1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌNH HUỐNG vụ án môn lý LUẬN ĐỊNH tội bài tập

7 13,8K 349

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 98 KB

Nội dung

Nhóm 6 – Lớp 1BB2 Lớp: 1BB2-VB2CQ Nhóm: 6 Họ và Tên Mã số sinh viên 1. Nguyễn Hoàng Anh 2. Dương Ngọc Trúc Yên 3. Lê Thanh Quỳnh Thi 4. Hồ Mai Thanh Xuân 5. Nguyễn Thượng Thao Thao 6. Nguyễn Phạm Quang Vinh 7. Nguyễn Đình Thế 8. Lê Thị Đoan Vi 9. Trần Quốc Toản 10.Nguyễn Thị Hồng Hạnh 11.Đoàn Thanh Việt 12.Nguyễn Tường Việt 13.Lâm Đạo Tâm 14.Bùi Mạnh Tường 15.Hoàng Đào Minh Thiên 16.Nguyễn Hà Tiên 17.Trần Hà Như Oanh 18.Nguyen Thị Ngọc Trân 19.Nguyễn Bảo Vy 0865.000.344 0865.000.351 0865.000.264 0865.000.349 0865.000.242 0865.000.342 0865.000.263 0865.000.338 0865.000.300 0865.000.089 0865.000. 0865.000. 0865.000. 0865.000. 0865.000. 0865.000.394 0865.000.199 0865.000.312 0865.000.347 1/7 Nhóm 6 – Lớp 1BB2 MÔN LUẬN ĐỊNH TỘI BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỤ ÁN: Phạm Thị B là thư ký phiên tòa, biết được chủ trương của Hội đồng xét xử là sẽ cho bị cáo Đ được hưởng án treo, nên B đã tìm gặp Đ và gợi ý rằng, B có quan hệ thân thiết với vị thẩm phán chủ tọa phiên tòa, có thể xin cho Đ được hưởng án treo. Đ tin là B nói thật nên đã đưa cho B 5 triệu đồng và nhờ B lo giúp, xong sẽ hậu tạ thêm. Sau khi nhận tiền của Đ, B không hề có tác động nào với chủ tọa phiên tòa và tin rằng Đ sẽ được hưởng án treo. Nhưng tại phiên tòa, do có những tình tiết khác với hồ sơ vụ án, nên Hội đồng quyết định phạt Đ 2 năm tù giam. Vì không đáp ứng được yêu cầu, nên Đ đã tố cáo hành vi của B. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN: 1. Các bước xác định tội danh trong vụ án: - Bước 1: Xác định sự thật khách quan của vụ án: Chủ thể định tội danh tiến hành xác định các tình tiết thực tế có giá trị chứng minh về mặt pháp luật hình sự của vụ án, đảm bảo đầy đủ, toàn diện, chính xác trung thực, khách quan, khoa học, đúng với các quy định của bộ luật hình sự (BLHS) và Luật tố tụng hình sự. - Bước 2: Xác định các nhóm quy phám pháp luật tương ứng Chủ thể định tội danh xác định với hành vi xâm phạm đến quan hệ xã hội (khách thể loại), từ đó xác định nhóm cấu thành tội phạm tương ứng trong luật hình sự. - Bước 3: Xác định sự phù hợp chính xác giữa hành vi phạm tội trên thực tế với cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong phần các tội phạm BLHS. Cụ thể là xác định: + Mặt khách quan (hành vi khách quan; hậu quả và mối quan hệ nhân quả; không gian, thời gian, hoàn cảnh, công cụ, phương tiện phạm tội…) + Mặt chủ quan (lỗi; động cơ, mục đích phạm tội) + Chủ thể (tuổi, năng lực chịu trách nhiệm pháp lý; dấu hiệu chủ thể đặ biệt) - Bước 4: Xác định khung hình phạt thông qua xác định dấu hiệu của các yếu tố cấu thành. 2. Những tình tiết có giá trị pháp trong việc định tội danh đối với hành vi của B: - B là thư ký phiên tòa, biết được chủ trương xét xử bị cáo Đ là cho hưởng án treo. 2/7 Nhóm 6 – Lớp 1BB2 - B gợi ý Đ là có quan hệ thân thiết với thẩm phán chủ tọa phiên tòa, có thể xin Đ hưởng án treo - Đ tin B nói thật nên đưa B 5 triệu đồng nhờ B lo giúp. - B không tác động với chủ tọa phiên tòa vì tin Đ sẽ được hưởng án treo. - Tình tiết vụ án thay đổi, Đ bị Tòa án tuyên phạt 2 năm tù. - Đ tố cáo B. 3. Những cấu thành tội phạm (các tội danh + Điều luật cụ thể) mà người tiến hành tố tụng cần dự kiến khi giải quyết vấn đề tội danh trong vụ này. A. Đối với trường hợp Phạm Thị B a. Các tội danh dự kiến có thể cấu thành trong vụ án này Bà B là thư ký tòa án đưa ra thông tin có quan hệ thân thiết với Thẩm phán chủ tọa phiên tòa , có thể tác động xin Đ hưởng án treo để Đ đưa tiền có dấu hiệu của các tội danh sau: - Nhóm tội xâm phạm sở hữu : - B đưa ra thông tin gian dối là có quen biết thẩm phán và có thể giúp Đ chạy án nhằm chiếm tiền của Đ có dấu hiệu của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS. - B lợi dụng vị trí công tác của mình tạo niềm tin đối với Đ, tạo cho Đ tin tưởng rằng vì B là thư ký tòa án nên điều B nói là đáng tin, từ đó đưa tiền cho B có dấu hiệu của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 BLHS. - Nhóm tội phạm về chức vụ : - Tình tiết B là thư ký tòa án, lợi dụng vị trí công tác để tiếp cận Đ trên cơ sở đó lừa gạt Đ đưa tiền chạy án có dấu hiệu của Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo Điều 280 BLHS. - Tình tiết B nói với Đ rằng sẽ tác động với chủ tọa phiên tòa xin giảm án cho Đ có dấu hiệu của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi theo Điều 283 BLHS - Tình tiết B nói với Đ rằng có quan thân thiết với thẩm phán chủ tọa phiên tòa nên có thể tác động với chủ tọa phiên tòa xin giảm án cho Đ để Đ đưa 5 triệu đồng có dấu hiệu của tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi theo Điều 291 BLHS - Việc B lợi dụng vị trí công tác của mình để tiếp cận đối tượng Đ và gợi ý Đ đưa tiền chạy án có dấu hiệu của tội nhận hối lộ theo Điều 279 BLHS. b. Xác định tội danh trong vụ án: 3/7 Nhóm 6 – Lớp 1BB2 - Bà Phạm Thị B là thư ký phiên tòa xét xử bị cáo D : chủ thế là cán bộ hoạt động chuyên môn thuần túy, không phải là người có chức vụ quyền hạn nhất định trong phiên tòa xét xử bị cáo Đ. Do đó không thỏa mãn dấu hiệu phạm tội của “ Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo Điều 280 BLHS. - B không phải là người có chức vụ quyền hạn cũng không dùng bất cứ hành động nào để tác động đến thẩm phán chủ tọa phiên tòa nhằm thay đổi bản án dó đó cũng không đủ cơ sở để cấu thành tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi theo Điều 283 BLHS - B cũng không dùng bất cứ ảnh hưởng nào của mình để tác động đế tác động đến người có quyền hạn chức vụ nhằm thay đổi bản án của Đ do đó B cũng không phạm tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi theo Điều 291 BLHS - B không phải là người có chức vụ quyền hạn bởi vì theo đoạn 2 điều 277 BLHS quy định người có chức vụ quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhấn định trong khi thực hiện công vụ, do đó B không phải là chủ thể đặc biệt của tội hối lộ và không đủ cơ sở để kết luận B phạm tội hối lộ theo điều 279 BLHS. - B lợi dụng vị trí công tác tạo niềm tin đối với Đ, lừa Đ rằng mình có quen thân với thẩm phán chủ tọa phiên tòa và gợi ý có thể giúp Đ hưởng án treo, Đ tin B và đưa 5 triệu đồng cho B và nói sau khi xong sẽ hậu tạ thêm. Sau khi nhận tiền, B không có bất cứ tác động nào đối với thẩm phán và tin tưởng rằng Đ sẽ được hưởng án treo. Như vậy: đã có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm, do Đ tin tưởng B nên mới giao tiền cho B, cũng đã có hợp đồng dân sự tuy chỉ bằng thỏa thuận miệng nhưng hợp đồng này không phải là hợp đồng chính đáng thoe đúng pháp luật do đó chưa đủ yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo điều 140 BLHS. - a. B với cuơng vị là thư ký phiên tòa xét xử bị cáo Đ biết được chủ trương của Hội đồng xét xử là sẽ cho bị cáo Đ hưởng án treo, B lợi dụng vị trí công tác để biết thông tin này và lừa Đ rằng có thể giúp Đ hưởng án treo  Đưa ra thông tin sai với mong muốn người đó tin vào thông tin đó  có dấu hiệu của tội lừa đảo b. B không có bất cứ tác động nào đối với thẩm phán phiên tòa để giảm án cho Đ. c. B tin tưởng vào những chủ trương của Hội đồng xét xử sẽ cho Đ hưởng án treo. 4/7 Nhóm 6 – Lớp 1BB2 Lỗi: lỗi cố ý  Vì vậy, hành vi của bà B đủ điều kiện cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 1, điều 139, Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009. c. Lí thuyết định tội được vận dụng để giải quyết vấn đề tội danh Ta có thể vận dụng lí thuyết định tộitội phạm đã hoàn thành để giải quyết. a) Định tội danh dựa vào cặp cấu thành tội phạm chung và cấu thành tội phạm riêng: Trong đó: i. Đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại điều 139, Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo điều 140 BLHS thì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đạot tài sản lại là cấu thành riêng của tội 139. ii. Đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại điều 139, Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 với Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, quy định tại điều 280, Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 thì tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là cấu thành tội phạm riêng của điều 139 và điều 139 là cấu thành tội phạm chung. Đối với nhóm tội phạm về chức vụ có dấu hiệu cấu thành tội phạm riêng, hành vi được xem là phạm tội phải do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ. Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Trong tình huống vụ án trên, bà Phạm Thị B là thư ký phiên tòa, cán bộ hoạt động chuyên môn thuần túy được giao thực hiện công vụ nhất định nhưng bà B không phải là người có quyền hạn trong phiên tòa. Do đó, không thể định tội bà B vào nhóm tội phạm về chức vụ. Hành vi của bà B thỏa mãn cấu thành tội phạm chung mà không thỏa mãn cấu thành tội phạm riêng: do đó định tội theo cấu thành tội phạm chung. Bà B phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại điều 139, Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009. b) Định tội danh theo chủ thể của tội phạm: Chủ thể của nhóm tội phạm về chức vụ: người có chức vụ do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được 5/7 Nhóm 6 – Lớp 1BB2 giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Bà B là thư ký phiên tòa, cán bộ hoạt động chuyên môn thuần túy, không phải là người có chức vụ. Bà B không thỏa mãn dấu hiệu chủ thể của nhóm tội phạm về chức vụ, do đó không phù hợp với cấu thành tội phạm tương ứng trong nhóm tội này. Bà B thỏa mãn dấu hiệu chủ thể của nhóm tội phạm về sở hữu, phù hợp với cấu thành tội phạm tương ứng của nhóm này: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại khoản 1, điều 139, Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009. d. Đối với trường hợp Đ 1. Các tội danh có thể cấu thành trong vụ án: Tội đưa hối lộ được quy định tại điều 289, Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009. 2. Xác định tội danh trong vụ án Chủ Thể: Đ là người có đủ năng lực hành vi trách nhiệm hình sự và đang chờ xét xử án hình sự do đó có thể khẳng định Đ đạt tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định. Khách thể: a. Xâm phạm hoạt động đúng đắn, uy tín của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị-xã hội. Hành vi: Đ đưa tiền cho bà B với giá trị 5 triệu đồng. Mục đích: theo yêu cầu của B, Đ đưa tiền hối lộ nhằm lợi dụng mối quan hệ của bà B với thẩm phán để xin được hưởng án treo. Mặt khách quan của tội phạm: Đ đã đưa tiền cho B nhằm nhờ B giúp xin cho hưởng án treo. Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi cố ý trực tiếp. Đ đưa hối lộ cho bà B với yêu cầu được hưởng án treo và bà B chấp nhận yêu cầu đó => tội hối lộ được cấu thành theo quy định tại khoản 1 điều 289, Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009, mặc dù Đ đã tố cáo B nhưng do việc xin giảm án không thành nên Đ mới tố cáo chứ không phải do tự cảm thấy hành vi sai trái của mình mà khai báo vì thế cũng không được miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 3. Lí thuyết định tội được vận dụng để giải quyết vấn đề tội danh: Để giải quyết vấn đề tội danh trong vụ án này, vận dụng: 6/7 Nhóm 6 – Lớp 1BB2 a. thuyết định tội danh theo các yếu tố cấu thành tội phạm khi tội đã hoàn thành, cụ thể là định tội danh theo khách thể trực tiếp của cấu thành tội phạm và chủ thể thực hiện tội phạm: - Khách thể bị xâm hại trực tiếp trong vụ việc này là hoạt động đúng đắn, uy tín của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị-xã hội. - Chủ thể thực hiện tội phạm là chủ thể thường. b. thuyết định tội danh theo cấu thành tội phạm chung và cấu thành tội phạm riêng 7/7 . QUYẾT VỤ ÁN: 1. Các bước xác định tội danh trong vụ án: - Bước 1: Xác định sự thật khách quan của vụ án: Chủ thể định tội danh tiến hành xác định các tình. MÔN LÝ LUẬN ĐỊNH TỘI BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỤ ÁN: Phạm Thị B là thư ký phiên tòa, biết được chủ trương của Hội đồng xét xử là sẽ cho bị cáo Đ được hưởng án

Ngày đăng: 25/12/2013, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w