nghĩa tại mức 5% * là có ý nghĩa tại mức 10% Nguồn: trích từ các phụ lục số: 71,72,73,74,75,76,77,78,79

Bảng 4.17 thể hiện kết quả hồi qui mối quan hệ giữa EPS và cấu trúc vốn, theo đó nợ ngắn hạn, tổng nợ đều có tác động ngược chiều lên EPS, nợ dài hạn không có ý nghĩa, tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác đồng cùng chiều lên EPS, ở mô hình 1 và 3 quy mô doanh nghiệp không tác động đến EPS, nhưng ở mô hình 2 quy mô doanh nghiệp có tác động ngược chiều lên EPS.

Kiểm định giả thuyết thứ 1

Giả thuyết H1 dự đoán rằng tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản biến động ngược chiều với thu nhập trên mỗi cổ phần của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu trình bày từ bảng 4.17 cho thấy rằng mối quan hệ giữa biến STD và EPS có mức ý nghĩa 1% (Prob = 0,000) nhưng là quan hệ nghịch biến (với hệ số tương quan là: -3734.762) cùng kết quả nghiên cứu của Umar và cộng sự (2012). Nhưng nghiên cứu của Saeedi & Mahmoodi (2011) cho kết quả ngược lại cho rằng STD có tác động tích cực lên EPS. Như vậy, với giả thuyết đặt ra chấp nhận giả thuyết H1.

Kiểm định giả thuyết thứ 2

Giả thuyết H2 dự đoán rằng tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản biến động cùng chiều với thu nhập trên mỗi cổ phần của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu trình bày từ bảng 4.17 cho thấy biến LTD không có ý nghĩa đối với EPS. Nhưng nghiên cứu của Umar và cộng sự (2012) cho kết quả LTD có tác động tiêu cực lên EPS, kết quả này bác bỏ giả thuyết H2.

Kiểm định giả thuyết thứ 3

Giả thuyết H3 dự đoán rằng tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản biến động ngược chiều với thu nhập trên mỗi cổ phần của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu trình bày từ bảng 4.17 cho thấy rằng mối quan hệ giữa biến TD và EPS có mức ý nghĩa 1% (Prob = 0,000) và là quan hệ nghịch biến (với hệ số tương quan là: -4067.852). Nghiên cứu của

41

Umar và cộng sự (2012) cũng cho kết quả tương tự, kết quả này sẽ chấp nhận giả thuyết H3.

Về lý thuyết khi các công ty sử dụng nợ làm gia tăng mức sinh lợi của doanh nghiệp vì chi phí lãi tạo ra tấm chắn thuế, tuy nhiên hiệu quả tấm chắn thuế còn phụ thuộc vào cấu trúc vốn của các doanh nghiệp, tỷ lệ nợ được đẩy lên quá cao đến một lúc nào đó không những không tận dụng được lợi thế của tấm chắn thuế mà còn tạo áp lực lên chi phí và rủi ro về tài chính. Tổng quan các doanh nghiệp nghiên cứu sử dụng tỷ lệ nợ trung bình 57% trong đó nợ ngắn hạn trung bình chiếm phần lớn 52%. Gắn với tình hình thực tế giai đoạn 2008 đến 2013 các doanh nghiệp đi vay với lãi suất rất cao, có thời điểm lãi suất cho vay lên đến 24%/năm. Do đó kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản có tác động tiêu cực đến EPS là có cơ sở, hay nói một cách khác tăng tài trợ bằng nợ ngắn hạn sẽ làm giảm EPS. Về nợ dài hạn mặc dù khi đi vay sẽ chịu lãi suất cao hơn nợ ngắn hạn, tuy nhiên trong mẫu nghiên cứu các doanh nghiệp sử dụng tỷ lệ nợ dài hạn trung bình chỉ khoản 5% là khá thấp nên chưa có những tác động rõ ràng đến EPS. Do đó kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ dài hạn không có ý nghĩa đối với EPS.

Bảng 4.18: Trình bày kết quả hồi quy ROE bằng cách sử dụng phương pháp GLS

Mô hình Breusch and Pagan Lagrangian/

Wald

Kiểm định Wooldridge

GLS (Generalized Least Squares)

Hệ số Prob 4 C 0.615 STD 0.000 0.188 -0.179 0.000*** Size -0.034 0.011** Grow 0.107 0.000*** 5* C 0.834 LTD 0.000 - -0.040 0.835 Size -0.061 0.006*** Grow 0.173 0.002*** 6 C 0.721 TD 0.000 0.151 -0.152 0.000*** Size -0.044 0.002*** Grow 0.120 0.000***

Với *** là có ý nghĩa tại mức 1%, ** là có ý nghĩa tại mức 5% * là có ý nghĩa tại mức 10% Nguồn: trích từ các phụ lục số: 80,81,82,83,84,85,86,87

Mô hình 5* qua các bước kiểm tra lựa chọn là mô hình Pool, đối với mô hình Pool kiểm tra phương sai thay đổi theo kiểm định Breush-Pagan cho kết quả P-

42

value=0.000<0.05 điều này cho biết mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi và về lý thuyết Pool không có hiện tượng từ tương quan. Để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi của mô hình Pool, tác giả chọn phương pháp Robust.

Bảng 4.18 thể hiện kết quả hồi qui mối quan hệ giữa ROE và cấu trúc vốn, theo đó nợ ngắn hạn, tổng nợ đều có tác động ngược chiều lên ROE, nợ dài hạn không có ý nghĩa, tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác đồng cùng chiều lên ROE, ngược lại quy mô doanh nghiệp có tác động ngược chiều đến ROE.

Kiểm định giả thuyết thứ 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giả thuyết H4 dự đoán rằng tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản biến động ngược chiều với tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu trình bày từ bảng 4.18 cho thấy rằng mối quan hệ giữa biến STD và ROE có mức ý nghĩa tương đối mạnh (Prob = 0,000) và là quan hệ nghịch biến (vì hệ số tương quan là:-0.179). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Shubita và Alsawalhah (2012) và Saeedi & Mahmoodi (2011), kết quả chấp nhận giả thuyết H4.

Kiểm định giả thuyết thứ 5

Giả thuyết H5 dự đoán rằng tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản biến động cùng chiều với với tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu trình bày từ bảng 4.18 cho thấy rằng biến LTD không có ý nghĩa đối với ROE. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Prahalathan & Ranjani (2011), kết quả này bác bỏ giả thuyết H5

Kiểm định giả thuyết thứ 6

Giả thuyết H6 dự đoán rằng tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản biến động ngược chiều với với tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu trình bày từ bảng 4.18 cho thấy rằng mối quan hệ giữa biến TD và ROE có mức ý nghĩa mạnh (Prob = 0,000) nhưng là quan hệ nghịch biến (với hệ số tương quan là: -0.152). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của: Saeedi & Mahmoodi (2011) và Fahad và Aliasghar (2013), kết quả này chấp nhận giả thuyết H6.

Các chỉ số nợ ngắn hạn và tổng nợ tác động làm giảm ROE của các công ty đặc biệt là nợ ngắn hạn điều này cho thấy việc sử dụng nợ ngắn hạn của các công ty chưa đạt hiệu quả. Mặc dù hiện nay các công ty trong mẫu nghiên cứu đang sử dụng tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản ở mức bình quân khá lớn 52%, Một yếu tố tác động đến việc doanh nghiệp lựa chọn nợ ngắn hạn là chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Điều tra sơ bộ các công ty trong mẫu nghiên cứu có tỷ lệ trung bình tài sản ngắn hạn

43

trên tổng tài sản dao động ở mức 65%-69%, điều này phù hợp với các công ty kinh doanh thủy hải sản vốn có chu kỳ kinh doanh ngắn. Tuy nhiên, lợi ích từ việc sử dụng nợ chưa bù đắp được chi phí cho khoản nợ phát sinh. Như vậy cấu trúc vốn tác động ngược chiều lên ROE, Saeedi & Mahmoodi (2011) cũng có kết luận tương tự. Trong khi đó các nghiên cứu khác kết luận ngược lại Trần Hùng Sơn và Trần Viết Hoàng (2008).

Bảng 4.19: Trình bày kết quả hồi quy ROA bằng cách sử dụng phương pháp GLS

Mô hình Breusch and Pagan Lagrangian/

Wald

Kiểm định Wooldridge

GLS (Generalized Least Squares)

Hệ số Prob 7 C 0.297 STD 0.002 0.042 -0.167 0.000*** Size -0.013 0.053* Grow 0.023 0.000*** 8 C 0.423 LTD 0.000 0.040 0.001 0.981 Size -0.032 0.000*** Grow 0.023 0.000*** 9 C 0.369 TD 0.000 0.047 -0.176 0.000*** Size -0.018 0.009*** Grow 0.026 0.000***

Với *** là có ý nghĩa tại mức 1%, ** là có ý nghĩa tại mức 5% * là có ý nghĩa tại mức 10% Nguồn: trích từ các phụ lục số: 88,89,90,91,92,93,94,95,96

Bảng 4.19 thể hiện kết quả hồi qui mối quan hệ giữa ROA và cấu trúc vốn, theo đó nợ ngắn hạn, tổng nợ đều có tác động ngược chiều lên ROA, nợ dài hạn không có ý nghĩa, tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác đồng cùng chiều lên ROE, ngược lại quy mô doanh nghiệp có tác động ngược chiều đến ROA.

Kiểm định giả thuyết thứ 7

Giả thuyết H7 dự đoán rằng tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản biến động ngược chiều với tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu trình bày từ bảng 4.19 cho biến STD không có ý nghĩa đối với biến ROA có mức ý nghĩa mạnh (Prob = 0,000) nhưng là quan hệ nghịch biến (vì hệ số tương quan là: -0.167). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của: Tian & Zeitun (2007), Saeedi & Mahmoodi (2011), Khan, A. G. (2012) và Fahad và Aliasghar (2013), kết quả này chấp nhận giả thiết H7.

44

Kiểm định giả thuyết thứ 8

Giả thuyết H8 dự đoán rằng tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản biến động cùng chiều với tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu trình bày từ bảng 4.19 cho thấy biến LTD không có ý nghĩa với ROA. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Prahalathan & Ranjani (2011) và Khan, A. G. (2012), kết quả này bác bỏ giả thuyết H8.

Kiểm định giả thuyết thứ 9

Giả thuyết H9 dự đoán rằng tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản biến động ngược chiều với tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu trình bày từ bảng 4.19 cho thấy rằng mối quan hệ giữa biến TD và ROA có mức ý nghĩa mạnh (Prob = 0,000) nhưng là quan hệ nghịch biến (với hệ số tương quan là: -0.176). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Saeedi & Mahmoodi (2011), Mohammad & Jaafer (2012) và Khan, A. G. (2012), vậy chấp nhận giả thiết H9.

Sự gia tăng trong việc sử dụng nợ sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA). Kết quả này phù hợp với đa số các nghiên cứu trước đây ở các nước. Nguyên nhân của sự tác động ngược chiều này là do các công ty chưa đạt mức sinh lợi tương ứng với mức đầu tư mà nguồn vốn được sử dụng từ tài trợ nợ. Bên cạnh việc sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư không đạt hiệu quả, kèm theo đó phải gánh chịu thêm phần chi phí sử dụng nợ đã làm cho hiệu quả hoạt động công ty giảm. Điều này đặc biệt có ý nghĩa thực tiễn đối với các công ty của Việt Nam trong giai đoạn 2008- 2013 không riêng gì các doanh nghiệp kinh doanh thủy hải sản, trong một thời gian dài phải chịu một chi phí sử dụng vốn quá cao.

Bảng 4.20: Trình bày kết quả hồi quy Tobin’s Q bằng cách sử dụng phương pháp GLS

Mô hình Breusch and Pagan Lagrangian/

Wald

Kiểm định Wooldridge

GLS (Generalized Least Squares)

Hệ số Prob 10 C 2.394 STD 0.003 0.005 0.110 0.100* Size -0.127 0.000*** Grow 0.042 0.103 11 C 2.386 LTD 0.003 0.004 0.344 0.038** Size -0.121 0.000*** Grow 0.030 0.231 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

45 12 C 2.369 TD 0.004 0.004 0.178 0.010*** Size -0.129 0.000*** Grow 0.041 0.107

Với *** là có ý nghĩa tại mức 1%, ** là có ý nghĩa tại mức 5% * là có ý nghĩa tại mức 10% Nguồn: trích từ các phụ lục số: 97,98,99,100,101,102,103,104,105

Bảng 4.20 thể hiện kết quả hồi qui mối quan hệ giữa Tobin’s Q và cấu trúc vốn, theo đó nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và tổng nợ đều có tác động cùng chiều lên Tobin’s Q, quy mô doanh nghiệp có tác đồng ngược chiều lên Tobin’s Q, tốc độ tăng trưởng doanh thì không có ý nghĩa.

Kiểm định giả thuyết thứ 10

Giả thuyết H10 dự đoán rằng tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản biến động cùng chiều với biến chỉ số Tobin’s Q của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu trình bày từ bảng 4.20 cho thấy rằng mối quan hệ giữa biến STD và Tobin’s Q có mức ý nghĩa 10% (Prob = 0,100) nhưng là quan hệ đồng biến (với hệ số tương quan là: 0.110). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Saeedi & Mahmoodi (2011) và Ramezani và cộng sự (2013), kết quả này chấp nhận giả thuyết H10

Kiểm định giả thuyết thứ 11

Giả thuyết H11 dự đoán rằng tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản biến động cùng chiều với biến chỉ số Tobin’s Q của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu trình bày từ bảng 4.20 cho thấy rằng mối quan hệ giữa biến LTD và Tobin’s Q có mức ý nghĩa 5% (Prob = 0,038) nhưng là quan hệ đồng biến (với hệ số tương quan là: 0.344). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Saeedi & Mahmoodi (2011), Khan, A. G. (2012) và Ramezani và cộng sự (2013), kết quả này chấp nhận giả thiết H11.

Kiểm định giả thuyết thứ 12

Giả thuyết H9 dự đoán rằng tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản biến động cùng chiều với biến chỉ số Tobin’s Q của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu trình bày từ bảng 4.20 cho thấy rằng mối quan hệ giữa biến TD và Tobin’s Q có mức ý nghĩa 1% (Prob = 0,010) nhưng là quan hệ đồng biến (với hệ số tương quan là 0.178). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Saeedi & Mahmoodi (2011) và Ramezani và cộng sự (2013), kết quả này chấp nhận giả thiết H12.

Các tỷ số nợ có tác động tích cực đến chỉ số Tobin’s Q cho thấy rằng các nhà đầu tư quan tâm đến việc sử dụng nợ của các doanh nghiệp. Vì nợ ngắn hạn được tài trợ cho vốn luân chuyển nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần

46

tăng doanh thu. Trong khi đó nợ dài hạn được sử dụng cho một chiến lược dài hơi hơn để gia tăng tài sản, thực hiện các dự án mở rộng quy mô hoạt động và hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ gia tăng về dài hạn. Các tỷ số nợ có tác động tích cực làm gia tăng chỉ số Tobin’s Q.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty kinh doanh thủy hải sản (Trang 47)