Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Khoa Quản Lý Công Nghiệp -------------------- TÌNHHUỐNGMÔNKINHDOANH QUỐC TẾ NƯỚC TƯƠNGLISAANTOÀNSỨCKHỎEVÀKHẨUVỊTIÊUDÙNG Chuyên ngành : Quản Trị KinhDoanh GVHD: TS. Vũ Thế Dũng Nhóm 09: 1 11170874 Ung Nhật Trường 2 11170857 Trần Ngọc Toàn 3 11170799 Lý Khiết My 4 11170824 Ngô Minh Quang 5 11170814 Đinh Thị Kiều Oanh 6 11170757 Trần Đức 7 11170815 Nguyễn Thị Kim Oanh 8 11170742 Nguyễn Thị Hồng Châu 9 11170777 Nguyễn Minh Huy 10 11170750 Ngô Việt Dũng 11 11170774 Nguyễn Thị Thu Hường 12 11170748 Vũ Tuấn Cường Tp HCM, Tháng 12 Năm 2012 NướctươngLisa–Antoànsứckhỏevàkhẩuvịtiêudùng Giới thiệu Ajinomoto Việt Nam Ajinomoto là tập đoàn với 110 nhà máy sản xuất ở 22 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, hoạt động trong ba lĩnh vực chính là thực phẩm, axít amin, dược phẩm và các lĩnh vực liên quan đến sứckhỏe với hơn 1.700 sản phẩm các loại, tạo ra hơn 30.000 việc làm và đạt doanh thu hơn 10 tỉ đô la Mỹ mỗi năm. Năm 1991, Ajinomoto thành lập Ajinomoto Việt Nam với giá trị đầu tư ban đầu hơn 8 triệu đô la Mỹ. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã không ngừng mở rộng và nâng công suất sản xuất các sản phẩm với tổng chi phí xây dựng, hoạt động và phát triển thị trường lên đến 65 triệu đô la Mỹ. Hiện công ty Ajinomoto Việt Nam có hai nhà máy: Nhà máy Ajinomoto Biên Hòa hoạt động từ năm 1991 và Nhà máy Ajinomoto Long Thành được đưa vào vận hành từ tháng 9 năm 2008. Tổng số nhân viên làm việc tại Công ty Ajinomoto Việt Nam lên đến hơn 2.500 người. Với sứ mệnh góp phần mang đến cho người tiêudùng Việt Nam một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc, Công ty Ajinomoto Việt Nam luôn nỗ lực để mang đến nhiều chủng loại sản phẩm gia vị với chất lượng tốt nhất vàan toàn, phù hợp với khẩuvị của người Việt Nam. Công nghệ của NT Lisa: antoànsứckhỏe cho người tiêudùngNướctương là một dạng thực phẩm giàu chất dinh dưỡng do chứa nhiều axit amin, được cơ thể hấp thu trực tiếp và là một nước chấm rất được nhiều người ưa chuộng, thường được dùng trong bữa ăn hàng ngày. Nước tương, là thực phẩm thiết yếu của đại đa số dân chúng, vì vậy không thể tồn tại các sản phẩm tồn dư quá nhiều chất độc hại ảnh hưởng đến sứckhỏe của người dân như 3- MCPD, 1,3-DCP, axit vô cơ, xút, chất chống mốc, đường hóa học, kim loại nặng… Các cơ sở sản xuất phải đầu tư về công nghệ chế biến, hoặc chuyển đối qua phương pháp lên men tự nhiên antoàn hơn, hoặc có chế độ kiểm soát chặt chẽ từ nguồn nguyên liệu đầu vào, giám 2 NướctươngLisa–Antoànsứckhỏevàkhẩuvịtiêudùng sát, tínhtoán chính xác liều lượng sử dụng để không tồn dư chất hỗ trợ kỹ thuật để bảo đảm sứckhỏe cho người tiêu dùng. Sau sự cố nướctương đen nhiễm chất 3-MCPD (chất gây ung thư), cơ quan chức năng đã phải vào cuộc chấn chỉnh, các cơ sở sản xuất hứa hẹn cải tiến kỹ thuật để cho ra sản phẩm sạch (không có chất 3-MCPD) với giá bán cao hơn so với trước. Tuy nhiên, từ đó đến nay gần như thị trường này bị buông lỏng, mạnh ai nấy làm. Theo cảnh báo của một số nhà chuyên môn: Thị trường nướctương hiện nay đang rất phức tạp. Để có mùi vị thơm ngon, nhà sản xuất cho thêm nhiều loại phụ gia để đánh lừa người tiêu dùng. Cách làm này giúp nhà sản xuất thu lãi rất cao, nhưng sản phẩm đưa ra thị trường có chất lượng rất kém. Nhiều cơ sở khác không nhập nướctương cô đặc về pha chế thì tổ chức sản xuất trong nước bằng phương pháp lên men truyền thống kết hợp với thủy phân. Với cách làm này, sản phẩm vẫn có chất 3-MCPD nhưng với nồng độ thấp. Theo quy định, độ đạm trong sản phẩm nướctương phải từ 2,5% trở lên. Tuy nhiên, trên thực tế ít khi nhà sản xuất ghi độ đạm trên nhãn ở mức này. Nhiều nhà sản xuất cứ thoải mái ghi độ đạm cao hoặc không ghi độ đạm trên bao bì. Tại Việt Nam, sau sự việc Bộ Y Tế phát hiện nướctương trên thị trường có chứa hàm lượng 3-MCPD vào năm 2003, các lãnh đạo chủ chốt trong tập đoàn Ajinomoto nghĩ rằng, người dân Việt Nam đang dần có một cách nhìn nhận tốt hơn về antoàn trong thực phẩm. Do đó, với sứ mệnh được đặt ra “đóng góp những tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực thực phẩm vàsứckhỏe trên qui mô toàn cầu nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người”, tập đoàn đã cố gắng phát triển một loại nướctương với kỹ thuật chuyên biệt từ tập đoàn Ajinomoto với công nghệ lên men hoàn toàn tự nhiên, giống như lên men bia hoặc công nghệ sản xuất pho mát, … và không bổ sung thêm hoạt chất nào khác. Sản phẩm được nghiên cứu và đưa vào sản xuất từ năm 2006. Tuy nhiên, nướctương sau khi lên men lại có vị chua, mặn, có mùi cồn cao so với các loại nướctương thủy phân đang được bày bán trên thị trường. Mùi vị của nướctươngLISA lúc này đang vướng vào một thử thách đáng lo ngại là không phù hợp với khẩuvịnướctương quen thuộc đã đi vào tiềm thức của từng người dân. Do đó, công nghệ nướctương lên men của công ty Ajinomoto Việt Nam không thể mở rộng thêm. Đây là một vấn đề khó khăn và trở ngại mà công ty đang đối mặt từ khi tung sản phẩm nướctương ra thị trường Việt Nam cho đến nay. Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh trong dòng nướctương trên thị trường ra sức quảng cáo, marketing cho sản phẩm của họ với hàng loạt tiêu đề “nước tươngvìsức khỏe”, “nước tương không có 3-MCPD”, … nhưng với công nghệ đã được đề cập ở trên, điều đó càng tạo áp lực trong vấn đề kinhdoanh của sản phẩm nướctương LISA. Với tôn chỉ đã 3 NướctươngLisa–Antoànsứckhỏevàkhẩuvịtiêudùng được đặt ra trong tập đoàn, lúc này Ajinomoto không thể vì mục đích kinhdoanh để đi trái với sứ mệnh đã được đặt ra trước đó. Khẩuvịtiêudùng Ẩm thực Việt Nam đặc trưng với cách pha trộn nguyên liệu. Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến mónăn Việt Nam rất phong phú vànước mắm được sử dụng thường xuyên trong hầu hết các mónăn của người Việt. Ngoài ra còn có các loại nước tương, tương đen (từ đậu nành). Khác với đồ ăn của Việt Nam trong đó khá đa dạng về nước chấm thì dường như các mónăn Nhật lấy nướctương (soya sauce) là nước chấm chính. Ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ, cũng không thiên về bày biện có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực của Nhật Bản, mà thiên về phối trộn gia vị một cách tinhtế để mónăn được ngon. Một trong những điều quan trọng trong cách ăn uống của người Nhật là họ luôn tôn trọng và luôn muốn dùng những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên nhất, điển hình trong đó là những cách ăn thực phẩm sống như sushi …Công ty Ajinomoto cũng luôn nhớ điều này, họ đã tạo ra LISA hoàn toàn bằng công nghệ lên men tự nhiên, thời gian lâu và giá thành đắt. So với các công ty khác sản xuất bằng công nghệ thủy phân hoặc phối trộn giữa thủy phân và lên men, thành phần sản phẩm của mỗi loại khác nhau và được mô tả ở bảng 1. Ngày nay, phần lớn nướctương sản xuất ở quy mô thương mại được lên men trong môi trường do máy móc kiểm soát. Mặc dù có nhiều loại nước tương, nhưng tất cả đều là chất lỏng màu nâu có vị mặn, được sử dụng để tạo gia vị khi nấu ăn hay làm nước chấm. Cái mà một số người phương Tây chỉ có thể miêu tả như là một loại vị ngọt có mùi thơm thì đối với người phương Đông lại là một vị cơ bản, được người Nhật gọi là "umami", còn người Trung Quốc gọi là "tiên vị" (nghĩa văn chương là "vị tươi"). Chất tạo ra vị umami này là glutamat mononatri, có tự nhiên trong nước tương. NướctươngLisa là một loại nướctương lên men tự nhiên. Một trong những chuyên gia cảm quan tại nhà máy Ajinomoto Việt Nam, ông Shinohara đã đưa ra những so sánh tham khảo so sánh về gia vịnướctương của người Việt so với người Nhật: Người Việt thích vị ngọt hơn, không thích quá chua, không thích quá mặn, không thích có mùi rượu trong sản phẩm. Tuy nhiên, nướctươngLisa có vị mặn, chua, và có mùi rượu khi so sánh với nướctương sản xuất bằng cách thủy phân đậu nành không bằng lên men (HVP) do Ajinomoto dùng công nghệ lên men tự nhiên. Nướctương ChinSu và Maggi là một sản phẩm nướctương chiếm thị phần cao, điều này cho ta biết khẩuvị trong nướctương của người Việt, theo bảng 1, chúng khác với thành phần của nướctương Lisa. 4 NướctươngLisa–Antoànsứckhỏevàkhẩuvịtiêudùng 5 NướctươngLisa–Antoànsứckhỏevàkhẩuvịtiêudùng Giải pháp của Ajinomoto Với thói quen ăn uống vàkhẩuvị đặc trưng của người dùng Việt, sản phẩm nướctươngLisa không thể đạt được thành công lớn trên thị trường nước chấm khá đa dạng tại Việt Nam. Cụ thể, công ty báo cáo lợi nhuận âm trên sản phẩm nướctươngLisa trong các năm vừa qua từ khi bắt đầu bán ra thị trường. Mặc dù doanh thu sản phẩm có dấu hiệu tăng dần chứng tỏ phân khúc khách hàng đang thích ứng dần với khẩuvị của loại nướctương này và thậm chí bắt đầu “thích” vị của nó. Quay trở lại với chiến lược của tập đoàn Ajinomoto đó là “Chúng ta phấn đấu trở thành một tập đoàn toàn cầu bằng cách tạo ra những lợi ích thiết yếu cho sứckhỏe con người” và “Trở thành tập đoàn cải thiện sứckhỏe con người với những phát minh nhằm cải thiện vịvà chất lượng bữa ăn”. Tập đoàn Ajinomoto quyết định thực hiện một bước đi linh hoạt hơn cho dòng sản phẩm nướctương của Ajinomoto đó là sự ra đời của nhãn hiệu mới: Nướctương Phú Sĩ, đồng hành cùng nướctương Lisa. Vậy tại sao Ajinomoto quyết định thay đổi? Nướctương Phú Sĩ có gì khác biệt so với sản phẩm nướctươngLisa để Ajinomoto tin rằng nó sẽ được đa số người tiêudùng Việt đón nhận? Chúng ta luôn cho rằng người Nhật muốn giữ vững văn hóa của nước mình và mong muốn khẩuvị Nhật được giữ nguyên tại Việt Nam. Điều này thể hiện rõ ở sản phẩm nướctươngLisa trước đây. Theo ông Takao Yamane, Phó Giám Đốc nhà máy Ajinomoto tại Biên Hòa, “chúng tôi không phải muốn giữ công thức, chúng tôi muốn giữ công nghệ lên men tự nhiên của chúng tôi. Đừng hiểu nhầm. Chúng tôi luôn luôn cố gắng điều chỉnh khẩuvị bằng cách sử dụng công nghệ của riêng tập đoàn”. Như vậy, tập đoàn Ajinomoto đã không ngần ngại thực hiện quá trình địa phương hóa sản phẩm nướctương sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của người tiêu dùngvà thị trường Việt Nam. Với sản phẩm nướctương Lisa, Ajinomoto sử dụng công nghệ chế biến bằng quá trình lên men tự nhiên 100% nhằm đảm bảo antoànsứckhỏevà dinh dưỡng cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân tạo ra vị khá đậm của nướctươngLisavà không phù hợp với khẩuvị người Việt. Để cải thiện điều này,nước tương đậu nành Phú Sĩ vẫn sử dụng kiage – được lên men trên 3 tháng theo công nghệ truyền thống Nhật Bản nhưng có bổ sung thêm quá trình thủy phân giúp cân bằng vị, tạo nên gia vị chấm tuyệt hảo, thấm quyện vị đậm đà cho bữa ăn. Nướctương Phú Sĩ nhằm cân đối hai yếu tố quan trọng của gia vị chấm đó là “chất lượng, an toàn” và “phù hợp khẩu vị”. Ajinomoto bảo đảm quá trình thủy phân trong công nghệ chế biến nướctương tại Ajinomoto không tạo ra bất kì chất gì gây hại cho sứckhỏe của người tiêudùng mà chỉ nhằm mục đích đưa sản phẩm nướctương tiến gần người tiêudùng hơn. Mối quan tâm về antoànsứckhỏe của người tiêudùng thường đi kèm với sự phát triển của nền kinhtếvà mức thu nhập. Tại một nước có nền kinhtế phát triển rất cao như Nhật Bản, người tiêudùng rất quan tâm đến chất lượng của sản phẩm tiêu dùng, họ có xu 6 NướctươngLisa–Antoànsứckhỏevàkhẩuvịtiêudùnghướng chọn các sản phẩm sạch, tươi, gần gũi với thiên nhiên. Nhưng tại Việt Nam, khi một phần khá lớn người tiêudùng vẫn phải đối mặt với vấn đề cơm áo gạo tiền hàng ngày thì vấn đề antoànsứckhỏe vẫn chưa được họ quan tâm đúng mức. Các sản phẩm có chất lượng cao thường cũng đi kèm với giá cao. Ngoài vấn đề về khẩuvị thì giá cả cũng là một yếu tố khiến người tiêudùng chưa quan tâm đến nướctương Lisa. Là một công ty tầm cỡ thế giới, chiến lược kinhdoanhvìsứckhỏe người tiêu dùng, có trách nhiệm xã hội như Ajinomoto là 1 đường đi hợp lý. Nhưng khi mở rộng kinhdoanh tại các thị trường kém phát triển hơn, Ajinomoto cần tìm hiểu và có những giải pháp phù hợp với thu nhập, nhận thức, văn hóa khẩuvị của người tiêudùngvà có sản phẩm dung hòa các yếu tố này như nướctương Phú Sĩ. CÂU HỎI THẢO LUẬN 7 NướctươngLisa–Antoànsứckhỏevàkhẩuvịtiêudùng 1. Khẩuvịtiêudùng của người Việt Nam khác người Nhật ở những điểm nào? 2. Hiểu về khẩuvịtiêudùng của người Việt Nam, tại sao Ajinomoto vẫn giữ nguyên công thức nướctươngLisa để thử nghiệm ở thị trường này? 3. Những lý do khiến sản phẩm nướctươngLisa của tập đoàn Ajinomoto thất bại ở thị trường Việt Nam? 4. Chiến lược cho ra đời sản phẩm nướctương Phú Sĩ đồng hành cùng Lisa co phải là 1 bước đi đúng đắn? 8 Tài liệu tham khảo TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Thế Dũng (2012), Tập bài giảng mônKinhDoanh Quốc Tế [2] Nguồn thông tin nội bộ công ty Ajinomoto Việt Nam [3] Website: http://www.ajinomoto.com 9