Định tội danh là sự xác nhận về mặt pháp lý sự phù hợp sự đồng nhấtgiữa hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện trong thực tế khách quan với cácdấu hiệu trong cấu thành tội phạm CTTP t
Trang 1Chương 1.
KHÁI NIỆM ĐỊNH TỘI DANH
1.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊNH TỘI DANH
Quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự (QPPLHS) diễn ra phứctạp và đa dạng, được thể hiện ở 3 giai đoạn: Định tội danh, định khung hình phạt,
và quyết định hình phạt Trong đó, định tội danh là một giai đoạn quan trọng nhấttrong ba giai đoạn trên của toàn bộ quá trình áp dụng PLHS Bởi vì, định tội danhđược tiến hành thực hiện ở tất cả các giai đoạn của cả quá trình tố tụng hình sự từgiai đoạn khởi tố đến giai đoạn thi hành án Trong khi đó bước quyết định hìnhphạt chỉ được tiến hành thực hiện ở giai đoạn xét xử
Định tội danh là một trong những biện pháp đưa Bộ luật hình sự (BLHS)vào đời sống xã hội, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng ngừa
và chống tội phạm, qua đó góp phần thực hiện đường lối chính sách hình sự củaĐảng và Nhà nước ta
Định tội danh là sự xác nhận về mặt pháp lý sự phù hợp (sự đồng nhất)giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện trong thực tế khách quan với cácdấu hiệu trong cấu thành tội phạm (CTTP) tương ứng được quy định trongBLHS Hay nói cách khác, Định tội danh là việc xác định một hành vi cụ thể đãthực hiện thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu của CTTP của tội nào trong số các tộiphạm đã được quy định trong BLHS
Về phương pháp định tội danh: Chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp,
phân tích, quy nạp, diễn dịch và quan trọng hơn cả là phương pháp loại trừ.
Từ các vấn đề nêu trên cho thấy định tội danh có 4 đặc điểm như sau:
a Định tội danh là một quá trình nhận thức có tính logic giữa lý luận vàthực tiễn Thể hiện dưới 2 khía cạnh: xác định xem hành vi nguy hiểm cho xã hội
đã thực hiện có phù hợp với các dấu hiệu của CTTP cụ thể trong BLHS và đưa ra
sự đánh giá nhất định về mặt pháp lý hình sự đối với hành vi đã thực hiện trongthực tế
b Quá trình hoạt động định tội danh phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quyphạm pháp luật của luật nội dung là BLHS cũng như các quy phạm pháp luật củaluật hình thức là Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS)
c Định tội danh là một dạng hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quantiến hành tố tụng (cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và Toà án) để cụ thể hoá cácQPPLHS trìu tượng vào đời sống thực tế Trên cơ sở xác định đúng đắn, đầy đủcác tình tiết của hành vi phạm tội đã thực hiện và sự nhận thức đầy đủ, đúng đắnnội dung của các QPPLHS
d Định tội danh với tính chất là một dạng của hoạt động thực tiễn áp dụngpháp luật hình sự được tiến hành theo 04 bước sau:
Bước1: Thiết lập, xem xét, đánh giá đúng các tình tiết của vụ án đã xảy ra trên thực tế khách quan.
Đối với bước này, đòi hỏi người định tội danh phải đánh giá các tình tiếtcủa vụ án một cách khách quan, toàn diện, vô tư, không định kiến, không suy
Trang 2diễn Phải dựa vào các chứng cứ đã thu thập được và đánh giá theo quy định củaBLTTHS.
Mỗi một tình tiết trong vụ án bước đầu đánh giá chúng một cách độc lập đểthấy được sự thể hiện tính chất của nó là loại hành vi nào Sau đó, chính tình tiết
đó lại tiếp tục đặt trong mối quan hệ với các tình tiết khác trong vụ án, thì kếtluận về tính chất của tình tiiết này mới là sự thể hiện về bản chất của nó trong cảquá trình của vụ án
Đánh giá mỗi tình tiết của vụ án, phải đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể, trongtổng thể, biện chứng của cả quá trình phản ánh đúng diễn biến của vụ án đã xẩy
ra Bởi vì, cùng một tình tiết, nhưng đặt trong mỗi hoàn cảnh khác nhau thì chúngkhác nhau về bản chất Kết luận về từng tình tiết độc lập, không thể phản ánhđúng về bản chất của tình tiết đó trong toàn bộ diễn biến của vụ án
Bước 2: Nhận thức một cách thống nhất và chính xác nội dung các quy phạm pháp luật hình sự phản ánh các dấu hiệu của CTTP về tội danh có hướng lựa chọn.
Các dấu hiệu trong CTTP được quy định trong BLHS mang tính trìu tượngchỉ nêu một cách khái quát những nét đặc trưng mang tính phổ biến để điều chỉnhhiện tượng thực tế muôn hình muôn vẻ Đòi hỏi phải có quá trình tư duy để nhậnthức sâu rộng, đúng đắn về nội dung của các dấu hiệu trong CTTP Rất nhiều cácQPPLHS chưa xác định rõ ràng ranh giới giữa chúng với nhau Ví dụ: Điều 93
với Điều 95 với Điều 96 và với Điều 97 Hoặc là hành vi khác trong tội cướp với hành vi khác trong tội cưỡng đoạt tài sản Hoặc việc quyết định hình phạt trong
trường hợp bị cáo có nhiều tình tiết tăng nặng đồng thời có nhiều tình tiết giảmnhẹ Hoặc như thế nào là nguy hiểm đáng kể và nguy hiểm chưa đáng kể Hoặcranh giới giữa Phòng vệ chính đáng với vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.Chưa kể còn một số quy định trong BLHS thể hiện rõ sự bất cập của nó như:chính sách hình sự đối với người phạm tội chưa đủ 16 tuổi Tình tiết phạm tộinhiều lần của tội cố ý gây thương tích Hoặc trộm cắp tài sản nhiều lần, mỗi lầngiá trị tài sản dưới 500.000đ
Trong các trường hợp này đòi hỏi người định tội danh phải tự đánh giá trêncăn cứ khoa học và căn cứ thực tế sao cho có sức thuyết phục Hay nói cách khác,đòi hỏi người định tội danh phải có trình độ pháp lý hình sự
Bước 3: So sánh đối chiếu hai quá trình trên.
Bước 4: Ra văn bản áp dụng pháp luật chính là bản án và các quyết định
có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục về 3 bước trên để xác định tội danh cần áp dụng đối với trường hợp phạm tội của người đó.
Qua các đặc điểm của định tội danh đã phân tích ở trên có thể đưa ra khái
niệm định tội danh như sau: Định tội danh là một quá trình nhận thức lý luận có tính lô gích, đồng thời là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng PLHS, PLTTHS Trên cơ sở các chứng cứ, tài liệu thu thập được phản ánh các tình tiết thực tế của vụ án đã xảy ra để đối chiếu, so sánh và kiểm tra nhằm xác định sự phù hợp của chúng với các dấu hiệu của CTTP cụ thể tương ứng do BLHS quy định
Trang 3Có thể thấy được đặc điểm và các yêu cầu của hoạt động định tôi danhthông qua việc đánh giá một tình huống cụ thể sau:
Tình huống: Do mâu thuẫn trong viẹc tranh chấp đất đai nên Đỗ Văn
Tuyên, Đỗ Văn Cần nhiều lần rượt, đuổi đánh chém Nguyễn Văn Hùng Thấycha, chú có hành vi như thế nên Đõ Trương Tín là con cũng trực tiếp đánh chémNguyễn Văn Hùng Biết Hùng làm nghề hớt tóc ở thôn 2, xã Nghĩa Dũng, Thị xãQuảng Ngãi, nên Tín (sinh năm 1989) đón đường để đánh Sáng 28/05/2002,Hùng đi làm bằng xe máy, khi đến gần ngã ba giáp ranh thôn 3 và thôn 4 thuộc
xã Nghĩa Dũng thì Tín cầm một con dao dài khoảng 30 cm và đá đứng chặnđường để đánh Hùng, Hùng sợ nên quay xe về nhà để lánh mặt Khoảng 10 phútsau, Hùng tiếp tục điều khiển xe máy nêu trên đến tiệm hớt tóc, khi đến đoạnđường trên, Tín vẫn cầm daovaf đá đứng chặn đường Nhìn thấy Hùng, ngay lậptức đuổi theo để đánh, Hùng bỏ chạy vào nhà một người dân trước chợ NghĩaDũng, Tín tiếp tục đuổi theo và dùng đá chọi Hùng và Hùng cũng nhặt đá chọi lạiTín, sau đó được mọi người can ngăn nên Tín đi về phía Tây, còn Hùng điềukhiển xe máy về nhà ở thôn 5, xã Nghĩa Dũng, thị xã Quảng Ngãi.Về đến nhàHùng nhìn thấy cây rựa dài 77cm để ở sân nên cầm lấy mang theo và tiếp tụcđiều khiển xe máy đi làm Khi đến đoạn gần ngã ba nêu treenthif Tín vẫn cầmdao và đá đứng chặn đường, nhìn thấy Hùng, Tín dùng đá ném Hùng và Hùngdùng đá chọi lại Tín Sau đó Tín cầm dao xông đến chém Hùng và Hùng cầm rựaxông vào Tín, khi đến gần nhau Tín đưa dao lên chém ngang cổ Hùng và Hùngcầm rựa chém lại trúng vào tay cầm dao của Tín gây thương tích 33%
1.2 PHÂN LOẠI ĐỊNH TỘI DANH
Căn cứ vào chủ thể thực hiện việc định tội danh, khoa học luật hình sự chiađịnh tội danh thành 2 nhóm:
1.2.1 Định tội danh chính thức
Định tội danh chính thức là sự đánh giá về mặt nhà nước tính chất pháp lý hình sự của một hành vi phạm tội cụ thể do các chủ thể được Nhà nước uỷ quyền thực hiện.
Định tội danh chính thức có các đặc điểm sau:
+ Về chủ thể của định tội danh chính thức: Chỉ có thể là người tiến hành tố
tụng Bao gồm: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân
+ Về hậu quả pháp lý của định tội danh chính thức: Những đánh giá,
những kết luận của chủ thể của định tội danh chính thức là cơ sở pháp lý để khởi
tố vụ án, để áp dụng các biện pháp ngăn chặn Là cơ sở để ra bản kết luận điềutra, bản cáo trạng và ra bản án
1.2.2 Định tội danh không chính thức
Định tội danh không chính thức là sự đánh giá không phải về mặt Nhà nước tính chất pháp lý hình sự của một hành vi phạm tội cụ thể.
Định tội danh không chính thức có các đặc điểm sau:
+ Về chủ thể của định tội danh không chính thức: Là ngoài nhóm chủ thể
của định tội danh chính thức Thông thường chủ thể của định tội danh khôngchính thức là những người làm công tác nghiên cứu thể hiện trong các công trình
Trang 4nghiên cứu khoa học, giáo trình, sách giáo khoa, bài báo Hoặc là luật gia, luật sưhay bất kỳ người nào quan tâm đến việc nghiên cứu một vụ án hình sự cụ thể đưa
ra những bình luận về vụ án đó về phương diện định tội danh
+ Về hậu quả pháp lý của định tội danh không chính thức: Định tội danh
không chính thức không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên cóliên quan trong vụ án mà chỉ là sự thể hiện ý kiến, quan điểm riêng của các chủthể này như là sự thể hiện phương pháp nhận thức PLHS
1.3 Ý NGHĨA CỦA ĐỊNH TỘI DANH
Hoạt động định tội danh của các chủ thể có thể theo 2 xu hướng: Định tộidanh đúng hoặc định tội danh sai
1.3.1 Đối với hoạt động định tội danh đúng
Định tội danh đúng là tiền đề cho việc phân hoá trách nhiệm hình sự và cáthể hoá hình phạt một cách công minh có căn cứ pháp luật
Định tội danh đúng sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện một loạt các nguyên tắctiến bộ được thừa nhận trong Nhà nước pháp quyền như: nguyên tắc pháp chế,trách nhiệm do lỗi, trách nhiệm cá nhân, bình đẳng trước pháp luật hình sự,nguyên tắc công minh nhân đạo và nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm
Định tội danh đúng là một trong những cơ sở để áp dụng chính xác các quyphạm pháp luật tố tụng hình sự về tạm giam, về thẩm quyền điều tra, xét xử qua
đó góp phần hữu hiệu cho việc bảo vệ các quyền và tự do dân chủ của công dântrong lĩnh vực tư pháp hình sự
1.3.2 Đối với hoạt động định tội danh sai
Định tội danh sai sẽ dẫn đến một loạt các hậu quả tiêu cực như: không đảmbảo được tính công minh có căn cứ đúng pháp luật, truy cứu trách nhiệm hình sựngười vô tội, bỏ lọt người phạm tội, xâm phạm thô bạo danh dự nhân phẩm cácquyền tự do dân chủ của công dân là giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhậntrong Nhà
Định tội danh sai làm giảm uy tín của cơ quan tư pháp, vi phạm pháp chếXHCN, ảnh hưởng đến hiệu quả của đấu tranh phòng chống tội phạm
Nghị quyết 388/ UBTVQH ban hành ngày 17/03/2003 về bồi thường oantrong tố tụng hình sự
Những vụ việc oan sai chủ yếu bắt nguồn từ việc đánh giá chứng cứ phiếndiện, thiếu thận trọng, nôn nóng khởi tố, bắt tạm giam, suy diễn chủ quan
Trang 5Chương 2.
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỊNH TỘI DANH
2.1 VAI TRÒ CỦA BLHS ĐỐI VỚI ĐỊNH TỘI DANH
Các văn bản pháp luật - là cơ sở pháp lý - được sử dụng trong hoạt độngđịnh tội danh đó là: BLHS, BLTTHS Văn bản pháp luật chuyên ngành như Luậtgiao thông đường bộ, luật phòng chống ma tuý, Nghị định 11/CP ngày 03/03/99quy định danh mục các mặt hàng cấm Nghị quyết của Quốc Hội, Nghị quyết củaUBTVQH, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Thông
tư liên ngành của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Công an, Bộ Tư pháp Công văncủa ngành của 3 cơ quan tiến hành tố tụng
Trong số các văn bản pháp luật trên thì BLHS là cơ sở pháp lý trực tiếpcho toàn bộ quá trình định tội danh Các văn bản pháp luật còn lại chỉ với tínhchất là cơ sở pháp lý bổ trợ (gián tiếp) cho quá trình này Bởi vì:
Thứ nhất: Nhà làm luật khi xây dựng các quy phạm pháp luật hình sự(nghĩa là thực hiện chức năng tội phạm hoá) đã tìm xem các dấu hiệu nào là đặctrưng cơ bản nhất, phổ biến nhất và hay được lặp lại nhiều nhất trong những hành
vi ấy, sau đó điển hình hoá và quy định chúng trong BLHS với tính chất là cácdấu hiệu trong CTTP
Thứ hai: Điều luật về từng tội phạm cụ thể trong BLHS đã chứa đựng đầy
đủ các dấu hiệu đặc trưng, điển hình bắt buộc không thể thiếu được của một loạiCTTP Tất cả các dấu hiệu đó tập hợp thành một hệ thống liên quan chặt chẽ vớinhau trở thành khuôn mẫu pháp lý (mô hình tội phạm), làm cơ sở cho người địnhtội danh so sánh, đối chiếu với hành vi phạm tội đã xảy ra
Thứ ba: BLHS liệt kê tất cả các hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm
Sự liệt kê đầy đủ này thể hiện một nguyên tắc đã được quy định tại Điều 2BLHS: "Chỉ người nào phạm một tội đã được quy định trong BLHS mới phảichịu TNHS" Quy định này loại trừ khả năng cho phép bất kỳ một cơ quan, một
tổ chức, một cá nhân nào có sự thay đổi theo hướng mở rộng hay thu hẹp môhình CTTP đã được quy định trong BLHS Mà thẩm quyền này chỉ do một cơquan duy nhất là Quốc Hội thể hiện trong BLHS
Thứ tư: Các văn bản pháp luật khác chứa đựng các quy phạm pháp luật vềnội dung chỉ là sự tiếp tục, cụ thể hoá các quy phạm đã được quy định trongBLHS là mô hình CTTP
2.2 CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐƯỢC ÁP DỤNG KHI ĐỊNH TỘI DANH
Quá trình thực hiện tội phạm thể hiện như sau:
Ý định phạm tội biểu lộ ý định phạm tội chuẩn bị phạm
tội
Trang 6phạm tội chưa đạt tội phạm hoàn thành Che giấu tội
phạm
Không tố giác TPChứa chấp
Tiêu thụTrong quá trình trên, TNHS chỉ đặt ra từ giai đoạn chuẩn bị phạm tội Đểxác định TNHS của người phạm tội ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình trênđều phải và chỉ phải dựa vào các quy phạm pháp luật trong BLHS
Các quy phạm pháp luật trong BLHS được chia làm 2 nhóm căn cứ vào nộidung và tính chất của chúng, đó là các quy phạm pháp luật phần chung và cácquy phạm pháp luật phần các tội phạm cụ thể Hai nhóm quy phạm pháp luật này
có mối liên quan hữu cơ, thống nhất với nhau trong quá trình định tội danh vàquyết định hình phạt Để áp dụng được các quy phạm pháp luật phần riêng phảidựa vào các quy phạm pháp luật phần chung và ngược lại các quy phạm pháp luậtphần chung nếu không có các quy phạm pháp luật phần riêng thì chúng hoàn toànkhông có ý nghĩa Chính vì vậy mà các dấu hiệu trong mỗi CTTP được quy địnhtrong cả phần chung và phần riêng
Đối với các quy phạm pháp luật phần chung được chia thành các nhóm
như sau:
+ Những quy phạm quy định về chế định: như chế định đồng phạm, chế
định phòng vệ chính đáng, chế định về các giai đoạn thực hiện tội phạm, chế địnhlỗi vv
+ Những quy phạm quy định khái niệm: như khái niệm tội phạm (Điều 8),
khái niệm hình phạt (Điều 26)
+ Những quy phạm quy định về nguyên tắc: như Điều 3 quy định về
đối với từng tội phạm đó
+ Những quy phạm quy định về khái niệm: như khái niệm tội phạm chức
vụ, khái niệm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
2.3 CƠ CẤU CỦA QPPLHS TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH TỘI DANH
Cấu trúc của một quy phạm pháp luật thông thường có 3 bộ phận Đó là:
Bộ phận giả định, quy định và bộ phận chế tài
Đối với các QPPLHS thì bộ phận giả định được đề cập ở phần chung củaBLHS chỉ dấu hiệu lỗi, chủ thể, không gian, thời gian vv Còn bộ phận quy định
và chế tài được đề cập trong phần riêng của BLHS
Phần quy định của QPPLHS có đặc tính chung là mang tính cấm chỉ, baogồm 4 loại:
a Quy định đơn giản: Là loại quy định chỉ nêu tên gọi của tội phạm như:
Điều 136, Điều 137, Điều 138, Điều 143, Điều 145 vv
Trang 7b Quy định mô tả: Là loại quy định xác định một cách cụ thể các dấu hiệu
đặc trưng cơ bản của tội phạm ấy ngay trong phần quy định của điều luật
c Quy định viện dẫn: Là loại quy định muốn xác định nội dung phần quy
định của QPPL đó phải thông qua một điều lật khác trong BLHS như: Điều 153,Điều 156, Điều 161, Điều 313, Điều 314 Điều 285
d Quy định mẫu: Là loại quy định muốn xác định nội dung của nó phải
thông qua sự xác định các QPPL của các ngành luật khác như: Điều 202, các tộiphạm ma tuý
Về cấu trúc thì thông thường một điều luật phần các tội phạm cụ thể đề cậpđến một mô hình tội phạm, nhưng có một số điều luật đề cập đến nhiều mô hìnhtội phạm với một chế tài chung Ví dụ Điều 120, Điều 194
2.4 CẤU THÀNH TỘI PHẠM LÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA ĐỊNH TỘI DANH
Về nội dung của CTTP là các yếu tố cần và đủ cho việc định tội, nó là các
dấu hiệu điển hình nhất, đặc trưng nhất có tính chất lặp lặp lại trong các hành viphạm tội cùng loại nói lên bản chất của tội phạm ấy và được nhà làm luật phápđiển hoá trong BLHS
Tính chất của CTTP là khuôn mẫu pháp lý của tội phạm và là cơ sở pháp
lý duy nhất cho việc ĐTD Chỉ có trên cơ sở xác nhận sự phù hợp đầy đủ các dấuhiệu của CTTP, thì mới có căn cứ để khẳng định hành vi của một người bị luậthình sự cấm và bị trở thành người phạm tội
Về vị trí pháp lý các dấu hiệu của CTTP được quy định ở phần chung và
phần các tội phạm cụ thể trong bộ luật hình sự nên trong khi định tội chủ thể địnhtội danh phải có sự đánh giá một cách toàn diện các QPPL phần riêng và các quyphạm pháp luật phần chung trong Luật hình sự
Cấu trúc của CTTP: có 04 yếu tố là khách thể, mặt khách quan, mặt chủ
quan và chủ thể
Đặc điểm của CTTP thể hiện như sau:
+ CTTP là một hệ thống các dấu hiệu pháp lý khách quan và chủ quan cótính chất bắt buộc
+ Các dấu hiệu của CTTP nhất thiết phải được và chỉ được quy định mộtcách đầy đủ trong BLHS
+ CTTP là một khái niệm khoa học pháp lý có tính trìu tượng
+ CTTP là mô hình pháp lý của tội phạm
Việc làm rõ các dấu hiệu của CTTP là một đảm bảo quan trọng đối vớiviệc định tội danh, đòi hỏi người định tội danh phải có trình độ lý luận về phápluật hình sự, có kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn Bên cạnh đó,đòi hỏi phải có các văn bản giải thích hướng dẫn chi tiết nội dung của BLHS đểđảm bảo việc áp dụng pháp luật thống nhất Ví dụ: cần phải ban hành văn bản đểgiải thích tình tiết người già, về mức bồi thường thiệt hại là tình tiết giảm nhẹ
Chức năng của CTTP trong ĐTD
+ Chức năng nền tảng: Sở dĩ CTTP có chức năng này là vì, để xác định
hành vi của một người có bị coi là tội phạm hay không và để xác định nó là tội
Trang 8nào chỉ có thể dựa vào CTTP.
+ Chức năng phân biệt: Trong phần quy định của quy phạm pháp luật hình
sự mô tả đầy đủ chính xác các dấu hiệu của tội phạm dựa vào đó nó cho phépngười định tội danh phân biệt tội này với tội khác, khung hình phạt này vớikhung hình phạt khác Từ đó có cơ sở để lựa chọn loại tội và khung hình phạtthích hợp
+ Chức năng đảm bảo: Thể hiện ở nguyên tắc một người chỉ bị truy cứu
trách nhiệm hình sự khi hành vi của họ thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu trongCTTP và ngược lại
Trang 9Chương 3.
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH ĐỊNH TỘI DANH
Việc xác định TNHS của người phạm tội bao gồm việc định tội danh, địnhkhung hình phạt và quyết định hình phạt Trong đó, định tội danh là cơ sở tiền đềcho việc định khung hình phạt và quyết định hình phạt
Để thực hiện việc định tội danh được đúng đắn qua đó phát huy được mặttích cực trong công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, đòi hỏi ngườiđịnh tội danh phải xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án đã xẩy ra trong thực tế.Phải có sự hiểu biết chính xác, sâu sắc PLHS Qua đó xác định cơ sở pháp lý và
cơ sở thực tế của vụ án là nội dung cơ bản của quá trình định tội danh Từ đó,đảm bảo việc giải quyết vụ án hình sự được chính xác, đúng người, đúng tội,đúng pháp luật
Quá trình giải quyết vụ án hình sự về phương diện định tội danh là một quátrình hoạt động tư duy, phức tạp diễn ra theo 3 giai đoạn có tính lô gích như sau:
3.1 GIAI ĐOẠN XÁC ĐỊNH LOẠI QUAN HỆ PHÁP LUẬT
Giai đoạn này thể hiện bằng việc phân tích các dấu hiệu cơ bản nhất củahành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện xem có dấu hiệu vi phạm pháp luậthay không Nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải xác định có dấu hiệu tộiphạm hay chỉ là vi phạm pháp luật khác
Cơ sở pháp lý để xác định hành vi của một người có dấu hiệu tội phạm haykhông là căn cứ vào Điều 8 BLHS
Hậu quả pháp lý của giai đoạn này về mặt tố tụng thường xảy ra 03 khảnăng:
1 Không được khởi tố vụ án khi có 1 trong 7 căn cứ được quy định trong Điều 107 của BLTTHS năm 2003
Các căn cứ đó là: không có sự việc phạm tội; hành vi không cấu thành tộiphạm; người thực hiện hành vi chưa đủ tuổi chịu TNHS; hết thời hiệu truy cứuTNHS; người phạm tội được đại xá; người phạm tội đã chết, trừ trường hợp cầntái thẩm đối với người khác; có quyết định đình chỉ vụ án
2 Nếu là hành vi vi phạm pháp luật khác thì tuỳ theo từng giai đoạn TTHS
mà các cơ quan tiến hành tố tụng báo cho các cơ quan hữu quan có thẩm quyền giải quyết.
3 Nếu có dấu hiệu tội phạm, thì có nghĩa là đã phát sinh quan hệ pháp
luật hình sự, và như vậy chuyển sang giai đoạn 2.
Có dấu hiệu tội phạm tức là có 01 trong 5 căn cứ được quy định tại Điều
100 BLTTHS năm 2003 Cụ thể: Tố giác của công dân; tin báo của cơ quan Nhànước, tổ chức xã hội; tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; ngườiphạm tội tự thú; cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Toà án, Bộ đội biên phòng, Hảiquan, Kiểm lâm trực tiếp phát hiện tội phạm
3.2 GIAI ĐOẠN TÌM NHÓM QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐƯỢC
ÁP DỤNG
Sau khi đã xác định được có quan hệ pháp luật hình sự phát sinh, bước tiếp
Trang 10theo là phải tìm ra nhóm quy phạm pháp luật hình sự áp dụng Tức là xác địnhxem tội phạm mà chủ thể thực hiện thuộc chương nào tương ứng phần các tộiphạm cụ thể của BLHS Để giải quyết bước này người định tội danh cần phải xácđịnh một trong hai nội dung.
1 Xác định chủ thể của tội phạm có các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt haykhông
2 Xác định loại quan hệ xã hội bị tội phạm đó xâm hại
Sở dĩ phải xác định 2 nội dung trên là cơ sở để xác định nhóm QPPLHS cần ápdụng, bởi vì các tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS được sắp xếp thànhtừng nhóm, từng chương căn cứ vào khách thể loại của tội phạm và một sốchương được sắp xếp căn cứ vào đặc điểm chủ thể
3.3 GIAI ĐOẠN TÌM MỘT QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỤ THỂ
VÀ KIỂM TRA QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐÓ.
Ở giai đoạn 2, khi đã xác định được hành vi phạm tội thuộc vào chươngnào trong BLHS thì bước tiếp theo là phải so sánh, đối chiếu và kiểm tra xem tộiphạm đã thực hiện thuộc loại tội phạm nào (Điều luật nào, QPPL nào) Đồng thờiphải xác định xem chúng thuộc loại CTTP nào tương ứng (CTTP tăng nặng hayCTTP giảm nhẹ) Tức là xác định được chúng thuộc khoản nào trong điều luật cụthể đã tìm được
Quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các tình tiết của vụ án với các dấuhiệu trong cấu thành tội phạm đã lựa chọn phải được tiến hành với từng hành vi
mà chủ thể đã thực hiện Hành vi nào nguy hiểm nhất cho xã hội phải được kiểmtra đầu tiên Nếu có nhiều hành vi thì phải sắp xếp chúng theo trình tự thời gianphản ánh đúng diễn biến của sự việc Đồng thời phải đặt các hành vi đó trongmối quan hệ với nhau
Trong vụ án đồng phạm thì phải bắt đầu kiểm tra hành vi của ngườì thựchành, vì bản chất của tội phạm được thể hiện tập trung nhất trong những hành vicủa người thực hành Quá trình kiểm tra phải tiến hành với từng người một
Việc kiểm tra quy phạm pháp luật hình sự cần áp dụng phải dựa vào cácyếu tố của CTTP và quá trình này lần lượt bắt đầu từ khách thể, mặt khách quan,chủ thể, và cuối cùng là mặt chủ quan
Trang 11Chương 4.
ĐỊNH TỘI DANH THEO CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI PHẠM
Định tội danh theo các yếu tố CTTP thực chất là cụ thể hoá quy trình thựchiện giai đoạn 3 của ba giai đoạn của quá trình định tội danh Nội dung của bướcnày là đánh giá sự phù hợp lần lượt từng yếu tố trong 4 yếu tố CTTP Để thựchiện được nhiệm vụ này đòi hỏi người định tội danh phải giải quyết được cácbước sau:
4.1.1 Ý nghĩa của bước tóm tắt nội dung vụ án
Việc thực hiện bước tóm tắt các tình tiết của vụ án qua đó giúp người địnhtội danh nắm được một cách đầy đủ, toàn diện về nội dung, bản chất của nhữngtình tiết có ý nghĩa về mặt hình sự trong vụ án đó Qua đó thấy được mối quan hệgiữa chúng với nhau Việc thực hiện bước này cũng đã thể hiện được vai trò của
nó đối với các bước tiếp theo Nghĩa là giúp cho việc kiểm tra đánh giá về mặthình sự của các bước tiếp theo không sa vào những tình tiết thứ yếu không có ýnghĩa về mặt hình sự
Trong quá trình tóm tắt các tình tiết của vụ án người tiến hành tố tụng cóthể phát hiện ra những điểm mấu chốt trong vụ án giúp cho việc giải quyết vụ ánđược nhanh chóng, chính xác, hiệu quả cao
4.1.2 Yêu cầu đối với bước tóm tắt nội dung vụ án
Người định tội danh phải nghiên cứu kỹ, đọc nhiều lần hồ sơ vụ án để tómtắt một cách đầy đủ các tình tiết phản ánh nội dung vụ án, tránh bỏ sót những tìnhtiết quan trọng
Phải tóm tắt những tình tiết có ý nghĩa trong việc định tội danh, định khunghình phạt, quyết định hình phạt không được nhắc lại sự việc một cách máy mócđơn điệu mang tính chất liệt kê
Tuy nhiên, trong một vụ án cụ thể, việc xác định những tình tiết nào là tìnhtiết có ý nghĩa về mặt hình sự để tóm tắt chúng làm tiền đề cho việc thực hiện cácbước tiếp theo tuỳ thuộc vào sự thể hiện vai trò của tình tiết đó trong vụ án Cùngmột loại tình tiết nhưng trong vụ án này nó có ý nghĩa về mặt hình sự nhưngtrong vụ án khác chúng lại không có ý nghĩa về mặt hình sự Ví dụ, tình tiết vềđịa điểm phạm tội, về tương quan lực lượng giữa 2 bên
Việc lựa chọn tình tiết nào để tóm tắt tuỳ thuộc vào trình độ kỹ năngnghiệp vụ của người định tội danh
Trong quá trình tóm tắt nội dung của vụ án không được có những bổsung hoặc thay đổi bất kỳ tình tiết nào, và cũng không được có một sự đánhgiá nào về mặt pháp lý
Trong một vụ án có nhiều hành vi phải sắp xếp các hành vi đó theo trình tự
Trang 12thời gian của quá trình diễn biến của vụ án.
4.2 ĐÁNH GIÁ VỀ MẶT PHÁP LÝ HÌNH SỰ CÁC DẤU HIỆU THUỘC
VỀ KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM
Bất kỳ một hành vi phạm tội nào cũng đều xâm hại đến khách thể trực tiếp
và cũng có nghĩa là chúng xâm hại đến khách thể loại và khách thể chung Việc
xác định đúng 3 loại khách thể này sẽ khảng định được hành vi đó có phải là tộiphạm hay không, thuộc nhóm tội nào và thuộc loại tội phạm cụ thể nào để tìmđiều luật tương ứng trong phần các tội phạm cụ thể để áp dụng đối với ngườiphạm tội
Trong 3 loại khách thể của tội phạm nêu trên thì khách thể trực tiếp là dạngkhách thể cho phép người định tội danh khẳng định được rõ hơn cả bản chất nguyhiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện, từ đó là cơ sở cho việc định tội danhđược chính xác
4.2.1 Phân loại khách thể trực tiếp của tội phạm
Thông thường một tội phạm cụ thể có một khách thể trực tiếp, có một sốtội phạm xâm hại trực tiếp tới hai hay nhiều quan hệ xã hội Trong trường hợp tộiphạm có nhiều khách thể trực tiếp, Đối với những tội có nhiều khách thể trực tiếp
đòi hỏi phải có sự phân định chúng ở các mức độ khác nhau, đó là khách thể trực tiếp cơ bản và khách thể trực tiếp phụ.
Khách thể trực tiếp cơ bản: Là những quan hệ xã hội bị tội phạm đó
xâm hại là quan hệ xã hội quan trọng hơn và sự thiệt hại gây ra cho quan hệ xãhội đó cũng là nghiêm trọng hơn cả và đó cũng là quan hệ xã hội luôn bị gâythiệt hại khi tội phạm thực hiện Đồng thời, khách thể trực tiếp cơ bản cũng lànhững quan hệ xã hội phản ánh rõ hơn, đầy đủ hơn bản chất chính trị xã hội vàbản chất pháp lý của loại tội phạm đó
Khách thể trực tiếp phụ: Là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại mà sự gây
thiệt hại cho quan hệ xã hội đó là ít nghiêm trọng hơn Khi tội phạm xẩy ra nó cóthể bị gây thiệt hại có thể không bị gây thiệt hại
Việc phân định này giúp cho người định tội danh xác định được tội phạmthuộc nhóm tội nào
Ví dụ như tội bắt cóc con tin, thì khách thể trực tiếp cơ bản phải là quan hệtài sản, còn khách thể trực tiếp phụ là quan hệ tính mạng, sức khoẻ của con tin
Vì vậy, tội này phải thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu mà không phải thuộcnhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tự do thân thể của con người
Hoặc đối với tội tham ô tài sản thì khách thể trực tiếp cơ bản là sự hoạtđộng đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, Tổ chức xã hội Còn khách thể trựctiếp phụ là quan hệ tài sản, nên tội tham ô tài sản được quy định trong nhóm tộiphạm chức vụ mà không phải nằm trong nhóm tội xâm phạm sở hữu
Đối với những tội phạm có 1 khách thể trực tiếp thì đòi hỏi người ĐTDphải đánh giá được trong số các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại, thì quan hệ
xã hội nào phản ánh đầy đủ nhất bản chất chính trị xã hội và bản chất pháp lý củahành vi phạm tội đã thực hiện, để làm cơ sở cho việc định tội danh và quyết địnhhình phạt
Trang 134.2.2 Căn cứ xác định khách thể trực tiếp của tội phạm
Về mặt thực tế, để xác định khách thể trực tiếp của tội phạm phải thôngqua việc xem xét phân tích các thành phần khác của tội phạm, cụ thể:
Thứ nhất:Thông qua việc xác định đặc điểm chủ thể tội phạm đối với các
tội có chủ thể đặc biệt
Thứ hai: Thông qua việc xác định hậu quả của tội phạm chính là cơ sở để
xác định khách thể của tội phạm bị xâm hại
Sở dĩ, để xác định khách thể của tội phạm phải thông qua việc xác định cácthành phần của tội phạm là hậu quả và chủ thể của tội phạm, bởi các dấu hiệu này
là căn cứ để nhà làm luật sắp xếp các tội phạm cụ thể thành từng chương trongBLHS, mặt khác các dấu hiệu này tồn tại trong mặt khách quan dê nhận biếtđược
Ví dụ: A dùng dao đâm B, B bị thương với tỷ lệ thương tật là 40% Trườnghợp này thông qua biểu hiện về hậu quả của tội phạm là thương tật của B 40%chúng ta xác định được tội phạm xâm hại đến quan hệ sức khoẻ của con người làkhách thể của tội phạm
Hoặc ví dụ khác: A là thủ kho của công ty dệt (doanh nghiệp Nhà nước),
đã lấy một lô hàng trong kho của doanh nghiệp trị giá 30 triệu đồng bán lấy tiềntiêu xài Trường hợp này thông qua đặc điểm của chủ thể chúng ta xác định đượcquan hệ xã hội bị xâm hại là sự hoạt động đúng đắn của doanh nghiệp Nhà nước
độ làm biến đổi trạng thái bình thường của đối tượng tác động của tội phạm ở 2thời điểm trước và sau thời điểm tội phạm được thực hiện là sự phản ánh hậu quảcủa tội phạm Vì vậy, đối tượng tác động của tội phạm được hiện diện trong nộitại của cả 2 dấu hiệu trong CTTP, đó là quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm
và hậu quả của tội phạm Cũng xuất phát từ lý do này nên đối tượng tác động củatội phạm không phải là một dấu hiệu độc lập trong CTTP Song về phương diệnthực tiễn cũng như về phương diện định tội danh thì việc xác định đối tượng tácđộng của tội phạm là điểm xuất phát, là tiền đề cho việc xác định khách thể củatội phạm và hậu quả của tội phạm
Do đó, ý nghĩa của việc xác định đối tượng tác động của tội phạm thể hiện
ở các phương diện sau:
@ Đối tượng tác động của tội phạm trong một số trường hợp được quyđịnh là tình tiết định tội như: Điều 231 tài sản bị huỷ hoại phải là công trìnhphương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, hoặc Điều 278 tài sản bị chiếm đoạt
Trang 14phải là tài sản của Nhà nước Vì vậy, việc xác định đối tượng tác động trongtrường hợp này có ý nghĩa trong việc định tội Vai trò này được thể hiện trong sựđánh giá tình huống sau:
Vụ án thứ nhất: Chu Mạnh Cường trú tại quận Tây Hồ (Hà Nội) thường
xuyên qua Trung Quốc mua hàng hoá vận chuyển qua cửa khẩu Tân Thanh mang
về Hà Nội tiêu thụ Trong thời gian ở Trung Quốc, Cường đã nắm bắt được côngnghệ sản xuất bát điện tử, sử dụng cho mục đích cờ bạc bịp Cường về Lạng Sơnmua bát sứ thường có đế rỗng, một số linh kiện như màn hình tivi 5 inch, đầu thucamera sản xuất được 100 mặt hàng này đã tiêu thụ hết với giá 5,5 triệu đồng mộtchiếc, thu được lợi nhuận 200 triệu đồng
Vụ án thứ hai: Hoàng Văn Chính nợ của Vũ Duy Tài 3 triệu đồng tiền cá
độ bóng đá bị thua Khoảng 10 giờ ngày 21/07/2004, Tài đến nhà em trai là VũDuy Cải cùng đến nhà Chính đòi tiền Tài nói với Cải nếu không lấy được tiền thìbắt xe máy để buộc Chính phải trả tiền
Trên đường đi đến nhà Chính thì Tài và Cải gặp Vũ Thị Hoa là vợ Chính
đi xe máy ngược chiều chở 2 đứa con nhỏ Tài ra hiệu cho Hoa dừng lại Cảiđứng lại giữ xe, còn Tài tiến lại gần Hoa và hỏi "chị có phải là vợ Chính không",Hoa trả lời "phải, anh hỏi gì vậy", Tài nói tiếp "chị đưa tôi chiếc xe vì Chính cònthiếu nợ tôi không chịu trả", Hoa trả lời "tôi không biết" Ngay lúc đó Tài dùng 2tay cầm tay lái xe và giằng co chiếc xe với Hoa Hai bên giằng co một lúc thì Hoanói "anh bỏ ra, không tôi la lên bây giờ" Nghe vậy, Tài liền rút con dao gọt tráicây từ trong túi ra đe dọa "im mồm ngay" Thấy Tài rút dao ra, Hoa sợ bỏ xe và 2đứa con chạy về phía UBND xã và kêu "cướp! cướp! cứu tôi với" Do Hoa bỏ xechạy nên Tài đa lấy được chiếc xe Ưin trị giá 10 triệu đồng mang về gửi ở nhàTùng gần đó Sau đó Tài gọi điện thoại cho Chính biết là đã lấy xe từ Hoa và nóiChính phải đưa tiền đến chuộc xe Sáng hôm sau, Chính đến gặp Tài, Tài nói
"anh có tiền không, muốn nhận xe phải giao đủ 3 triệu đồng" Chính nói cứ lấy xe
về rồi giao tiền, đồng thời lấy tiền ra đưa cho Tài xem Thấy Chính có tiền nênTài đi lấy xe về Trong khi giao xe và mới nhận được 500.000 đồng thì bị Công
an bắt quả tang.
@ Đối tượng tác động của tội phạm trong một số trường hợp được quyđịnh là tình tiết định khung như: nếu hiếp dâm trẻ em dưới 13 tuổi thì bị xử lýtheo Khoản 4, Điều 112 Vì vậy, việc xác định đối tượng tác động trong trường
hợp này có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt
@ Đối tượng tác động của tội phạm trong một số trường hợp được quyđịnh là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS như: phạm tội đối với trẻ em,phụ nữ có thai, người già nên việc xác định chúng có ý nghĩa trong việc quyếtđịnh hình phạt
Ví dụ 1: A là nạn nhân của một vụ trộm cắp tài sản hoặc là nạn nhân củamột vụ cướp mà A là phụ nữ đang có thai thì có áp dụng tình tiết tăng nặng đốivới người phạm tội là phạm tội đối với phụ nữ có thai không? Tại sao?
Ví dụ 2: Chồng lừa vợ lấy tiền của vợ cho bồ có phạm tội lừa đảo chiếmđoạt tài sản không? Tại sao?
Trang 15Đối tượng tác động của tội phạm có thể xác định được:
+ Bằng trực giác: như các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, các tội xâm
phạm sở hữu
+ Bằng các văn bản của Nhà nước: như các tội phạm về ma tuý và các tội
phạm về chức vụ
Ví dụ: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản
4.3 ĐÁNH GIÁ VỀ MẶT PHÁP LÝ HÌNH SỰ CÁC DẤU HIỆU THUỘC MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
Mặt khách quan của tội phạm có tầm quan trọng rất lớn trong việc xâydựng CTTP và định tội danh Hoạt động định tội danh thường bắt đầu từ việcđánh giá, xác định các dấu hiệu trong mặt khách quan Bởi vì:
@ Các dấu hiệu trong mặt khách quan là những dấu hiệu thể hiện ra bênngoài thế giới khách quan mà người định tội danh dễ nhận biết được
@ Các dấu hiệu trong mặt khách quan thường được mô tả tỷ mỷ trongCTTP, vì giữa các tội phạm khác nhau chủ yếu khác nhau ở mặt khách quan
@ Thông qua việc xác định các dấu hiệu trong mặt khách quan, người địnhtội danh mới xác định được các dấu hiệu khác trong mặt chủ quan của tội phạm
là lỗi, động cơ, mục đích phạm tội
Trong mỗi CTTP khác nhau, mỗi dấu hiệu trong mặt khách quan của tộiphạm có ý nghĩa khác nhau đối với định tội danh Nhưng việc đánh giá, xác địnhhành vi khách quan của tội phạm có ý nghĩa quan trọng hơn cả
4.3.1 Phương pháp đánh giá hành vi khách quan của tội phạm
a Khái niệm hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm được hiểu theo 02 nghĩa:
Nghĩa rộng: Hành vi khách quan của tội phạm là xử sự có ý thức của con
người bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan
Nghĩa hẹp: Hành vi khách quan là xử sự của con người thể hiện ra bên
ngoài thế giới khách quan
b Hình thức của hành vi khách quan có 2 dạng:
Hành động phạm tội được hiểu là người phạm tội đã làm những động tác
cơ học bị luật hình sự cấm
Đối với hành động phạm tội phải thoả mãn hai dấu hiệu:
+ Là xử sự có ý thức và có ý chí đối với hành vi.
+ Phải là xử sự có ý thức và có ý chí đối với hậu quả
Không hành động phạm tội tức là không làm những động tác cơ học mà
chủ thể theo pháp luật có nghĩa vụ phải làm và trong hoàn cảnh cụ thể đó có thểthực hiện được nghĩa vụ này
Trong quá trình định tội danh, việc xác định tính chất của không hành độngphạm tội phức tạp hơn so với việc xác định tính chất của hành động phạm tội.Bởi vì:
Thứ nhất: Hành động phạm tội thể hiện và tồn tại bên ngoài thế giới kháchquan dễ nhận biết Còn không hành động phạm tội thì sự thể hiện về nội dungtrong nội tại của hành vi đó không tồn tại trực diện ngay trong hành vi khách